Metasearch và những điều cần biết trước khi triển khai
Tìm hiểu các chiến lược tiếp thị, khai thác bán phòng khách sạn hiệu quả trong chuỗi bài viết sau của nhavantuonglai để áp dụng và đem lại hiệu quả thiết thực cho giải pháp của bạn.
· 7 phút đọc.
Khi các khách sạn vừa và nhỏ đưa mình lên Metasearch thì sẽ được hưởng lợi nhất định, nhưng không có nghĩa nhận lại chỉ toàn lợi ích, mà cả những vấn đề đi kèm. Bài viết sau cung cấp một cái nhìn trực quan, giúp các khách sạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Mở đầu
Về cơ bản, Metasearch phổ biến nhiều hơn những gì bạn nghĩ. Ví dụ, lượt đặt phòng gần nhất cho chuyến du lịch Đà Lạt là dựa vào Metasearch, khi bạn click vào quảng cáo của Google khi tìm kiếm khách sạn quanh khu vực trung tâm. Chúng hiển thị mức giá theo thời gian thực cho các khách sạn, chuyến bay, tour du lịch ở khắp mọi nơi, dựa trên những gì bạn tìm kiếm.
Rõ ràng, dưới góc nhìn của khách hàng – điều này là khá hữu ích. Họ có ngay mức giá tốt nhất (thấp nhất) cho các lựa chọn đặt phòng mà không phải vật lộn với hàng tá trang đặt phòng khác nhau.
Nhưng hãy lưu ý, Metasearch không bán phòng khách sạn, chuyến bay hay tour du lịch. Thay vào đó, chúng thu thập thông tin từ các website và hiển thị giá. Công nghệ được áp dụng, giúp các Metasearch thu thập thông tin hiệu quả, dễ dàng hơn để hiển thị trực quan đến người đọc hơn. Kết quả là, Metasearch tăng trưởng mạnh mẽ, và phổ biến hơn bao giờ hết trong những năm gần đây.
Và dù rằng, khi các khách sạn vừa và nhỏ đưa mình lên Metasearch thì sẽ được hưởng lợi nhất định, nhưng không có nghĩa nhận lại chỉ toàn lợi ích, mà cả những vấn đề đi kèm. Bài viết sau cung cấp một cái nhìn trực quan, giúp các khách sạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Ai được hưởng lợi khi áp dụng Metasearch?
Trong nhiều năm qua, các khách sạn phải cạnh tranh vô cùng khốc liệt với các kênh OTA để thu hút sự chú ý của khách hàng. Rõ ràng, kênh OTA giúp người dùng so sánh các khách sạn dễ dàng hơn, nhưng Metasearch còn hơn thế – so sánh giá giữa các nền tảng đặt phòng của cùng một khách sạn, và chúng đang ngày càng phổ biến, được sử dụng thường xuyên, và giúp người dùng đặt phòng rẻ hơn.
Đây là một giải pháp đôi bên cùng có lợi, khách hàng đặt phòng rẻ hơn, khách sạn có nhiều lượt đặt phòng hơn. Do vậy, các nền tảng quản lý đặt phòng khách sạn như giải pháp luôn muốn và đảm bảo công cụ đặt phòng của mình kết nối liền mạch như Google Hotel.
Ở góc nhìn này, các khách sạn hưởng lợi nhiều nhất, khi khách hàng tiềm năng tin tưởng vào Website chính thức và giá rẻ hơn khi tìm kiếm khách sạn trên Metasearch.
Metasearch đã tác động như thế nào đến lượt đặt trước trực tiếp?
Theo báo cáo của Phocuswright vào năm 2019, các khách sạn đang có xu hướng số hóa việc kinh doanh, cụ thể là bán phòng qua các kênh trực tuyến. Mục tiêu của các khách sạn vừa và nhỏ, là tăng lượt đặt phòng trực tiếp, giảm sự phụ thuộc vào kênh OTA và loại bỏ phí hoa hồng phải chi trả cho họ. Metasearch được xem là giải pháp cho mục tiêu này, giúp đặt phòng trực tiếp tăng đến 13%. Báo cáo cũng chỉ ra thị trường tiềm năng của Metasearch, ngày càng nhiều hơn các khách sạn nghiêm túc với đặt phòng trực tiếp. Cụ thể là 90% khách sạn (tham gia khảo sát) muốn tăng hiển thị trên Metasearch để nhận nhiều lượt đặt phòng trực tiếp hơn.
