Giúp Google và người dùng tìm thấy nội dung website

Giúp Google và người dùng tìm thấy nội dung website hướng dẫn nâng cao những kỹ thuật giúp tối ưu SEO hiệu quả, đem lại thứ hạng tốt trên công cụ tìm kiếm.

 · 19 phút đọc.

Giúp Google và người dùng tìm thấy nội dung website hướng dẫn nâng cao những kỹ thuật giúp tối ưu SEO hiệu quả, đem lại thứ hạng tốt trên công cụ tìm kiếm.

Nếu bạn sở hữu, quản lý, kiếm tiền hoặc quảng bá nội dung trực tuyến qua Google Search thì cẩm nang này là dành cho bạn. Nếu bạn là chủ sở hữu của một giải pháp đang phát triển, chủ sở hữu của hàng chục website, chuyên viên SEO trong một đại lý về web hoặc bạn là một chuyên gia SEO tự học mong muốn tìm hiểu cơ chế hoạt động của Google Search: cẩm nang này là dành cho bạn. Nếu bạn muốn nắm được kiến thức tổng quan toàn diện về những khái niệm cơ bản của hoạt động SEO theo các phương pháp hay nhất của chúng tôi, thì đây chính là tài liệu bạn cần. Cẩm nang này sẽ không đưa ra bí quyết nào giúp website của bạn tự động xếp hạng đầu tiên trong Google, nhưng khi làm theo các phương pháp hay nhất tại đây, bạn có thể giúp công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu, Index và hiểu nội dung của bạn dễ dàng hơn.

Cẩm nang này dành cho ai?

Nếu bạn sở hữu, quản lý, kiếm tiền hoặc quảng bá nội dung trực tuyến qua Google Search thì cẩm nang này là dành cho bạn. Nếu bạn là chủ sở hữu của một giải pháp đang phát triển, chủ sở hữu của hàng chục website, chuyên viên SEO trong một đại lý về web hoặc bạn là một chuyên gia SEO tự học mong muốn tìm hiểu cơ chế hoạt động của Google Search: cẩm nang này là dành cho bạn. Nếu bạn muốn nắm được kiến thức tổng quan toàn diện về những khái niệm cơ bản của hoạt động SEO theo các phương pháp hay nhất của chúng tôi, thì đây chính là tài liệu bạn cần. Cẩm nang này sẽ không đưa ra bí quyết nào giúp website của bạn tự động xếp hạng đầu tiên trong Google, nhưng khi làm theo các phương pháp hay nhất tại đây, bạn có thể giúp công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu, Index và hiểu nội dung của bạn dễ dàng hơn.

Tối ưu hoá cho công cụ tìm kiếm (SEO) thường là việc thực hiện các sửa đổi nhỏ trên từng phần của website. Khi xem xét riêng lẻ, những thay đổi này trông có vẻ là những cải tiến nhỏ, nhưng khi kết hợp với các hoạt động tối ưu hoá khác, chúng có thể có tác động đáng kể đến trải nghiệm người dùng và hiệu suất của website trong kết quả Google Search không phải trả tiền. Có thể bạn đã quen thuộc với nhiều chủ đề trong cẩm nang này bởi đây đều là những thành phần thiết yếu của mọi website. Dù vậy, có thể bạn vẫn chưa vận dụng tối đa những chủ đề đó.

Bạn nên xây dựng một website mang lại lợi ích cho người dùng và thực hiện mọi tính năng tối ưu hoá nhằm mục đích cải thiện trải nghiệm người dùng. công cụ tìm kiếm là một trong số đó, loại công cụ này giúp người dùng khác tìm thấy nội dung của bạn. Ý nghĩa của SEO là giúp công cụ tìm kiếm hiểu và hiển thị nội dung. website của bạn có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn website trong ví dụ của chúng tôi và cung cấp nội dung hoàn toàn khác, nhưng các chủ đề về cách tối ưu hoá mà cẩm nang này trình bày có thể áp dụng cho mọi website, bất kể quy mô và hình thức. Chúng tôi hy vọng cẩm nang này sẽ đem lại cho bạn một số ý tưởng mới về cách cải thiện website. Chúng tôi cũng rất mong nhận được câu hỏi, phản hồi và câu chuyện thành công của bạn qua Cộng đồng trợ giúp của Trung tâm Google Search.

