Rachel Carson | Mùa xuân vắng lặng (Chương 16)

Mùa xuân vắng lặng ra đời gây ảnh hưởng mạnh mẽ trong xã hội Mỹ, như một hồi chuông cảnh tỉnh về môi trường. Tổng thống John F. Kennedy phải thiết lập một ủy ban riêng điều tra về thuốc diệt sinh vật gây hại.

 · 28 phút đọc.

Mùa xuân vắng lặng ra đời gây ảnh hưởng mạnh mẽ trong xã hội Mỹ, như một hồi chuông cảnh tỉnh về môi trường. Tổng thống John F. Kennedy phải thiết lập một ủy ban riêng điều tra về thuốc diệt sinh vật gây hại.

Ngày nay Darwin còn sống, thế giới côn trùng sẽ làm ông phấn khích và kinh ngạc với những bằng chứng ấn tượng cho học thuyết của mình về sự tồn tại của những loài thích nghi mạnh mẽ nhất.

Do bị phun hóa chất cường độ cao, những con côn trùng yếu hơn trong bầy đàn sẽ bị tiêu diệt. Ngày nay ở nhiều vùng, trong số nhiều loài chỉ có những con mạnh và thích nghi được mới có thể tồn tại để chống lại nỗ lực hạn chế côn trùng của chúng ta.

Cách đây gần nửa thế kỷ, một giáo sư về côn trùng học ở Đại học BangWashington, A. l. Melander đã đặt ra một câu hỏi mà ngày nay nó đã thành câu hỏi tu từ: Côn trùng có thể kháng thuốc không?

Câu trả lời đến với Melander quá mập mờ và chậm thực ra chỉ vì ông ấy đã đặt câu hỏi của mình quá sớm – năm 1914 thay vì 40 năm sau đó.

Trước thời đại của DDT, hóa chất vô cơ đã được sử dụng trên những quy mô rất nhỏ so với ngày nay, tạo ra đây đó một số giống côn trùng có thể sống qua được những lần phun hoặc rắc hóa chất. Melander từng gặp rắc rối với một loài côn trùng cánh vảy ở San Jose sau vài năm phòng trừ bằng cách phun lime sulfur (lưu huỳnh vôi). Sau đó ở vùng Clarkston của Washington, những con côn trùng này trở nên khó tiêu diệt hơn – chúng khó bị giết hơn so với tại những vườn cây ăn quả ở các thung lũng Wenatchee, Yakima và những vùng khác.

Đột nhiên những con côn trùng cánh vảy ở những nơi khác trong nước dường như có hoàn cảnh tương tự: chúng không chết khi bị phun lime sulfur (lưu huỳnh vôi). loại hóa chất này được xịt thường xuyên và tùy ý bởi những người trồng cây ăn quả. Hàng ngàn mẫu vườn cây ăn quả tươi tốt ở Trung Tây đã bị phá hoại bởi côn trùng.

Sau đó ở California, phương pháp phủ vải bạt lên cây trồng và hun khói bằng axit hydrocyanic như truyền thống bắt đầu mang đến kết quả không như mong muốn ở một số vùng, vấn đề này dẫn đến cuộc nghiên cứu tại Trạm Thí nghiệm cam quýt California bắt đầu từ năm 1915 và kéo dài đến một phần tư thế kỷ. Năm 1920, một loại côn trùng khác cũng bắt đầu kháng thuốc là ấu trùng sâu bướm hay sâu táo, dù arsenate chì đã được sử dụng thành công để chống lại chúng trong khoảng 40 năm.

Nhưng DDT và những chất tương tự đã xuất hiện, dẫn đến Kỷ nguyên kháng thuốc. Không có gì bất ngờ nếu ta có kiến thức đơn giản nhất về côn trùng và sự bùng nổ số lượng động vật. Dường như người ta còn chậm nhận thức được sự thật rằng côn trùng sở hữu một thứ vũ khí hiệu quả để chống lại sự tấn công của hóa chất. Chỉ những ai quan tâm đến các côn trùng mang bệnh dường như mới có thể bị đánh thức hoàn toàn với bản chất đáng lo ngại của tình hình. Phần lớn nhà nông vẫn vô tình đặt niềm tin của mình vào sự phát triển của những loại hóa chất mới và độc hại hơn mặc dù khó khăn hiện tại sinh ra từ lý do này.