Vấn đề của Metasearch là gì?
Dù rằng, Metasearch đem lại nhiều lợi ích đáng kể, thì bản thân nó cũng có những vấn đề riêng biệt. Hãy xem xét chuỗi sự kiện sau:
– Khách hàng tìm khách sạn quanh trung tâm thành phố Đà Lạt cho chuyến du lịch của họ và nhắm đến khách sạn của bạn.
– Metasearch hiển thị giá của website khách sạn và các kênh OTA là giống nhau, không chênh lệch. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
– Khách hàng quyết định chọn một trong các kênh OTA vì sẽ được hỗ trợ ngay lập tức.
– Khách hàng quyết định chọn một khách sạn khác vì giá rẻ hơn.
Trong cả 2 trường hợp này, khách sạn không chỉ bỏ lỡ đặt phòng trực tiếp (trường hợp đầu tiên), mà cả bỏ lỡ việc đặt phòng qua kênh OTA (trường hợp sau).
Tương lai của Metasearch và ý nghĩa đối với khách sạn
Metasearch có tiềm năng mạnh mẽ và đầy hứa hẹn để cân bằng cuộc chiến giữa kênh OTA và các khách sạn trong việc thu hút khách đặt phòng. Trong khi các kênh OTA có xu hướng cung cấp mức giá trực tuyến rẻ hơn các khách sạn bán phòng trực tiếp, thì điều này đang dần thay đổi và giúp các khách sạn vừa và nhỏ tự tin cạnh tranh hơn.
Một vấn đề khác mà nhiều người quan tâm, đó là sự tồn tại của Metasearch có phải là nhất thời – như những công nghệ phát triển quá nhanh khác? Lo lắng này tuy thực tế, nhưng không có căn cứ, bởi Google không cho mọi người nghĩ như vậy.
Khi Google giới thiệu Google Hotel Ads, mục đích duy nhất của họ là giúp mọi khách sạn đều có thể tiếp cận Metasearch. Điều này giúp việc phân phối phòng không còn độc quyền trong tay các kênh OTA như trước nữa, các khách sạn độc lập cũng có thể tham gia vào vấn đề này.
Dù mọi thứ chỉ mới bắt đầu, nhưng tương lai có vẻ tươi sáng. Điều quan trọng cho việc tạo nên thành công trong dài hạn, tận dụng được tiềm năng thật sự của Metasearch để có nhiều lượt đặt phòng hơn, là dần ngừng phụ thuộc vào website đặt phòng của bên thứ 3 (Kênh OTA, đại lý bán phòng…) và áp dụng công nghệ vào quản lý khách sạn, như sử dụng phần mềm quản lý khách sạn từ giải pháp, cũng như tích hợp Free Booking Link vào khách sạn của mình.
Bắt đầu ngành công nghiệp đặt phòng khách sạn
Thật thú vị để nói rằng, Metasearch đã làm thay đổi cuộc chiến bán phòng trực tuyến. Nếu trên kênh OTA, khách hàng tiềm năng có thể so sánh các khách sạn với nhau ở các địa điểm khác nhau; thì với Metasearch – cùng một khách sạn, họ có thể so sánh các nền tảng đặt phòng khác nhau.
Hơn nữa, đặt phòng trực tiếp thường là lựa chọn rẻ hơn, nên dễ thấy – các khách sạn vừa và nhỏ chiếm ưu thế tốt hơn. Nhưng để duy trì lợi thế này, các khách sạn cần nghiêm túc xem xét đầu tư vào công nghệ phù hợp, giúp tăng quản lý dễ dàng hơn, trải nghiệm của khách hàng tiềm năng được cải thiện hơn.
Kết luận lại, Metasearch là một giải pháp mà các khách sạn nên sử dụng. Nó đem đến nhiều thành công, lợi nhuận và sự chủ động hơn cho các khách sạn khi áp dụng.
Nếu bạn không biết nên bắt đầu từ đâu, hãy liên hệ với giải pháp hoặc đọc thêm các bài viết liên quan đến chủ đề này để hiểu hơn.