Bảng thuật ngữ

Dưới đây là một bảng thuật ngữ ngắn gọn, giải thích một số thuật ngữ quan trọng được sử dụng trong cẩm nang tối ưu SEO chuẩn Google này.

Chỉ mục là gì?

Google lưu trữ tất cả website mà Google biết vào chỉ mục của mình. Mỗi mục để ghi nhận một trang trong chỉ mục sẽ mô tả nội dung và vị trí (URL) của trang đó. Index là khi Google tìm nạp, đọc và thêm một trang vào chỉ mục: Hôm nay, Google đã Index một số trang trên website của tôi.

Thu thập dữ liệu là gì?

Quá trình Google Search các website mới hoặc vừa cập nhật. Google khám phá các URL bằng cách đi theo các đường liên kết, đọc sơ đồ website và nhiều cách khác. Google thu thập dữ liệu trên web, Google Search các trang mới rồi Index các trang đó (khi thích hợp).

Trình thu thập dữ liệu là gì?

Phần mềm tự động thu thập dữ liệu (tìm nạp) các trang trên web và Index các trang đó.

Googlebot là gì?

Tên gọi chung của trình thu thập dữ liệu của Google. Googlebot liên tục thu thập dữ liệu trên web.

SEO là gì?

Tối ưu hoá cho công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization) là quá trình cải thiện website của bạn để phù hợp hơn với các công cụ tìm kiếm.

SEO cũng là chức danh của người làm công việc tối ưu hoá cho công cụ tìm kiếm: Chúng tôi vừa tuyển một nhân viên SEO mới để cải thiện sự hiện diện của chúng tôi trên website.

Giúp Google tìm thấy nội dung website

Bước đầu tiên để đưa website của bạn lên Google là đảm bảo rằng Google có thể tìm thấy trang đó. Cách tốt nhất để làm điều đó là gửi sơ đồ website. Sơ đồ website là một tệp trên website của bạn nhằm cung cấp thông tin cho các công cụ tìm kiếm về các trang mới hoặc các trang đã thay đổi trên website của bạn.

Google cũng tìm các trang thông qua đường liên kết qua các trang khác. Tìm hiểu cách giúp mọi người tìm thấy website của bạn bằng cách quảng bá website.

Đối với thông tin không nhạy cảm, hãy dùng tệp robots.txt để chặn quá trình thu thập dữ liệu không mong muốn

Tệp robots.txt cho công cụ tìm kiếm biết công cụ đó có thể truy cập và thu thập dữ liệu các phần trên website của bạn hay không. Tệp này phải có tên là robots.txt và được đặt trong thư mục gốc của website. Vẫn có trường hợp công cụ tìm kiếm thu thập được dữ liệu của các trang bị tệp robots.txt chặn. Vì vậy, hãy dùng một phương thức an toàn hơn cho các trang nhạy cảm.

User-agent: googlebot
Disallow: /checkout/
Disallow: /icons/

Có thể bạn không muốn Google thu thập dữ liệu của một số trang vì những trang này có thể không hữu ích cho người dùng nếu nằm trong kết quả Google Search của công cụ tìm kiếm. Xin lưu ý rằng nếu website của bạn sử dụng miền con và bạn không muốn chúng tôi thu thập dữ liệu một số trang nhất định trên một miền con cụ thể, bạn sẽ phải tạo tệp robots.txt riêng cho miền con đó. Để biết thêm thông tin về tệp robots.txt, bạn nên xem hướng dẫn này về cách dùng tệp robots.txt.