Nếu sự hiểu biết về hiện tượng kháng thuốc của côn trùng phát triển chậm thì điều đó thực sự khác xa với sự kháng thuốc của chúng. Trước Năm 1945 chỉ có khoảng mười hai loài được biết là có thể chống chịu với những thuốc trừ sâu trước DDT. Với những hóa chất hữu cơ và những phương pháp phun thuốc mới để sử dụng ở cường độ cao, số lượng loài kháng thuốc đã tăng nhanh chóng như sao băng ở mức cảnh báo 137 loài vào năm 1960. Không ai tin rằng kết quả này có thể nhìn thấy được. Đã có hơn một nghìn bài báo về đề tài này được xuất bản. Tổ chức Y tế Thế giới cần sự trợ giúp từ 300 nhà khoa học ở khắp nơi trên thế giới, họ tuyên bố rằng vấn đề quan trọng nhất hiện nay là những chương trình phòng trừ côn trùng. Một nhà nghiên cứu quần thể động vật lỗi lạc người Anh, Tiến sĩ Charles Elton, đã từng nói rằng, chúng ta đang nghe những tiếng động ầm ầm đầu tiên của những thứ có thể trở thành một loạt sức mạnh dồn dập.

Thỉnh thoảng, sự kháng thuốc phát triển nhanh đến mức khi mực chỉ vừa ráo trên một bài báo cáo hoan nghênh phương pháp phòng trừ một loài nào đó có ghi rõ các loại hóa chất thì người ta phải phát hành một báo cáo bổ sung. Ví dụ ở nam Phi, đàn gia súc từ lâu đã bị gây hại bởi loài ve bét xanh. loài côn trùng này đã khiến cho 600 gia súc chết đi chỉ trong một năm ở một trại chăn nuôi. Ve bét đã kháng lại với nước arsenic tắm cho gia súc trong vài năm. Sau đó người ta thử dùng benzene hexachloride và nhận thấy có kết quả tốt chỉ trong một thời gian ngắn. Những báo cáo được đưa ra vào năm 1949 tuyên bố rằng những con bét có khả năng chống chịu arsenic có thể bị phòng trừ dễ dàng bằng một hóa chất mới. Sau đó cũng trong năm này, một báo cáo về sự bắt đầu kháng thuốc của chúng đã được phát hành. Trước hoàn cảnh này, một tác giả của Leather Trades Review(Tạp chí Thương mại da thuộc) đã đưa ra lời bình vào năm 1950: _những tin tức như thế này được hé lộ từ các hội nhóm khoa học và xuất hiện ở một số mục nhỏ trong báo chí nước ngoài. Chúng có thể tạo thành những điểm tin thời sự có tầm vóc như những tin về các trận nổ bom nguyên tử nếu tầm quan trọng của vấn đề được hiểu một cách đúng đắn._Sự kháng thuốc của côn trùng không chỉ là một vấn đề của nông nghiệp và lâm nghiệp, nó còn trở thành một nỗi e sợ nghiêm trọng trong lĩnh vực y tế cộng đồng. Mối quan hệ giữa côn trùng và nhiều loại bệnh ở người là một vấn đề đã có từ rất lâu đời. Muỗi anopheles có thể truyền vào máu người ký sinh trùng sốt rét trong khi một số khác truyền bệnh sốt vàng.

Còn có những loài muỗi khác truyền bệnh viêm não. loài ruồi nhà tuy không cắn nhưng chúng làm ô nhiễm thức ăn của con người với vi khuẩn kiết lỵ, và ở nhiều nơi trên thế giới chúng có vai trò truyền các bệnh về mắt. Danh sách các bệnh và loài côn trùng mang bệnh gồm bệnh sốt phát ban và rận, bệnh dịch hạch và bọ chét chuột, bệnh buồn ngủ châu Phi và ruồi xê xê, nhiều loại sốt với ve bét, và vô số những loại khác.

Đó là những vấn đề quan trọng cần phải đối phó. Không ai có trách nhiệm lại dám cho rằng có thể lơ là các bệnh gây ra do côn trùng. Câu hỏi cấp bách giờ đây chính là: có trách nhiệm hay không, có khôn ngoan không khi giải quyết vấn đề bằng những cách đang làm cho vấn đề tồi tệ hơn?Thế giới đã biết nhiều về cuộc chiến thắng lợi chống lại bệnh tật bằng việc phòng trừ những côn trùng mang bệnh truyền nhiễm, nhưng lại ít nghe nói về một mặt khác của câu chuyện – đó là những thất bại. Những chiến thắng ngắn ngủi giờ đây đã mang đến một cảnh báo rằng kẻ thù côn trùng đã thực sự được tăng cường sức mạnh nhờ chính chúng ta. Thậm chí tệ hại hơn là chúng ta đã hủy diệt những phương tiện chiến đấu của mình.

