Montague Rhodes James | Giếng thở than (Chương 10)

Montague Rhodes James à tác giả của những tập truyện ma kinh điển nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhất trong văn học viết bằng tiếng Anh, một trong số đó chính là tác phẩm Giếng thở than.

 · 25 phút đọc.

Montague Rhodes James à tác giả của những tập truyện ma kinh điển nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhất trong văn học viết bằng tiếng Anh, một trong số đó chính là tác phẩm Giếng thở than.

Montague Rhodes James à tác giả của những tập truyện ma kinh điển nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhất trong văn học viết bằng tiếng Anh, một trong số đó chính là tác phẩm Giếng thở than.

Montague Rhodes James (1862 – 1936), hiệu trưởng Đại học Hoàng gia ở Cambridge, là một học giả nổi tiếng về thời Trung cổ, ông cũng là nhà khảo cổ và là một chuyên gia về các tác phẩm ngụy tác Kinh thánh. Montague Rhodes James cũng là tác giả của những tập truyện ma kinh điển nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhất trong văn học viết bằng tiếng Anh. Về những truyện ma, Montague Rhodes James viết chừng bốn mươi truyện (trong đó có nhiều truyện chưa hoàn chỉnh) và in trong các tập như: Những truyện ma của một nhà khảo cổ (1904), Thêm truyện ma nữa (1911), Một con ma gày và những kẻ khác (1919), Cảnh cáo cho kẻ tò mò (1925) và Tuyển tập truyện ma của Montague Rhodes James (1931). Trong số đó có những truyện rất nổi tiếng như Quãng các chữ Runes và Còi ơi, ta sẽ đến với mi, Chú bé của ta. James cũng víết các truyện thần tiên cho trẻ em, như cuốn Năm cái bình (1922).

Ông và bà Anstruther ngồi ăn sáng trong phòng khách ở Westfield, thuộc hạt Essεメ. Họ bàn chương trình cho ngày hôm đó.

George bà Anstruther nói em nghĩ có lẽ anh nên lái xe hơi đến Maldon xem thử có mua được mấy thứ đồ dùng em nói đó để dùng cho quầy của em ở hội chợ từ thiện được không?

Ồ được, nếu em muốn. Mary, anh sẽ làm việc đó, nhưng anh đã phần nào thoả thuận với Geoffrey Williamson chơi một ván gôn sáng nay rồi. Hội chợ từ thiện vào tối thứ Năm tuần tới kia mà?

Cũng thế thôi. Hẳn anh biết nếu không kiếm được mấy thứ đó ở Maldon, em sẽ phải mua ở các cửa hàng trên thị trấn. Họ sẽ gửi đến những thứ kém chất lượng và đắt nữa, như lần trước ấy. Nhưng nếu anh đã hứa với ông Williamson thì phải giữ lời thôi, lẽ ra anh phải cho em biết

Ồ không đâu, chưa hứa. Anh hiểu em muốn nói gì. Anh sẽ đi. Còn em làm gì?

Khi nào việc nội trợ thu xếp xong, em sẽ xem việc sắp đặt vườn hồng mới của em ra sao. Nhân tiện, trước khi đến Maldon, anh đưa Collins đến xem chỗ đó, anh đã biết ở đâu rồi đấy

Anh chưa biết chắc chỗ ấy đâu Mary ạ, có phải ở mạn cuối, về phía làng không?

Lạy trời không. George thân yêu, em tưởng đã nói rõ rồi còn gì. Nó là khu đất trống ngay cạnh con đường có nhiều bụi cây dẫn đến nhà thờ ấy

Ồ phải, nơi chúng ta bảo trước đây hẳn đã từng là một căn nhà mùa hè chứ gì? Có một ghế ngồi cũ rích với một cây cột chứ gì? Nhưng em có cho là chỗ ấy đủ ánh sáng không?