Tránh:

– Cho phép Google thu thập dữ liệu các trang kết quả Google Search nội bộ của bạn. Người dùng không thích việc đã nhấp vào kết quả của công cụ tìm kiếm nhưng chỉ đến được trang kết quả Google Search khác trên website của bạn.

– Cho phép thu thập dữ liệu các URL được tạo do dịch vụ proxy.

Đối với thông tin nhạy cảm, hãy dùng những phương pháp an toàn hơn

Tệp robots.txt không phải là một cách thích hợp hay hiệu quả để chặn nội dung mật hoặc nhạy cảm. Tệp robots.txt chỉ hướng dẫn các trình thu thập dữ liệu đang hoạt động bình thường rằng những trang này không dành cho các trình thu thập dữ liệu đó, nhưng tệp này không ngăn máy chủ của bạn phân phối những trang đó đến một trình duyệt yêu cầu những trang đó. Một lý do là các công cụ tìm kiếm vẫn có thể tham chiếu các URL bạn đã chặn (chỉ hiển thị URL không kèm theo đường liên kết tiêu đề hoặc đoạn trích) nếu có liên kết đến những URL đó trên Internet (chẳng hạn như nhật ký liên kết giới thiệu).

Ngoài ra, những công cụ tìm kiếm không tuân thủ hoặc lừa đảo mà không thừa nhận Tiêu chuẩn loại trừ robot có thể không tuân theo hướng dẫn trong tệp robots.txt của bạn. Cuối cùng, một người dùng tò mò có thể kiểm tra các thư mục hoặc thư mục con trong tệp robots.txt của bạn và đoán URL của nội dung mà bạn không muốn họ nhìn thấy.

Trong những trường hợp như vậy, hãy dùng thẻ noindex nếu bạn muốn trang đó không xuất hiện trong Google nhưng không ngại việc người dùng bất kỳ có thể truy cập trực tiếp qua một đường liên kết. Để thực sự bảo mật, hãy sử dụng các phương thức uỷ quyền thích hợp, chẳng hạn như yêu cầu mật khẩu người dùng hoặc gỡ bỏ hoàn toàn trang đó khỏi website của bạn.

Giúp Google (và người dùng) hiểu nội dung của website

Cho phép Google xem website của bạn giống như cách người dùng xem

Khi thu thập dữ liệu trên một trang, Googlebot sẽ thấy trang đó theo cách mà người dùng bình thường vẫn thấy. Để tối ưu hoá quá trình hiển thị và Index, hãy luôn cho phép Google truy cập vào những tệp JavaScript, CSS và hình ảnh sử dụng trên website của bạn. Nếu tệp robots.txt của website không cho phép thu thập dữ liệu những phần tử này, tệp sẽ trực tiếp gây ảnh hưởng xấu đến cách các thuật toán của chúng tôi hiển thị và Index nội dung của bạn. Điều này có thể khiến website của bạn không đạt được thứ hạng tối ưu.

Hành động được đề xuất: Dùng Công cụ kiểm tra URL. Công cụ này sẽ giúp bạn biết chính xác cách Google nhìn thấy và hiển thị nội dung của bạn, đồng thời giúp bạn xác định và khắc phục một số vấn đề liên quan đến quá trình Index trên website.

Tạo tiêu đề trang chính xác và riêng biệt

Phần tử title cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm biết chủ đề của một trang cụ thể. Hãy đặt phần tử title trong phần tử head của tài liệu HTML và tạo văn bản tiêu đề riêng biệt cho từng trang trên website của bạn.

<html>
<head>
<div class="logo">
<a target="_blank" href="https://server.nhavantuonglai.com/">
<img src="https://info.nhavantuonglai.com/favicon" title="nhavantuonglai" alt="nhavantuonglai logo">
</a>
</div>
</head>
<body>

Nếu tài liệu của bạn xuất hiện trên một trang kết quả Google Search thì nội dung của phần tử title có thể xuất hiện dưới dạng đường liên kết tiêu đề trong kết quả tìm kiếm (nếu bạn chưa nắm rõ các thành phần của một kết quả trên Google Search, hãy tham khảo video phân tích các thành phần trong kết quả Google Search).

