Rachel Carson | Mùa xuân vắng lặng (Chương 15)

Mùa xuân vắng lặng ra đời gây ảnh hưởng mạnh mẽ trong xã hội Mỹ, như một hồi chuông cảnh tỉnh về môi trường. Tổng thống John F. Kennedy phải thiết lập một ủy ban riêng điều tra về thuốc diệt sinh vật gây hại.

 · 36 phút đọc.

Mùa xuân vắng lặng ra đời gây ảnh hưởng mạnh mẽ trong xã hội Mỹ, như một hồi chuông cảnh tỉnh về môi trường. Tổng thống John F. Kennedy phải thiết lập một ủy ban riêng điều tra về thuốc diệt sinh vật gây hại.

Mạo hiểm quá nhiều thứ để điều khiển thiên nhiên theo ý mình mà vẫn thất bại thì thật trớ trêu. Nhưng dường như đó là hoàn cảnh của chúng ta hiện nay. Một sự thật ít được nhắc đến nhưng mọi người đều có thể thấy là thế giới tự nhiên không dễ bị điều khiển và những loài côn trùng đang tìm cách để phá vỡ sự tấn công của hóa chất.

Nhà sinh vật học người Hà Han C. J. Bieber đã nói rằng: Thế giới côn trùng là hiện tượng khó tin nhất của thiên nhiên,Đối với thế giới côn trùng, không gì là không thể. Những điều bất khả thi nhất cũng thường xảy ra ở đây. Khi chúng ta tìm hiểu sâu về những bí ẩn của nó chúng ta sẽ không ngừng nín thở vì kinh ngạc. Chúng ta sẽ biết được rằng bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra và những điều hoàn toàn không thể cũng thường xảy ra.

Điều không thể đó hiện nay xảy ra trên hai mặt. Côn trùng đang phát triển theo chiều hướng kháng lại hóa chất. Điều này sẽ được thảo luận ở chương sau. Nhưng một vấn đề rộng hơn chúng ta sẽ nói đến ngay bây giờ là tác dụng hóa chất đang làm yếu hàng rào phòng thủ vốn có trong môi trường của côn trùng. Những hàng rào này được thiết kế để ngăn cản các loài sinh vật khác. Mỗi lần chúng ta chọc thủng hàng rào phòng thủ này, một đám côn trùng sẽ tràn qua.

Những báo cáo trên khắp thế giới đã chứng minh rằng chúng ta đang ở trong một tình thế khó khăn nghiêm trọng. Sau một thập niên hoặc hơn, phòng trừ bằng hóa chất, các nhà côn trùng học phát hiện rằng những vấn đề họ xem như đã được giải quyết trước đó vài năm đã quay trở lại quấy nhiễu họ. Và những vấn đề mới xuất hiện là các loài côn trùng chỉ có mặt ở một số lượng không đáng kể đã tăng lên thành loài gây hại nghiêm trọng.

Sự phòng trừ bằng hóa chất của họ là thất sách vì họ đã nghĩ ra và áp dụng mà không xem xét đến hệ thống sinh học phức tạp mà họ đã mù quáng lao vào để chống lại. Các hóa chất có thể đã được thử nghiệm chống lại một số loài nhưng không thể chống lại cả quần xã.

Ngày nay để theo kịp thời đại, một số thành thị đã gạt bỏ đi sự cân bằng tự nhiên – tình trạng phổ biến trong một thế giới hiện đại – một tình trạng hoàn toàn đáng lo lắng mà chúng ta cũng có thể quên mất đi. Một số người nhận thấy rằng đó là một sự thuận tiện, nhưng với biểu đồ cho một phương hướng hành động, điều đó cực kỳ nguy hiểm. Sự cân bằng tự nhiên ngày nay không giống như thời Pleistocene nhưng nó vẫn tồn tại: một hệ thống hợp nhất, nghiêm ngặt và phức tạp của các mối quan hệ giữa các sinh vật.

Điều này không thể được lờ đi. Cân bằng tự nhiên không phải là một nguyên trạng; nó rất dễ thay đổi và luôn ở trong trạng thái liên tục điều chỉnh. Con người cũng là một bộ phận của sự cân bằng này. Đôi khi sự cân bằng này là vì lợi ích của con người; nhưng đôi khi quả hoạt động của con người lại trở thành sự bất lợi.

Có hai sự thật quan trọng không được nhận thấy trong việc thiết kế những chương trình phòng trừ sâu bệnh hiện đại. Thứ nhất là sự phòng trừ côn trùng thực sự hiệu quả được thực hiện bởi tự nhiên chứ không phải bởi con người. Các quần thể bị kìm hãm bởi một tác nhân mà các nhà sinh thái học gọi là sự kháng cự của môi trường, và điều đó đã có từ khi sự sống đầu tiên được tạo ra. lượng thức ăn có trong tự nhiên, tình hình thời tiết và khí hậu, sự có mặt của các loài vật cạnh tranh hoặc ăn thịt đều thực sự quan trọng. Nhà côn trùng học robert Metcalf nói rằng: Yếu tố lớn nhất trong việc cản trở sự tràn ngập của côn trùng trên thế giới là sự đấu tranh giết hại lẫn nhau của chúng. nhiều loại hóa chất ngày nay đã giết đi những côn trùng vừa là bạn vừa là kẻ thù của chúng ta.

