Quả táo thần kỳ của Kimura và câu chuyện về ý chí con người
Thực hành tôn giáo giúp đời sống an lành, hạnh phúc, giác ngộ và mang lại năng lượng tích cực cho bản thân, giá trị đẹp cho cộng đồng.
· 8 phút đọc.
Quả táo thần kỳ của Kimura là một gợi ý thú vị cho những ai đang tìm kiếm nguồn cảm hứng cho sự kiên trì, nhẫn nại của bản thân. Hành trình trồng táo không sử dụng hóa chất và cái kết bất ngờ của cuốn sách là một điểm tựa cho những ai đang lạc bước trên cuộc đời này. Thật không có gì thú vị bằng việc vừa cắn một miếng táo và thâm nhi từng trang của cuốn sách này.
Giới thiệu tác giả Kimura
Kimura sinh ra trong một gia đình thuần nông nghiệp lâu đời ở Aomori. Chính vì thế mà dù ông có năng thiếu và mê kỹ thuật, nhưng năm 22 tuổi ông bỏ lại và theo nghiệp gia đình rồi lấy vợ. Ông được biết đến bởi vườn táo nặng trĩu quả, bổ ra không bị thâm và để được rất lâu ngày. Kỹ thuật trồng này ở các quốc gia phương Tây đã có, bằng cách thực hiện các biến đổi gen. Tuy nhiên, điều thú vị của vườn táo ông Kimura đó chính là việc không sử dụng phân bón, hoàn toàn thuần tự nhiên. Để đạt được thành tựu và kết quả như hiện tại, là cả một nỗ lực và sự đánh đổi không ngừng nghỉ. Vượt qua hết mọi dị nghị, điều tiếng và cả thách thử của bản thân, ông đã làm trọn vẹn điều mà bản thân mong muốn.
Năm 2012, trong chương trình TEDx Meieki, ông đã có một bài diễn thuyết hết sức truyền cảm hứng.Tại buổi chia sẻ này, ông đã nói về hành trình, những khó khăn lẫn thách thức trên con đường gặt được quả táo ngọt lịm. Buổi diễn thuyết ấy đã đem câu chuyện của những trái táo đến gần với công chúng hơn.
Năm 2017, cuốn sách Quả táo thần kỳ của Kimura do Ichikawa Takuji chắp bút đã đến Việt Nam. Đem đến một làn gió và truyền một nguồn năng lượng tích cực cho những ai đang thực hành và theo đuổi những đam mê. Cuốn sách hiện tại vẫn nằm trong danh sách bán chạy của các trang thương mại điện tử. Vẫn còn nhiều bài viết, bài chia sẻ và thực hành từ cuốn sách này trong cộng đồng. Những điều này chứng tỏ rằng cuốn sách nó không chỉ là câu chuyện, nó còn là đường lối để ta có thể đi theo.
Vì tình yêu, ta có thể làm tất cả
Thời ấy, việc dùng phân bón trong vườn cây là một điều hiển nhiên. Nó hiển nhiên như đầu ngày tưới tiêu, lâu ngày tỉa cành vậy đó. Bón phân là để cây sinh trưởng tốt, chống lại sâu bệnh và đạt năng suất tối đa, như thế mới thu về được nhiều lợi nhuận như mong muốn. Nhưng song hành cùng lợi nhuận là những vấn đề sức khỏe khi tiếp xúc với hóa chất nhiều. Người ảnh hưởng đầu tiên đó chính là những nông dân. Có những người ngất xỉu, ngã quỵ trong vườn khi đang phun thuốc. Có người khi về phải nằm liền mấy ngày mới hồi được sức. Vợ của Kimura bị mẫn cảm với thuốc trừ sâu, mỗi lần ra đồng phun thuốc. Khi về bà phải nghỉ hơn hơn một tuần liền mới tròn được sức như trước.
Nhìn cái cảnh cùng vợ ra đồng chăm cây cối, xong phải về nhà chăm vợ. Ông thấy xót và đau vô cùng, quyết tâm phải thay đổi cách thức canh tác để vợ không còn vướng mắc bệnh tật. Nói là làm, trong năm đầu tiên, ông quyết tâm không dùng phân bón và phun thuốc trừ sâu. Kết quả là, sâu nhai lá từ đầu mùa cho tới giữa mùa là trơ trọi. Năm ấy, ông mất trắng, mất hoàn toàn.