Ồ George, lý trí một chút đi nào anh, đừng hỏi gì, phải tin vào mấy cái ý nghĩ của anh về căn nhà màu hè ấy. Ánh nắng mặt trời sẽ thừa đủ khi ta phạt bớt một số bụi cây đi. Em biết anh sắp nói gì rồi, em cũng không muốn anh cho phạt sạch các bụi cây. Em chỉ muốn Collins dẹp hết các ghế ngồi cũ rích với các cây cột trước khi em ra đấy trong vòng một giờ nữa. Em cũng mong anh đi sơm sớm lên. Cơm trưa xong em tới nhà thờ vẽ một phác thảo, do đó anh có thể tới sân gôn, hoặc…

Hay đấy, hay lắm! Em thì hoàn thành bức phác thảo, anh thì chơi một ván gôn

Anh có thể vào chỗ đức Giám mục, nhưng thôi, đừng để tâm đến các đề xuất của em làm gì, chuẩn bị đi đi, ngày sắp trôi qua rồi còn gì!

Mặt ông Anstruther đang có xu hướng dài ra, liền thu ngắn lại ngay, ông vội vã rời khỏi phòng và bảo ban người làm ngoài hành lang. Bà Anstruther một con người oai nghiêm khoảng năm mươi, mùa hè sau khi xem qua thư từ buổi sáng, liền bắt tay vào tiến hành công việc gia đình…

Ít phút sau ông Anstruther tìm thấy Collins trong nhà kho, họ đi đến nơi định trồng vườn hồng. Tôi không hiểu nhiều về điều kiện ươm hồng, nhưng có xu hướng tin rằng bà Anstruther, tuy tự cho mình là một người làm vườn hồng chọn nơi trồng hồng không thích hợp lắm. Khu vườn thực nhỏ, ẩm thấp, một phía giáp với con đường, những phía kia đầy bụi cây rậm rạp, những cây dương xỉ và nhiều loại cây khác nữa. Đất không có cỏ mọc, trông có vẻ tăm tối. Vẫn còn lại các ghế ngồi kiểu thôn quê, một cây cột gỗ sồi nham nhở đứng gần giáp khu vực đã khiến ông Astruther liên tưởng xưa kia ở đây có một nhà nghỉ mùa hè.

Rõ ràng Collins không tán thành ý bà Anstruther về mảnh đất này. Nghe qua lời ông Anstruther, ông tỏ vẻ không nhiệt tình.

Dĩ nhiên dẹp cái ghế kia thì nhanh thôi ông ta nói để chúng trông chẳng đẹp đẽ gì, mà chúng cũng đã cũ rồi. Ông xem này – ông ta đập ra một mảng lớn – mục nát rồi còn gì. Phải dẹp chúng, tôi làm được ngay ấy mà.

Còn cây cột ông Anstruther nói ông cũng cho dẹp luôn cả thể

Collins tiến đến, dùng cả hai tay lắc lắc cái cột rồi xoa cằm.

Chắc lắm ông ạ ông ta bảo Chôn từ nhiều năm rồi. Không nhanh như nhổ đám ghế ngồi kia đâu

Nhưng bà chủ muốn nhổ xong trong một giờ đồng hồ đấy ông Anstruther nói.

Collins cười mỉm, lắc đầu: _Ông tha lỗi cho chứ, ông cứ tự tay thử xem này, làm sao làm được một việc không thể làm, hả ông? Phải đến giờ dùng trà mới xong, còn phải đào lên khá nhiều để làm cho đất chung quanh lỏng ra đã, tôi và một thằng bé nữa sẽ mất một số thời gian. Riêng mấy cái ghế _Collins thấy phần kế hoạch này phù hợp với năng lực của mình một giờ là xong. Có điều…

Có điều sao, Collins?

Không phải là tôi không muốn tuân lệnh hay là tôi vì lười nhác, nhưng xin lỗi ông chứ, tôi thì tôi chẳng cọn nơi đây làm vườn hồng. Các bụi cây khóm liễu che hết ánh sáng…

Nhưng dĩ nhiên ta phát quang một số đi chứ…

Vâng, dĩ nhiên là phạt bớt, nhưng xin lỗi ông Anstruther…

Thôi xin lỗi, tôi phải đi đây, Collins. Tôi nghe tiếng ô tô đỗ trước cửa rồi kìa. Bà chủ sẽ bảo ông chính xác bà ấy muốn gì. Tôi sẽ nói với bà ấy ông dẹp ngay các ghế ngồi, việc để buổi chiều. Chào ông

Collins bị bỏ lại đứng xoa cằm. Bà Anstruther nghe nói lại, không được hài lòng lắm nhưng vẫn cứ để kế hoạch như vậy.