Sự thật thứ hai đã bị sao lãng là sức mạnh sinh sản khủng khiếp của một loài khi khả năng chống lại của môi trường đã bị làm yếu đi. Khả năng sinh sản của nhiều loài hầu như nằm ngoài sức tưởng tượng của chúng ta dù thỉnh thoảng chúng ta cũng thoáng nghĩ đến việc này. Tôi nhớ lại một phép màu thuở học sinh. Một chiếc lọ chỉ chứa hỗn hợp của cỏ khô và nước được thêm vào đó một vài giọt chất lấy từ một mẻ nuôi cấy của động vật nguyên sinh đã hoàn thiện. Chỉ trong vài ngày sau, hàng tỷ vi sinh vật không thể đếm được xuất hiện trong lọ. Đó là trùng đế giày, mỗi con nhỏ như một hạt bụi. Hoặc tôi tưởng tượng về những hòn đá trắng ở bờ biển với những con hàu mà mắt có thể nhìn thấy được hay quang cảnh xuyên qua một đàn sứa.

Chúng ta nhìn thấy được điều kỳ diệu ở quyền năng của tự nhiên khi cá tuyết di chuyển qua vùng biển mùa đông để đến nơi đẻ trứng của chúng, nơi mà mỗi cá mẹ gửi hàng triệu trứng của chúng ở đó. Biển đã không trở thành một vùng chỉ toàn cá tuyết; nhưng điều đó chắc chắn có thể xảy ra nếu toàn bộ những thế hệ cá con của tất cả cá tuyết có thể tồn tại. Sự hạn chế tồn tại trong tự nhiên là trong số hàng triệu cá con được sinh ra bởi một cặp cá, số cá tồn tại đến lúc trưởng thành chỉ đủ để thay thế cá bố mẹ.

Các nhà sinh vật học từng tự tiêu khiển bằng cách nghĩ đến điều gì sẽ xảy ra nếu bỏ đi những sự cản trở tự nhiên và tất cả thế hệ con của một cá thể đều có thể tồn tại. Cách đây một thế kỷ, Thomas Huxley đã tính rằng một con rệp vừng cái (có khả năng sinh sản đặc biệt mà không cần ghép đôi) có thể sinh ra thế hệ con trong thời gian một năm mà tổng trọng lượng của chúng tương đương với tổng trọng lượng của dân cư đế chế Trung Quốc Vào thời của ông ấy.

May mắn cho chúng ta là tình huống như vậy chỉ là lý thuyết, nhưng những nhà nghiên cứu về quần thể động vật biết rõ kết quả kinh khủng của việc đảo lộn sự sắp đặt của tự nhiên. Quyết tâm tiêu diệt loài chó sói đồng cỏ của những người chăn súc vật đã dẫn đến dịch chuột đồng, loài vật trước đây bị kiểm soát bởi sói đồng cỏ. Những câu chuyện thường lặp đi lặp lại ở loài hươu Kaibab ở Arizona là một ví dụ minh họa khác. Khi quần thể hươu đang ở trong trạng thái cân bằng với môi trường sống của chúng, một số động vật ăn thịt – chó sói, báo sư tử, và chó sói đồng cỏ – đã cản trở những con hươu đi tìm thức ăn. Sau đó một chiến dịch đã được bắt đầu để bảo tồn những con hươu này bằng cách giết đi kẻ thù của chúng. Khi Động vật ăn thịt không còn nữa, số lượng hươu tăng lên dữ dội và sau đó không lâu nguồn thức ăn của chúng đã không còn đủ. Khi chúng tìm thức ăn, những cành non trên cây ngày càng vươn cao hơn, và lúc đó những con hươu chết đi nhiều hơn so với khi bị giết hại bởi những động vật ăn thịt trước đây. Hơn nữa, cả môi trường đã bị tổn hại bởi nỗ lực tìm kiếm thức ăn dữ dội của chúng.

Côn trùng ăn thịt trên đồng và trong rừng cũng đóng vai trò giống như chó sói và chó sói đồng cỏ ở Kaibab. Nếu giết hại chúng, mật độ của loài côn trùng bị ăn thịt sẽ tăng lên.

Không ai có thể biết được có bao nhiêu loài côn trùng sống trên trái đất vì có rất nhiều loài vẫn chưa được nhận dạng. Nhưng đã có hơn 700.000loài côn trùng được mô tả. Điều này có nghĩa là xét về số lượng loài, có đến 70 – 80% các sinh vật trên trái đất là côn trùng. Phần lớn những côn trùng này bị kìm hãm bởi tự nhiên mà không có sự can thiệp của con người. Nếu không phải như vậy, thật đáng ngờ rằng một loạt các hóa chất – hoặc bất kỳ một phương pháp nào đó – có thể kìm hãm mật độ của chúng.

nhiều người trong chúng ta lơ là trước vẻ đẹp, những điều kỳ diệu của thế giới và những sức mạnh lạ thường và đôi khi là ghê gớm của những sự sống xung quanh chúng ta. Vì thế rất ít người biết đến mặt tích cực của các loài động vật ăn côn trùng và vật ký sinh. Có lẽ khi chúng ta nhìn thấy một con côn trùng có hình dáng kỳ quặc với vẻ mặt hung tợn trên một bụi cây ở trong vườn, chúng ta sẽ mập mờ nghĩ rằng con bọ ngựa sống bám trên những côn trùng khác. Nhưng chúng ta có thể nhìn với một ánh mắt thấu hiểu nếu chúng ta đã đi vòng quanh vườn vào ban đêm với một chiếc đèn pin và nhìn thấy con bọ ngựa đang lén lút bò trên con mồi của nó. Khi Ấy chúng ta sẽ cảm thấy nó như một vở kịch của thợ săn và con mồi. Và Chúng ta sẽ cảm nhận một điều gì đó về sức mạnh mà thiên nhiên kìm hãm nó.

