Thích Nhất Hạnh | Sợ hãi (Chương 12)

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân, khai sáng chánh niệm giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với thiên nhiên.

 · 11 phút đọc.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân, khai sáng chánh niệm giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với thiên nhiên.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhà sư, nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhà hoạt động xã hội và hòa bình nổi tiếng trên thế giới. Ông là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân. Ông cũng là người đưa ra khái niệm chánh niệm, một phương pháp tu tập và sống đời giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với bản thân, với mọi người và với thiên nhiên.

Tìm mua Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại đây, hoặc tại Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

tuyen-tap-sach-cua-thien-su-thich-nhat-hanh

tuyen-tap-sach-cua-thien-su-thich-nhat-hanh

Trong xã hội chúng ta đang sống, có quá nhiều sợ hãi, đau khổ, bạo lực, tuyệt vọng và hoang mang. Nhưng cũng có bầu trời xanh tuyệt đẹp. Đôi khi màu xanh của bầu trời hiển lộ trọn vẹn; đôi khi, chỉ hiển lộ một nửa; có lúc chỉ có vài đốm và có lúc thì chẳng có gì. Bão, mây và sương mù che khuất bầu trời xanh. Thiên đàng có thể bị đám mây của vô minh hoặc cơn bão của giận dữ, của bạo lực, sợ hãi che khuất. Nhưng nhờ chánh niệm ta có thể nhận ra rằng ngay cả khi sương mù, âm u hay bão tố dày đặc thì bầu trời xanh vẫn luôn có đó, phía trên những đám mây. Ý thức như thế chúng ta sẽ không bị chìm ngập vì tuyệt vọng.

Theo Thánh kinh Hebrew, khi rao giảng tại xứ Judea, Thánh John đã khuyên mọi người sám hối vì Nước Chúa đang đến gần. Tôi hiểu sám hối có nghĩa là dừng lại. Ngài muốn chúng ta dừng lại bạo lực, thèm khát và thù hận. Sám hối lại có nghĩa là thức tỉnh và nhận ra rằng nỗi sợ, cơn giận, thèm khát đang che khuất bầu trời xanh. Sám hối cũng có nghĩa là bắt đầu lại. Chúng ta thừa nhận sai trái của mình và tắm mình trong suối nguồn tâm linh mát lành để thương yêu người hàng xóm như yêu thương chính chúng ta. Chúng ta cam kết buông bỏ oán giận, thù ghét và ngã mạn. Chúng ta bắt đầu lại với một tâm thức tươi mới, một trái tim tươi mới, quyết tâm sống tốt hơn. Sau khi được Thánh John rửa tội, Chúa Jesus cũng đã dạy như thế. Giáo lý này hoàn toàn phù hợp với giáo lý đạo Bụt.

Nếu biết cách chuyển hóa tuyệt vọng, bạo lực và sợ hãi thì bầu trời xanh bao la của tự do sẽ hiển lộ. Trong khoảnh khắc hiện tại ta có thể tìm thấy tất cả, Tịnh Độ, Nước Chúa và Phật tính. Chúng ta có thể tiếp xúc Nước Chúa ngay tại đây, bằng mắt, bằng chân, tay và bằng tâm trí. Khi không bị xao lãng, khi thân và tâm hợp nhất, thì chỉ cần bước một bước là bạn vào được Nước Chúa. Khi có chánh niệm, khi có tự do thì bất cứ gì dù là ngọn lá sồi hay bông tuyết, đều ở trong Nước Chúa. Tiếng chim hót hay tiếng gió xào xạc, tất cả đều thuộc về Nước Chúa.

Điều kiện cơ bản để tiếp xúc với Nước Chúa là tự do, là không sợ hãi, không tuyệt vọng, không giận dữ, và không ham muốn. Chánh niệm giúp ta thấy có đám mây, sương mù, và cơn bão. Nhưng nó cũng giúp ta thấy có bầu trời xanh phía trên đám mây, sương mù và cơn bão. Chúng ta có đủ thông minh, can đảm, và vững chãi để giúp bầu trời xanh hiển lộ.

Có người hỏi tôi: Tôi có thể làm gì để giúp Nước Chúa hiển hộ? Đây là một câu hỏi rất thực tế. Không khác gì khi hỏi: Tôi có thể làm gì để giảm bớt bạo lực, sợ hãi đang tràn ngập cộng đồng và xã hội?, một câu hỏi của nhiều người.