Phần tử title cho trang chủ có thể nêu tên website hoặc giải pháp và có thể chứa những thông tin quan trọng khác như địa điểm thực của giải pháp, một vài lĩnh vực hoạt động chính hay sản phẩm/dịch vụ chủ đạo của giải pháp.

Mô tả chính xác nội dung của trang

Chọn một văn bản tiêu đề tự nhiên và truyền đạt chủ đề của nội dung trang một cách hiệu quả.

Tránh:

– Dùng văn bản trong phần tử title nhưng văn bản đó không liên quan đến nội dung trên trang.

– Sử dụng văn bản mặc định hoặc chung chung như Không có tiêu đề hoặc Trang mới số 1.

Tạo các phần tử title riêng biệt cho từng trang.

Hãy đảm bảo mỗi trang trên website của bạn đều có văn bản riêng trong title. Việc này giúp Google nắm được sự khác biệt giữa các trang trên website của bạn. Nếu website của bạn có các trang dành riêng cho thiết bị di động, hãy nhớ dùng văn bản mang tính mô tả trong phần tử title cả trên các phiên bản dành cho thiết bị di động.

Tránh:

– Dùng một tiêu đề duy nhất trong mọi phần tử title trên một nhóm nhiều trang hoặc các trang trong một website.

Dùng các phần tử title ngắn gọn nhưng có tính mô tả

Các phần tử title có thể ngắn mà vẫn giàu thông tin. Nếu văn bản trong phần tử title quá dài hoặc bị coi là ít liên quan, thì Google có thể chỉ cho thấy một phần văn bản trong phần tử title hoặc đường liên kết tiêu đề được tạo tự động trong kết quả Google Search.

Tránh:

– Dùng văn bản quá dài trong các phần tử title nhưng văn bản đó không hữu ích cho người dùng.

– Nhồi nhét các từ khoá không cần thiết vào phần tử title.

Dùng thẻ mô tả meta

Thẻ mô tả meta của trang cung cấp cho Google và các công cụ tìm kiếm khác thông tin tóm tắt về nội dung trên trang. Tiêu đề trang có thể là một vài từ hoặc một cụm từ, trong khi đó thẻ mô tả meta của trang có thể là một vài câu hay thậm chí một đoạn văn bản ngắn. Giống như phần tử title, thẻ mô tả meta cũng được đặt trong phần tử head của tài liệu HTML.

<html>
<head>
<div class="logo">
<a target="_blank" href="https://server.nhavantuonglai.com/">
<img src="https://info.nhavantuonglai.com/favicon" title="nhavantuonglai" alt="nhavantuonglai logo">
</a>
</div>
</head>
<body>

Ưu điểm của thẻ mô tả meta là gì?

Thẻ mô tả meta có vai trò quan trọng vì Google có thể dùng chúng làm đoạn trích cho trang của bạn trong các kết quả trên Google Search. Xin lưu ý rằng chúng tôi nói có thể bởi vì Google cũng có thể chọn sử dụng một đoạn văn bản thích hợp xuất hiện trên trang của bạn nếu đoạn đó phù hợp hơn với cụm từ Google Search của người dùng. Việc thêm thẻ mô tả meta vào từng trang luôn là một phương pháp hiệu quả trong trường hợp Google không tìm thấy văn bản phù hợp để dùng trong đoạn trích. Tìm hiểu thêm về cách tạo nội dung mô tả meta chất lượng.