Động vật ăn thịt – côn trùng giết và ăn những côn trùng khác – thuộc nhiều loại. Một số loài nhanh nhạy và với tốc độ nuốt nhanh chóng chúng vồ lấy con mồi từ không trung. Một số khác phải di chuyển chậm chạp dọc thân cây, chộp lấy và ngấu nghiến con mồi như loài rệp vừng. ong vàng bắt những côn trùng thân mềm và cho con chúng ăn phần ngon nhất của con mồi đó. ong vò vẽ xây tổ bằng bùn dưới hiên nhà và dự trữ côn trùng cho con chúng ăn ở đó. Một loài ong bầu Mỹ bay lượn trên những đàn gia súc chăn thả để tiêu diệt những loài hút máu làm hại chúng. ruồi giả ong, thường được hiểu nhầm là loài ong, đẻ trứng của chúng trên những chiếc lá của các cây cối bị rệp vừng phá hoại; sau đó những ấu trùng của chúng sẽ tiêu thụ một số lượng lớn rệp vừng. Bọ rùa thuộc những loài tiêu diệt rệp vừng, rệp son và những côn trùng ăn thực vật khác hiệu quả nhất. Thực Vật, một con bọ rùa phải tiêu thụ hàng trăm con rệp vừng để dự trữ nguồn năng lượng cần thiết chỉ cho một lần đẻ trứng.

Các loài côn trùng ký sinh có tập tính thậm chí còn đặc biệt hơn. Chúng Không giết chết vật chủ ngay. Thay vào đó, sau khi thích nghi, chúng lợi dụng con mồi để nuôi con của mình. Chúng có thể gửi trứng của mình ở ấu trùng hoặc trứng của con mồi, vì thế con đang phát triển của chúng có thể tìm thức ăn bằng cách tiêu thụ vật chủ. Một số loài gắn trứng của chúng vào sâu bướm bằng chất nhầy; khi trứng nở, con của chúng sẽ lách qua da của vật chủ. Một số khác có bản năng đoán trước sự việc, chúng đẻ trứng trên một chiếc lá để sâu bướm gặm cành sẽ vô tình ăn phải trứng.

Ở khắp mọi nơi, trên đồng và những hàng cây, khu vườn hay cánh rừng, động vật ăn thịt côn trùng và động vật ký sinh vẫn đang hoạt động. Ở trên một cái ao, những con chuồn chuồn lao xuống và mặt trời như đốt lửa từ những đôi cánh của chúng. Cũng chính vì vậy tổ tiên của chúng đã bay xuyên xuống đầm lầy, nơi có nhiều loài bò sát sinh sống. Hiện nay, cũng như trong những thời xa xưa, những con chuồn chuồn tinh mắt bắt muỗi ở trong không trung. Và ở dưới nước, những thiếu trùng chuồn chuồn cũng làm hại những con muỗi và côn trùng khác đang ở giai đoạn sống dưới nước.

Hoặc có một loài chuồn chuồn cỏ với đôi cánh mỏng màu xanh, mắt vàng, nhát và bí ẩn, là con cháu của một loài cổ đại sống ở thời Permian.

Chuồn chuồn cỏ trưởng thành kiếm ăn hầu hết ở mật hoa và dịch ngọt của rệp vừng. Chúng đẻ trứng trên thân cây và buộc vào đó một chiếc lá. Từ Những chỗ này nhô lên những ấu trùng chuồn chuồn, chúng sống bằng cách kiếm ăn trên rệp vừng, hoặc ve mà chúng bắt được và hút khô chúng.

Mỗi ấu trùng ăn hàng trăm rệp vừng trước khi kéo kén để vượt qua giai đoạn nhộng.

Và cũng có nhiều loại côn trùng biết bay và ruồi khác tồn tại nhờ vào sự tiêu diệt trứng hoặc ấu trùng của những côn trùng khác bằng cách ký sinh. Một số loài ký sinh trứng là côn trùng biết bay cực kỳ nhỏ và với số lượng và những hoạt động của chúng, chúng đã giữ sự đa dạng của nhiều loài phá hoại mùa màng.

Tất cả những sinh vật nhỏ bé này vẫn đang làm việc – làm việc trong nắng, trong mưa, suốt cả thời gian ban đêm và thậm chí là khi mùa đông lạnh lẽo đã dập tắt đi những ngọn lửa của sự sống. Khi ấy, sức mạnh sống này vẫn đang âm ỉ và chờ đợi thời gian để lại tiếp tục hoạt động khi mùa xuân đánh thức thế giới côn trùng. Trong khi đó, dưới những lớp tuyết phủ trắng, dưới lòng đất đã đông cứng vì sương giá, ở những kẽ hở của vỏ cây, và trong những nơi trú ẩn, những con vật ký sinh và vật ăn thịt đã tìm cách để vượt qua mùa đông lạnh lẽo.

Trứng của bọ ngựa được bảo vệ trong một vỏ bọc nhỏ từ lớp da mỏng gắn với nhánh của một cây bụi bởi bọ ngựa mẹ.

