Làm thế nào để bán phòng khách sạn hiệu quả cho khách sạn độc lập, vừa và nhỏ
Tìm hiểu các chiến lược tiếp thị, khai thác bán phòng khách sạn hiệu quả trong chuỗi bài viết sau của nhavantuonglai để áp dụng và đem lại hiệu quả thiết thực cho giải pháp của bạn.
· 14 phút đọc.
Khởi nghiệp kinh doanh khách sạn đơn giản hơn khi biết cách bán phòng hiệu quả. Bài viết sau cung cấp những thông tin hữu ích, quan trọng giúp các khách sạn độc lập, vừa và nhỏ biết phải nên làm gì để tạo ra sự khác biệt, thu hút và bán phòng hiệu quả hơn.
Phân tích hiệu suất kinh doanh khách sạn trong thời điểm hiện tại
Đầu tiên, bạn cần biết mô hình, chiến lược kinh doanh khách sạn hiện tại đã ổn định, phù hợp và đem lại doanh thu thực tế chưa. Cụ thể, khách sạn nên suy nghĩ về mô hình kinh doanh, xác định lợi thế cạnh tranh và những vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu của khách sạn. Chúng có thể là:
– Sức hút du lịch tại địa phương của bạn đạt đến mức độ nào, sắp bão hòa hay chưa?
– Lợi thế cạnh tranh của đối thủ là gì, tại sao du khách không chọn khách sạn của bạn mà lại của đối thủ?
– Tầm nhìn khi kinh doanh khách sạn của bạn là gì?
– Có ưu tiên nhận đặt phòng trực tuyến không?
– Website có được tối ưu hiển thị, thu hút đặt phòng không?
– Khi quảng cáo, nhắm mục tiêu có đem lại hiệu quả như mong muốn hay không?
– …
Trong khách sạn, sẽ có rất nhiều vấn đề, vướng mắc ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu khách sạn. Khi đặt câu hỏi và suy nghĩ về chúng, bạn có thể nhận thức được tầm quan trọng, ảnh hưởng từ chúng nhằm xây dựng chính sách, giảm thiểu tác hại triệt để.
Ví dụ: Website khách sạn lâu ngày không cập nhật, nhiều lỗi và chưa được tối ưu hiển thị trên di động. Ảnh hưởng của chúng là du khách khi truy cập để tham khảo thông tin thì tỏ ra dè chừng, không hào hứng và quyết định sẽ tìm và đặt phòng ở kênh khác. Điều này ảnh hưởng trực tiếp, khiến lượt đặt phòng của khách sạn giảm, khiến doanh thu không ổn định. Để khắc phục, khách sạn nên tham khảo cách thu hút và khai thác, bán phòng hiệu quả hơn trên website.
Khách sạn nên suy nghĩ về mô hình kinh doanh, xác định lợi thế cạnh tranh và những vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu của khách sạn.
Xác định điểm mạnh của khách sạn là gì?
Xác định lợi thế, ưu điểm của khách sạn cũng rất quan trọng. Đó là cơ sở để du khách khi tham khảo sẽ tìm đến, lựa chọn khách sạn của bạn trong hành trình du lịch của họ. Khi nói về điểm mạnh của khách sạn, chúng có thể là:
– Địa điểm kinh doanh khách sạn có vị trí đắc địa, độc đáo nhất trong khu vực của bạn. Chúng phải gần điểm tham quan, trải nghiệm của địa phương; hoặc có góc nhìn, địa thế đẹp mắt, thu hút du khách tìm đến và trải nghiệm thực tế.
– Khách sạn có ý nghĩa về lịch sử, hoặc gắn liền với một sự kiện, hoạt động quan trọng tại địa phương.
– Cung cấp dịch vụ, hay tiện nghi mà đối thủ khó, hoặc không thể cung cấp trải nghiệm tương tự.
– Trải nghiệm khách hàng vượt trội so với số tiền du khách bỏ ra.
– Lựa chọn tốt nhất trong tầm giá, hoặc tại địa phương của bạn.
– …
Nếu khách sạn của bạn có những điểm mạnh được nêu trên, hãy làm nổi bật chúng, khiến du khách chú ý và đề cao trải nghiệm tại khách sạn của bạn hơn mọi lựa chọn khác.