Một nhà côn trùng học tài giỏi người Canada, Tiến sĩ A. W. A. Brown, đã được Tổ chức Y tế Thế giới đề cử để thực hiện một cuộc điều tra toàn diện về vấn đề kháng thuốc. Trong sách chuyên khảo về vấn đề này, được xuất bản vào năm 1958, Tiến sĩ Brown đã nói rằng: Chỉ một thập niên sau khi giới thiệu thuốc diệt côn trùng tổng hợp có hiệu nghiệm trong chương trình sức khỏe cộng đồng, vấn đề chuyên môn chính cần giải quyết là sự kháng thuốc phát triển ở các loài côn trùng chúng ta đã phòng trừ. Khi xuất bản sách chuyên khảo của ông ấy, Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo rằng_Cuộc tấn công sôi nổi nhắm vào các bệnh lây truyền do động vật chân khớp như sốt rét, sốt phát ban và bệnh dịch có nguy cơ phải lùi bước nếu không thể kiểm soát vấn đề mới phát sinh này._Đâu là tiêu chuẩn để đánh bước lùi này? Danh sách các loài kháng thuốc giờ đây hầu như bao gồm tất cả các nhóm côn trùng quan trọng trong y học. Có vẻ như ruồi đen, ruồi cát và ruồi xê xê chưa kháng lại hóa chất.

Mặt khác, sự kháng thuốc ở ruồi nhà và rận cơ thể giờ đây hầu như đã phát triển trên phạm vi toàn cầu. Những chương trình phòng chống sốt rét bị đe dọa khi muỗi bắt đầu kháng thuốc. Bọ chét chuột ở phương Đông, một loài côn trùng mang bệnh dịch chính, vừa được chứng minh có khả năng kháng thuốc với DDT. Đó là tiến triển nghiêm trọng nhất. Mọi lục địa và mọi nhóm đảo đều có các quốc gia báo cáo về sự kháng thuốc ở một số lượng lớn các loài khác.

Việc ứng dụng thuốc diệt côn trùng hiện đại đầu tiên có lẽ là được thực hiện ở Italy vào năm 1943, khi Chính phủ liên minh quân sự bắt đầu điều trị thành công bệnh sốt phát ban bằng cách rắc DDT vào rất nhiều người.

Hai năm sau đó, người ta tiếp tục ứng dụng phun thuốc trên diện rộng để phòng trừ muỗi truyền bệnh sốt rét. Chỉ một năm sau, những dấu hiệu bất thường đầu tiên đã xuất hiện. Cả ruồi nhà và muỗi Culex bắt đầu có biểu hiện kháng thuốc. Vào năm 1948, một hóa chất mới là chlordane được dùng thử để bổ sung cho DT. lần này kết quả tốt đạt được trong khoảng hai năm, nhưng vào tháng Tám năm 1950, những con ruồi kháng thuốc chlordane đã xuất hiện. Đến cuối năm này, tất cả ruồi nhà cũng như muỗi Culex dường như kháng lại chlordane. Khi những hóa chất mới được đưa vào sử dụng nhanh chóng thì sự kháng thuốc bắt đầu xuất hiện. Cuối năm 1951, DDT, methoxychlor, chlordane, heptachlor, và benzene hexachloride đã có mặt trong danh sách những hóa chất không còn tác dụng nữa. Trong Khi đó, loài ruồi trở nên _cực kỳ nhiều._Chu trình giống nhau của những sự kiện này được lặp lại ở Sardinia Trong suốt những năm cuối thập niên 1940. Ở Đan Mạch, những sản phẩm chứa DDT được sử dụng đầu tiên vào năm 1944; khoảng năm 1947, việc phòng trừ ruồi đã thất bại ở nhiều nơi. Tại một số nơi ở Ai Cập, ruồi đã hoàn toàn kháng thuốc với DDT vào khoảng năm 1948; BHC (benzene hexachloride) được sử dụng để thay thế nhưng chỉ có hiệu quả không đến một năm. Một ngôi làng ở Ai Cập là một ví dụ điển hình cho vấn đề này.

Thuốc diệt côn trùng phòng trừ ruồi cho kết quả tốt vào năm 1950 và trong suốt năm này, tỷ lệ tử vong ở trẻ em cũng giảm gần 50%. Tuy nhiên, một năm sau đó ruồi đã có thể kháng lại DDT và chlordane. Mật độ ruồi đã trở lại ở mức độ như trước; và tỷ lệ tử vong ở trẻ em cũng thế.

