Quản lý sự xuất hiện của website trong kết quả của Google

Giúp Google và người dùng tìm thấy nội dung website hướng dẫn nâng cao những kỹ thuật giúp tối ưu SEO hiệu quả, đem lại thứ hạng tốt trên công cụ tìm kiếm.

 · 15 phút đọc.

Giúp Google và người dùng tìm thấy nội dung website hướng dẫn nâng cao những kỹ thuật giúp tối ưu SEO hiệu quả, đem lại thứ hạng tốt trên công cụ tìm kiếm.

Nếu bạn sở hữu, quản lý, kiếm tiền hoặc quảng bá nội dung trực tuyến qua Google Search thì cẩm nang này là dành cho bạn. Nếu bạn là chủ sở hữu của một giải pháp đang phát triển, chủ sở hữu của hàng chục website, chuyên viên SEO trong một đại lý về web hoặc bạn là một chuyên gia SEO tự học mong muốn tìm hiểu cơ chế hoạt động của Google Search: cẩm nang này là dành cho bạn. Nếu bạn muốn nắm được kiến thức tổng quan toàn diện về những khái niệm cơ bản của hoạt động SEO theo các phương pháp hay nhất của chúng tôi, thì đây chính là tài liệu bạn cần. Cẩm nang này sẽ không đưa ra bí quyết nào giúp website của bạn tự động xếp hạng đầu tiên trong Google, nhưng khi làm theo các phương pháp hay nhất tại đây, bạn có thể giúp công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu, Index và hiểu nội dung của bạn dễ dàng hơn.

Cẩm nang này dành cho ai?

Nếu bạn sở hữu, quản lý, kiếm tiền hoặc quảng bá nội dung trực tuyến qua Google Search thì cẩm nang này là dành cho bạn. Nếu bạn là chủ sở hữu của một giải pháp đang phát triển, chủ sở hữu của hàng chục website, chuyên viên SEO trong một đại lý về web hoặc bạn là một chuyên gia SEO tự học mong muốn tìm hiểu cơ chế hoạt động của Google Search: cẩm nang này là dành cho bạn. Nếu bạn muốn nắm được kiến thức tổng quan toàn diện về những khái niệm cơ bản của hoạt động SEO theo các phương pháp hay nhất của chúng tôi, thì đây chính là tài liệu bạn cần. Cẩm nang này sẽ không đưa ra bí quyết nào giúp website của bạn tự động xếp hạng đầu tiên trong Google, nhưng khi làm theo các phương pháp hay nhất tại đây, bạn có thể giúp công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu, Index và hiểu nội dung của bạn dễ dàng hơn.

Tối ưu hoá cho công cụ tìm kiếm (SEO) thường là việc thực hiện các sửa đổi nhỏ trên từng phần của website. Khi xem xét riêng lẻ, những thay đổi này trông có vẻ là những cải tiến nhỏ, nhưng khi kết hợp với các hoạt động tối ưu hoá khác, chúng có thể có tác động đáng kể đến trải nghiệm người dùng và hiệu suất của website trong kết quả Google Search không phải trả tiền. Có thể bạn đã quen thuộc với nhiều chủ đề trong cẩm nang này bởi đây đều là những thành phần thiết yếu của mọi website. Dù vậy, có thể bạn vẫn chưa vận dụng tối đa những chủ đề đó.

Bạn nên xây dựng một website mang lại lợi ích cho người dùng và thực hiện mọi tính năng tối ưu hoá nhằm mục đích cải thiện trải nghiệm người dùng. công cụ tìm kiếm là một trong số đó, loại công cụ này giúp người dùng khác tìm thấy nội dung của bạn. Ý nghĩa của SEO là giúp công cụ tìm kiếm hiểu và hiển thị nội dung. website của bạn có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn website trong ví dụ của chúng tôi và cung cấp nội dung hoàn toàn khác, nhưng các chủ đề về cách tối ưu hoá mà cẩm nang này trình bày có thể áp dụng cho mọi website, bất kể quy mô và hình thức. Chúng tôi hy vọng cẩm nang này sẽ đem lại cho bạn một số ý tưởng mới về cách cải thiện website. Chúng tôi cũng rất mong nhận được câu hỏi, phản hồi và câu chuyện thành công của bạn qua Cộng đồng trợ giúp của Trung tâm Google Search.

Bảng thuật ngữ

Dưới đây là một bảng thuật ngữ ngắn gọn, giải thích một số thuật ngữ quan trọng được sử dụng trong cẩm nang tối ưu SEO chuẩn Google này.

Chỉ mục là gì?