Ong cái Polistes trú ẩn ở một góc của gác mái đã bị bỏ hoang, mang trong người các trứng đã được thụ tinh, cũng là tương lai của bầy đàn. ong cái còn sống sót này sẽ bắt đầu xây một chiếc tổ nhỏ vào mùa xuân, đẻ trứng vào tổ và cẩn thận nuôi một lượng nhỏ ong thợ. Khi ấy với sự hỗ trợ của ong thợ, ong cái có thể mở rộng tổ và phát triển đàn của mình. Sau đó những con ong thợ, không ngừng tìm kiếm thức ăn suốt mùa hè nóng bức, sẽ tiêu diệt vô số sâu bướm.

Vậy nên, qua những hoạt động sống của chúng và quả bản chất nhu cầu của con người, chúng đều là đồng minh của chúng ta trong việc giữ cân bằng tự nhiên theo hướng có lợi cho ta. Một điều thực sự nguy hiểm là chúng ta đã đánh giá thấp giá trị vai trò của chúng đối với chúng ta – vaitrò giữ cho chúng ta không bị kẻ địch áp đảo.

Sự suy giảm sức kháng cự của môi trường ngày càng thực sự khó lay chuyển và tăng lên vì cuối mỗi năm số lượng, sự đa dạng và tính hủy diệt của thuốc trừ sâu càng tăng. Thời gian trôi qua chúng ta có thể sẽ chứng kiến một sự bùng phát nghiêm trọng hơn của côn trùng, cả những loài mang dịch bệnh và loài phá hoại mùa màng với số lượng quá mức mà chúng ta chưa từng thấy.

Bạn có thể hỏi rằng _Điều đó không phải chỉ mang tính lý thuyết đúng không?_nhưng điều đó đang xảy ra, ở đây và ngay bây giờ. Các bài báo khoa học đã ghi chép 50 loài liên quan đến sự mất cân bằng tự nhiên nghiêm trọng vào năm 1958. Nhiều ví dụ hơn vẫn đang được tìm kiếm mỗi năm.

Một bài báo gần đây về đề tài này bao gồm những tài liệu liên quan đến 215 bài viết báo cáo và thảo luận về sự rối loạn tai hại của sự cân bằng quần thể côn trùng gây ra bởi thuốc diệt sinh vật gây hại.

Đôi khi kết quả của việc phun hóa chất dẫn đến sự tăng lên đột ngột của côn trùng, như sau khi phun thuốc, loài ruồi đen ở Ontario tăng lên nhiều hơn 17 lần so với trước khi phun. Hoặc một sự bùng phát lớn của rệp cải ở Anh sau khi phun một trong những loại hóa chất phosphorus hữu cơ.

Một số lần phun xịt khác chống lại côn trùng mục tiêu đã mở cả một chiếc hộp Pandora mang các loài gây hại mang tính hủy diệt mà những loài này chưa từng đủ nhiều để gây ra nguy hiểm. Chẳng hạn, loài nhện đỏ đã trở thành một loài gây hại hầu như trên toàn cầu khi DDT và một số thuốc trừ sâu khác đã giết chết kẻ thù của chúng. Nhện đỏ không phải là một loài côn trùng. Đó là một sinh vật có tám chân thuộc một nhóm gồm nhện, bọ cạp, và ve. Nhện có các bộ phận trên miệng thích nghi với việc chích và hút con mồi, và chúng háu ăn chất diệp lục, chất tạo nên màu xanh cho thế giới. Nhện đưa những bộ phận nhỏ bé và sắc bén của miệng vào những tế bào bên ngoài của lá cây và lá kim thường xanh để hút diệp lục. Sự phá hoại nhẹ sẽ làm xuất hiện những đốm và chấm đen trắng trên cây; với mật độ nhện cao, tán lá sẽ chuyển vàng và rụng đi.

Đó là những gì xảy ra ở một số khu rừng quốc gia phía tây cách đây vài năm khi Cục Kiểm lâm Hoa Kỳ phun DDT vào 885.000 mẫu đất rừng vào năm 1956. Mục đích của việc phun thuốc là để phòng trừ sâu ăn nụ cây vân sam, nhưng mùa hè sau đó người ta phát hiện ra một vấn đề tồi tệ hơn cả sự phá hoại của loài sâu này. Qua sự khảo sát rừng bằng máy bay có thể nhìn thấy những vùng cây bị tàn lụi, nơi những cây linh sam Douglas có chuyển sang màu nâu và đang rụng lá. Ở rừng quốc gia Helena và trên những đường dốc phía tây của núi Big Belt, sau đó là những vùng khác của Montana xuống tới Idaho, những khu rừng trông như bị cháy sém. Điều đó chứng tỏ rằng mùa hè năm 1957, loài nhện đỏ đã tràn vào phá hoại trên diện rộng và dữ dội nhất trong lịch sử. Hầu hết tất cả những vùng bị phun thuốc đều bị ảnh hưởng. Những nơi khác không có biểu hiện bị gây hại rõ rệt.

Điều tra về sự việc này, những nhân viên kiểm lâm nhớ lại những tai hại do nhện đỏ gây ra nhưng không ấn tượng như lần này. Tình trạng như vậy cũng xảy ra ở dọc bờ sông Madison ở Vườn quốc gia Yellowstone năm 1929, ở Colorado 20 năm sau đó, và ở new Mexico năm 1956. Mỗi trường hợp bùng phát như vậy đều xuất hiện sau khi phun thuốc trừ sâu cho rừng.

