Tối ưu nội dung
Giúp Google và người dùng tìm thấy nội dung website hướng dẫn nâng cao những kỹ thuật giúp tối ưu SEO hiệu quả, đem lại thứ hạng tốt trên công cụ tìm kiếm.
· 18 phút đọc.
Nếu bạn sở hữu, quản lý, kiếm tiền hoặc quảng bá nội dung trực tuyến qua Google Search thì cẩm nang này là dành cho bạn. Nếu bạn là chủ sở hữu của một giải pháp đang phát triển, chủ sở hữu của hàng chục website, chuyên viên SEO trong một đại lý về web hoặc bạn là một chuyên gia SEO tự học mong muốn tìm hiểu cơ chế hoạt động của Google Search: cẩm nang này là dành cho bạn. Nếu bạn muốn nắm được kiến thức tổng quan toàn diện về những khái niệm cơ bản của hoạt động SEO theo các phương pháp hay nhất của chúng tôi, thì đây chính là tài liệu bạn cần. Cẩm nang này sẽ không đưa ra bí quyết nào giúp website của bạn tự động xếp hạng đầu tiên trong Google, nhưng khi làm theo các phương pháp hay nhất tại đây, bạn có thể giúp công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu, Index và hiểu nội dung của bạn dễ dàng hơn.
Cẩm nang này dành cho ai?
Nếu bạn sở hữu, quản lý, kiếm tiền hoặc quảng bá nội dung trực tuyến qua Google Search thì cẩm nang này là dành cho bạn. Nếu bạn là chủ sở hữu của một giải pháp đang phát triển, chủ sở hữu của hàng chục website, chuyên viên SEO trong một đại lý về web hoặc bạn là một chuyên gia SEO tự học mong muốn tìm hiểu cơ chế hoạt động của Google Search: cẩm nang này là dành cho bạn. Nếu bạn muốn nắm được kiến thức tổng quan toàn diện về những khái niệm cơ bản của hoạt động SEO theo các phương pháp hay nhất của chúng tôi, thì đây chính là tài liệu bạn cần. Cẩm nang này sẽ không đưa ra bí quyết nào giúp website của bạn tự động xếp hạng đầu tiên trong Google, nhưng khi làm theo các phương pháp hay nhất tại đây, bạn có thể giúp công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu, Index và hiểu nội dung của bạn dễ dàng hơn.
Tối ưu hoá cho công cụ tìm kiếm (SEO) thường là việc thực hiện các sửa đổi nhỏ trên từng phần của website. Khi xem xét riêng lẻ, những thay đổi này trông có vẻ là những cải tiến nhỏ, nhưng khi kết hợp với các hoạt động tối ưu hoá khác, chúng có thể có tác động đáng kể đến trải nghiệm người dùng và hiệu suất của website trong kết quả Google Search không phải trả tiền. Có thể bạn đã quen thuộc với nhiều chủ đề trong cẩm nang này bởi đây đều là những thành phần thiết yếu của mọi website. Dù vậy, có thể bạn vẫn chưa vận dụng tối đa những chủ đề đó.
Bạn nên xây dựng một website mang lại lợi ích cho người dùng và thực hiện mọi tính năng tối ưu hoá nhằm mục đích cải thiện trải nghiệm người dùng. công cụ tìm kiếm là một trong số đó, loại công cụ này giúp người dùng khác tìm thấy nội dung của bạn. Ý nghĩa của SEO là giúp công cụ tìm kiếm hiểu và hiển thị nội dung. website của bạn có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn website trong ví dụ của chúng tôi và cung cấp nội dung hoàn toàn khác, nhưng các chủ đề về cách tối ưu hoá mà cẩm nang này trình bày có thể áp dụng cho mọi website, bất kể quy mô và hình thức. Chúng tôi hy vọng cẩm nang này sẽ đem lại cho bạn một số ý tưởng mới về cách cải thiện website. Chúng tôi cũng rất mong nhận được câu hỏi, phản hồi và câu chuyện thành công của bạn qua Cộng đồng trợ giúp của Trung tâm Google Search.
Bảng thuật ngữ
Dưới đây là một bảng thuật ngữ ngắn gọn, giải thích một số thuật ngữ quan trọng được sử dụng trong cẩm nang tối ưu SEO chuẩn Google này.