Google lưu trữ tất cả website mà Google biết vào chỉ mục của mình. Mỗi mục để ghi nhận một trang trong chỉ mục sẽ mô tả nội dung và vị trí (URL) của trang đó. Index là khi Google tìm nạp, đọc và thêm một trang vào chỉ mục: Hôm nay, Google đã Index một số trang trên website của tôi.

Thu thập dữ liệu là gì?

Quá trình Google Search các website mới hoặc vừa cập nhật. Google khám phá các URL bằng cách đi theo các đường liên kết, đọc sơ đồ website và nhiều cách khác. Google thu thập dữ liệu trên web, Google Search các trang mới rồi Index các trang đó (khi thích hợp).

Trình thu thập dữ liệu là gì?

Phần mềm tự động thu thập dữ liệu (tìm nạp) các trang trên web và Index các trang đó.

Googlebot là gì?

Tên gọi chung của trình thu thập dữ liệu của Google. Googlebot liên tục thu thập dữ liệu trên web.

SEO là gì?

Tối ưu hoá cho công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization) là quá trình cải thiện website của bạn để phù hợp hơn với các công cụ tìm kiếm.

SEO cũng là chức danh của người làm công việc tối ưu hoá cho công cụ tìm kiếm: Chúng tôi vừa tuyển một nhân viên SEO mới để cải thiện sự hiện diện của chúng tôi trên website.

Các trang có dữ liệu có cấu trúc phù hợp cũng đủ điều kiện áp dụng nhiều tính năng đặc biệt trong kết quả của Google Search, bao gồm số sao đánh giá, kết quả được trình bày đẹp mắt và nhiều tính năng khác. Xem thư viện các loại kết quả Google Search mà trang của bạn có thể đủ điều kiện áp dụng.

Sắp xếp hệ thống phân cấp website

Hiểu cách các công cụ tìm kiếm sử dụng URL

Các công cụ tìm kiếm cần một URL riêng cho mỗi phần nội dung để có thể thu thập dữ liệu và Index nội dung đó cũng như để giới thiệu người dùng đến nội dung. Nội dung khác nhau (ví dụ: các sản phẩm khác nhau trong cửa hàng) và nội dung sửa đổi (ví dụ: bản dịch hoặc phiên bản cho từng khu vực) cần sử dụng các URL riêng biệt để hiển thị đúng cách trong kết quả Google Search.

URL thường được chia thành nhiều phần riêng biệt:

protocol://domain/path/filename?querystring#fragment

Ví dụ:

https://nhavantuonglai.com/article/seo-google-sitemap-co-ban

Theo khuyến nghị của Google, mọi website đều nên dùng https:// khi có thể. Tên máy chủ là nơi lưu trữ website của bạn, thường có tên miền giống với tên miền bạn dùng cho email. Google có phân biệt phiên bản www với phiên bản không có www (ví dụ: nhavantuonglai.comnhavantuonglai.com. Khi thêm website vào Search Console, bạn nên thêm cả hai phiên bản http và https, cũng như các phiên bản có www và không có.

Đường dẫn, tên tệp và chuỗi truy vấn xác định nội dung được truy cập qua máy chủ. Ba phần này có phân biệt chữ hoa chữ thường, vì vậy, FILE và file sẽ tạo ra hai URL khác nhau. Tên máy chủ và giao thức không phân biệt chữ hoa chữ thường nên việc dùng chữ hoa hay chữ thường không quan trọng.

Một phân đoạn (trong trường hợp này là #info) thường xác định phần mà trình duyệt di chuyển đến trên trang. Vì nội dung thường giống nhau bất kể phân đoạn như nào nên công cụ tìm kiếm thường bỏ qua mọi phân đoạn được sử dụng.

Đối với URL dẫn đến trang chủ, dấu gạch chéo (/) sau tên máy chủ là không bắt buộc vì đều dẫn đến cùng một nội dung: nhavantuonglai.com/article/ cũng giống nhavantuonglai.com/article. Đối với đường dẫn và tên tệp, dấu gạch chéo sẽ được xem là một URL khác (dẫn đến tệp hoặc thư mục).

Cách điều hướng là yếu tố quan trọng đối với các công cụ tìm kiếm

Cách điều hướng trong một website có ý nghĩa quan trọng đối với việc giúp khách truy cập nhanh chóng tìm thấy nội dung họ muốn. Cách điều hướng cũng có thể giúp các công cụ tìm kiếm biết được chủ sở hữu website đánh giá nội dung nào là quan trọng. Mặc dù kết quả Google Search của Google được cung cấp ở cấp độ trang nhưng Google cũng muốn biết vai trò của một trang trong toàn bộ website.