Bốn giờ chiều bà để chồng đi đánh gôn sau khi ông đã hoàn thành việc sai bảo Collins và những nhiệm vụ khác, bà cho đưa ghế đẩu và dù ra đúng địa điểm để từ các bụi cây bà có thể vẽ phác thảo nhà thờ theo góc độ ấy, vừa lúc đó đầy tớ chạy đến nói có cô Wilkins đến thăm.

Cô Wilkins là một trong vài người của gia đình sở hữu ngôi nhà Westfield mà ông bà Anstruther vừa mua lại vài năm trước đây. Cô còn ở nán lại gần khu vực đó, nay đến chia tay để đi hẳn.

Có lẽ mời cô ấy đến đây cũng được bà Anstruther bảo, và ít phút sau cô Wilkins, một cô gái ở tủôi trung niên, tiến lại gần.

Thưa mai tôi sẽ rời Ashes. Tôi sẽ kể anh tôi nghe là bà đang tân trang khu này như thế nào. Khu vườn nay đẹp quá. Thế nào anh tôi cũng có chút luyến tiếc, ngôi nhà cũng vậy

Cô nói thế tôi vui quá. Nhưng mọi việc cải thiện đã hoàn tất đâu. Để tôi chỉ cho cô xem khu vực tôi định biến thành vườn hồng. Ngay cạnh đây thôi

Chi tiết đề án được nói phần nào cho cô Wilkins nghe nhng cô này tâm trí để tận đâu đâu.

Vâng, thật tuyệt cô ta có vẻ lơ đãng Nhưng bà Anstruther ạ, bà có biết không, tôi đang nghĩ về những ngày xa xưa, tôi rất mừng còn được nhìn lại nó trước khi bà thay đổi nó. Frank và tôi có một câu chuyện kỳ lạ ở đây đấy

Vậy ư? bà Anstruther mỉm cười bảo Cô kể tôi nghe xem nào. Chắc lạ lùng và dễ thương lắm

Không dễ thương đâu ạ. Đối với tôi thì khá kỳ quặc. Hồi nhỏ hai anh em tôi lúc nào cũng chơi giỡn bên nhau. Chuyện này khó nói thành lời – nhất là tôi – không chứng kiến thì nghe nó huyễn hoặc thế nào ấy