Chỉ mục là gì?
Google lưu trữ tất cả website mà Google biết vào chỉ mục của mình. Mỗi mục để ghi nhận một trang trong chỉ mục sẽ mô tả nội dung và vị trí (URL) của trang đó. Index là khi Google tìm nạp, đọc và thêm một trang vào chỉ mục: Hôm nay, Google đã Index một số trang trên website của tôi.
Thu thập dữ liệu là gì?
Quá trình Google Search các website mới hoặc vừa cập nhật. Google khám phá các URL bằng cách đi theo các đường liên kết, đọc sơ đồ website và nhiều cách khác. Google thu thập dữ liệu trên web, Google Search các trang mới rồi Index các trang đó (khi thích hợp).
Trình thu thập dữ liệu là gì?
Phần mềm tự động thu thập dữ liệu (tìm nạp) các trang trên web và Index các trang đó.
Googlebot là gì?
Tên gọi chung của trình thu thập dữ liệu của Google. Googlebot liên tục thu thập dữ liệu trên web.
SEO là gì?
Tối ưu hoá cho công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization) là quá trình cải thiện website của bạn để phù hợp hơn với các công cụ tìm kiếm.
SEO cũng là chức danh của người làm công việc tối ưu hoá cho công cụ tìm kiếm: Chúng tôi vừa tuyển một nhân viên SEO mới để cải thiện sự hiện diện của chúng tôi trên website.
Tối ưu nội dung
Làm cho website của bạn thú vị và hữu ích
Việc tạo nội dung hấp dẫn và hữu ích có thể ảnh hưởng đến website của bạn nhiều hơn bất kỳ yếu tố nào khác được thảo luận ở đây. Người dùng sẽ biết nội dung hữu ích khi đã xem nội dung đó và có thể sẽ muốn hướng người dùng khác đến đó. Người dùng có thể làm điều này thông qua các bài đăng trên blog, dịch vụ truyền thông xã hội, email, diễn đàn hoặc các phương tiện khác.
Tin đồn tự nhiên hoặc truyền miệng sẽ giúp xây dựng danh tiếng cho website của bạn đối với cả người dùng lẫn Google, và điều này chỉ xảy ra khi bạn cung cấp nội dung có chất lượng.
Hiểu và đáp ứng nhu cầu của người đọc
Hãy suy nghĩ về những từ mà có khả năng người dùng sẽ sử dụng để Google Search thông tin nào đó trong nội dung của bạn. Trong cụm từ Google Search, người dùng đã quen thuộc với chủ đề có thể dùng từ khoá khác với người dùng chưa biết nhiều về chủ đề đó. Ví dụ: một người hâm mộ bóng đá lâu năm có thể Google Search từ fifa, tức là tên viết tắt của Liên đoàn Bóng đá Quốc tế, còn một người hâm mộ mới có thể dùng một cụm từ Google Search chung chung hơn như trận bóng đá loại trực tiếp.
Nếu dự đoán được sự khác biệt trong hành vi Google Search và tính đến những khác biệt này khi viết nội dung (kết hợp các cụm từ khoá một cách phù hợp), thì bạn có thể tạo ra những kết quả tích cực. Google Ads cung cấp Công cụ lập kế hoạch từ khoá để giúp bạn thuận tiện khám phá các biến thể từ khoá mới và xem số lượng Google Search tương đối cho mỗi từ khoá. Ngoài ra, Google Search Console còn cho bạn biết những cụm từ Google Search phổ biến giúp website của bạn xuất hiện và những cụm từ Google Search đem lại nhiều người dùng nhất cho website của bạn qua Báo cáo hiệu suất.
Hãy cân nhắc việc tạo một dịch vụ mới và hữu ích mà chưa có website nào khác cung cấp. Bạn cũng có thể viết một nghiên cứu nguyên bản, đưa một tin tức thú vị hoặc tận dụng cơ sở người dùng riêng của mình. Các website khác có thể thiếu tài nguyên hoặc chuyên môn để làm những việc này.
Viết văn bản dễ đọc
Người dùng thích những nội dung được trình bày tốt và dễ đọc.
Tránh:
– Viết văn bản cẩu thả với nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp.