(Đợt phun thuốc năm 1929, xảy ra trước thời đại của DDT, đã sử dụng arsenate chì. )Tại sao loài nhện đỏ phát triển mạnh nhờ vào thuốc trừ sâu? ngoài sự thật rõ ràng là chúng không bị ảnh hưởng bởi thuốc dường như còn có hai lý do khác. Trong tự nhiên, nhện bị kìm hãm bởi những vật ăn thịt như bọ rùa, ruồi, bét và rệp, những loài này bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thuốc trừ sâu. lý do thứ ba là áp lực mật độ của các đàn nhện đỏ. Đàn nhện nằm yên tụm lại vào nhau dưới một lớp mạng để lẩn trốn kẻ thù. Khi chúng ta phun thuốc, các đàn nhện phân tán ra, chúng bị kích thích mặc dù không bị giết chết bởi hóa chất. Sau đó, chúng di chuyển tán loạn để tìm một nơi chúng không bị quấy rối. Khi di chuyển đi tìm nơi ở khác, chúng tìm được nhiều không gian và thức ăn hơn khi ở đàn cũ của mình. Kẻ thù của chúng giờ đây đã chết vì thế chúng không cần phải tốn năng lượng để giăng những chiếc mạng bảo vệ kín đáo. Thay vào đó chúng dồn năng lượng của mình để sinh sản ra nhiều nhện hơn nữa. Sự đẻ trứng của nhện thường tăng lên gấp ba lần – nhờ vào tác động có lợi của thuốc trừ sâu.

Ở thung lũng Shenandoah của Virginia, một vùng trồng táo nổi tiếng, một lũ côn trùng nhỏ đã xuất hiện gây hại cho cây táo ngay khi DDT bắt đầu thay thế arsenate chì. Thiệt hại do chúng gây ra nhanh chóng tăng lên 50% của vụ mùa và chúng trở thành một loài vật phá hoại táo nặng nề nhất, không chỉ ở vùng này mà còn nhiều vùng khác ở miền Đông và Trung Tây Khi DDT được sử dụng nhiều hơn.

Tại những vườn táo ở nova Scotia vào cuối những năm 1940, sự tràn vào phá hoại nặng nề nhất của sâu bướm có ở những vườn cây được phun thuốc đều đặn. Ở những vườn không được phun thuốc, sâu bướm không đủ nhiều để gây ra vấn đề thực sự.

Sự siêng năng phun thuốc đã mang lại một kết quả không mong muốn tương tự ở đông Sudan, nơi những người trồng bông có những trải nghiệm chua xót với DDT. Khoảng 60.000 mẫu bông đang phát triển được tưới tiêu bởi đồng bằng gas. Những lần thử sử dụng DDT dường như mang đến kết quả tốt và việc phun thuốc đã được tăng cường. Nhưng sau đó rắc rối đã bắt đầu. Một trong những kẻ thù phá hoại lớn nhất của bông là sâu quảng. Nhưng khi bông được phun thuốc càng nhiều thì sâu quả năng xuất hiện càng nhiều. Những cây bông không được phun thuốc ít bị gây hại đến quả hơn những cây được phun thuốc. Mặc dù một số côn trùng ăn lá đã bị tiêu diệt, lẽ ra họ có thể đạt được lợi ích thay vì giờ đây lại bị gây hại bởi loài sâu quả năng này. Cuối cùng những người trồng bông phải đối mặt với sự thật không vui là sản lượng bông của họ sẽ lớn hơn nếu họ tiết kiệm chi phí phun thuốc.

Ở Congo thuộc Bỉ và Uganda việc sử dụng DDT quá mức để chống lại côn trùng gây hại của cây cà phê hầu như đã gây hậu quả _thảm khốc._những vật hại của cây cà phê hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi DDT trong khi những vật gây hại cho chúng bị ảnh hưởng nặng nề.

Ở Hoa Kỳ, những người nông dân thường xuyên đánh đổi một kẻ thù côn trùng để nhận lại một loại tệ hại hơn bằng việc phun thuốc làm biến động quần thể côn trùng. Hai chương trình phun thuốc trên diện rộng vừa mới được thực hiện cũng có kết quả giống như vậy. Một là chương trình tiêu diệt tận gốc kiến lửa ở miền nam; và một chương trình khác là phun thuốc cho loại bọ cánh cứng nhật Bản ở Trung Tây. (Xem Chương 10 Chương 7).

Khi heptachlor được phép bán ở những khu đất trồng ở louisiana vào năm 1957, kết quả tạo ra một loài kẻ thù kinh khủng nhất của cây mía – sâu bore mía. Sau một khoảng thời gian ngắn dùng heptachlor, thiệt hại bởi sâu bore đã tăng mạnh. Hóa chất chống lại kiến lửa đã giết chết kẻ thù của sâu bore. Mùa vụ bị thiệt hại nghiêm trọng đến mức người dân đã kiện chính quyền vì sự sơ suất không cảnh báo với họ rằng điều này có thể xảy ra.