_Có một sự kiện làm chúng tôi đâm sợ khu vực này mỗi khi chỉ có hai đứa với nhau. Một tối mùa thu nóng bức, tự nhiên Frank biến mất quanh chỗ này một cách khá bí mật. Tôi đi tìm anh ấy về dùng trà, đi xuống con đường này tôi trông thấy anh ấy – không phải trốn sau bụi cây như tôi tưởng – mà ngồi trên một cái ghế dài của căn nhà mùa hè cũ – ở đây xưa có căn nhà mùa hè bằng gỗ mà – đang chúi vào một góc ghế mà ngủ, mặt trông kinh khϊếp như người ốm hoặc người chết. Tôi chạy lại, lay anh ấy dậy, anh ấy thức giấc và thét lên một tiếng. Cậu bé lúc ấy không còn phải là mình nữa. Hai anh em chạy về nhà, đêm đó anh ở trong tình trạng khủng hoảng, thức trắng không ngủ. Như tôi còn nhớ, phải có người ngồi bên cạnh anh. Anh hồi phục nhanh thôi, nhiều ngày sau cậy răng anh ấy cũng không nói tại sao lại bị như vậy. Cuối cùng mới vỡ lẽ, chiều hôm ấy anh buồn ngủ quá và có một giấc mơ kỳ lạ không đầu đuôi. Anh không nhìn thấy gì đó ở xung quanh, chỉ cảm thấy một quang cảnh sinh động. Lúc đầu anh đang ở trong một gian phòng rộng quanh có đông người, một người nào đó rất có thế lúc đứng đối diện với anh, hỏi anh nhiều câu hỏi anh cho là rất quan trọng, đang lúc anh trả lời thì lại có ai đó – hoặc một người cũng ở trong phòng phía đối diện hoặc một ai đó, bẻ lại. Mọi tiếng nói nghe rất xa xôi nhưng anh còn nhớ đôi câu Ngày 19 tháng 10 anh ở đâu? và ‘Đây có phải chữ anh không?’ v… v…Bây giờ thì tôi hiểu ra anh đang đứng trước một phiên toà, nhưng không được xem giấy tờ gì cả, và thật quái quỷ, một đứa trẻ lên tám hiểu gì về một phiên toà đâu. Anh kể lại lúc nào cũng như bị áp lực dồn nén, căng thẳng và vô vọng (dĩ nhiên lúc ấy anh không kể với tôi bằng những từ ngữ ấy). Sau đó, sau một thời gian, cách quãng nhưng không yên ổn chút nào, hoàn toàn khốn khổ là khác, thì lại đến một hình ảnh khác, anh được dẫn từ trong nhà ra ngoài vào một buổi sáng tối tăm có tuyết rơi. Có đường phố giữa các ngôi nhà hay sao ấy, người thì rất đông, anh được dẫn lên những bậc thang gỗ kêu cọt kẹt và đứng trên một cái bệ, thứ duy nhất anh trông thấy là một ngọn lửa nhỏ cháy ở gần đâu đó. Người đang giữ cánh tay của anh thả tay anh ra rồi đi về phía ngọn lửa, đến đây là lúc đáng sợ nhất trong cả cơn mê, nếu không được tôi đánh thức thì không hiểu sẽ ra sao! Một đứa trẻ mà mơ thấy thế thì lạ thật. Lạ quá ấy chứ. Đến cuối năm Frank và tôi lại ở đây. Tôi ngồi chỗ bụi cây lúc hoàng hôn, để ý thấy mặt trời đang lặn, tôi bảo Frank chạy về nhà xem trà đã pha xong chưa để về uống, còn tôi đọc nốt chương sách. Frank đi lâu hơn tôi tưởng, trời tối quá nhanh, tôi phải ghé mặt sát vào quyển sách. Bỗng nhiên từ bụi cây như có ai thì thầm bên tai tôi, tôi chỉ phân biệt được có mấy chữ hay tưởng là như vậy, mấy chữ như là ‘Kéo, kéo đi. Tôi đẩy,cô kéo.

_Tôi hoảng cả người. Giọng nói thì thầm, nghe có vẻ bực bội và khàn khàn cứ như vang tới từ nơi xa xôi nào đó như trong giấc mơ của Frank. Tuy tôi sợ nhưng vẫn đủ tỉnh táo để nhìn quanh xem nó từ phía nào tới. Và, nghe như bị điên thật đấy, nhưng sự thực là vậy, tôi dám chắc khi ghé tai vào một cái cây cột ở đầu ghế thì nghe rõ nhất. Tôi chắc đến nỗi chính tôi đã vạch mấy cái dấu lên cây cột bằng cây kéo trong rổ khâu của tôi. Chẳng hiểu tại sao. Tôi tự hỏi có phải chính cây cột phát ra giọng nói…Có thể chứ. Có rất nhiều dấu, vết rạch trên đó – nhưng cũng không biết thế nào. Có vẻ như nó chính là cây cột mà bà thấy đây. Cha tôi biết chúng tôi gặp chuyện hoảng sợ từ chỗ vườn cây, một chiều tối kia ăn cơm xong ông xuống đốn hết đi. Tôi còn nhớ đã nghe cha tôi nói với một ông cụ làm những việc vặt quanh đó, ông cụ bảo Đừng sợ ông ạ, ông ấy cho đóng cọc chặt vào đó rồi, nếu không ai nhổ đi thì chúng ta được Khi tôi hỏi ‘ông ấy’ là ai thì không ai trả lời cho một câu thích đáng. Có thể đợi tôi lớn lên, cha mẹ tôi sẽ giải thích cho tôi nhưng như bà biết đấy, các cụ mất khi chúng tôi còn nhỏ. Tôi vẫn cứ thấy lạ, vẫn cứ hỏi các người già trong làng xem họ có thấy gì lạ không. Nhưng họ không thấy, mà có thấy cũng không bảo chúng tôi.

