Căn trọ xưa

Hồi đầu về Huế học ôn thi, được người tathương tình mà cho tá túc ngay tại chỗ ôn thi, giá thuê rẻ bèo. Trước thì sáng cứ giam mình trong phòng mà nhai chữ…

 · 6 phút đọc.

Hồi đầu về Huế học ôn thi, được người tathương tình mà cho tá túc ngay tại chỗ ôn thi, giá thuê rẻ bèo. Trước thì sáng cứ giam mình trong phòng mà nhai chữ…

Hồi đầu về Huế học ôn thi, được người ta thương tình mà cho tá túc ngay tại chỗ ôn thi, giá thuê rẻ bèo. Trước thì sáng cứ giam mình trong phòng mà nhai chữ, chiều đi học – bước ra cửa là vào lớp, xong lại chui vào phòng tiếp, cứ như vậy, có những ngày không có tiết học, mỗi ngày chỉ biết đến 4 bức tường với sách vở là bạn, nản giao tiếp, vào lớp cắm cúi viết rồi nghe giảng, miệng câm có khi đến cả tuần… Cứ như vậy ngày này qua tháng khác, có những khi trời mưa róc rách mà vừa ngồi nghe tiếng mưa rơi vừa co ro trong góc phòng, sách vở để bên, cho não nghỉ mà đợi, thực sự là chẳng biết đợi cái gì, nhưng vẫn cứ ngồi đấy, ngồi đợi…

Rồi lúc đó những chuyện cũ cứ hay quấy rối đầu óc, bỏ bớt không thành, nhiều khi đầu óc u ám mà ám luôn cả trên sách vở, lát chừng đâm chán học, suốt ngày cứ nghĩ đến những điều tiêu cực, chẳng mấy chốc mà mệt não. Sau bài vở càng ngày càng dồn dập, kề cận ngày thi áp áp lực lớn, đầu óc căng như dây đàn, mài đít trên lớp xong lại chui vào phòng, gắng mà nhai hết chữ… Được chẳng lâu mà điên não, học xong không tự ôn nữa, gom sách vở lại, để lại một đống trong phòng, đem xe ra chạy rông ngoài đường, ban đầu là vô định, chạy được vài vòng lại vòng về trọ, sau thì chạy xa hơn, có những khi bắt đầu chạy từ Trương Định về cầu vượt, xong vòng ngược lên lại, chạy vào thành, chạy loanh quanh vậy chừng 2, 3 vòng là đến nửa đêm, đến khi đó mới xách xe về trọ lại, cứ nghĩ chạy như vậy đầu óc thoáng được tẹo, sau cũng thoáng thật, thoáng một tẹo…

Trọ có căn gác, ngó ra được một góc nhỏ thành phố, hướng phía Tây, cũng nhiều khi trèo lên đó, vắt vẻo trên ô cửa sổ mà ngó ra, ngó mây, rồi trời, rồi sao, trăng… có gì để ngó thì ngó, sau đâm nghiện leo cao ngó cảnh, kéo dài đến bây giờ… Giờ hoàn cảnh đã khác, đậu ĐH rồi, cũng không còn mấy cảnh cày cuốc điên loạn như vậy nữa, không còn hay im lặng như rứa nữa, các mối quan hệ cũng được mở rộng hơn, những chuyện ngày xưa chưa thông giờ nói mãi rồi cũng không, đầu óc bớt u ám hơn ngày xưa. Nhưng rồi cái tính giam miết trong phòng hay chạy rông ngoài đường lúc đêm khuya, rồi trèo lên sân thượng nhà họ mà hóng mát đợi đến khi họ chửi rủa mới tìm góc khuất trốn đợi họ không thấy nữa tưởng là đi rồi mới về lại chỗ cũ thì vẫn còn đó, chẳng thuyên giảm mà càng ngày càng chuyên nghiệp, điêu điêu quá thể…

Những khi ấy, tốn thời gian nhiều vô kể, vào những việc không đâu vào đâu, rồi than thở không có thời gian làm cái này cái kia, nhưng nghĩ lại những khi ấy là cần thiết, để tĩnh tâm lại, mà đúng hơn là cho não nghĩ ngơi, lúc đó não ngu ngu sao ấy, một phần vì chẳng cho nó hoạt động nhiều…