Các chiến lược cải thiện tăng doanh thu bán phòng tại khách sạn
Danh sách dưới đây là những chiến lược nhằm cải thiện doanh thu bán phòng mà khách sạn độc lập, vừa và nhỏ của bạn có thể áp dụng. Lưu ý rằng khi áp dụng, cần linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp với mô hình kinh doanh, bán phòng của khách sạn.
Chiến lược đặt phòng trực tiếp
Đặt phòng trực tiếp là chiến lược thu hút lượt đặt phòng thông qua các kênh trực tiếp, như tại hotline, quầy lễ tân, website khách sạn… Chúng là kênh bán phòng hiệu quả, giúp khách sạn giảm chi phí và lệ thuộc vào kênh bán phòng trực tuyến. giải pháp này cũng dễ dàng triển khai, tích hợp trên các nền tảng hiện có của khách sạn, cũng như kết hợp với các chiến lược bán phòng khác.
Trong các mô hình đặt phòng trực tiếp, khách sạn nên ưu tiên vào website khách sạn, đồng thời kết hợp cùng với Booking Engine để đạt hiệu quả tốt nhất. Với chiến lược này, du khách vừa có thể chủ động chọn, đặt phòng theo kế hoạch như trên kênh bán phòng trực tuyến. Đồng thời, khách sạn cũng có thể cung cấp các dịch vụ, tiện ích đi kèm với ưu đãi giá riêng biệt, phù hợp.
Bên cạnh xây dựng chiến lược đặt phòng, khách sạn cũng cần thu hút du khách nhìn thấy website khách sạn để lựa chọn, đặt phòng. Dưới đây là một vài chiến lược mà khách sạn của bạn cần áp dụng:
– Đăng tải các nội dung trên website, mạng xã hội và điều hướng truy cập vào website khách sạn của bạn.
– Xây dựng, triển khai các cuộc thi, thăm dò hoặc tương tác tích cực trên mạng xã hội.
– Nghiên cứu và áp dụng các chiến lược SEO cho website khách sạn.
– Điều hướng du khách truy cập vào website khách sạn.
– Cung cấp thông tin chính xác về khách sạn trên Google Business Profile.
– …
Tối ưu hiển thị trên website khách sạn
Website khách sạn có thể thu hút lượt đặt phòng trực tiếp, hoặc cũng có thể hủy hoại, khiến du khách rời bỏ và tìm đến các lựa chọn khác. Hãy nghĩ về website khách sạn như một cửa hàng thông thường, để thu hút thì cần phải:
– Tạo ấn tượng ngay lập tức, với những hình ảnh và thông điệp khi du khách truy cập vào website khách sạn.
– Cho du khách thấy những điều họ muốn thấy, như trải nghiệm khách hàng, dịch vụ tại khách sạn…
– Giải thích ngắn gọn, đi vào trọng tâm với những điều du khách đang thắc mắc.
– Thân thiện, dễ dàng tìm thấy thông tin mà du khách cần.
– Những lợi ích, trải nghiệm tại khách sạn liên quan trực tiếp đến hành trình du khách.
– Ưu đãi kèm theo.
– Trải nghiệm mua sắm dễ dàng và thân thiện.
– …
Để đạt được những điều này, đòi hỏi sự nỗ lực và đầu tư từ khách sạn. Cách tiếp cận tốt nhất là thuê đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp, để vừa tạo ra sản phẩm là website khách sạn ấn tượng với du khách, vừa tiết kiệm thời gian và công sức cho cả hệ thống. Để chọn đúng và đem lại hiệu quả, khi tìm kiếm đơn vị thiết kế website khách sạn chuyên nghiệp thì cần phải lưu ý chọn:
– Công cụ thiết kế thích nghi, phù hợp với các khách sạn độc lập, vừa và nhỏ.
– Xây dựng hệ thống nhanh chóng.
– Tự động tối ưu, hiển thị linh hoạt trên đa thiết bị.
– Dễ dàng cập nhật, tùy chỉnh dữ liệu dữ liệu khi có thay đổi.
– Chi phí trong ngưỡng cho phép.
– …
Một gợi ý khác là công cụ tạo website (website builder cho khách sạn, với các module được thiết kế sẵn nên việc chỉnh sửa, thiết lập cũng rất nhanh chóng, dễ dàng.