Ở Hoa Kỳ, sự kháng lại DDT ở ruồi đã lan rộng tại thung lũng Tennessee vào khoảng năm 1948. Sau đó, những vùng khác cũng gặp tình trạng như vậy. Việc sử dụng lại biện pháp phòng trừ bằng dieldrin hầu như không đạt được thành công. Ở một số nơi, ruồi trở nên kháng thuốc mạnh với hóa chất này chỉ trong hai tháng. Sau khi sử dụng qua hết những chất hydrocacbon clo hóa có thể dùng, những cơ quan phòng trừ chuyển sang sử dụng phosphate hữu cơ, nhưng tại đây, một lần nữa câu chuyện về sự kháng thuốc lại diễn ra. Kết luận hiện tại của các chuyên gia là _các kỹ thuật trừ côn trùng đã không còn hiệu quả trong việc phòng trừ ruồi nhà nữa và chúng ta phải tiến hành dựa trên sự cải thiện hệ thống vệ sinh trong._Việc phòng trừ rận cơ thể ở napoli là thành tựu sớm nhất và được biết đến nhiều nhất của DDT. Trong suốt một vài năm sau đó, thành tựu này ở Italy đã được cạnh tranh bởi sự kiểm soát thành công loài rận ảnh hưởng khoảng hai triệu người ở nhật Bản và Hàn Quốc vào mùa xuân năm 1945 – 1946. lẽ ra với thất bại của việc phòng trừ dịch bệnh sốt phát ban ở Tây Ban nha vào năm 1948, người ta đã có thể nhận ra được một số điềm báo về những vấn đề xảy ra trước đó. Mặc dù thất bại này đã thực sự xảy ra nhưng những kết quả trong phòng thí nghiệm đã thúc đẩy các nhà côn trùng học tin rằng rận không thể có khả năng kháng thuốc. Vì thế những sự kiện ở Hàn Quốc vào mùa đông năm 1950 – 1951 đã khiến mọi người sửng sốt.

Khi bột DDT được sử dụng cho một số người lính Hàn Quốc, kết quả bất thường là số lượng người mắc rận lại tăng lên. Khi rận được đem về thí nghiệm, người ta phát hiện rằng bột DDT 5% không làm chúng chết nhiều hơn tỷ lệ chết tự nhiên. Kết quả tương tự ở rận được lấy từ những người sống lang thang ở Tokyo, một nơi tị nạn ở Itabashi, và người tị nạn ở Syria, Jordan, và Đông Ai Cập đã xác nhận sự mất tác dụng của DDT trong việc phòng trừ rệp và sốt phát ban. Năm 1957, danh sách những quốc gia có rận kháng lại DDT đã được mở rộng, bao gồm Iran, Thổ nhĩ Kỳ, Ethiopia, Tây Phi, nam Phi, Peru, Chile, Pháp, nam Tư (Yugoslavia), Afghanistan, Uganda, Mexico, và Tanganyika. Thắng lợi ban đầu ở Italy Dường như đã thực sự lu mờ.

Muỗi truyền bệnh sốt rét đầu tiên có thể kháng lại DDT là anopheles acbarovi ở Hy lạp. Phun thuốc trên diện rộng đã được bắt đầu năm 1946 với thành công ban đầu; tuy nhiên đến năm 1949 những người quan sát đã nhận thấy một số lượng lớn muỗi trưởng thành đang đậu dưới các cầu vượt, mặc dù chúng không có mặt ở những ngôi nhà và chuồng ngựa đã được phun thuốc. Không lâu sau, thói quen để bên ngoài của chúng đã mở rộng từ các hang động, nhà phụ, cống nước đến tán lá và thân của những cây cam. Dường như muỗi trưởng thành đã chịu được DDT để trốn thoát khỏi những tòa nhà đã được phun thuốc rồi đậu lại bên ngoài để phục hồi.

Một vài tháng sau chúng có thể sống trong nhà và đậu trên các bức tường đã phun thuốc.

Đó là một điềm báo xấu về tình trạng thực sự nghiêm trọng mà giờ đây nó đã phát triển rất nhiều. Sự kháng thuốc trừ sâu của muỗi thuộc nhóm anopheles đã tăng lên ở mức kinh hoàng, được tạo ra bởi những chương trình phun thuốc triệt để trong nhà được thiết kế để tiêu diệt bệnh sốt rét.

