Bài viết trên Instagram ngày 24 tháng 12 năm 2021
nhavantuonglai là kênh chuyên viết lách chia sẻ và hướng dẫn thuần thục khi thực hành viết lách qua những bài chia sẻ trên Instagram chính thức.
· 3 phút đọc.
định nghĩa tôn giáo được hình thành từ khái niệm religion – tôn kính thần linh. thần linh trong mỗi tôn giáo sẽ đóng vai trò kể chuyện và truyền đạt giáo lý; nghĩa nguyên gốc chính là việc hướng bản thân đến gần thần linh hơn. điều đó được phản ánh qua các nghi lễ hằng ngày, hoặc thể hiện tư duy hướng về đạo khi đối mặt vấn đề của những người tin theo.
bên cạnh đó, tôn giáo còn thể hiện ở sự trần tục. là cách thực hành tôn giáo theo một chiều hướng khác – hướng bản thân ra bên ngoài, qua những thói quen, hành vi thông thường. tư tưởng nhà Phật hiện đại có một ý phản ánh điều này, đó là Phật pháp giữa đời thường – sự gần gũi của những giáo lý trong cộng đồng xã hội.
cũng ở Phật giáo, việc thắp hương viếng chùa đầu năm đã thành thói quen của tất cả mọi người, và cứ không phải Phật tử thì cứ ngày rằm hoặc đầu tháng âm lịch vẫn có thói quen ăn chay (điều này đến Huế, bạn sẽ thấy cực rõ luôn). ở Công giáo, đêm Giáng sinh từ rất lâu đã trở thành sự kiện đời thường quan trọng trong năm, bên cạnh Tết dương lịch hay Trung thu, (thú vị là, tương đồng về mặt ý nghĩa nhưng Phật Đản lại không trở nên đại chúng bằng). những điều này cho thấy, các tư tưởng tôn giáo đã đi vào, gắn liền với đời sống xã hội một cách chân thực, gần gũi và ít có khoảng cách, xung đột.
nếu là người vô thần, hành vi sẽ dựa trên tiêu chuẩn đạo đức để quyết định. nhưng đó là cây thước kẻ đơn sắc, phải trái đúng sai không vùng xám. và trong một số trường hợp nhất định, nó trở nên cồng kềnh khi đánh giá, bởi lợi ích bản thân không đong đếm được bằng lợi ích tập thể. nếu là người theo đạo, vấn đề này được củng cố bằng sự khuôn mẫu của những tư tưởng khi truyền tải, và linh hoạt để áp dụng. nó là điều kiện cần để nhìn thấy sự hiện diện của một tôn giáo, bởi có thể bạn không xuất hiện ở nhà thờ vào dịp quan trọng, không ăn chay vào ngày rằm thì rằng nó không phải vấn đề quá lớn, vì đâu cứ phải thường xuyên cầu nguyện rồi đi lễ là tâm tốt, cuộc sống gặp nhiều phước lành. nhưng nếu bạn không tin vào sự tốt đẹp của việc tử tế, không thấy bình an khi từ chối điều sai trái, thì khó để xem bạn thuộc về một tôn giáo ấy.