Bí quyết mua thấp bán cao bằng đường xu hướng trong biểu đồ giá vàng
Chuỗi bài viết của nhavantuonglai về kinh doanh vàng bạc đá quý và quỹ đầu tư sẽ giúp nhà đầu tư khởi nghiệp hiệu quả.
· 9 phút đọc.
Đường xu hướng (trendline) là một trong những công cụ kỹ thuật phổ biến trong đầu tư vàng. Tuy thế, không phải ai cũng có thể đầu tư chính xác theo đường xu hướng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết, hữu ích để đầu tư được hiệu quả hơn.
Đường xu hướng (trendline) là gì?
Đường xu hướng (trendline) là đường nối giữa đỉnh và đáy của biến động giá vàng. Đây là tín hiệu đại diện cho mức hỗ trợ và mức kháng cự quan sát được trong một thời điểm nhất định.
Đường xu hướng giúp nhà đầu tư xác định được hướng dịch chuyển của giá vàng theo thời gian thực. Theo đó, tư tưởng trend is your friend được xác lập, tạo nên niềm tin rõ ràng cho nhà đầu tư.
Để vẽ nên đường xu hướng, nhà đầu tư cần tối thiểu 2 điểm trên biểu đồ giá vàng. Một số nhà phân tích tùy vào nhu cầu, mà lựa chọn khung thời gian phù hợp. Điều này có nghĩa rằng sự khác biệt giữa mô hình theo phút và giờ, ngày… là không nhiều khác biệt.
Bởi rằng trong từng thời điểm nhất định, biểu đồ giá vàng sẽ cung cấp những tín hiệu riêng biệt. Do đó, không cứ phải biểu đồ có khung thời gian dài sẽ có sự chính xác hơn. Cho nên, đường xu hướng khi được xác lập chuẩn, có thể dùng để tính toán và nhận diện trong bất kỳ tình huống nào.
Đường xu hướng có 2 loại riêng biệt như sau:
– Đường xu hướng hỗ trợ: Phản ánh xu hướng tăng giá vàng trong giai đoạn phân tích.
– Đường xu hướng kháng cự: Phản ánh xu hướng giá vàng giảm trong giai đoạn phân tích.
2 đường này được xác định dựa trên những dấu hiệu hiện tại, và cung cấp những dự báo trong tương lai gần. Ngoài ra, trendline còn đóng vai trò tương đương mức kháng cự, mức hỗ trợ. Đó là cung cấp những thông tin cần thiết để nhà đầu tư chốt lệnh giao dịch hiệu quả.
Quy tắc vẽ đường trendline trên biểu đồ giá vàng
Xác lập ít nhất 3 điểm cùng nằm trên 1 đường thẳng
Khi vẽ đường xu hướng, nhà đầu tư cần xây dựng tối thiểu 2 điểm, là bắt đầu và kết thúc. Còn để xác nhận xu hướng hỗ trợ hay kháng cự, thì chúng ta cần phải có thêm 1 điểm nữa. Quan sát biểu đồ biến động giá vàng dưới đây, là một ví dụ.
– Xu hướng giá bắt đầu hình thành từ đáy, duy trì ở mức ổn định và không giảm.
– Xu hướng giá tiếp tục duy trì và tạo thành đáy thứ 2, giá vàng theo đó cũng ổn định và ít giảm.
– Xu hướng giá tiếp tục tạo thành đáy thứ 3, xác nhận đường xu hướng được hình thành.
– Lúc này đây, giá có xu hướng tăng cường ổn định, không giảm theo thời gian.
Nhà đầu tư cần lưu tâm một điều rằng, đường xu hướng không nhất thiết thể hiện biến động liền kề. Mà nó có thể phản ánh biến động theo thời gian của nhiều giai đoạn. Chỉ cần xác định đúng điểm và tạo thành các điểm tương ứng với các điều kiện đi kèm. Thì đường xu hướng sẽ được xác lập và phản ánh tín hiệu giá đặc trưng trong tương lai.
Đường xu hướng không phải 1 đường thẳng, nó có thể là 1 vùng, hoặc 1 ngưỡng
Có một điều nhà đầu tư cần lưu ý rằng, biến động giá vàng không hoàn hảo tuyệt đối. Hoàn toàn giá vàng không thể liên tục tăng và liên tục giảm. Do đó, biến động giá vàng sẽ có xu hướng không đồng nhất, không ổn định. Chính vì thế mà đường xu hướng không tạo nên một đường thẳng. Biến động giá phần nhiều sẽ lệch ra khỏi đường xu hướng.
Với đường xu hướng có biến động giá lệch mạnh mẽ, thì xác suất sai lệch sẽ cao hơn. Rủi ro khi tương lai, giá vàng gặp nhiều biến động cũng sẽ cao hơn.
Với đường xu hướng có biến động giá vừa phải, không quá lệch với đường đã vạch ra. Thì giá vàng trong tương lai sẽ có xu hướng chắc chắn, khó bị phá vỡ hơn.
Cho nên, khi vẽ đường xu hướng, nhà đầu tư nên thực hiện bằng phương pháp thủ công để nhìn trực quan hơn. Tránh việc dùng các chỉ số kỹ thuật để xây dựng, tính trực quan sẽ không cao.
Bí quyết mua thấp bán cao trong biểu đồ giá vàng
Với lệnh mua vào
Đường xu hướng phù hợp với lệnh mua vào, cần phản ánh giá vàng đi xuống theo thời gian. Do đó, chúng ta thực hiện liền mạnh những bước như sau để xác định:
– Vẽ đường xu hướng nối tối thiểu 2 đáy trong biến động gần nhất, đỉnh đáy sau thấp hơn đỉnh đáy trước.