Năm 1956 chỉ có 5 loài thuộc những loài muỗi này có dấu hiệu kháng thuốc nhưng đến đầu năm 1960 số lượng đã tăng từ 5 lên 28! Con số này bao gồm những côn trùng truyền bệnh sốt rét ở Tây Phi, Trung Đông, Trung Mỹ, Indonesia, và vùng Đông Âu.

Sự việc như vậy cũng đang được lặp lại ở những loài muỗi khác, kể cả những loài mang những căn bệnh khác. Một loài muỗi nhiệt đới mang những ký sinh trùng truyền bệnh chẳng hạn như bệnh phù voi đã trở nên kháng thuốc mạnh ở nhiều nơi trên thế giới. Tại một số vùng ở Hoa Kỳ Muỗi truyền bệnh viêm não ngựa đã bắt đầu kháng thuốc. Một vấn đề thậm chí nghiêm trọng là vấn đề liên quan đến loài truyền bệnh sốt vàng, một bệnh dịch lớn của thế giới hàng thế kỷ qua. Những loài muỗi kháng thuốc này đã xuất hiện ở Đông nam á và phổ biến ở Caribe.

Hậu quả của tình trạng côn trùng kháng thuốc đối với bệnh sốt rét và các bệnh khác đã được chỉ ra bởi nhiều bài báo từ nhiều nơi trên thế giới.

Một cơn bùng phát bệnh sốt vàng ở Trinidad vào năm 1954 theo sau thất bại của việc phòng trừ muỗi truyền bệnh do kháng thuốc. Đã có một đợt bùng phát bệnh sốt rét ở Indonesia và Iran. Ở Hy lạp, nigeria, và liberia, muỗi tiếp tục chứa và truyền ký sinh trùng sốt rét. Bệnh tiêu chảy do ruồi ở georgia được kiểm soát một năm trước đó giờ lại có dấu hiệu quay lại.

Bệnh viêm màng kết cấp tính ở Ai Cập được kiểm soát nhờ phòng trừ ruồi tạm thời nhưng cũng không thể kéo dài qua hết năm 1950.

Nói về sức khỏe con người, có một sự việc ít nghiêm trọng hơn nhưng cũng gây lo âu đó là muỗi đầm lầy ngập mặn ở Florida cũng đang cho thấy biểu hiện kháng thuốc. Mặc dù chúng không phải là sinh vật mang bệnh nhưng sự hiện diện đông thành nhiều đàn của loài khát máu này khiến nhiều khu vực rộng lớn ở bờ biển Florida không thể ở được cho đến khi biện pháp phòng trừ – tạm thời và không đơn giản – được thiết lập. Nhưng Hiệu quả này cũng nhanh chóng biến mất.

Nhiều cộng đồng hiện nay đang chuẩn bị phun thuốc quy mô lớn phải ngập ngừng trước việc muỗi nhà bình thường đang phát triển khả năng kháng thuốc ở đây đó. loài muỗi này hiện nay đã kháng lại nhiều loại thuốc trừ sâu, trong số đó có một loại được sử dụng phổ biến nhất là DDT ở Italy, Israel, nhật Bản, Pháp và nhiều nơi ở Hoa Kỳ như California, ohio, new Jersey, và Massachusetts.

Một vấn đề khác nữa là ve bét. loại ve truyền bệnh sốt màng não này vừa phát triển khả năng kháng thuốc. loài ve chó nâu đã có khả năng thoát khỏi cái chết do hóa chất gây ra. Điều này tạo ra những vấn đề đối với con người cũng như với loài chó. Ve chó nâu là một loài cận nhiệt đới. Khi Chúng xuất hiện ở phía bắc new Jersey, chúng phải sống trong những tòa nhà ấm thay vì ở ngoài trời. John C. Pallister ở Bảo tàng lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ đã kể lại vào năm 1959 phòng của ông ấy đã nhận được rất nhiều cuộc gọi từ những khu căn hộ xung quanh ở Central Park West. Ông Pallister nói rằng: Đôi khi cả một căn nhà phải chịu sự quấy rối của những con ve bét con và chúng rất khó để tiêu diệt. Một con chó bị ve bét ký sinh từ Central Park West và sau đó những con ve bét này sẽ đẻ trứng và chúng sẽ ấp trứng trong căn hộ. Dường như chúng không bị ảnh hưởng bởi DDThay chlordane và hầu hết những loại thuốc hiện đại của chúng ta. Trước Đây ve bét rất ít phổ biến ở thành phố new York nhưng giờ chúng có mặt khắp nơi ở đây và trên long Island ở Westchester và lên đến Connecticut.