– Nội dung được trình bày kém hoặc vụng về.
– Nhúng nội dung văn bản vào hình ảnh và video: người dùng có thể muốn sao chép và dán văn bản, còn công cụ tìm kiếm thì không thể đọc được văn bản đó.
Sắp xếp các chủ đề thật rõ ràng
Sẽ luôn hữu ích nếu bạn tổ chức nội dung của mình để khách truy cập biết được nơi một chủ đề nội dung bắt đầu và một chủ đề khác kết thúc. Việc chia nhỏ nội dung của bạn thành các phần hoặc nhóm hợp lý giúp người dùng tìm thấy nội dung họ muốn nhanh hơn.
Tránh:
– Chèn một lượng lớn văn bản về các chủ đề khác nhau lên một trang mà không có đoạn, tiêu đề phụ hay phân chia bố cục.
Tạo nội dung mới mẻ và độc đáo
Nội dung mới sẽ không chỉ thu hút khách truy cập hiện tại của bạn quay lại mà còn mang lại khách truy cập mới.
Tránh:
– Việc sửa lại (hoặc thậm chí sao chép) nội dung hiện có sẽ mang lại ít giá trị bổ sung cho người dùng.
– Đưa các nội dung giống hệt hoặc gần giống nhau trên khắp website của bạn.
Tối ưu hoá nội dung cho người dùng chứ không phải cho công cụ tìm kiếm
Việc thiết kế website của bạn dựa vào nhu cầu của khách truy cập và đồng thời đảm bảo các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng truy cập website thường cho kết quả khả quan.
Tránh:
– Chèn nhiều từ khóa không cần thiết nhằm vào các công cụ tìm kiếm nhưng gây phiền toái hoặc vô nghĩa đối với người dùng.
– Sử dụng những đoạn văn bản dài nhưng đem lại ít giá trị cho người dùng, chẳng hạn những đoạn văn bản như những lỗi chính tả thường thấy khiến người dùng truy cập vào trang này.
– Đánh lừa người dùng bằng cách ẩn văn bản nhưng lại hiển thị văn bản đó cho công cụ tìm kiếm.
Tạo dựng niềm tin của người dùng
Người dùng sẽ cảm thấy thoải mái khi truy cập website của bạn nếu họ cảm thấy rằng website đáng tin cậy.
Một website có uy tín tốt sẽ đáng tin cậy. Hãy xây dựng danh tiếng về chuyên môn và uy tín trong một lĩnh vực cụ thể.
Hãy cung cấp thông tin về người xuất bản website cũng như đưa ra nội dung và mục tiêu của trang. Nếu website của bạn là website mua sắm hoặc website giao dịch tài chính, hãy đảm bảo bạn nêu thông tin rõ ràng và thoả đáng về dịch vụ khách hàng để giúp người dùng giải quyết các vấn đề. Nếu website của bạn là website tin tức, hãy cung cấp rõ ràng thông tin về người chịu trách nhiệm về nội dung.
Việc sử dụng các công nghệ thích hợp cũng rất quan trọng. Nếu trang thanh toán trên một website mua sắm không có kết nối an toàn thì người dùng không thể tin tưởng website đó.
Làm rõ chuyên môn và tính xác thực trong nội dung của bạn
Chuyên môn và tính xác thực của một website làm tăng chất lượng của trang. Hãy đảm bảo nội dung trên website của bạn được những người có chuyên môn tạo hoặc chỉnh sửa. Ví dụ: việc cung cấp nguồn từ chuyên gia hoặc một người có kinh nghiệm có thể giúp người dùng biết rằng các bài viết có tính chuyên môn cao. Bạn cũng nên trình bày lại quan điểm đã được đa số đồng thuận trong các trang về chủ đề khoa học nếu có một quan điểm như vậy.
Cung cấp lượng nội dung phù hợp cho chủ đề của bạn
Nếu muốn tạo nội dung chất lượng cao, bạn sẽ cần bỏ công sức đáng kể liên quan đến ít nhất 1 trong 4 yếu tố sau: thời gian, nỗ lực, chuyên môn và tài năng/kỹ năng. Hãy đảm bảo nội dung thực sự chính xác, được viết rõ ràng và toàn diện. Ví dụ: nếu bạn mô tả trang của mình là một trang công thức, hãy cung cấp một công thức hoàn chỉnh dễ thực hiện, thay vì chỉ cung cấp nguyên liệu hoặc thông tin mô tả cơ bản về món ăn.