Bước một bước trong bình an, vững chãi và tự do là xóa tan bầu trời tuyệt vọng. Hàng trăm người cùng đi trong chánh niệm, cùng chế tác năng lượng vững chãi, bình an, tự do, và hạnh phúc là góp phần xây dựng xã hội. Nhìn người khác bằng đôi mắt từ bi, cười với người khác trong cảm thông là giúp cho Nước Chúa hiển lộ. Thở vào thở ra trong chánh niệm là giúp cho Tịnh Độ hiển lộ. Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi khoảnh khắc chúng ta đều có thể giúp cho Nước Chúa hiển lộ, cho cõi Tịnh Độ hiển lộ. Đừng chìm đắm trong tuyệt vọng. Bạn có thể cống hiến mỗi giây, mỗi phút cho cuộc sống.

Một tăng thân, nhờ thực tập chánh niệm và từ bi, sẽ hoạt động vô cùng hữu hiệu. Là một thành phần của tăng thân, ta có được nhiều niềm vui và có thể thoát khỏi tuyệt vọng. Tuyệt vọng là một căn bệnh lớn của thế kỷ. Một mình đơn độc ta dễ bị thương tích và sợ hãi. Một cá nhân là một giọt nước và sẽ bốc hơi trước khi tới biển cả, trong khi đó một tăng thân như là một dòng sông chắc chắn sẽ ra đến biển cả. Có tăng thân đi cùng, hỗ trợ và nhắc ta rằng bầu trời xanh vẫn có đó, ta sẽ không bao giờ mất niềm tin và sẽ không còn sợ hãi. Dù là người lãnh đạo chính trị hay lãnh đạo kinh doanh, dù là công nhân, giáo viên, hay là cha mẹ, ta đều có thể tự nhắc rằng bầu trời xanh luôn có đó cho ta. Tất cả chúng ta cần một cộng đồng, một tăng thân để khỏi bị chôn vùi trong tuyệt vọng.

Tăng thân là một cơ thể

Xây dựng tăng thân là việc quan trọng nhất của thế kỷ. Chúng ta đã đau khổ như là những cá nhân. Vì chủ nghĩa cá nhân mà gia đình tan vỡ, mà xã hội phân chia. Để cho thế kỷ hai mươi mốt này là một thế kỷ của tâm linh, chúng ta phải học theo tinh thần đồng sự. Phải cùng nhau cộng tác, cùng nhau chia sẻ ý tưởng và khát khao sâu kín. Phải học cách xem tăng thân như là cơ thể của chính mình. Chúng ta cần có nhau để thực tập vững chãi, tự do, và từ bi, để nhắc nhau rằng luôn luôn còn có hy vọng.

Cùng thực tập với tăng thân, cùng ngồi thiền, chúng ta sẽ có sức mạnh. Ngoài đời, người ta chế tác thực phẩm, vật dụng, công nghệ, cùng nhiều thứ khác. Trong tăng thân, chúng ta cũng chế tác. Chúng ta chế tác năng lượng bình an, chánh niệm. Muốn mua thực phẩm hay vật dụng, ta chỉ cần ra siêu thị. Nhưng để chế tác năng lượng chánh niệm, chúng ta cần một tăng thân cùng đi, cùng ngồi, cùng sống vui vẻ và bình an.

Để được như thế, ta cần thực tập. Mời bạn để tâm suy nghĩ kỹ về việc phải xem thực tập chánh niệm như một cách tuyệt vời để cung cấp thực phẩm tâm linh cho bản thân và cộng đồng. Bạn có thể nuôi dưỡng thế giới bằng nguồn năng lượng đó. Khi bạn thấy rằng thực tập chánh niệm nuôi dưỡng thế giới, bạn sẽ cảm thấy vui, bởi bạn đã thực sự sống và có mặt cho sự sống.

Truyền thông giúp ta được an toàn

Nếu muốn an toàn, chúng ta phải xây dựng. Ta xây dựng an toàn bằng những gì? Pháo đài, bom đạn, vũ khí không xóa tan được nỗi sợ hãi; trái lại còn làm tăng sợ hãi. Nước Mỹ có quân đội hùng mạnh và vũ khí tối tân nhất trên thế giới, nhưng người Mỹ không cảm thấy an toàn. Họ rất sợ hãi và cảm thấy mong manh. Vì vậy chắc hẳn phải có một cách nào khác – một nơi nương tựa để thực sự cảm thấy an toàn. Phải học cách xây dựng an toàn bằng hơi thở chánh niệm, bước chân, lời nói, hành động chánh niệm và nỗ lực thiết lập truyền thông.