Chúng ta đã thấy điều này, đặc biệt là năm hoặc sáu năm về trước. Gián Đức có mặt khắp nơi ở Bắc Mỹ đã trở nên kháng lại chlordane.

loại hóa chất này từng là vũ khí yêu thích của những người diệt gián nhưng giờ đây họ đã chuyển sang phosphate hữu cơ. Tuy nhiên sự phát triển khả năng kháng thuốc diệt côn trùng gần đây là một mối đe dọa đối với những người tiêu diệt chúng.

Những cơ quan chuyên về bệnh gây ra bởi sinh vật truyền bệnh đang lặp lại vấn đề của mình bằng cách chuyển từ một loại thuốc diệt côn trùng này sang một loại thuốc khác khi sự kháng thuốc xuất hiện. Những điều này không thể tiếp diễn mãi dù các nhà hóa học tài giỏi vẫn luôn cung cấp được những nguyên liệu mới. Tiến sĩ Brown đã chỉ ra rằng chúng ta đang đi trên một con đường một chiều và không ai biết được con đường này dài như thế nào. Nếu chúng ta đi đến hết con đường mà vẫn chưa thành công trong việc phòng trừ các loài côn trùng mang bệnh, tình thế sẽ thực sự hiểm nghèo.

Với những côn trùng phá hoại mùa màng, câu chuyện cũng giống như vậy.

Danh sách khoảng mười hai loài côn trùng cho thấy khả năng kháng lại hóa chất vô cơ của thời đại trước giờ đây được thêm vào nhóm một vật chủ của các loài khác kháng lại DDT, HBC, lindane, toxaphene, dieldrin, aldrin, và thậm chí là phosphate. Tổng số loài kháng thuốc trong số những côn trùng phá hoại mùa màng đã chạm mức 65 loài vào năm 1960.

Các trường hợp côn trùng nông nghiệp kháng DDT đầu tiên xuất hiện ở Hoa Kỳ vào năm 1951, khoảng sáu năm sau khi DDT được sử dụng lần đầu. Tình trạng liên quan đến ấu trùng sâu bướm có lẽ là rắc rối nhất. loài này hiện nay đã kháng lại DDT ở hầu hết các vùng trồng táo trên thế giới.

Sự kháng thuốc ở sâu cải bắp cũng đang tạo ra một vấn đề nghiêm trọng.

Sâu khoai tây đã thoát khỏi sự kiểm soát bằng hóa chất tại nhiều nơi ở Hoa Kỳ. Sáu loại côn trùng hại bông cùng bọ trĩ, sâu bướm trái cây, rầy xanh, sâu bướm, bét, rệp vừng, sâu ăn lá và nhiều loại khác giờ đây đã không còn bị ảnh hưởng bởi những đợt phun hóa chất tấn công của người nông dân.

Ngành công nghiệp hóa chất tất nhiên không muốn phải đối mặt với sự thật không vui về tình trạng kháng thuốc. Thậm chí vào năm 1959, với hơn 100 loài côn trùng có biểu hiện kháng hóa chất rõ rệt, một trong những tờ tập san đầu ngành trong lĩnh vực hóa học nông nghiệp đã bàn về sự kháng thuốc ở côn trùng là thật hay tưởng tượng. ngành công nghiệp cứ làm ngơ những vấn đề không biến mất một cách đơn giản như họ hy vọng và nó cho thấy những thông tin kinh tế đáng buồn. Một là chi phí cho việc phòng trừ bằng hóa chất đang tăng đều. Không thể dự trữ thuốc nhiều như trước nữa; những hóa chất đầy triển vọng nhất hôm nay ngày mai có thể sẽ không còn hiệu quả. Khoản đầu tư tài chính đáng kể cho việc ủng hộ và khởi đầu một loại thuốc trừ sâu mới có thể sẽ bị mất sạch khi một lần nữa côn trùng chứng minh rằng không thể đối phó với thiên nhiên hiệu quả thông qua sức mạnh tàn bạo. Và dù công nghệ có thể nhanh chóng phát minh ra những công dụng mới cho thuốc trừ sâu và những phương thức mới để áp dụng chúng, lũ côn trùng dường như vẫn sẽ luôn đi trước một bước.