Thôi, tôi làm bận lòng bà với bao chuyện trẻ con hồi xưa, nhưng quả là cái lùm cây này ám ảnh tâm trí chúng tôi biết bao nhiêu lâu! Hẳn bà hình dung được những chuyện trẻ con chúng tôi cứ thêu dệt ra với nhau. Chào bà Anstruther, tôi phải đi rồi. Mùa đông ta sẽ gặp nhau trên tỉnh, phải không ạ?

Đến chiều thì lần lượt các ghế dài và cây cột bị nhổ lên hết. Khí hậu chiều hè rất tráo trở. Trong bữa cơm, bà Collins phải sai người đi lấy chút rượu mạnh vì ông chồng bỗng rét run, bà sợ ngày mai ông phải nghỉ việc.

Sáng hôm sau, ý nghĩ của bà Anstruther không hoàn toàn thanh thản. Bà chắc có mấy thằng du côn đột nhập vào trong địa sản.

Và, một điều này nữa, George bà bảo ông Anstruther bao giờ Collins khỏi, phải bảo ông ta đem con cú đi, nghe nó kêu kinh quá, có một con cú đậu ngay ngoài cửa sổ phòng chúng ta. Nó mà bay vào trong nhà em sẽ loạn trí luôn, cứ xem tiếng kêu của nó hẳn nó to lắm. Anh có nghe thấy không nhỉ? Chắc là không. Xưa nay anh vẫn ngủ say mà. Nhưng mà, trông anh cứ như đêm qua mất ngủ ấy nhỉ?

Em yêu, anh mà còn có giấc mơ giống như đêm hôm qua nữa hẳn anh cũng hoá điên. Em không biết anh mơ thấy gì đâu. Lúc tỉnh dậy anh không sao nói về nó được, gian phòng ta không nắng sáng rực rỡ thế này chắc nói về nó anh cũng không dám

Ồ, xưa nay anh có thế bao giờ đâu? Hẳn là anh… à phải…mà em cũng vậy cơ mà, hay là tại anh dùng nước ở cái câu lạc bộ thổ tả ấy?

Không, chỉ một ly trà với bánh mì bơ. Mà kể lại giấc mơ cho ra đầu đuôi cũng khó cơ đấy – cứ như tập hợp bao sự việc linh tinh mình nhìn thấy hoặc đọc thấy trong sách. Này nhé, Mary, để anh kể em nghe. Nếu em không phiền…

Em đang muốn được nghe ấy chứ, George. Khi nào không muốn nghe nữa em sẽ bảo anh

Được. Phải nói ngay nó không giống những cơn ác mộng khác, anh không nhìn thấy ai, cũng chẳng ai nói với anh hay chạm vào người anh, ấy thế mà anh vẫn bị ấn tượng kinh khủng như là mọi chuyện xảy ra thực. Lúc đầu anh ngồi, không, đi đi lại lại trong một cái phòng có giát ván gỗ. Có cái lò sưởi, trong có nhiều giấy tờ bị đốt cháy và anh ở trong một trạng thái lo sợ không kể xiết về một cái gì đó. Có một người hình như là đầy tớ, anh cho là vậy vì anh nhớ đã bảo anh ta_Lấy ngựa, nhanh lên rồi chờ một chút, thế là thấy bao nhiêu người lên cầu thang, một tiếng động như đinh thúc ngựa bước vào sàn gỗ, cửa mở ra, điều gí đó mà anh đang chờ đợi đã tới_

Nhưng nó là cái gì vậy?