Rồi cũng hay chạy ra công viên trước trường Sư phạm, đi qua những hàng bằng lăng tím hay hoa hoàng yến vàng đợi mùa dọc đường Trương Định, đoạn ồn ào nổi tiếng là tuyền đường cafe cóc, rồi đoạn yên tĩnh mà mát mẻ với mùi sớm mai lạ thường, đi qua khách sạn Morin để rồi ngửi cái mùi nồng nồng nóng nóng phả ra từ phòng giặt đồ, qua những người sửa giày dép ngồi góc cuối đường Trương Định giáp Hùng Vương. Nếu những dịp ra đó sớm là thấy cảnh đôi người hàng rong gánh gồng của cuộc sống gia đình trên vai hay chiếc xích lô chở cả gia tài ra chợ sớm. Những khi ngồi đó học mà nhìn cái cổng 34, ngắm mà coi đó là cái mục tiêu phấn đấu của mình, nhìn vậy mà gắng học… rồi sau có thêm mấy sỉ tử cũng mơ đến cảnh cổng ĐH như mình ra học từ sớm, sớm lắm, bởi vì đến chừng 9h là nắng lên, công viên chẳng mấy bóng nhim mà che mát, cộng thêm cái trời hanh hanh nắng gắt gỏng của những ngày đầu hạ nữa, chẳng ai có thể toàn tâm mà ôn luyện cả, nhanh chân kéo đến mấy gốc cây, ai không nữa thì chạy lòng vòng, kiếm nơi khác, thời đó nhác bắt chuyện và cũng chẳng biết bắt chuyển để làm cái gì, nên thôi, để những người đó vụt qua đời mình với vỏn vẹn vài ấn tượng như vậy, chẳng rõ mặt biết tên…

Ngồi học ở đây rồi cũng thấy cảnh những người chèo thuyền rồng kéo khách mà kiếm sống, cứ đằng xa thấy người lạ là chạy tới, trổ tài ngoại ngữ nói chuyện, đợi lát chừng họ không hiểu im im hay lắc đầu là chán nản quay ngược lại, ngồi đợi, đợi sự thay đổi, đợi cho những chiếc thuyền chạy xa. Thực tình tôi sống ở H cũng chừng 2 năm rưỡi rồi mà chẳng lần nào lên thuyền rồng dạo sông Hương nghe ca Huế cả, một phần là sinh viên nghèo sống xa nhà, một phần vì cảnh non nước ấy tự mình tìm trên những con đường dọc sông Hương mà tôi hằng chạy qua.

Giờ căn gác trọ nơi ấy, những người quen nơi ấy, chẳng còn mấy ai để gặp mặt nữa, cái ký ức vỏn vẹn về chốn sống đầu tiên lúc xa nhà chỉ có vậy. Bây giờ, xa căn trọ bên Trương Định đó rồi, trước chạy qua thấy giờ không còn là nơi luyện thi nữa, thành quán cafe từ đời nào, lướt qua không ngó thấy những người quen ngày xưa cho mình ở nhờ mà cũng ngại chạy vào hỏi chuyện nên thôi. Đôi lần đi bộ qua đây lúc sáng sớm, đi lại con đường ngày xưa dẫn ra công viên trước trường Sư phạm, ngó những cánh tàn bằng lăng rơi bên vệ đường rồi tô bánh canh ngã tư Nguyễn Thái Học, lòng bồi hồi mà nhớ. Nhiều khi chạy lướt qua, chạy trên Trung tâm học liệu, đi lại con đường Trương Định ấy, ngắm khung cảnh đã từng quen thuộc, ngắm căn nhà số 9 Trương Định một thời sống ở đó, để nhớ về ngày xưa, có một thằng nhóc đã nuôi ước mơ ở đây, mà chẳng rõ nơi đây có nhớ đến nó hay không…

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »

Đăng ký nhận bảng tin hàng tuần

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.