Darwin không thể tìm ra được một ví dụ nào cho hoạt động của sự chọn lọc tự nhiên rõ hơn cơ chế kháng thuốc. Trong quần thể gốc, các cá thể khác nhau về đặc tính cấu trúc, tập tính, hoặc chức năng sinh lý; đó là số ít những con côn trùng có thể tồn tại khi bị tấn công hóa chất. Phun thuốc sẽ giết chết những sinh vật yếu. Những sinh vật tồn tại được là những con côn trùng thừa hưởng các đặc tính giúp chúng không bị gây hại. Thông qua di truyền, thế hệ con của chúng sẽ sở hữu những đặc tính chống chịu của tổ tiên. Do đó việc phun thuốc tập trung với những hóa chất mạnh sẽ chỉ là vấn đề tệ hơn. Sau một vài thế hệ, thay vì một quần thể hỗn hợp của những con mạnh và yếu thì lại có một quần thể bao gồm toàn những con côn trùng có thể kháng thuốc.

Côn trùng kháng hóa chất bằng nhiều cách thức mà chúng ta chưa thể hiểu hết được. Người ta nghĩ rằng một số loài côn trùng có thể không bị ảnh hưởng bởi các biện pháp phòng trừ hóa học nhờ vào lợi thế cấu trúc của chúng nhưng có rất ít bằng chứng về việc này. Tuy vậy, khả năng kháng thuốc ở một số loài đã thực sự rõ ràng qua lời kể của Tiến sĩ Beijer, người quan sát những con ruồi ở Viện Phòng trừ vật hại tại Springform, Đan Mạch: _Chúng đang nô đùa với nhau trong DDT như những thầy phù thủy thời xa xưa đang nhảy trên than hồng._Những báo cáo tương tự cũng đến từ những nơi khác trên thế giới. ỞMalaysia, tại Kuala lumpur, đầu tiên những con muỗi phản ứng lại với DDT bằng cách rời khỏi những nơi bị phun thuốc. Tuy nhiên, khi sự kháng thuốc đã bắt đầu, người ta có thể thấy chúng đang trú ẩn ở những nơi mà có DDT lắng lại ngay bên dưới. Tại một quân trại ở phía nam Đài loan, xét nghiệm những mẫu rệp giường kháng thuốc người ta thấy chúng mang trên người một lớp bột DDT còn lắng lại. Khi những con rệp này được thử nghiệm đặt trong quần áo đã thấm DDT, chúng sống khoảng một tháng và bắt đầu đẻ trứng; kết quả là con của chúng sinh sôi và phát triển.

Tuy nhiên, đặc tính kháng thuốc không phụ thuộc vào cấu trúc cơ thể.

Những con ruồi kháng DDT sở hữu một loại enzyme giúp chúng khử loại thuốc này thành SẼ ít độc hơn. loại enzyme này chỉ có ở những con ruồi sở hữu yếu tố di truyền kháng DDT. Dĩ nhiên yếu tố này được di truyền.

Cơ chế khử độc các loại hóa chất phosphorus hữu cơ của ruồi và những loài côn trùng khác thì vẫn chưa rõ.

Một số tập tính của côn trùng cũng có thể giúp chúng tránh khỏi hóa chất. Nhiều công nhân thấy những con ruồi kháng thuốc đậu trên những bề mặt không được phun thuốc hơn là trên vách tường đã được phun thuốc. Những con ruồi nhà kháng thuốc có thể có thói quen của ruồi chuồng trại, đó là đậu cố định một chỗ, vì thế chúng có thể giảm tần suất tiếp xúc với chất độc tồn tại. Một số loài muỗi truyền sốt rét có thói quen khác giúp chúng tránh phơi nhiễm DDT đến mức tưởng như chúng miễn nhiễm. Khi bị phun thuốc, chúng rời nhà và sống ở bên ngoài.

Thông thường, sự kháng thuốc cần hai hoặc ba năm để phát triển dù đôi khi chỉ cần một mùa hoặc ít hơn. Ở những hoàn cảnh khác nó có thể kéo dài khoảng sáu năm. Số lượng thế hệ được sinh ra bởi một quần thể côn trùng trong một năm rất quan trọng, và số lượng này khác nhau tùy vào loại và điều kiện khí hậu. Ví dụ ruồi ở Canada phát triển khả năng kháng thuốc chậm hơn ruồi ở miền nam Hoa Kỳ nơi có mùa hè nóng bức kéo dài giúp cho tỷ lệ sinh sản nhanh chóng.