Không thể nói được, một loại sốc làm anh hoảng loạn trong cơn mơ. Hoặc anh tỉnh dậy hoặc là tất cả tối mịt. Đó là điều xảy tới với anh. Sau đó anh ở trong một căn phòng tường thẫm màu, đóng panel, giống như căn phòng kia, và một số người nữa và rõ ràng là anh…

Đang bị xử ở phiên toà chứ gì?

Trời ơi, đúng thế Mary ạ! Em cũng mơ vậy sao? Kinh quá!

Không, không. Em có ngủ được mấy đâu mà nằm mơ? Anh cứ nói tiếp đi, rồi em sẽ kể cho anh nghe sau

Ừ, thế này nhé, anh bị đem ra xử trong bối cảnh mà anh với tả, không ai nói hộ anh một lời nào, gần đâu đó có một tay vô cùng đáng sợ, ngồi trên cái ghế dài thì phải, hắn cứ lao vào ma đả kích anh rằng bất công, anh nói cái gì hắn bẻ quẹo đi cái đó, tra hỏi anh những câu hỏi thật khủng khϊếp.

Về chuyện gì mới được kia chứ?

Ngày này tháng nọ anh ở đâu, ở đâu? Những bức thư có phải do anh viết không, tại sao anh lại hủy bỏ một số lá thư đi? Anh vẫn còn nhớ hắn cười lên như thể đáp đối với những câu trả lời của anh làm anh nhụt chí. Nghe thì không có vẻ gì ghê gớm nhưng phải nói là sợ, lúc nào cũng sợ. Anh tin hắn xưa kia đúng là một người như vậy, một thằng cha kinh khủng, tàn ác, những điêu hắn nói…

Thôi cảm ơn, em không muốn nghe thêm nữa. Để còn có thể tự đi ra sân gôn ngày nào cũng được. Cuối cùng thì thế nào?

Chống lại anh, mục đích của hắn là vậy à. Anh rằng mong diễn tả được cho em nghe tình trạng căng thẳng cho dù nó kéo dài không biết bao nhiêu ngày, cứ chờ, cứ đợi, đôi khi phải viết lách nhiều thứ mà anh biết vô cùng quan trọng đối với anh, cứ chờ đợi trả lời, không thấy gì nữa, cuối cùng anh đi ra…

Ái chà!

Sao em lại nói vậy? Em biết anh trông thấy gì ư?

Một ngày tối tăm ảm đạm, ngoài phố có tuyết, gần đâu đó có ngọn lửa đang cháy, đúng không?

Lạy thánh George, đúng là như thế. Em cũng mơ thấy vậy sao? Không phải chứ? Đây mới là điều kỳ quặc nhất. Anh bị hành quyết vì tội lừa đảo. Anh nằm trên rơm, bị đau dữ dội, sau dó bước lên mấy bậc tam cấp, có ai đó túm lấy cánh tay anh, anh còn nhớ nhìn thấy một cái bóng và nghe tiếng người nói lao xao. Anh tưởng như không chịu đựng nổi khi lại phải đi vào một đám đông và nghe tiếng họ ồn ào. Tuy nhiên, may mắn làm sao anh không phải thực sự đi vào câu chuyện. Giấc mơ qua đi với một tiếng như tiếng sấm trong đầu anh. Nhưng, Mary…

Em biết anh định hỏi gì rồi. Đây là một ví dụ cho việc đọc được ý nghĩ của người khác. Hôm qua, cô Wilkins tới, kể cho em nghe giấc mơ mà anh cô ta gặp phải lúc còn là một cậu bé con sống tại đây, có lẽ chính vì nghĩ đến nó mà em thức dậy và nghe tiếng những con cú kêu khủng khϊếp, hơn nữa em còn nghe thấy tiếng người cười nói trong các bụi cây (anh xem thử cây cối có hư hại gì không, nếu có phải báo cho cảnh sát), và biết đâu từ óc em nó chuyển đến óc anh trong khi anh đang ngủ. Lạ thật đấy, em rất tiếc đã làm cho anh ngủ không ngon, hôm nay anh phải ra khí trời thoáng đãng đi.

