Những chiến lược kinh doanh cho khách sạn trong năm 2024
Tìm hiểu chiến lược tiếp thị và khai thác bán phòng khách sạn hiệu quả trong chuỗi bài viết của nhavantuonglai để áp dụng và đạt hiệu quả thực tế.
· 11 phút đọc.
Trong khảo sát của Hoteliers mang tên 18th Edition of the Hotelier PULSE Report, được công bố vào đầu quý IV vừa qua, ngành công nghiệp có nhiều tín hiệu khá là lạc quan trong 12 tháng tiếp theo, trên thang đo là 6.6/10, tương đương Cực kỳ lạc quan. Nhưng điểm số này có ý nghĩa gì với mảng khách sạn, với những chiến lược cần phải đề ra trong năm 2024?
Tuy rằng, tương lai có vẻ tươi sáng và các khách sạn trên toàn thế giới đang tận dụng triệt để nhu cầu du lịch sau dịch để hồi phục kinh doanh, và chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể lượng đặt phòng quốc tế; thì điều quan trọng hơn cả, đó là các chủ khách sạn phải tiếp tục áp dụng những kinh nghiệm, bài học có được trong thời gian chống chọi dịch bệnh vừa qua, để triển khai những chiến lược kinh doanh vào năm 2024 được hiệu quả hơn.
5 Chiến lược kinh doanh khách sạn nên thực hiện vào năm 2024
Bài viết sau sẽ là những bài học quan trọng mà các chủ khách sạn cần lưu ý, để có thể áp dụng hiệu quả vào kế hoạch kinh doanh cho khách sạn mình trong năm 2024.
Phân tích, so sánh lợi nhuận giữa các kênh để phân bổ hợp lý hơn
Các kênh bán phòng trực tuyến (Kênh OTA) có lợi thế tiếp thị, độ phủ sóng rộng và phổ biến cao khi quảng bá du lịch trên Internet. Cho nên, khó có thể phủ nhận vai trò của nó trong thời gian tới, trong việc phân phối và bán phòng khách sạn. Tuy vậy, điều quan trọng, là hãy tránh các bẫy phân phối dài hạn trên các kênh bán phòng, mà không quan tâm đến chi phí dài hạn, tác động đến tăng trưởng và doanh thu.
Khi lập kế hoạch chiến lược kinh doanh khách sạn cho năm 2024, các chủ khách sạn cần cân nhắc chi phí cho các kênh OTA (cũng như cho bên trung gian, như[ Sale kênh OTA](https://nhavantuonglai.com/article/ OTA-va-tam-voi-homestay), và lợi nhuận thu lại từ các kênh này. Đo lường chính xác, giúp các khách sạn phân phối kênh bán phòng thông minh hơn, cân bằng hơn nhằm thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và chuyển đổi thành lợi nhuận.
Để đánh giá phân bổ doanh thu khách sạn đến từ những nguồn nào, nhằm xây dựng chiến lược phân phối kênh bán phòng hiệu quả hơn cho năm 2024, các khách sạn nên xem xét dựa trên các yếu tố sau:
– Lợi nhuận mỗi kênh khi tính chi phí hoa hồng (nếu có) là bao nhiêu?
– Chỉ số ADR (Average Daily Rate – Giá bán trung bình mỗi ngày) là bao nhiêu? Các con số sẽ không nói dối, và bạn có thể ngạc nhiên vì website khách sạn mang lại ADR cao hơn các kênh khác.
– Ngày nào trong tuần mang lại nhiều booking nhất? Một số kênh sẽ phân bổ không đồng đều các lượt booking, do vậy, cần cẩn trọng khi đánh giá mức độ hiệu quả mà kênh đó đem lại.
Đánh giá hiệu quả hợp tác, thương lượng lại mối quan hệ với các đối tác phân phối và nhà cung cấp – Ai sẽ giúp khách sạn của bạn phát triển?
Hãy đánh giá lại mối quan hệ hợp tác, làm việc cùng các đối tác phân phối, nhà cung cấp trong năm qua để thấy ai đã đồng hành hiệu quả, ai đã thờ ơ và bỏ rơi bạn. Điều này cần được xem xét ở tất cả các hạng mục của khách sạn, từ kênh bán phòng (Kênh OTA), du lịch (bán tour, thuê xe…), cung ứng dịch vụ (ăn uống, sức khỏe…), đến nhà cung cấp phần mềm quản lý khách sạn.
