Chủ nghĩa hiện sinh trong nhạc Trịnh Công Sơn
Thực hành tôn giáo hiệu quả giúp đời sống thêm an lành và hạnh phúc, giác ngộ nhiều điều hữu ích để đem lại năng lượng tích cực cho bản thân, và giá trị đẹp cho cộng đồng.
· 6 phút đọc.
Trịnh Công Sơn có một mẫu số chung với nhiều nhân vật lỗi lạc khác. Đó là những ngày còn sống thì ít được ai công nhận, chỉ đến khi qua đời rồi người ta mới bắt đầu chú ý những tác phẩm. Cũng như Danh họa V. van Gogh, sự chú ý đã làm nên tên tuổi của người đã khuất cho đến ngày hôm nay. Có lẽ một trong những điều khiến người ta dành sự quan tâm cho nhạc Trịnh, ấy là sự chiêm nghiệm và đầy triết lý, đặc biệt là chủ nghĩa hiện sinh trong từng câu chữ.
Chủ nghĩa hiện sinh là gì?
Được phát triển từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa hiện sinh khắc họa con người là trung tâm của mọi quan sát. Từ tư duy, ý niệm cho đến sự tồn tại của từng bản thể. Nói cách khác, chủ nghĩa hiện sinh là chủ nghĩa về sự tồn tại của con người, đặt con người trong từng bối cảnh nhất định để khám phá và soi chiếu. Sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện sinh, đã mở màn cho những ý thức về cái gọi bản sắc cá nhân.
Sự tồn tại, sự sống của mỗi cá nhân là khác biệt trong từng khoảnh khắc. Một giây trước ý niệm về tình cảm và yêu thương là như thế này. Nhưng chắc gì một giây sau đã bất biến như vậy. Và dù rằng sắc tộc, màu da hay hình thể có tương đồng đi chăng nữa. Thì ý niệm về chính mình, về sự tồn tại của riêng mình trong từng người là khác nhau.
Sự ra đời và tồn tại của chủ nghĩa hiện sinh đã thách thức câu hỏi Nhân loại là ai? trong Triết học Hy Lạp cổ đại, để thay thế bằng Tôi là ai? Sự ra đời của Chủ nghĩa hiện sinh làm bùng nổ những con người. những ý niệm về sự tự do và phóng khoáng cá nhân, tôn cá nhân mỗi người lên quan trọng hơn mọi điều.
Đôi nét về Trịnh Công Sơn
Không cần quan tâm đến nhạc, thì nhiều người vẫn biết Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ tài ba. Tuy vậy, ngoài với vai trò nhạc sĩ, ông còn là một họa sĩ, nhà thơ… với những tác phẩm ít được biết đến hơn. Khi còn nhỏ, ông gặp một tai nạn nên phải nằm một chỗ suốt hai năm. Sau khi đi lại được, ông bắt đầu có tình yêu với âm nhạc. Trong từng giai điệu và ca từ, tính phản chiến thể hiện khá rõ ràng nên có một giai đoạn nhạc của ông bị Chính quyền Ngô Đình Diệm hạn chế.
Người khiến nhạc của Trịnh Công Sơn được phổ biến rộng rãi là Khánh Ly, đây vừa là mối tình đầu vừa là một người bạn của ông. Ca sĩ Khánh Ly đã truyền tải hết sức truyền cảm và sâu sắc những ca từ trong nhạc của ổng, để từ đó mà nhạc Trịnh dần trở nên phổ biến trong đại chúng hơn. Những bài hát tiêu biểu mà Khánh Ly từng thể hiện là: Ướt mi, Huế – Sài Gòn – Hà Nội, Hạ trắng, Diễm xưa… Những bài hát này trong thời điểm hiện tại vẫn còn được vang vọng ở đâu đó, chứng tỏ sức sống và sức ảnh hưởng mãnh liệt của nhạc Trịnh trong đời sống hiện đại.
Một nét trong đời tư, Trịnh Công Sơn yêu nhiều nhưng không chính thức kết hôn với ai. Bởi một phần do ông sợ tính cách của mình sẽ làm phiền người khác. Có những đêm ông dậy lúc một hai giờ sáng để viết nhạc, lại thêm ít ăn ít ngủ nên ông không muốn người cùng phòng cảm thấy phiền. Kể cả khi gần đến ngưỡng hôn nhân trong một mối quan hệ, ông vẫn kiên định rằng nếu cưới thì hai người sẽ ở hai phòng riêng biệt với nhau.
Chủ nghĩa hiện sinh trong ca từ nhạc Trịnh
Trong từng hơi thở và ý niệm, chủ nghĩa hiện sinh trong ca từ của Trịnh thể hiện rất rõ ràng. Những điều ấy là nói về bản thể của chính mình, sự khẳng định cá nhân trước thời địa và tính bất biến trong từng hành động.
Đầu tiên cái sự khổ đau cá nhân, khổ đau này xuất phát điểm ngay là lúc mỗi bản thể được sinh ra. ấy là Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người gợi nhắc đến sự khởi nguồn của mọi điều khổ đau. Sự khổ đau này không thể chấm dứt ngay, nhưng nó là trải nghiệm của mỗi người trong hành trình trên cuộc đời này. Nhờ có sự đau khổ, ta mới biết trân quý những giây phút ở hiện tại. Cái giá trị của niềm hạnh phúc, cốt lõi cũng từ điều ấy mà thành, mà đến với mỗi người trong cuộc đời này.
Những đềm muốn đi về con phố xa, nhiều đem muốn quay về ngồi yên dưới mái nhà. Câu chữ này gợi nhớ về hình ảnh trôi dạt của một con người, nhắc nhớ và hoài niệm về một cõi xa xăm trong quá khứ. Ấy chính là tình yêu quê hương đất nước, về con người và nơi sống. Với một kẻ phiêu dạt khắp nơi, đi nhiều và nhìn ngắm đủ mọi thứ trong tầm mắt, có lẽ Trịnh hiểu và thấm cảnh phải rời xa quê hương là đau đớn thế nào.
Giấy và mực đã tốn rất nhiều để viết về Trịnh. Người ta dành nhiều thời gian và công sức để suy ngẫm những lời ổng viết trong từng bài hát. Bởi lẽ trong từng câu từ ấy là cả một bầu trời tự sự, những lời tha thiết về cái hiện hữu và chính mình. Cho nên, sẽ rất khó để nghe và thấu hiểu hết lời bài hát của Trịnh, nhưng khi cảm nhận được rồi thì nó sẽ đọng lại rất lâu và sâu trong tâm trí mỗi người.