Lập sơ đồ di chuyển dựa trên trang chủ của bạn

Mọi website đều có trang chủ hoặc trang gốc. Đây thường là trang được truy cập nhiều nhất trên website và là nơi nhiều khách truy cập bắt đầu quá trình điều hướng trên website. Trừ trường hợp website của bạn chỉ có ít trang, hãy suy nghĩ về cách khách truy cập chuyển từ một trang chung (trang gốc) đến một trang chứa nội dung cụ thể hơn. Bạn có đủ số trang về một chủ đề cụ thể nào đó để nên tạo một trang mô tả các trang liên quan này không (ví dụ như trang gốc – > danh sách chủ đề liên quan – > chủ đề cụ thể)? Có phải bạn có hàng trăm sản phẩm cần được phân loại theo nhiều trang danh mục và danh mục con không?

Sử dụng các danh sách breadcrumb

Một breadcrumb (tập hợp liên kết phân cấp) là một hàng các đường liên kết nội bộ ở đầu hoặc cuối trang, cho phép khách truy cập nhanh chóng di chuyển trở lại phần trước hoặc trang gốc. Nhiều breadcrumb coi trang chung nhất (thường là trang gốc) làm đường liên kết đầu tiên ở ngoài cùng bên trái và liệt kê các phần cụ thể hơn ở bên phải. Bạn nên dùng mã đánh dấu dữ liệu có cấu trúc cho breadcrumb khi hiển thị breadcrumb.

Tạo một trang điều hướng đơn giản cho người dùng

Trang điều hướng là một trang đơn giản trên website của bạn hiển thị cấu trúc website và thường bao gồm danh sách phân cấp các trang trên website. Khách truy cập có thể vào trang này nếu họ gặp khó khăn trong việc Google Search các trang trên website của bạn. Mặc dù các công cụ tìm kiếm cũng sẽ truy cập trang này để thu thập dữ liệu đầy đủ về các trang trên website của bạn, nhưng trang này chủ yếu dành cho khách truy cập.

Tạo một hệ thống cấp bậc phân trang tự nhiên

Hãy giúp người dùng dễ dàng chuyển từ nội dung chung sang nội dung cụ thể hơn mà họ muốn trên website của bạn. Hãy thêm các trang điều hướng khi thích hợp và tích hợp những trang đó một cách hiệu quả trong cấu trúc liên kết nội bộ. Hãy đảm bảo mọi trang trên website đều truy cập được qua các đường liên kết và người dùng không cần dùng chức năng Google Search nội bộ để tìm trang. Hãy liên kết đến các trang liên quan (khi thích hợp) để cho phép người dùng khám phá nội dung tương tự.

Tránh:

– Tạo mạng lưới các đường liên kết di chuyển phức tạp, ví dụ: liên kết mọi trang trên website của bạn đến mọi trang khác.

– Chia nhỏ nội dung của bạn quá đà (và vì thế phải mất 20 lần nhấp chuột mới truy cập được nội dung từ trang chủ).

Dùng văn bản cho mục đích điều hướng

Việc kiểm soát được hầu hết thao tác điều hướng giữa các trang trên website qua các đường liên kết văn bản giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập được dữ liệu và hiểu được website của bạn dễ dàng hơn. Khi sử dụng JavaScript để tạo trang, hãy dùng các phần tử a với URL dưới dạng giá trị thuộc tính href và tạo mọi mục trong trình đơn khi tải trang thay vì chờ người dùng tương tác.

Tránh:

– Tạo sơ đồ điều hướng dựa hoàn toàn vào hình ảnh hoặc hình ảnh động.

– Đòi hỏi hoạt động xử lý sự kiện dựa trên tập lệnh cho hoạt động điều hướng.

Tạo một trang điều hướng cho người dùng và một sơ đồ website cho công cụ tìm kiếm

Hãy tạo một trang điều hướng đơn giản cho toàn bộ website của bạn (hoặc các trang quan trọng nhất nếu bạn có hàng trăm hoặc hàng nghìn trang) để người dùng sử dụng. Hãy tạo một tệp sơ đồ website XML để đảm bảo các công cụ tìm kiếm có thể khám phá các trang mới và các trang được cập nhật trên website của bạn, trong đó liệt kê toàn bộ những URL liên quan cùng với ngày sửa đổi gần nhất cho nội dung chính trên những URL đó.

Tránh:

– Để trang điều hướng của bạn trở nên lỗi thời với các liên kết bị hỏng.

– Tạo một trang điều hướng đơn giản liệt kê các trang nhưng không tổ chức chúng, ví dụ như theo chủ đề.