Những người nông dân ở Illinois cũng đã học được những bài học cay đắng như vậy. Sau khi sử dụng dieldrin để phòng trừ bọ cánh cứng nhật Bản ở các khu đất trồng tại đông Illinois, những người nông dân phát hiện sâu bore ở bắp tăng lên dữ dội tại vùng được phun thuốc. Thực sự bắp được trồng trên những cánh đồng trong vùng này có số lượng ấu trùng gây hại gấp hai lần so với bắp được trồng ở những vùng ngoài. Những người nông dân không biết được cơ sở sinh học của điều đã xảy ra. Trong khi cố gắng để loại bỏ một loài côn trùng, họ đã mang đến một tai họa khi xuất hiện một loài khác nguy hại hơn. Theo ước lượng của Bộ nông nghiệp, tổng thiệt hại của bọ cánh cứng nhật Bản ở Hoa Kỳ khoảng 10 triệu dollar mỗi năm, trong khi thiệt hại bởi sâu bore lên đến khoảng 85 triệu.

Điều đáng chú ý là sức mạnh tự nhiên đã được tin tưởng trong việc phòng trừ sâu bore. Trong hai năm sau khi sâu bore ở bắp tình cờ được đưa vào từ châu Âu năm 1917, chính phủ Hoa Kỳ đã đề ra một chương trình chuyên sâu về việc xác định vị trí và nhập các động vật ký sinh của một loài côn trùng gây hại. Kể từ đó, 24 loài động vật ký sinh của sâu bore bắp đã được mang về từ châu Âu và Phương Đông với chi phí đáng kể. Trong Số này, có 5 loài được xác định là có khả năng phòng trừ rõ rệt.

Nếu điều này có vẻ buồn cười, chúng ta hãy xét đến tình hình các rừng cam quýt ở California, nơi thực hiện thí nghiệm bằng cách phòng trừ sinh học nổi tiếng và thành công nhất thế giới vào năm 1880. Năm 1872, một loài côn trùng cánh vảy ăn nhựa cây cam quýt xuất hiện ở California và trong 15 năm tiếp theo chúng phát triển thành một loài vật hại mang tính hủy diệt đến mức vụ mùa trái cây ở nhiều khu vườn hoàn toàn thua lỗ.

Ngành trồng cam quýt non trẻ bị đe dọa. Có nhiều người nông dân đã từ bỏ và nhổ đi cây trồng của mình. Sau đó một loài vật ký sinh của côn trùng cánh vảy được đưa từ Australia vào, một loài bọ rùa nhỏ được gọi là vidalia. Chỉ hai năm sau khi mang loài bọ rùa này về đã kiểm soát được côn trùng cánh vảy khắp các vùng trồng cây cam quýt ở California. Từ đó, tìm khắp những khu rừng cam suốt cả ngày cũng sẽ không thấy được một con côn trùng cánh vảy nào.

Sau đó vào năm 1940, những người trồng giống cây cam quýt đã bắt đầu thử nghiệm một số hóa chất mới để đối phó với các côn trùng khác.

Với sự xuất hiện của DDT và những hóa chất độc hại khác, loài vedalia ở các vùng của California đã bị hủy diệt. Việc nhập chứng về đã tiêu tốn của chính phủ 5.000 dollar. Những hoạt động của vedalia đã tiết kiệm cho những người trồng trái cây hàng triệu dollar mỗi năm. Nhưng chỉ một lúc lơ là, lợi ích của họ đã bị mất đi. Sự phá hoại của côn trùng cánh vảy nhanh chóng xuất hiện trở lại và sự phá hoại vượt hơn cả những gì đã được nhìn thấy trong khoảng năm mươi năm trở lại đây.

Tiến sĩ Paul DeBach của Trạm Thí nghiệm cam quýt ở riverside nói rằng: Điều đó có thể đã đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên. giờ đây việc phòng trừ loài cánh vẩy trở nên cực kỳ phức tạp. Vedalia chỉ có thể được duy trì bằng cách thả nhiều lần và đặc biệt lưu ý đến kế hoạch phun thuốc, giảm thiểu sự tiếp xúc của chúng với thuốc trừ sâu. Bất kể những người trồng cam quýt làm gì, tác động của thuốc trừ sâu cũng đã gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Tất cả những ví dụ này liên quan đến những côn trùng tấn công cây trồng. Điều gì ở chúng đã gây ra bệnh? Đã có những điều được cảnh báo.

Ví dụ trên đảo nissan của nam Thái Bình Dương, việc phun thuốc đã được thực hiện trong suốt Thế chiến thứ hai và chỉ dừng lại khi chiến sự kết thúc. Không lâu sau, những đàn muỗi mang bệnh sốt rét lại tràn lan trên đảo. Tất cả những loài vật ăn muỗi đã bị giết chết và chưa có thời gian để phát triển lại. Vì thế số lượng của loài muỗi này bùng nổ dữ dội. Marshall Laird, người đã mô tả sự việc này, so sánh việc phòng trừ bằng hóa chất như một công việc thường ngày; một khi chúng ta đã đặt chân đến đây, chúng ta sẽ không thể ngừng lo lắng về hậu quả của nó.

Ở những vùng khác trên thế giới, bệnh có thể liên quan đến việc phun thuốc một cách thực sự khác biệt. Vì một số lý do, những loài động vật thân mềm như ốc hầu hết miễn dịch với tác động của thuốc trừ sâu. Điều Đó đã được quan sát nhiều lần. Trong sự hủy diệt hàng loạt sau khi phun thuốc tại một đầm nước mặn ở đông Florida (trang 169 – 170), chỉ có ốc sống dưới nước còn sống. Cảnh tượng mô tả giống như một bức tranh rùng rợn được vẽ nên bởi một họa sĩ siêu thực. Những con ốc di chuyển quanh cơ thể của những con cá chết và những con cua nằm thoi thóp, chúng ăn ngấu nghiến những nạn nhân bị nhiễm chất độc này.