Tránh:
– Cung cấp không đủ nội dung cho mục đích của trang.
Tránh hiển thị quảng cáo gây gián đoạn
Chúng tôi coi việc hiển thị quảng cáo trên trang là điều bình thường. Tuy nhiên, đừng để quảng cáo làm người dùng mất tập trung hoặc ngăn họ xem nội dung website. Ví dụ: quảng cáo, nội dung bổ sung hoặc trang xen kẽ (những trang hiển thị trước hoặc sau nội dung người dùng muốn xem) sẽ cản trở quá trình sử dụng website. Tìm hiểu thêm về chủ đề này.
Tránh:
– Hiển thị quảng cáo gây mất tập trung trên các trang của bạn.
Dùng đường liên kết một cách hợp lý
Viết văn bản liên kết hay
Văn bản liên kết là văn bản hiển thị trong một liên kết. Văn bản này cho người dùng và Google biết một ít thông tin về trang bạn đang liên kết. Các liên kết trên trang của bạn có thể là nội bộ, nghĩa là liên kết trỏ tới các trang khác trên website của bạn, hoặc bên ngoài, là những liên kết dẫn đến nội dung trên các website khác. Trong cả hai trường hợp này, văn bản liên kết của bạn càng có chất lượng thì người dùng càng dễ di chuyển trong website, còn Google thì càng dễ nắm được nội dung của trang mà bạn đang liên kết.
Khi bạn dùng văn bản liên kết phù hợp, người dùng và công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng hiểu được nội dung trên các trang được liên kết.
Chọn văn bản có tính mô tả
Hãy viết văn bản liên kết cung cấp ít nhất một ý tưởng cơ bản về chủ đề của trang được liên kết.
Tránh:
– Viết văn bản liên kết chung chung như trang, bài viết hoặc nhấp vào đây.
– Sử dụng văn bản không liên quan đến chủ đề hoặc nội dung của trang liên kết.
– Sử dụng URL của trang làm văn bản liên kết trong hầu hết các trường hợp, mặc dù chắc chắn có những trường hợp URL này được sử dụng một cách chính đáng, chẳng hạn như nhằm mục đích quảng bá hoặc tham chiếu địa chỉ website mới.
Viết văn bản súc tích
Cố gắng viết văn bản ngắn nhưng mang tính mô tả – thường là một vài từ hoặc một cụm từ ngắn.
Tránh:
– Viết văn bản liên kết dài, chẳng hạn như một câu dài hoặc đoạn văn bản ngắn.
Định dạng đường liên kết để người dùng dễ dàng nhận ra
Giúp người dùng dễ dàng phân biệt giữa văn bản thông thường và văn bản trong liên kết của bạn. Nội dung của bạn trở nên kém hữu ích hơn nếu người dùng bỏ lỡ các liên kết hoặc vô tình nhấp vào chúng.
Tránh:
– Sử dụng CSS hoặc kiểu văn bản làm cho liên kết giống như văn bản thông thường.
Cân nhắc việc sử dụng cả văn bản liên kết cho đường liên kết nội bộ
Bạn thường có thể nghĩ về việc liên kết đến website bên ngoài, nhưng việc chú ý hơn đến văn bản được sử dụng cho liên kết nội bộ có thể giúp người dùng và Google di chuyển trong website của bạn tốt hơn.
Tránh:
– Sử dụng văn bản liên kết có quá nhiều từ khoá hoặc quá dài chỉ dành cho công cụ tìm kiếm.
– Tạo các liên kết không cần thiết và không hữu ích cho người dùng trong việc di chuyển trên website.
Cẩn thận với trang mà bạn liên kết đến
Bạn có thể chuyển một phần uy tín website của mình cho một website khác khi liên kết đến trang đó. Đôi khi người dùng có thể tận dụng điều này bằng cách thêm liên kết đến website của riêng họ trong phần nhận xét hoặc bảng tin của bạn. Hoặc đôi khi bạn có thể đề cập đến một website theo cách tiêu cực và không muốn chuyển một phần uy tín nào cho trang đó.