Bạn không thể cảm thấy an toàn nếu không thiết lập truyền thông tốt với những người xung quanh. Bạn không thể cảm thấy an toàn khi người khác nhìn bạn một cách thiếu thân thiện, thiếu từ bi. Cách bạn nói, cách bạn ngồi, cách bạn đi chứng tỏ cho đối phương thấy rằng họ sẽ an lòng khi gần bạn vì bạn đến với họ trong hòa bình. Bạn tạo ra lòng tin. Phong thái bình an và từ bi của bạn giúp đối phương cảm thấy an toàn và sẽ đến với bạn với tâm từ bi hiểu biết, và bạn sẽ cảm thấy an toàn hơn. An toàn không phải là một vấn đề cá nhân. Giúp người khác cảm thấy an toàn là cách tốt nhất để bảo đảm sự an toàn của mình.

Đất nước của bạn an toàn vì bạn giúp những nước khác cảm thấy an toàn khi liên hệ với nước bạn. Muốn an toàn, nước Mỹ phải chăm lo cho sự an toàn của cả các quốc gia khác. Nếu muốn an toàn, nước Anh phải nghĩ đến sự an toàn của những nhóm người khác. Bất kỳ ai cũng có thể là nạn nhân của bạo lực và khủng bố. Chẳng nước nào là ngoại lệ. Rõ ràng là cảnh sát, quân đội, hay vũ khí cũng không thể thực sự bảo đảm an toàn. Có lẽ điều đầu tiên mà ta phải làm là nói: Này bạn ơi, tôi ý thức bạn muốn sống bình an. Tôi cũng muốn sống bình an, vậy thì tại sao chúng ta không cùng nhau hợp tác? Đây là một việc rất đơn giản – ấy vậy mà chúng ta vẫn chưa làm được.

Truyền thông là một thực tập. Chúng ta sống trong một thời điểm có quá nhiều phương tiện truyền thông – thư điện tử, điện thoại, tin nhắn, Twitter, Facebook – song vẫn còn quá khó để cá nhân, hội đoàn và quốc gia truyền thông với nhau. Dường như chúng ta không thể sử dụng lời nói nên cuối cùng chúng ta dùng bom đạn. Khi không thể truyền thông bằng lời nói và phải dùng đến bom đạn, nghĩa là chúng ta đã tuyệt vọng.

Chúng ta phải học cách truyền thông. Nếu ta chứng tỏ cho đối phương thấy rằng họ không có gì phải sợ thì cả hai bên có thể bắt đầu tin tưởng lẫn nhau. Ở các nước châu Á, mọi người thường chào nhau bằng cách cúi đầu và chắp tay lại thành búp sen. Ở phương Tây, khi gặp nhau, mọi người thường bắt tay. Tôi biết được rằng phong tục này bắt nguồn từ thời Trung cổ, lúc mà mọi người còn nỗi sợ với nhau. Mỗi lần gặp nhau, họ muốn cho thấy rằng họ không mang theo vũ khí.

Giờ đây chúng ta phải hành động như họ. Bằng hành động, chúng ta nói: Bạn thân mến, tôi không có vũ khí, bạn thấy không? Bạn có thể tự mình kiểm soát. Tôi vô hại. Đây là một cách thực tập để xây dựng lòng tin. Với lòng tin và truyền thông, đối thoại có thể bắt đầu. Kể từ sau sự kiện 11/9 ở Mĩ, chúng ta đã chi hàng tỷ đô la nhưng chỉ tạo thêm bạo lực, thù ghét, và sợ hãi. Chúng ta không loại bỏ được sợ hãi, thù ghét, và oán giận, dù là ở bên ngoài như các vụ khủng bố, hay, quan trọng nhất, ở bên trong tâm trí chúng ta. Đây là lúc cần phải quán chiếu và tìm ra một phương thức tốt hơn để tạo lập hòa bình cho bản thân và thế giới. Chỉ khi thực tập lắng nghe sâu và truyền thông cởi mở, chúng ta mới có thể loại bỏ nhận thức sai lầm, nền tảng của sợ hãi, thù ghét, và bạo lực. Không thể nào loại bỏ nhận thức sai lầm bằng một khẩu súng.

Đọc Sợ hãi, chương 01 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 02 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 03 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 04 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 05 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 06 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 07 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 08 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 09 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 10 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 11 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 12 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 13 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 14 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 15 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 16 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 17 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 18 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 19 tại đây.

Đọc Sợ hãi, chương 20 tại đây.

Đọc Sợ hãi, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »

Đăng ký nhận bảng tin hàng tuần

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.