Quản lý kênh bán phòng trực tuyến hiệu quả
Khi khách sạn đăng bán phòng trên nhiều kênh OTA, lượt đặt phòng nhận được sẽ nhiều tương ứng. Nhưng chúng cũng nảy sinh một vấn đề – đó là khai thác, quản lý kênh bán phòng trực tuyến có hiệu quả.
Nếu thao tác thủ công, khách sạn sẽ dễ gặp những vấn đề như overbooking, phòng đặt trùng, hoặc chênh lệch giá phòng do chưa kịp đồng bộ giá… Những vấn đề này vừa ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm khách hàng, cũng khiến khách sạn tốn thêm thời gian thao tác, điều chỉnh với các thay đổi mới.
Để giải quyết, khách sạn nên tìm và sử dụng Channel Manager, cho phép quản lý tất cả kênh bán phòng trên cùng một màn hình. Từ đó, khách sạn dễ dàng quản lý tình trạng phòng trống, điều chỉnh trạng thái và giá phòng theo thời gian thực. Chúng cũng có thể tích hợp với các công cụ quản lý khách sạn khác, giúp việc khai thác và vận hành khách sạn trở nên ổn định và liền mạch hơn bao giờ hết.
8 chiến lược để tăng doanh thu bán phòng tại khách sạn độc lập, vừa và nhỏ
Tiếp theo đây, cùng tìm hiểu và áp dụng những chiến lược bán phòng hiệu quả, giúp thu hút và thêm nhiều lượt đặt phòng tại khách sạn của bạn hơn.
Bán trải nghiệm điểm đến cho du khách
Với du khách, điểm đến là mục tiêu của chuyến đi, và khách sạn là lựa chọn trong chuyến đi ấy. Cho nên, hãy dành thời gian và không gian để làm nổi bật du lịch trải nghiệm tại địa phương. Cụ thể khách sạn có thể cung cấp:
– Thông tin hữu ích về những trải nghiệm địa phương, như ăn gì, chơi gì, ở đâu… kèm thông tin địa chỉ cụ thể.
– Hướng dẫn trải nghiệm văn hóa địa phương như một người bản địa đích thực.
– Khơi gợi cảm hứng khám phá, trải nghiệm du lịch tại địa phương của bạn.
– …
Thiết lập quan hệ đối tác với giải pháp địa phương
Khách sạn cũng nên liên kết với các giải pháp, đơn vị du lịch tại địa phương như nhà hàng, quán ăn, tour du lịch… để làm cầu nối thu hút, mời gọi du khách tìm đến và đặt phòng tại khách sạn của bạn. Khách sạn cũng không nên bỏ qua hay bài trừ các khách sạn cùng tầm giá trong khu vực, hãy hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau để nhận khách mỗi khi bị overbooking hoặc quá tải. Sự hợp tác này mang tính cộng sinh, giúp các giải pháp du lịch lữ hành trong khu vực cùng nhau hợp tác và phát triển.
Ngoài ra, nếu địa phương tổ chức các hoạt động lớn, thu hút đông người tham gia thì cũng nên xây dựng và quảng bá các chiến dịch, gói combo ưu đãi tương tự. Chúng sẽ là cơ hội để khách sạn cải thiện và thu hút thêm lượt bán phòng, từ đó tăng doanh thu tổng thể.
Chương trình khách hàng thân thiết
Hãy đề cao khi du khách trung thành, quay lại đặt phòng, thể hiện qua những phần thưởng, ưu đãi hoặc giảm giá cho những lần đặt phòng kế tiếp. Khách sạn cũng có thể linh động chính sách trên, khi du khách giới thiệu cho người khác đặt phòng thì cả 2 đều được giảm giá.
Giảm ràng buộc, tăng tự do tại khách sạn
Nếu doanh thu bán phòng thấp, hãy giảm bớt các ràng buộc tại khách sạn. Ví dụ, khách sạn cho phép mang vật nuôi, không phụ thu với trẻ em dưới 1 tuổi, được phép đem đồ ăn vào khách sạn…
Những chính sách này tương đối tự do và phần nào ảnh hưởng đến trải nghiệm của những khách đặt phòng khác. Vậy nên, hãy linh hoạt và áp dụng tùy hoàn cảnh, đảm bảo lợi ích hài hòa và không du khách nào cảm thấy khó chịu, phàn nàn.