Nhiều loài ốc sống dưới nước đóng vai trò như vật chủ của các loài giun ký sinh nguy hiểm quanh quẩn cả đời sống của chúng ở một động vật thân mềm, và một phần ở loài người. Ví dụ như sán lá máu hoặc sán máng gây ra những căn bệnh nghiêm trọng ở người khi họ đưa chúng vào người bằng việc uống nước hoặc qua da khi tắm bằng nước bị những con vật nào tấn công. Sán lá được đưa vào nước nhờ những con ốc là vật chủ. Những Căn bệnh này đặc biệt phổ biến ở các vùng châu á và châu Phi. Ở những nơi xảy ra các bệnh này, những phương pháp phòng trừ côn trùng làm sốlượng ốc tăng lên dường như dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Dĩ nhiên không chỉ có loài người nhiễm những căn bệnh do ốc gây ra.

Bệnh gan ở gia súc, cừu, dê, hươu, nai, thỏ và nhiều loài động vật máu nóng khác do sán lá gan sống trong ốc ở nước ngọt gây ra. Những lá gan bị các loại giun nào gây hại không thích hợp để sử dụng làm thức ăn cho người và thông thường sẽ được bỏ đi. Điều này lấy đi khoảng 3, 5 triệu đôla của những người chăn gia súc ở Hoa Kỳ.

Những tác nhân làm tăng số lượng ốc rõ ràng có thể khiến vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn.

Hơn một thế kỷ qua, các vấn đề này đã phủ những bóng đen dài nhưng chúng ta còn chậm nhận ra chúng. Hầu hết những người thích hợp nhất để phát triển phòng trừ tự nhiên và giúp cho việc phòng trừ tự nhiên trở nên hiệu quả đã quá bận rộn nỗ lực ở các vườn nho với việc phòng trừ hóa học thú vị hơn. Vào năm 1960, chỉ có 2% các nhà côn trùng học trong nước làm việc trong lĩnh vực phòng trừ sinh học. Số lượng đáng kể 98% còn lại bị thu hút bởi nghiên cứu về thuốc trừ sâu hóa học.

Tại sao lại như vậy? những công ty hóa chất lớn đang đầu tư tiền vào các trường đại học để hỗ trợ cho các nghiên cứu về thuốc trừ sâu. Điều này mang đến những món tiền thưởng và những vị trí công việc hấp dẫn cho sinh viên sau đại học. Mặt khác, những nghiên cứu biện pháp phòng trừ sinh học không được cấp tiền – lý do đơn giản là chúng không hứa hẹn với bất kỳ ai về cơ may như ở công nghiệp hóa học. Những nghiên cứu này được để lại cho các cơ quan nhà nước và liên bang, những nơi trả mức lương thấp hơn rất nhiều.

Tình trạng này cũng giải thích cho một sự thật khó hiểu khác là một số nhà côn trùng học nổi tiếng là những người chủ trương dẫn đầu về biện pháp phòng trừ hóa học. Điều tra thông tin một số nhà nghiên cứu này cho thấy toàn bộ chương trình nghiên cứu của họ được hỗ trợ bởi công nghiệp hóa chất. Uy tín nghề nghiệp của họ và đôi khi là công việc của họ phụ thuộc vào sự tồn tại mãi mãi của các phương pháp hóa học. Chúng ta có thể mong đợi rằng họ sẽ cắn vào chính bàn tay nuôi sống họ hay không?Chúng ta có thể đặt niềm tin bao nhiêu vào sự cam đoan của họ rằng thuốc trừ sâu là vô hại?Giữa sự ca ngợi hóa chất như một phương pháp chính để phòng trừ côn trùng, đôi khi chỉ có một vài báo cáo được đưa ra bởi số ít những nhà côn trùng học này, những người vẫn nhận thức được sự thật rằng mình không phải một nhà hóa học hay kỹ sư, mà là một nhà sinh học.

F. H. Jacob ở Anh đã khẳng định rằng hoạt động của những nhà côn trùng học sử dụng biện pháp phòng trừ hóa học cho thấy họ đang làm việc với niềm tin sự cứu giúp nằm ở cuối vòi phun… họ đã tạo ra sự hồi sinh, sức chống chịu hoặc độc tố đối với các loài động vật có vú, và các nhà hóa học sẽ sẵn sàng để tạo ra một viên thuốc khác. Cuối cùng chỉ có các nhà sinh học sẽ trả lời về những vấn đề cơ bản về việc phòng trừ các loài gây hại.

A. D. Pickett ở nova Scotia đã viết: Các nhà côn trùng học phải nhận ra rằng họ đang làm việc với những vật thể sống… công việc của họ phải nhiều hơn là chỉ thử nghiệm thuốc trừ sâu và tìm kiếm những hóa chất mang tính hủy diệt cao. Tiến sĩ Pickett chính là người tiên phong trong lĩnh vực thực hiện những biện pháp phòng trừ côn trùng lành mạnh như tận dụng tối đa những loài ăn thịt và ký sinh. Phương pháp mà ông ấy và cộng sự của mình tạo ra ngày nay là một mô hình xuất sắc nhưng ít có khả năng cạnh tranh. Chúng ta thấy rằng chỉ có những chương trình phòng trừ kết hợp được thực hiện bởi một số nhà côn trùng học California mới có những điều đáng để so sánh ở quốc gia này.