Một câu hỏi mang hy vọng được đặt ra: nếu như côn trùng có thể kháng hóa chất thì con người có thể làm được điều đó hay không? Về mặt lý thuyết là chúng ta có thể; những điều này phải trải qua hàng trăm thậm chí là hàng ngàn năm nên thông tin này không thể an ủi những ai đang sống. Sự kháng thuốc không tự phát triển trong một cá nhân nào. Nếu một người từ lúc sinh ra đã sở hữu những đặc tính giúp anh ấy ít bị ảnh hưởng bởi chất độc hơn những người khác, anh ấy có thể tồn tại và sinh con dễ hơn. Sự kháng thuốc do đó được hình thành trong một quần thể sau khi trải qua nhiều thế hệ. Quần thể người sinh sản ở tỷ lệ khoảng ba thế hệ trong một thế kỷ nhưng thế hệ côn trùng mới được sinh ra chỉ khoảng trong một ngày hoặc một tuần.

Trong một số trường hợp, thà chịu một lượng thiệt hại nhỏ còn hơn là tránh được thiệt hại trong một thời gian nhưng về lâu dài phải gánh chịu hậu quả vì để mất vũ khí chiến đấu. người đứng đầu Dịch vụ Bảo vệ Thực vật Hà lan, Tiến sĩ Beijer, đưa ra lời khuyên._lời khuyên thực tế nên Phun thuốc càng ít càng tốt thay vì Phun thuốc hết khả năng của bạn… Sức ép lên quần thể loài gây hại càng nhẹ càng tốt._Không may là tầm nhìn như vậy đã không phổ biến ở bộ phận truyền thông về nông nghiệp của Hoa Kỳ. Niên giám năm 1952 của Bộ nông nghiệp dành riêng cho côn trùng đã nhìn nhận việc côn trùng trở nên kháng thuốc, nhưng họ nói rằng: Cần phải dùng nhiều thuốc trừ sâu hơn hoặc số lượng lớn hơn để kiểm soát thích đáng côn trùng. Bộ nông nghiệp không nói điều gì sẽ xảy ra khi chỉ còn những loại hóa chất diệt không chỉ côn trùng mà tất cả sự sống trên trái đất là chưa được thử sử dụng. Nhưng vào năm 1959, chỉ bảy năm sau lời khuyến cáo của bộ, Journal of Agricultural And Food Chemistry (Tạp chí nông nghiệp và Hóa thực phẩm) đã trích dẫn từ một nhà côn trùng học ở Connecticut rằng có ít nhất một hoặc hai loại thuốc trừ sâu đã phải sử dụng loại hóa chất cuối cùng có thể dùng được.

Tiến sĩ Beijer nói rằng: Rõ ràng chúng ta đang đi trên một con đường đầy nguy hiểm.

…Chúng tôi đang tích cực nghiên cứu các biện pháp kiểm soát sâu hại khác, các biện pháp sinh học chứ không phải hóa học. Mục tiêu của chúng tôi là sử dụng các quy trình tự nhiên thận trọng hết mức để phục vụ mục đích của mình, chứ không dùng sức mạnh tàn bạo…

Chúng ta cần phải có một định hướng cao cả hơn và một sự thấu hiểu sâu sắc hơn, điều mà tôi không thấy ở nhiều nhà nghiên cứu. Sự sống là một điều kỳ diệu nằm ngoài tầm hiểu biết của chúng ta và chúng ta kính trọng nó ngay cả ở những nơi chúng ta phải đấu tranh chống lại nó. Việc Sử dụng vũ khí như thuốc trừ sâu để kiểm soát sâu hại là một bằng chứng của sự thiếu kiến thức và sự thiếu khả năng tận dụng các quy trình tự nhiên để không cần phải dùng sức mạnh tàn bạo. Cần phải có một sự khiêm tốn; trong lĩnh vực này không thể chấp nhận sự tự cao trong khoa học.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 01 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 02 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 03 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 04 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 05 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 06 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 07 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 09 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 10 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 11 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 12 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 13 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 14 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 15 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 16 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 17 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Thanh Tâm Tuyền | Người yêu

Thanh Tâm Tuyền | Người yêu

Thanh Tâm Tuyền (1936 – 2006) tên thật là Dzư Văn Tâm là một nhà thơ nhà văn người Việt nổi tiếng được biết đến với những cách tân thơ…

Thanh Tâm Tuyền | Bến tàu

Thanh Tâm Tuyền | Bến tàu

Thanh Tâm Tuyền (1936 – 2006) tên thật là Dzư Văn Tâm là một nhà thơ nhà văn người Việt nổi tiếng được biết đến với những cách tân thơ…

Đăng ký nhận bảng tin hàng tuần

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.