Sang năm thứ hai, ông vẫn quyết tâm như thế, vẫn chăm cây, tỉa cành và dọn dẹp vườn táo quang đãng. Sân vẫn phủ kín vườn, cả gia đình ra bắt bằng tay nhưng không có xuể. Ông thử hết các loại cỏ cây trừ sâu bệnh từ thiên nhiên mà mình biết, từ tỏi, rượu, tinh bột… cho đến ớt, xì dầu nhưng không ăn thua. Năm thứ hai, ông vẫn mất trắng, vườn táo trơ trọi mỗi cành khô khốc
Sang năm thứ ba, mọi chuyện cũng chẳng có gì là khả quan. Sâu vẫn phủ kín vườn lúc đầu mùa, và vườn lại trơ trọi gốc cành lúc giữa vụ. Mất một mùa là cả một vấn đề, còn đây là mất mùa liên tiếp, gia đình nào cũng lao đao mà thôi. Từ vị thế khá giả trong khu vực, nay giờ gia đình cơm cũng không đủ ăn, tiền học phí cho con cũng không có mà đóng. Mọi thứ có trong nhà đều đem bán, dù sao thì làm nông nghiệp ăn nên làm ra là nhờ mùa vụ. Ông phải đi làm thêm, kiếm việc khác để cải thiện thu thập và nuôi gia đình. Có những khi xa chạm với xã hội đen, bị đánh cho bầm dập nặng nề.
Vì tình yêu, ông có thể đương đầu với những thử thách và khó khăn khi không dùng phân bón, thuốc trừ sâu. Nhưng miệng lưỡi người đời ông không thể chống chọi được, người ta nói ông khùng điên, phá gia chi tử, tự đẩy gia đình và chỗ khốn cùng. Những lúc đó, ông chỉ còn cách giữ nguyên quyết tâm, và né tránh gặp gỡ với mọi người. Ông bắt đầu công việc lúc trời còn chưa sáng, mọi người vẫn đang ngủ và về khi trời tối hẳn.
Dần dần, nhìn những thất bại liên tiếp, dường như không có lối thoát cho dự tính này, ông đã nghĩ tới chuyện buông tay. Và ông đã tính buông tay thật, khi cầm sợi dây thừng đi vào rừng với dự tính treo cổ. Nhưng mà khi ông ném sợi dây lên nhành cây, cú ném mạnh quá khiến nó bay đi mất tiêu. Trong đêm tối, ông mò tìm sợi dây, xong nhìn thấy một thứ đã thay đổi cuộc đời của ông. Đó chính là một quả táo tuyệt đẹp ở giữa rừng hoang vu hẻo lánh. Ông không thể tưởng tượng được tại sao một nơi đất đá cằn cỗi, không có dấu chân người lại có dấu vết của một cây trồng tự nhiên thế này. Ấy vậy mà khi tới gần, nhìn kỹ thì hóa ra đó chỉ là chiếc lá cây mà thôi. Nhưng cái sự xanh rì tươi tốt của chiếc lá cũng khiến ông chăm chú nhìn, liệu nó có giống như điều ông đang tìm kiếm trong vườn táo nhà mình không?
Nói rồi ông lại gần, nhìn xuống gốc rồi bốc một nắm đất lên ngửi. Mùi đất nó rất tự nhiên mà cũng rất mát dịu, cũng rất tơi xốp nữa. Dường như ông đã nhận ra cái điểm mù mà mình bỏ qua: làm đất thật là tốt, để rễ cây bám thật là sâu, khi ấy cây sẽ sinh trưởng tốt hơn.
Nói là làm, ông về bắt đầu ngay vào kế hoạch cải tạo đất. Đầu tiên đó chính là trồng cây đậu để hệ vi sinh vật trong đất có cơ hội phát triển. Kết quả là, những loài thiên địch của sâu bọ kéo đến, trú ngụ và thay ông xử lý đám sâu bệnh tại vườn. Năm ấy, vườn lá xanh rì rào từ đầu đến cuối vụ, dù chưa có hoa nhưng nếu so với thời gian trước thì cũng là một thành tựu lớn lao.
Năm tiếp theo, cả vườn đã có một cây trổ bảy bông hoa, từ bảy bông ấy có hai trái đậu quả. Năm đó, sau khi thu hoạch, dâng lên cúng tổ tiên, ông bổ ra cho mọi người trong nhà nếm thử. Ngọt, thật sự rất ngọt, cái vị ngọt lịm đến mê người, cái sự ngọt của ý chí và chờ đợi nay ông mới nếm được trọn vẹn. Và phải thêm mấy năm tiếp theo khó khăn nữa, ông mới dần ổn định và đem quả ngọt ấy ra với bên ngoài.
Hành trình trồng quả ngọt của Kimura là một nỗ lực xứng đáng. Bởi ông không chỉ đối mặt với những khó khăn về mặt vật chất, tiền bạc trong quá trình làm việc. Mà còn là những khó khăn đến từ xung quanh, những tác động, lời nói khiến ông suýt chùn bước. Dường như rất khó để nói làm thế nào để sự cố gắng là không vô nghĩa. Nhưng nếu ta có thể kiên định và theo đuổi đến cùng, Thì chắc chắn rằng điều ấy đáng để tự hào khi nhìn lại.