Tiến sĩ Pickett bắt đầu công việc của ông cách đây khoảng 30 năm tại những vườn táo ở thung lũng Annapolis của nova Scotia, trước đây từng là một trong những vùng trồng trái cây tập trung ở Canada. Vào thời điểm này người ta tin rằng thuốc trừ sâu – khi ấy là hóa chất vô cơ – sẽ giải quyết được vấn đề phòng trừ côn trùng, và công việc duy nhất là thuyết phục những người trồng cây làm theo những phương pháp được giới thiệu.

Nhưng một bức tranh tươi sáng đã không thể hiện thực hóa. Vì một lý do nào đó côn trùng vẫn tiếp tục tồn tại. Những hóa chất mới được sản xuất thêm, những thiết bị phun thuốc tốt hơn được phát minh ra và sự hăng hái phun thuốc cũng tăng lên những vấn đề về côn trùng vẫn không tiến triển tốt hơn. Sau đó DDT có triển vọng sẽ xóa tan cơn ác mộng của sự bùng nổ ấu trùng sâu bướm. Nhưng kết quả thực sự từ việc sử dụng nó là một tai họa ve bét trước đây chưa từng có. Tiến sĩ Pickett nói rằng: _Chúng ta đi từ khủng hoảng này đến khủng hoảng khác, đơn thuần là đánh đổi rắc rối này để mang về một rắc rối khác._Tuy nhiên, lúc bấy giờ Pickett và cộng sự của ông đã nghĩ ra một con đường mới thay vì cùng với những nhà côn trùng học khác tiếp tục theo đuổi ảo ảnh của những hóa chất độc hại hơn. Nhận ra có những bạn đồng minh đắc lực trong tự nhiên, họ đã sáng tạo ra một chương trình tận dụng tối đa những biện pháp phòng trừ tự nhiên và tận dụng thuốc trừ sâu ở mức thấp nhất. Bất kỳ lúc nào sử dụng thuốc trừ sâu, chúng cũng được sử dụng ở liều lượng thấp nhất – chỉ vừa đủ để phòng trừ loài gây hại. Thời gian thích hợp cũng được chú trọng. Như vậy, nếu nicotine sulphate được sử dụng trước thay vì sau khi hoa táo chuyển sang màu hồng thì một trong những loài vật ăn thịt sẽ không bị hại vì nó vẫn còn trong giai đoạn trứng.

Tiến sĩ Pickett đã đặc biệt thận trọng trong việc chọn lựa những hóa chất ít gây hại nhất có thể đối với những côn trùng ký sinh và ăn thịt. Ông nói:Khi chúng ta bắt đầu sử dụng DDT, parathion, chlordane, và những loại thuốc trừ sâu mới khác như một biện pháp phòng trừ quen thuộc giống như cách chúng ta đã sử dụng những hóa chất vô cơ trong quá khứ, những nhà côn trùng học nghiên cứu về phòng trừ sinh học có thể sẽ bỏ cuộc. Thay Vào những loại thuốc trừ sâu có độc tính cao và được phân bố rộng rãi, ông ấy đặt niềm tin vào ryania, nicotine sulphate, và arsenate chì. Ở một số tình huống, liều dùng của DDT hoặc malathion rất nhẹ (1 hoặc 2 ounce trên 100gallon – ngược lại thông thường là 1 hoặc 2 pound trên 100 gallon). Mặc Dù hai loại thuốc này có độc tố thấp nhất trong các loại thuốc trừ sâu hiện đại nhưng ông Pickett hy vọng rằng với những bước tiến mới trong nghiên cứu chúng sẽ được thay bằng những nguyên liệu an toàn và mang tính chọn lọc hơn.

Chương trình này có hiệu quả như thế nào? những người trồng cây ăn quả ở nova Scotia áp dụng chương trình phun thuốc giảm nhẹ của Tiến sĩ Pickett tạo ra tỷ lệ trái cây loại một cao tương đương những người đang sử dụng hóa chất độc mạnh. Họ cũng đang sản xuất tốt. Họ cũng đang đạt được kết quả như vậy, với chi phí thấp hơn đáng kể. Kinh phí cho thuốc trừ sâu ở những vườn trồng táo tại nova Scotia chỉ từ 10 – 20% kinh phí ở nhiều vùng trồng táo khác.

Quan trọng hơn nữa, những kết quả xuất sắc này cho thấy sự thật rằng chương trình giảm nhẹ được thực hiện bởi những nhà côn trùng học nova Scotia không làm hại đến cân bằng tự nhiên. Từ đó chúng ta có thể nhận ra triết lý của nhà côn trùng học người Canada, g. C. Ullyett, cách đây một thập niên rằng chúng ta chắc hẳn phải thay đổi triết lý của mình, phải từ bỏ quan điểm về sự mạnh hơn của con người và thừa nhận rằng trong nhiều tình huống ở môi trường tự nhiên, chúng ta luôn phải tìm cách và phương tiện để hạn chế các quần thể sinh vật bằng một cách tiết kiệm hơn là chúng ta có thể tự mình làm.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 01 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 02 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 03 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 04 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 05 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 06 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 07 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 09 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 10 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 11 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 12 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 13 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 14 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 15 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 16 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 17 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »

Đăng ký nhận bảng tin hàng tuần

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.