Tóm tắt chính xác nội dung của trang

Hãy viết một đoạn mô tả vừa cung cấp thông tin vừa gây hứng thú cho người dùng khi họ nhìn thấy thẻ mô tả meta của bạn dưới dạng đoạn trích trong kết quả Google Search. Tuy không có quy định về chiều dài tối thiểu/tối đa cho văn bản trong thẻ meta description, nhưng bạn nên đảm bảo rằng văn bản này đủ dài để xuất hiện đầy đủ trên Google Search (xin lưu ý rằng độ dài của đoạn trích mà người dùng nhìn thấy còn tuỳ thuộc vào cách thức và nơi họ thực hiện thao tác Google Search). Đồng thời, văn bản này cũng nên chứa mọi thông tin liên quan mà người dùng sẽ cần đến để xác định xem trang có hữu ích và phù hợp với họ hay không.

Tránh:

– Viết một thẻ mô tả meta không liên quan đến nội dung trên trang.

– Mô tả một cách chung chung như Đây là một website hoặc Trang về thẻ sưu tầm môn bóng chày.

– Nội dung mô tả chỉ toàn là các từ khoá.

– Sao chép và dán toàn bộ nội dung của tài liệu vào thẻ mô tả meta.

Dùng nội dung mô tả riêng biệt cho từng trang

Việc sử dụng thẻ mô tả meta riêng cho mỗi trang sẽ giúp ích cho cả người dùng và Google, đặc biệt là trong các lượt Google Search mà người dùng có thể xem nhiều trang trên miền của bạn (ví dụ: các lượt Google Search sử dụng toán tử site:). Nếu website của bạn có hàng nghìn hoặc thậm chí hàng triệu trang, có lẽ bạn không thể tạo thẻ mô tả meta bằng phương pháp thủ công. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng phương pháp tự động để tạo các thẻ mô tả meta dựa trên nội dung của từng trang.

Tránh:

– Dùng chung một thẻ mô tả meta cho mọi trang hoặc rất nhiều trang trên website.

Dùng thẻ tiêu đề để nhấn mạnh văn bản quan trọng

Hãy dùng những tiêu đề có ý nghĩa để làm nổi bật chủ đề quan trọng và góp phần tạo cấu trúc phân cấp cho nội dung. Nhờ đó, người dùng sẽ dễ dàng xác định được vị trí của từng đoạn nội dung trong tài liệu.

Hãy tưởng tượng bạn đang viết một dàn ý

Tương tự như việc viết một bản phác thảo cho một tài liệu lớn, hãy suy nghĩ về những điểm chính và điểm phụ của nội dung trên trang và quyết định vị trí thích hợp để sử dụng các thẻ tiêu đề.

Tránh:

– Đặt văn bản trong những thẻ tiêu đề không giúp ích cho việc xác định cấu trúc của trang.

– Dùng thẻ tiêu đề trong khi các thẻ khác như emstrong có thể thích hợp hơn.

– Thay đổi kích thước thẻ tiêu đề một cách thất thường.

Đừng lạm dụng tiêu đề trên trang

Hãy sử dụng thẻ tiêu đề ở vị trí thích hợp. Quá nhiều thẻ tiêu đề trên một trang có thể gây khó khăn cho người dùng trong việc đọc lướt qua nội dung và xác định nơi một chủ đề kết thúc và một chủ đề khác bắt đầu.

Tránh:

– Dùng quá nhiều thẻ tiêu đề trên một trang.

– Tiêu đề quá dài.

– Chỉ sử dụng các thẻ tiêu đề để tạo kiểu cho văn bản chứ không phải để tạo cấu trúc.

Thêm mã đánh dấu dữ liệu có cấu trúc

Dữ liệu có cấu trúc là loại mã mà bạn có thể thêm vào các trang trên website để mô tả nội dung cho các công cụ tìm kiếm, giúp những công cụ này hiểu rõ hơn nội dung của trang. Từ những hiểu biết đó, các công cụ tìm kiếm có thể hiển thị nội dung của bạn một cách hữu ích (và bắt mắt) trong kết quả Google Search. Điều này sẽ giúp bạn thu hút khách hàng phù hợp cho giải pháp của mình.