Dù rằng sẽ rất khó để đánh giá toàn diện, lựa ra đâu là đối tác phù hợp, tiềm năng cho chiến lược kinh doanh khách sạn trong năm tiếp theo. Nhưng những ý dưới đây, sẽ là vấn đề cốt lõi, để bạn tự hỏi chính mình, và thảo luận cùng các đối tác trước khi đầu hợp tác:
– Giải pháp của đối tác sẽ giải quyết những thách thức về hoạt động, kinh doanh khách sạn như thế nào?
– Làm thế nào để giải pháp đó phù hợp với nhu cầu, mô hình kinh doanh của khách sạn chúng tôi?
– Khả năng đổi mới, thích ứng của giải pháp đối tác là như thế nào?
– Khả năng quản lý, giảm thiểu rủi ro cho khách sạn của bạn sẽ được triển khai như thế nào?
– Giải pháp đối tác hiểu, biết tác động của trải nghiệm và mức độ tương tác của khách hàng (của khách sạn bạn) không?
– Những điều trên đây, đã được chứng minh thực tế (case study) như thế nào?
Và cuối cùng, nếu phải suy nghĩ lại về việc hợp tác, hãy hỏi bản thân mình câu hỏi quan trọng sau: Đối tác này có thể giúp khách sạn của bạn có phục hồi hiệu quả sau dịch_ hay không, hay họ đang ngấm đòn từ dịch và bế tắc không có lối thoát?
Ưu tiên đổi mới công nghệ và đảm bảo khả năng khách sạn ứng phó được nhu cầu du lịch trả thù
Revenge Travel – Du lịch trả thù là kế hoạch du lịch để xả hết những nhu cầu bị dồn nén, những ngày nghỉ phép trong năm bị tích trữ, các khoản tiền tiết kiệm bất đắc dĩ vì không có chỗ tiêu do dịch gây ra
Khi dịch diễn biến phức tạp và nhiều chính sách an toàn được đưa ra, khách hàng sẽ yêu cầu nhiều hơn, việc đáp ứng yêu cầu y tế để đón khách du lịch cũng sẽ phức tạp hơn. Nhưng dù thế, điều quan trọng hơn cả, là trải nghiệm của khách hàng không chỉ được được đảm bảo, mà còn tối ưu, từ tìm kiếm trực tuyến, đến đặt phòng, checkin và nhiều hơn thế nữa.
Vậy thì, khách sạn của bạn đã chuẩn bị về mặt công nghệ, kỹ năng như thế nào để đáp ứng những điều này chưa?
Phát biểu tại #HotelierPULSE vào tháng 6 vừa qua, CEO của Provision Partners đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các khách sạn có đủ công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách đặt phòng. Theo đó, ông chia sẻ: Khi khách hàng là những người có tầm ảnh hưởng, tiếng nói trên mạng xã hội; họ luôn sẵn sàng chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi ngay lập tức. Do vậy, khách sạn luôn phải chú ý, đảm bảo trải nghiệm, và định hướng họ sử dụng dịch vụ được hiệu quả hơn. Ông cũng giải thích thêm về việc các khách sạn nên làm gì để đổi mới công nghệ, Nhiều khách sạn ứng dụng AI và bot chat để trao đổi tự động với khách hàng, lợi thế của nó là tạo ra sự thu hút, hướng dẫn họ (khách hàng) ra quyết định hiệu quả hơn.
Chestler sau đó cũng nhấn mạnh rằng, nhân viên khách sạn cần được trao quyền để quản lý, ứng dụng công nghệ vào việc giải quyết công việc, từ đó giảm bớt các tác vụ lặp lại (tiếp nhận yêu cầu, chuyển tiếp thông tin, lưu hồ sơ, xuất báo cáo…) và giúp họ có thêm nhiều thời gian để phục vụ trải nghiệm của khách hàng. Ông nói thêm, Giảm bớt áp lực cho nhân viên khách sạn là chiến lược quan trọng giúp khách sạn phục hồi. Cho nên, các khách sạn cần lưu ý rằng, công nghệ được ứng dụng hiệu quả, giúp trải nghiệm của khách hàng được đảm bảo hơn, và nhân viên cũng thoải mái và dễ dàng khi làm việc hơn.
Nếu không ứng dụng công nghệ, và áp dụng các kỹ năng phù hợp, các khách sạn sẽ không đảm bảo được trải nghiệm của khách hàng, khiến hình ảnh thương hiệu về mình sẽ bị tổn hại và tốn thời gian để cải thiện sau đó. Đó chính là điểm mấu chốt, quan trọng, và không được phép phạm sai lầm. Do vậy, các khách sạn cần phải tiếp tục phân tích các hành vi, xu hướng của người dùng, khách hàng hiện tại; đồng thời, áp dụng hiệu quả những đổi mới, công nghệ cho khách sạn mình.
