Tại sao Fujifilm X Series lại được yêu thích đến vậy

Fujifilm đem đến hệ sinh thái X Series với loạt máy ảnh và ống kính cho những trải nghiệm sử dụng riêng biệt, bài viết này sẽ được dịch thuật từ một cây bút tại Fujilove.

 · 9 phút đọc.

Fujifilm đem đến hệ sinh thái X Series với loạt máy ảnh và ống kính cho những trải nghiệm sử dụng riêng biệt, bài viết này sẽ được dịch thuật từ một cây bút tại Fujilove.

Fujifilm đem đến hệ sinh thái X Series với loạt máy ảnh và ống kính cho những trải nghiệm sử dụng riêng biệt, bài viết này sẽ được dịch thuật từ một cây bút tại Fujilove nói lên những thứ mà người này yêu thích X Series.

Bài viết được dịch thuật từ Take Kayo tại Fujilove.

Là một người cuồng máy ảnh, tôi đã sử dụng nhiều món đồ nhiếp ảnh từ khắp các nhà sản xuất trong hơn 10 năm qua. Tôi đã gia nhập nhiếp ảnh từ 1995 và đã chụp với rất nhiều máy ảnh. Hồi thời kỳ máy ảnh film, tôi sử dụng Minolta cho công việc chuyên nghiệp và khi chuyển sang thời kỳ kĩ thuật số, tôi đã trở thành người dùng trung thành của Fujifilm X Series. Sau khi thử nghiệm nhiều máy ảnh của nhiều nhà sản xuất khác nhau, vì sao tôi lại chọn Fujifilm và X Series? Có rất nhiều lý do cho câu hỏi này nhưng có lẽ câu trả lời chính là vì Fujifilm không cố giành lấy vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng, thay vào đó họ hướng tới một hệ sinh thái máy ảnh độc đáo với sự cân bằng giữa phong cách, chức năng và chất lượng hình ảnh, vì thế Fujifilm đã chiến thắng trong lòng tôi.

Đầu tiên tôi muốn nói rằng khi tôi đã chọn hệ thống cho mình, tôi sẽ luôn gắn bó với chúng và không thay đổi. Mặc kệ hệ thống ấy là máy ảnh, smartphone hay những phụ kiện gì đó, một khi tôi đã chọn nhà sản xuất hoặc hệ sinh thái ấy thì tôi không tốn thời gian nhìn sang các thiết bị khác. Quan điểm của tôi là thời gian chuyển thiết bị, làm quen với hệ sinh thái mới thì dành cho việc nâng cao kĩ năng, mở rộng thêm các thiết bị hoặc mua thêm phụ kiện sẽ tốt hơn. Hồi 2012, khi tôi đang tham khảo các máy ảnh kĩ thuật số thay đổi ống kính để thêm vào hệ sinh thái thì tôi cũng cẩn thận trong việc xem các nhà sản xuất đang làm gì nữa.

Khi đó thì Canon và Nikon vẫn đang tập trung vào DSLR, Panasonic và Olympus thì đang đầu tư vào Micro Four Third(M43), nên vì thế tôi có Sony và Fujifilm là lựa chọn cho máy ảnh APS-C và Full frame có thể thay đổi ống kính, nhưng tôi có vài vấn đề. Các thế hệ APS-C đầu tiên từ Sony có thiết kế rất khác lạ, bên cạnh đó lựa chọn ống kính rất nhỏ. Ngoài ra màu sắc từ các dòng máy ảnh APS-C của Sony có vẻ là yếu nhất trên thị trường vào thời điểm đó. Cuối cùng khi đó tôi nghĩ rằng Sony sẽ tập trung vào dòng A7 full frame, nên sớm hay muộn APS-C sẽ bị lãng quên nên vì thế chỉ còn Fujifilm và X Series.

Một lợi ích trong việc đánh giá các máy ảnh Fujifilm của tôi chính là tôi cũng đánh giá cả Leica, Canon, Ricoh-Pentax và Sony. Từ đó tôi có thể nhận biết được sự phát triển của hệ thống mà tôi chọn thay đổi ra sao. Không rõ có chuyện gì đang xảy ra trong ngành công nghiệp máy ảnh, nhưng hướng đi của Fujifilm đã và đang rất thu hút tôi. Sự phát triển của X Series từ 2011 với X100, X-Pro1, X-E1 và X-T1 vào 2014 đã đem đến cho tôi cảm giác thích thú. Sau đó là các dòng X mới như X-Pro2, X-T2 và X-T3 cũng đã làm được điều tương tự.

Vì tôi bắt đầu sự nghiệp và lớn lên với máy ảnh film, việc các máy ảnh kĩ thuật số đem đến được trải nghiệm film cũng phần nào thu hút tôi. Cách chúng ta tương tác với máy ảnh từ thiết kế, đến giao diện sử dụng cũng là một yếu tố quan trọng trong việc trỉa nghiệm nhiếp ảnh. Tôi không muốn tiến sâu vào trong cài đặt để truy cập các tính năng cơ bản, tôi muốn máy ảnh phải dễ dùng từ ban đầu. Nếu tôi có thể thấy và thiết lập các thông số chính (tốc độ màn trập, khẩu độ, ISO, EV…) qua các vòng vặn trên máy ảnh, tôi rất hạnh phúc. Đây là điểm mà Fujifilm toả sáng. X-Pro và X-T là dòng máy dễ sử dụng đối với tôi. Trong studio hoặc khi đi quay video, tôi đều cầm theo X-T4, khi đi ra ngoài phố thì cầm theo X-Pro3. Tôi có thể dùng ống kính một tiêu cự và sử dụng linh hoạt, thực tế khi chụp với máy film Leica M7, tôi cũng có thể dễ dàng chuyển đổi qua lại với X-Pro3 và trải nghiệm vẫn rất mượt mà.