Ví dụ: hãy tưởng tượng rằng bạn đang viết một bài đăng trên blog về chủ đề spam nhận xét và muốn nhắc đến một website đã spam nhận xét trên blog của mình gần đây. Bạn muốn cảnh báo người khác về website đó nên bạn đưa cả đường liên kết đến trang đó vào nội dung của mình. Tuy nhiên, chắc chắn là bạn không muốn website đó hưởng lợi từ danh tiếng của bạn thông qua đường liên kết này. Đây là một thời điểm thích hợp để dùng nofollow.
Một ví dụ khác về trường hợp nên dùng thuộc tính nofollow là đường dẫn liên kết tiện ích. Nếu bạn đang dùng một tiện ích của bên thứ ba để làm phong phú thêm trải nghiệm trên website và thu hút người dùng, hãy kiểm tra xem tiện ích đó có chứa đường liên kết nào mà bạn không định đặt trên website cùng với tiện ích đó hay không. Một số tiện ích có thể thêm đường liên kết đến website của bạn nhưng những đường liên kết đó lại không phù hợp với ý đồ biên tập của bạn và có thể chứa văn bản liên kết mà bạn không kiểm soát được trong vai trò chủ sở hữu website.
Nếu không thể xóa những đường liên kết không mong muốn khỏi tiện ích đó, bạn có thể vô hiệu hoá những đường liên kết đó bất cứ lúc nào bằng thuộc tính nofollow. Khi tạo một tiện ích cho chức năng hoặc nội dung mà bạn cung cấp, hãy nhớ đưa lệnh nofollow vào các đường liên kết trong đoạn mã mặc định.
Cuối cùng, nếu muốn nofollow mọi đường liên kết trên một trang, bạn có thể thêm thẻ meta name="robots" content="nofollow_
vào trong thẻ head
cho trang đó.
Ngăn chặn bình luận không liên quan bằng nofollow
Để yêu cầu Google không đi theo hoặc chuyển danh tiếng của trang của bạn cho các trang được liên kết, hãy đặt giá trị thuộc tính rel của đường một liên kết thành nofollow hoặc ugc. Để Google không đi theo một đường liên kết, bạn phải thêm thuộc tính rel=_nofollow_
hoặc một thuộc tính cụ thể hơn, chẳng hạn như ugc, bên trong thẻ định vị của đường liên kết, như sau:
<a href="https://nhavantuonglai.com" rel=_nofollow">Anchor text here</a>
hoặc:
<a href="https://nhavantuonglai.com" rel=_ugc">Anchor text here</a>
Bạn nên dùng mẹo này khi nào? Nếu website của bạn có một blog cho phép nhận xét công khai, các liên kết trong những nhận xét đó có thể chuyển uy tín của bạn cho các trang mà bạn có thể ngần ngại trong việc ủng hộ. Khu vực nhận xét blog trên các trang rất dễ bị spam nhận xét. Khi ngăn sự ảnh hưởng của những đường liên kết do người dùng thêm vào, danh tiếng mà bạn vất vả xây dựng sẽ không bị chuyển cho website vi phạm.
Tự động thêm giá trị nofollow vào các cột bình luận và bảng tin
Nhiều gói phần mềm viết blog tự động không đi theo (nofollow) bình luận của người dùng, nhưng thường thì bạn có thể chỉnh sửa các gói phần mềm không có tính năng này theo cách thủ công để làm được điều đó. Lời khuyên này cũng áp dụng cho các khu vực khác trên website nếu những khu vực đó có thể chứa nội dung do người dùng tạo, chẳng hạn như sổ lưu bút, diễn đàn, bảng thông báo, và danh sách đường liên kết giới thiệu.
Nếu sẵn sàng đảm bảo nội dung trên các đường liên kết do bên thứ ba thêm vào (ví dụ: nếu website của bạn tin tưởng người bình luận) thì bạn không cần dùng nofollow cho các đường liên kết. Tuy nhiên, việc liên kết tới các website mà Google coi là vi phạm có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của website. Trong tài liệu của Trung tâm Google Search có những mẹo khác để ngăn bình luận không liên quan, chẳng hạn như dùng CAPTCHA (hình ảnh xác thực) và bật tính năng kiểm duyệt bình luận.