Nên ăn chay hay ăn mặn?
Thực hành tôn giáo hiệu quả giúp đời sống thêm an lành và hạnh phúc, giác ngộ nhiều điều hữu ích để đem lại năng lượng tích cực cho bản thân, và giá trị đẹp cho cộng đồng.
· 6 phút đọc.
Có nhiều người quan niệm rằng, nếu coi việc ăn thịt động vật là sát sinh. Nhưng nếu đánh giá đến tận cùng thì việc ăn chay, ăn cỏ cây cũng là sát sinh không kém. Vậy, cốt lõi và lý giải nào hợp lý cho điều này, hãy cùng đọc bài viết sau để có thêm một cái nhìn tổng quan về chủ đề này.
Ăn chay là gì?
Ăn chay hiểu đơn giản là thức ăn chủ yếu từ rau củ và ngũ cốc. Sát sinh hiểu đơn giản là triệt tiêu sự sống của một sinh vật.
Mọi sinh vật tồn tại trên cõi đời này được chia làm hai loại để trả lời câu này: sinh vật hữu tình và sinh vật vô tình.
Sinh vật hữu tình là những sinh vật có giác quan, cử động được và có có thể tác ý. Nhóm này gồm có con người, động vật, gia cầm, vi sinh vật… Hành động tác ý là những tác động nảy sinh bằng ý niệm, thấy đồ ăn thì tìm đến; thấy nguy hiểm thì bỏ chạy; nếu bị thương thì kêu la mà bị giết hại sẽ than khóc thù oán.
Sinh vật vô tình là những sinh vật không có giác quan, không thể tạo tác ý niệm với mọi điều xung quanh. Nếu có cũng rất chậm rãi hoặc phản ứng khá thân thiện. Cây nếu bị che nắng sẽ vươn mình đi ra chỗ khác. Nhưng không thể chạy trốn nếu thấy nguy hiểm đến gần. Sinh vật vô tình được xem là mức phát triển cơ bản, nguyên thủy của mọi sinh vật.
Cho nên, ăn chay được hiểu là sử dụng nguồn nguyên liệu từ thực vật để nuôi sống cơ thể. Đạo Phật có ngũ giới, trong đó có cấm sát sinh. Việc ăn chay nhằm hạn chế sát ý, tiêu diệt sinh linh để cung cấp thức ăn cho chính mình, là một phép tu đạo của nhà Phật. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ hai vấn đề sau.
Thứ nhất là, tu tập là để cuộc sống này tốt đẹp hơn. Sự tốt đẹp này bao gồm việc không đoạn tuyệt sự sống của sinh vật khác để nuôi sống chính mình. Cho nên, tu tập ở mức bản năng thì không sát hại các sinh vật hữu tình. Còn nếu cấp độ cao hơn đó là không sát hại các sinh vật khác – chính là sinh vật vô tình. Bởi dù là cỏ là cây, dù vô tri vô giác nhưng chúng vẫn biết đau, vẫn cháy nhựa như chảy máu. Và dù vô tri vô giác, thì sự xuất hiện của chúng cũng tạo nên bóng râm, hương thơm cho đời. Đoạn tuyệt cuộc cuộc sống của chúng là đoạn tuyệt cái đẹp, cái thiện mỹ ở đời.
Thứ hai là, ăn chay hay mặn cũng là để nuôi sống bản thân mình. Thế giới này không vận hành bằng tình thương mà là sự đấu tranh và sinh tồn với nhau. Con người dù có từ bi đến mấy cũng ở trong vòng xoáy này. Cho nên, cần hiểu rằng, bản thân không nảy sát ý khi ăn chay hay mặn, thì việc ăn những đồ ấy cũng vì nuôi lấy thân mình.
Mọi sinh vật trong thế giới này để nằm trong một vòng tuần hoàn thức ăn. Con người ăn cỏ cây, động vật để nuôi chính mình. Hít thở không khí và thải ra CO2 để nuôi lấy cây cối. Chất thải chứa dinh dưỡng cho đất màu mỡ và cây sinh trưởng tốt. Và khi lìa trần thì làm thức ăn cho vi sinh vật. Cái vòng tuần hoàn ấy mọi sinh vật đều dựa vào nhau mà sinh tồn. Khi hiểu được điều này thì cũng đừng nên đặt nặng là chay hay mặn.
Ăn chay hay mặn là tốt hơn?
Câu hỏi này không thể trả lời là đúng – sai một cách tuyệt đối, mà phải dựa vào từng hoàn cảnh cụ thể để trình bày.
Cần thống nhất rằng việc giết hại một con hổ để lấy thịt, lấy da nhằm phục vụ đời sống thì tội sát sinh lớn hơn so với việc chặt một cái cây. Nhưng việc giết hại một nhân vật lỗi lạc thì đáng tội hơn so với việc giết chính con hổ ấy. Nói vậy để hiểu rằng tùy từng tình huống cụ thể mà việc đúng – sai mới rõ ràng.
Điều này tương tự như việc ăn chay hay ăn mặn. Phải xuất phát từ mục đích của việc dùng thức ăn nào là chính để trả lời. Nếu ta ăn chay vì đó là lựa chọn duy nhất, không có điều kiện để thực hành ăn mặn thì không thể nói rằng ấy là đang tu tập. Còn nếu đi khất thực mà người ta cúng dường đồ mặn, ta cũng không vì quan điểm rằng không sát sinh mà vứt bỏ lấy đồ ấy. Hành động vứt bỏ đồ cúng dường ấy còn đáng tội hơn là ăn thịt.
Cũng cần hiểu rằng. Việc tu tập là xuất phát từ tâm, chứ không phải dựa vào thức ăn ta dùng hằng ngày. Nếu tâm ta sáng, luôn hướng thiện vì việc ăn chay hay mặn đều không phải là vấn đề. Nhưng tâm ta chuyên nảy sinh tà ý, mưu cầu hại người thì ăn chay đến mấy cũng không thể gột rửa được.
Cho nên, nếu phải trả lời tới tận cùng của bản chất. Thì việc ăn chay cũng là hành động nảy sinh tác ý, bởi đoạn tuyệt sự sống của sinh vật. Nhưng thế giới này không có gì là tuyệt đối, và câu trả lời ấy cũng như vậy. Tâm hướng thiện quan trọng hơn đồ ta ăn mỗi ngày rất nhiều. Bởi bản chất đồ ta ăn là để nuôi ta sống. Còn tâm hướng thiện là ta đang nuôi dưỡng và chia sẻ sự thiện lành ra với thế giới bên ngoài.
Nói tóm lại, ăn chay hay ăn mặn vừa nảy sinh tác ý, vừa không tạo tác ý. Sự tác ý là do tâm chứ không phải do thân. Nên nếu bạn đang ăn mặn, đừng quá tự trách chính mình. Còn nếu bạn đang ăn chay, hãy tiếp tụ tu tâm – đó mới là điều quan trọng hơn việc bạn ăn gì.