Màu sắc cũng là một lý do lớn để chọn Fujifilm, kể từ khi Classic Chrome ra mắt năm 2014 nó đã trở thành màu sắc ưa thích và truyền cảm hứng chụp ảnh đường phố cho tôi. Tương tự như cách tôi dùng máy film. Quả thật tôi có thể thêm vào màu sắc này sau đó, nhưng việc có thể chụp ngay với màu này qua file JPEG của Fujifilm là thứ rất ấn tượng. Tôi biết nhiều người không ngại chỉnh sửa ảnh RAW, nhưng với khả năng cho ảnh JPEG chất lượng ổn như Fujifilm cũng rất độc đáo. Giả lập màu film như ACROS, Classic Chrome và Classic Neg đều có khả năng xuất ảnh rất độc đáo và cảm giác như film, khó mà có các máy ảnh khác có thể làm được. Classic Neg giờ đang là giả lập màu mà tôi rất thích, thêm vào đó bạn có thể hậu kỳ thêm nữa để các bức ảnh độc đáo hơn và tự tạo công thức màu khác đi cho riêng mình.

Một số chắc chắn sẽ tự hỏi tại sao tôi không dùng máy ảnh khổ 35mm hoặc cảm biến full frame. Nhắc lại là vì khi tôi đang chọn hệ thống để gắn bó thì Sony A7 không thật sự làm tôi hứng thú, từ kiểu dáng, màu sắc ảnh và menu của nó. Canon và Nikon khi đó không lớn mạnh ở Mirrorless mà chỉ tập trung vào DSLR. Bên cạnh đó M43 không thật sự hứng thú và dù khi đó Samsung cũng rất có vị trí trong thị trường APS-C nhưng vào thời điểm đó tôi không nghĩ họ sẽ lớn mạnh ở mảng này. Sau đó Leica có dòng M, T, Q và SL rất thành công, nhưng giá thành vẫn là một rào cản lớn dù tôi yêu Leica rất nhiều.

Ví dụ, hãy so sánh hệ sinh thái hiện tại của Fujifilm mà tôi đang sử dụng, so sánh với Leica tương đương để xem giá thành ra sao. Máy ảnh chính trong studio tôi dùng là X-T4, kèm với XF 16-80mm, hỗ trợ kèm là X-H1 và chiếc X-Pro3, ống kính thêm nữa là XF 10-24mm và XF 33mm F1.4 R LM WR. Cuối cùng là một chiếc X-100F vì tôi cũng thích máy ảnh PnS nữa, tổng cộng tốn khoảng 8700 USD.

Với Leica, SL2-S + SL24-70mm sẽ là máy ảnh chính cho studio, mẫu SL cơ bản sẽ là máy hỗ trợ và một chiếc M10-P nữa. Đi kèm sẽ là ống SL16-35mm cùng với 50mm Summicron-M. Bên cạnh đó thêm một chiếc Leica Q để PnS nữa và tất cả sẽ tốn khoảng 29.000 USD. Tất nhiên chất lượng và hiệu năng không tương đồng, nhưng Fujifilm và Leica vẫn có một khoảng giá tiền đáng cân nhắc và tôi chọn Fujifilm như là lựa chọn thay thế giá rẻ cho Leica.

Cuối cùng là tại sao tôi không chọn GFX? Tôi cũng đã thử nghiệm và cân nhắc, máy ảnh yêu thích của tôi là GFX 50S, tôi thích vòng xoay, vị trí đặt và layout của máy, nhưng điều này có nghĩa là tôi phải mua thêm ống kính giống nhau, nhưng khác hệ máy X Series với GFX Series. Ngoài ra kích thước máy cũng đáng cân nhắc cũng như giá tiền của dòng GFX cũng đáng cân nhắc. Đặc biệt là khoảng cuối năm một chiếc máy ảnh dòng X Series với cảm biến 40MP sẽ được ra mắt nên thật sự việc mua GFX bây giờ với tôi vẫn chưa cần thiết. Cảm biến lớn với ít noise, hiệu năng ISO tốt hơn nhưng chưa đáng để bỏ tiền ra khi mà với số tiền đó tôi có những lựa chọn máy ảnh và ống kính khác từ hệ thống X Series.

Tổng kết lại, tôi rất hạnh phúc với hệ sinh thái của X Series mà tôi đang sở hữu. Dù có thể hiện tại Canon, Nikon, Sony và cả Leica đang có nhiều thứ hấp dẫn nhưng tôi vẫn thích chứng kiến sự đi lên và phát triển với Fujifilm, đặc biệt là từ bây giờ là cùng nhìn sự phát triển của hệ máy GFX nữa. Nhưng việc tôi chọn X Series vẫn chưa bao giờ làm tôi hối hận, cũng như đề cập ở trên là tôi không đổi hệ máy, tôi là một người gắn bó và sử dụng tối đa thiết bị của mình. Khi tôi quyết định chọn Fujifilm khoảng hơn 10 năm trước, tôi cũng đã quyết định gắn bó với hệ máy này vì những yếu tố thiết kế, hiệu năng cùng với trải nghiệm sử dụng. Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho bài viết này.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »

Đăng ký nhận bảng tin hàng tuần

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.