Ví dụ: khi bạn có một cửa hàng trực tuyến và bạn dùng mã đánh dấu cho một trang sản phẩm riêng lẻ, việc này sẽ giúp chúng tôi hiểu rằng trang đó cung cấp thông tin về sản phẩm xe đạp, mức giá và đánh giá của khách hàng. Chúng tôi có thể hiển thị thông tin đó trong đoạn trích trên kết quả Google Search cho các cụm từ Google Search liên quan. Chúng tôi gọi đó là kết quả nhiều định dạng.

Ngoài việc dùng mã đánh dấu dữ liệu có cấu trúc để phân phát kết quả nhiều định dạng, chúng tôi còn có thể dùng loại mã này để phân phát kết quả liên quan trong những định dạng khác.

Ví dụ: khi bạn có một cửa hàng thực, việc dùng mã đánh dấu cho thông tin về giờ mở cửa sẽ giúp khách hàng tiềm năng tìm được bạn vào đúng thời điểm họ cần bạn và cho họ biết liệu cửa hàng của bạn đang mở cửa hay đóng cửa vào thời điểm Google Search.

Bạn có thể dùng mã đánh dấu cho nhiều thông tin liên quan đến giải pháp của mình:

– Sản phẩm bạn đang bán.

– Vị trí giải pháp.

– Video về sản phẩm hoặc giải pháp.

– Giờ mở cửa.

– Danh sách sự kiện.

– Công thức.

– Biểu tượng của công ty và nhiều nội dung khác!

– Xem danh sách toàn bộ những loại nội dung mà Google hỗ trợ.

Bạn nên dùng dữ liệu có cấu trúc với mã đánh dấu ghi chú mà Google hỗ trợ để mô tả nội dung. Bạn có thể thêm mã đánh dấu vào mã HTML trên trang hoặc dùng những công cụ như Công cụ đánh dấu dữ liệu và Trình trợ giúp đánh dấu.

Kiểm tra mã đánh dấu bằng Công cụ kiểm tra kết quả nhiều định dạng

Sau khi dùng mã đánh dấu cho nội dung của mình, bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra Kết quả nhiều định dạng của Google để đảm bảo không có sai sót trong quá trình triển khai. Bạn có thể nhập URL của nội dung hoặc sao chép HTML thực tế có chứa mã đánh dấu.

Tránh:

– Sử dụng mã đánh dấu không hợp lệ.

Sử dụng Công cụ đánh dấu dữ liệu và Trình trợ giúp đánh dấu

Nếu muốn dùng thử mã đánh dấu có cấu trúc mà không phải thay đổi mã nguồn của website, bạn có thể dùng Công cụ đánh dấu dữ liệu. Đây là một công cụ được tích hợp trong Search Console để hỗ trợ một số loại nội dung.

Nếu bạn muốn có sẵn mã đánh dấu để sao chép và dán vào trang, hãy dùng thử công cụ Trình trợ giúp đánh dấu.

Tránh:

– Thay đổi mã nguồn của website khi bạn không chắc chắn về việc triển khai mã đánh dấu.

Theo dõi hiệu suất của các trang có mã đánh dấu

Các báo cáo về Kết quả nhiều định dạng trong Search Console cho bạn biết chúng tôi đã phát hiện bao nhiêu trang thuộc website của bạn có chứa một loại mã đánh dấu cụ thể, số lần những trang đó xuất hiện trong kết quả Google Search và số lần người dùng nhấp vào những trang đó trong 90 ngày qua. Những báo cáo này cũng hiển thị các lỗi chúng tôi phát hiện được.

Tránh:

– Thêm dữ liệu đánh dấu không hiển thị cho người dùng.

– Tạo đánh giá giả mạo hoặc thêm mã đánh dấu không liên quan.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »

Đăng ký nhận bảng tin hàng tuần

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.