Tiếp tục tối ưu kênh bán phòng trực tiếp của khách sạn
Trong 2 năm qua, kênh bán phòng trực tiếp (Direct Booking) đã có thấy khả năng phục hồi và tăng trưởng tốt nhất hiện nay, khi hoạt động du lịch đang tiếp tục trở lại. Điều này được ghi nhận ngay khi dịch đang có chiều hướng xấu, và dần được chứng minh khi du lịch phục hồi.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra, đó là kênh bán phòng hiệu quả nhất ngay trước khi dịch xuất hiện?
Là khách sạn phải tiếp tục tập trung vào kênh đó, biến nó thành mục tiêu kinh doanh cốt lõi trong chiến lược bán phòng và tiếp thị. Tích cực là, nhiều chủ khách sạn hiện đã và đang triển khai những chiến lược bán phòng qua website khách sạn và các kênh trực tiếp của họ.
Theo khảo sát Hotelier PULSE vào tháng 9 vừa rồi của Guestcentric cho thấy, gần 79% chủ khách sạn sẽ ưu tiên, xem kênh bán phòng trực tiếp là nguồn đặt phòng quan trọng hàng đầu trong 12 tháng tiếp theo và có thể dài hơn thế. Đáng chú ý hơn cả, là 50% khách sạn tham gia khảo sát cho biết sẽ ưu tiên mức giá hấp dẫn trên kênh bán phòng trực tiếp hơn là trên kênh OTA.
Bán phòng du lịch cho khách quốc tế, bán phòng giải pháp cho khách nội địa
Trước đây, khách quốc tế chi tiền nhiều hơn, khách sạn bán phòng tốt và doanh thu cao hơn. Hiện tại, nghiên cứu của Hotelier PULSE chỉ ra rằng, xu hướng này tiếp tục được giữ nguyên. Các chủ khách sạn tham gia khảo sát nêu ở phần trên tin rằng khách quốc tế sẽ góp phần đáng kể cho việc phục hồi hoạt động khách sạn sau dịch.
Tuy nhiên, hãy cẩn trọng và lưu ý rằng, hoạt động kinh doanh sẽ diễn ra chậm hơn, nên việc phục hồi cũng sẽ chậm tương ứng. Điều này không chỉ do sự gia tăng của xu hướng làm việc từ xa, mà còn từ hạn chế của ngân sách giải pháp – vốn bị bào mòn dần trong dịch bệnh.
Củng cố cho điều này, tại Hotelier PULSE, vào tháng 10 vừa qua, Jens Egemalm – Giám đốc tại Panbox AB đưa ra khuyến nghị rằng, các khách sạn nên chú ý hơn đến khách du lịch trong khu vực, tại địa phương. Cụ thể, ông chia sẻ, Khi phân tích lượt đặt phòng từ các kênh như Booking, Expedia; chúng tôi thấy rằng hầu hết các lượt đặt phòng này đến từ các giải pháp nhỏ hoặc tư nhân. Nên là, muốn bán phòng hiệu quả cho mảng giải pháp, các khách sạn cần chú ý đến cấp độ địa phương, hoặc trong khu vực, thay vì quốc tế như trước đây, bởi các công ty lớn cần thời gian để phục hồi, cũng như những chính sách và hạn chế từ các công ty.
Pedro Colaco, CEO của Guestcentric and Great Hotels of the World, đồng ý với nhận định này, và chia sẻ thêm, Nhu cầu dịch chuyển giao thương và mở rộng hoạt động kinh doanh của các công ty quy mô nhỏ sau dịch đang được đẩy mạnh. Do vậy, đây là thị trường tiềm năng, phù hợp cần các khách sạn khai phá, xây dựng chiến lược để tiếp cận nhóm đối tượng này.
Kết luận
dịch bệnh đã khiến các khách sạn trên toàn thế giới đánh giá lại mọi khía cạnh trong việc kinh doanh của họ, từ hiệu quả của những chiến dịch, mức độ tương tác khách hàng cho đến kênh bán phòng hiệu quả. Khi các khách sạn chuẩn bị chiến lược kinh doanh cho năm 2024, điều quan trọng mà bạn cần tập trung là những xu hướng tích cực, thế mạnh của khách sạn – vốn đã được cải thiện và phát triển trong suốt 2 năm vừa qua.