Cross-selling và Upselling
Hãy tăng cơ hội bán phòng và cải thiện doanh thu bằng cách giúp du khách có thêm nhiều lựa chọn trong thời gian lưu trú tại khách sạn. Thông qua Upselling (Bán thêm) cung cấp thêm các dịch vụ, tiện ích kèm chi phí cạnh tranh, giúp du khách thoải mái, linh hoạt hơn trong trải nghiệm tại khách sạn. Hoặc thông qua Cross-sell (Bán chéo) cung cấp các dịch vụ, tiện ích bên ngoài khách sạn như thuê xe, bán tour… giúp du khách trải nghiệm được nhiều hơn với chi phí thấp hơn.
Tiếp thị siêu cá nhân hóa cho từng nhóm du khách khác nhau
Tiếp thị cá nhân hóa là dựa trên dữ liệu khách hàng về một nhóm đối tượng, phân khúc nhất định để xây dựng cách tiếp cận, chiến lược tiếp thị và bán phòng, chiến lược giá… cho phù hợp.
Tiếp thị siêu cá nhân hóa (hyper personalization) cũng tương tự như vậy, nhưng đi vào chi tiết từng nhóm đối tượng, phân khúc để chia nhỏ chúng ra, áp dụng các chiến lược với điều chỉnh cho phù hợp, nhằm bám sát và đáp ứng tốt nhất những gì mà các nhóm khách hàng ấy mong muốn. Sự thay đổi này nhằm đáp ứng nhu cầu, mục đích của chuyến đi, khả năng chi tiêu và trải nghiệm mong muốn của du khách.
Một điều rõ ràng – khách sạn không thể tiếp cận và truyền đạt cùng nội dung cho mọi du khách được. Bởi lẽ, với từng du khách họ lại có riêng từ nhu cầu, mong muốn khác nhau. Xác định đúng nhu cầu, mong muốn cũng như ngưỡng chi tiêu của từng người, khách sạn có thể dễ dàng điều chỉnh, xây dựng các chiến lược cho phù hợp.
Điều này không chỉ đảm bảo cảm giác tích cực, thấu hiểu từ phía du khách; mà khách sạn cũng được hưởng lợi, khi thu hút thêm du khách, và tăng lượt chuyển đổi cho khách sạn.
Để thực hiện, các khách sạn nên tham khảo các chiến lược tiếp thị cá nhân hóa, cũng như chiến lược tiếp thị siêu cá nhân hóa trong khách sạn. Đó là những điều khách sạn nên thực hiện nhằm đảm bảo cách tiếp cận và thu hút khách đặt phòng hiện tại đang đi đúng hướng, đem lại hiệu quả tích cực cho khách sạn của bạn.
Nhắm mục tiêu khi chạy quảng cáo
Nhắm mục tiêu (targeting) khi chạy quảng cáo là phân phối nội dung, thông điệp đến nhóm đối tượng cụ thể, nhất định. Nhắm mục tiêu được xây dựng dựa trên nguyên tắc: nhóm đối tượng mà khách sạn muốn tiếp cận có nhu cầu đặt phòng, và mô hình khách sạn phù hợp với mong muốn ấy của họ.
Để nhắm mục tiêu hiệu quả, khách sạn nên vạch ra những tiêu chí, cách đo lường phù hợp để tiếp cận đúng đối tượng và thu hút sự chú ý của họ. Nếu khách sạn không biết nên bắt đầu từ đâu, hãy tham khảo chiến lược nhắm mục tiêu khi chạy quảng cáo trên Facebook để có những sự điều chỉnh, áp dụng cho phù hợp.
Bên cạnh đó, khách sạn cũng có thể xây dựng, áp dụng các chính sách dựa trên trải nghiệm thực tế của du khách. Ví dụ, du khách tại khách sạn thích dịch vụ phục vụ trong khách sạn, như Spa, bữa sáng… thì trong thông điệp tiếp thị cần làm rõ những thông tin ấy để thu hút.
Tổng quan lại, các khách sạn độc lập, vừa và nhỏ có nhiều chiến lược, cách tiếp cận nhằm thu hút thêm lượt đặt phòng. Thông qua việc điều chỉnh dựa trên bối cảnh thực tế, khách sạn có thể tạo ra những chiến dịch bán phòng hiệu quả nhằm cải thiện thương hiệu, tăng doanh thu tổng thể cho khách sạn của mình.