– Từ đường xu hướng đã vẽ, kéo dài đến thời điểm bạn mong muốn đầu tư.
– Đợi giá tiếp cận đường xu hướng trong tương lai, tìm kiếm cơ hội đầu tư trong giai đoạn đó.
– Dừng đầu tư vào khi giá chạm đường xu hướng, lệch khoảng 2 – 5 nhịp so với điểm xu hướng thứ nhất.
– Xây dựng mục tiêu lợi nhuận theo tỷ lệ 1:3, hoặc tương ứng theo mục tiêu đầu tư của bản thân.
Với lệnh mua vào, chúng ta cần xác định thời điểm mà giá vàng thấp nhất trên thị trường. Với việc dùng đường xu hướng, điều này sẽ dễ xác định hơn bởi tính trực quan của nó. Cùng tính dự đoán đường xu hướng giá thấp nhất sẽ xuất hiện trong tương lai gần.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rủi ro sai lệch như đã trình bày ở mục trên. Bởi khi giá vàng có mức chênh lệch lớn, vượt qua đường xu hướng đã vẽ. Thì có nguy cơ cao rằng thị trường vàng sẽ gặp nhiều bất ổn, rủi ro khi đầu tư. Do đó, nếu điều ấy xảy ra, hãy cẩn trọng khi rót vốn đầu tư.
Với lệnh bán ra
Với lệnh mua vào, chúng ta cần xác lập đường xu hướng theo chiều hướng tăng dần. Điều này được xây dựng sau khi đặt lệnh mua vào và tín hiệu thị trường vàng đang phục hồi.
– Vẽ đường xu hướng nối tối thiểu 2 đáy trong biến động gần nhất, đỉnh đáy sau cao hơn đỉnh đáy trước.
– Từ đường xu hướng đã vẽ, kéo dài đến thời điểm bạn mong muốn chốt lời.
– Khi giá vàng tiệm cận, hoặc chạm vào đường xu hướng, ngay lập tức bán ra để chốt lời hiệu quả.
– Tránh việc đợi để xem giá vàng có tăng lên nữa không, bởi điều này đi kèm rủi ro.
Một tâm lý của nhà đầu tư khi tích trữ vàng và đợi thời điểm thanh khoản. Đó là trông ngóng giá vàng lên mức cao nhất để bán, nhằm kiếm lời tốt nhất. Tuy nhiên, biến động giá vàng không bao giờ theo một đường thẳng và duy trì mãi. Do đó, khi tiệm cận với đường xu hướng, thì nhà đầu tư hãy chốt lời ngay.
Ưu, nhược điểm của đường xu hướng trong biểu đồ giá vàng
Ưu điểm của đường xu hướng trong biểu đồ giá vàng
Rõ ràng, việc ứng dụng nhiều trong đầu tư như thế, thì chắc chắn rằng đường xu hướng sẽ có những ưu điểm nhất định. Cụ thể được liệt kê như dưới đây.
– Tỷ lệ lời – lỗ trong phiên giao dịch là tốt nhất. Khi mà bạn có thể xác định đúng điểm đáy nhằm mua vào, điểm đỉnh để bán ra. Do đó, nhà đầu tư có thể tối ưu lợi nhuận tốt nhất trong phiên đầu tư, dựa trên đường xu hướng.
– Tín hiệu biến động giá, xu hướng giá phản ánh rõ nét trên biểu đồ giá vàng. Do đó, nhà đầu tư có thể yên tâm chốt lời hiệu quả trong phiên giao dịch của mình.
– Khi đường xu hướng được thiết lập tốt, thì biến động giá sẽ nằm trong dự liệu mà bạn mong muốn. Do đó, bạn cũng sẽ nắm quyền chủ động, đầu tư chuẩn và tránh rủi ro tốt hơn.
Ưu điểm chung của đường xu hướng đó chính là tạo được sự an tâm, chắc chắn cho nhà đầu tư. Bởi đường xu hướng tạo nên một đường giá mang tính tuyến tính, ít thay đổi. Do vậy, khi ứng dụng đường xu hướng vào biểu đồ giá vàng, phần nhiều nhà đầu tư sẽ an tâm hơn.
Nhược điểm của đường xu hướng trong biểu đồ giá vàng
Tuy rằng có được sự an tâm, nhưng không gì là tuyệt đối, và đường xu hướng cũng có những hạn chế của riêng nó. Cụ thể như sau:
– Khi biểu đồ giá vàng có biến động, biến động giá có thể không đi theo đường xu hướng. Do đó, trong những tình huống mà giá vàng đang bất ổn, đường xu hướng cũng theo đó mà trở nên rủi ro.
– Trong một số trường hợp nhất định, đường xu hướng không tiệm cận với giá vàng. Điều này đến từ việc nhu cầu của thị trường, chính sách tiền tệ hay những tác động ngoại biên.
– Quá trình giá chạm đến đường xu hướng có thể nhanh, hoặc chậm tùy dòng chảy của thị trường. Không có mẫu số chung nào cho những lần biến động của thị trường hiện tại.
– Sẽ có những rủi ro khi ứng dụng đường xu hướng, cho nên nhà đầu tư cũng cần chuẩn bị tâm thế. Và sẵn sàng đối mặt với bất kỳ tình huống không ổn nào.
Như những gì trên đây đã chia sẻ, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu đường xu hướng, cách ứng dụng cũng như ưu nhược điểm của nó. Đường xu hướng đem đến cơ hội mua thấp bán cao rõ ràng cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, cần phải có những chiến thuật riêng biệt và chắc chắn. Cũng cần sự ổn định của thị trường để đảm bảo rằng mọi quyết định đầu tư sẽ xác đáng.