Hiện các trang 404 hữu ích

Đôi khi, người dùng sẽ truy cập một trang không tồn tại trên website của bạn vì họ đi theo một đường liên kết bị hỏng hoặc nhập sai URL. Bằng việc dùng một trang 404 tuỳ chỉnh để hướng dẫn người dùng quay lại một trang đang hoạt động trên website, bạn có thể cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng. Hãy cân nhắc việc đưa vào đó một đường liên kết dẫn người dùng về lại trang gốc cũng như cung cấp một số đường liên kết đến nội dung có liên quan hoặc nội dung phổ biến trên website của bạn. Bạn có thể sử dụng Google Search Console để tìm nguồn của những URL gây ra lỗi not found (không tìm thấy).

Tránh:

– Cho phép các công cụ tìm kiếm Index các trang 404 (hãy nhớ định cấu hình máy chủ web để trả về một mã trạng thái HTTP 404, hoặc trong trường hợp website của bạn dùng JavaScript thì hãy thêm một thẻ noindex khi có yêu cầu cho các trang không tồn tại).

– Chặn hoạt động thu thập dữ liệu trên các trang 404 bằng cách dùng tệp robots.txt.

– Chỉ cung cấp thông báo chung chung như trang Không tìm thấy, 404 hoặc không cung cấp trang 404 nào.

– Sử dụng một thiết kế cho trang 404 nhất quán với phần còn lại của website.

URL đơn giản truyền đạt thông tin về nội dung

Việc tạo danh mục và tên tệp mang tính mô tả cho các tài liệu trên website không chỉ giúp bạn tổ chức website hiệu quả hơn mà còn tạo ra các URL thân thiện hơn cho những người muốn liên kết đến nội dung của bạn. Khách truy cập có thể cảm thấy e ngại trước các URL quá dài, khó hiểu và chứa ít từ quen thuộc.

Những URL có dạng như sau có thể gây nhầm lẫn và không thân thiện:

https://nhavantuonglai.com/article/ifttt

Nếu URL của bạn có ý nghĩa, người dùng có thể thấy URL đó hữu ích và dễ hiểu hơn trong từng ngữ cảnh:

https://nhavantuonglai.com/article/du-lieu-ca-nhan-stalk

Cuối cùng, hãy nhớ rằng URL dẫn đến một tài liệu thường xuất hiện dưới một dạng nào đó trong kết quả của Google Search và nằm gần tiêu đề của tài liệu.

Google có thể thu thập dữ liệu mọi loại cấu trúc URL, kể cả những cấu trúc khá phức tạp, nhưng bạn vẫn nên đầu tư thời gian để đơn giản hóa tối đa URL của mình.

Dùng từ ngữ trong URL

Các URL có từ ngữ liên quan đến nội dung và cấu trúc website của bạn sẽ thân thiện hơn cho khách truy cập đang di chuyển trên website của bạn.

Tránh:

– Dùng URL dài chứa thông tin không cần thiết về các thông số và mã phiên.

– Chọn tên trang chung chung như page1.html.

– Dùng quá nhiều từ khóa như baseball-cards-baseball-cards-baseballcards.html.

Tạo cấu trúc thư mục đơn giản

Sử dụng cấu trúc thư mục tổ chức nội dung của bạn tốt và giúp khách truy cập dễ dàng để biết vị trí của họ trên website của bạn. Hãy thử sử dụng cấu trúc thư mục của bạn để chỉ ra loại nội dung có tại URL đó.

Tránh:

– Lồng nhiều thư mục con vào nhau như …/dir1/dir2/dir3/dir4/dir5/dir6/page.html.

– Đặt tên thư mục không liên quan đến nội dung trong đó.

Cung cấp một phiên bản URL dẫn đến mỗi tài liệu

Để ngăn người dùng liên kết tới nhiều phiên bản của cùng một URL (điều này có thể chia nhỏ danh tiếng của một nội dung cho nhiều URL), bạn hãy tập trung sử dụng và tham chiếu đến một URL trong cấu trúc và hệ thống liên kết nội bộ giữa các trang. Nếu thấy mọi người đang truy cập cùng một nội dung thông qua nhiều URL, thì bạn có thể xử lý bằng cách thiết lập lệnh chuyển hướng 301 để chuyển hướng người dùng từ các URL không được ưa thích sang URL chính. Nếu không thể chuyển hướng, bạn cũng có thể sử dụng yếu tố liên kết rel=_canonical_.

Tránh:

– Có các trang trên miền con và thư mục gốc truy cập vào cùng một nội dung, ví dụ: nhavantuonglai.com/article/nhavantuonglai.com/article/.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »

Đăng ký nhận bảng tin hàng tuần

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.