Phải đấy, nhưng anh nghĩ anh sẽ đi Lodge xem có ai đi đánh gôn với anh không. Còn em?

Em đã có đủ việc đã làm sáng hôm nay rồi. Buổi chiều em sẽ vẽ nốt

Anh rằng mong em chóng hoàn thành

Trong bụi cây không thấy gì hư hỏng cả, ông Anstruther quan tâm qua loa đến khu vườn hồng nơi cây cột bị nhổ, còn nằm đấy, lỗ trống hoác. Về Collins, hỏi thăm thì nghe nói đã khá hơn nhưng vẫn chưa đi lại được. Qua lời vợ ông ta, ông ta tỏ ý hy vọng không làm gì sai trái trong việc dẹp các ghế và nhổ cây cọc. Bà Collins còn nói những người hay chuyện ở Westfield này có nhiều lắm, nhất là những người già cả sống trong khu này lâu hơn tất cả những người khác. Những lời họ nói chắc chắn đã làm Collins hoảng loạn cả đầu óc, nhưng toàn là những chuyện vớ vẩn cả thôi.

Lấy lại sức khoẻ sau bữa ăn trưa và một giấc ngủ ngắn, bà Anstruther ngồi thoải mái trên một chiếc ghế ngồi vẽ đặt canh con đường nhỏ dẫn qua bụi cây tới cổng nhà thờ. Cây cối và nhà cửa vốn là đề tài yêu thích của bà và ở đây bà đã nghiên cứu kỹ cả hai. Bà làm việc cật lực, cho đến lúc mặt trời khuất sau những ngọn đồi có rừng che phủ ở phía xa, bức tranh trông đã rất vui mắt. Bà còn muốn vẽ nữa, nhưng ánh sáng thay đổi nhanh quá, rõ ràng nếu còn nét vẽ nào thì đành phải đợi đến mai. Bà đứng dậy quay về phía cánh đồng một lát tận hưởng niềm vui dưới bầu trời xanh ngăn ngắt. Rồi bà đi qua những bụi cây rậm rạp, tới chỗ con đường đổ ra bãi cỏ, lại đứng lại một lần nữa thưởng thức cảnh chiều tà, ghi nhớ trong óc cảnh một tháp chuông nhà thờ vùng Roothing. Bỗng nhiên có con chim (bà cho là thế) sột soạt trong bụi cây bên trái, bà quay lại giật mình nhìn thấy một cái gì đó mà thoạt đầu bà cứ tưởng là một cái mặt nạ của ngày mùng năm tháng Mười một, thò ra. Bà lại gần nhìn cho kỹ. Đó không phải là mặt nạ – mà là một bộ mặt thật, tròn, nhẵn thín, màu hồng. Bà còn nhớ rất rõ những giọt mồ hôi nhỏ xíu giỏ xuống từ trên trán nó. Hàm râu được cạo sạch sẽ, đôi mắt nhắm nghiền. Bà cũng nhớ chính xác đến mức chỉ nghĩ đến thôi đã chịu không nổi, miệng rộng ngoác ra, hàm trên có mỗi một cái răng. Thấy bà, cái mặt lùi lại rút vào trong bụi. Bà chạy về nhà đóng cửa lại rồi ngất đi.

Ông và bà Anstruther phải đi Brighton nghỉ ngơi một tuần cho lại sức. Sau đó họ nhận được công văn của Hội Sưu tầm của Essεメ hỏi xem họ có giữ đến một tấm chân dung lịch sử nào đó của Essεメ mà Hội đang sưu tầm để đặt một công trình khảo cổ của Essεメ về mặt chân dung nào không? Chân dung sẽ được in ra dưới sự bảo trợ của hội. Kèm theo có bức thư của Thư ký Hội có đoạn như sau Chúng tôi thiết tha muốn biết ông bà có bản in khắc gỗ của chân dung Ngài… Quan toà dưới thời Charles II mà, chắc ông bà đã biết, phải về nghỉ ở Westfield sau khi bị thất sủng và nghe nói đã chết tại đó trong ân hận giày vò. Hẳn ông bà sẽ lưu tâm khi biết trong các sổ sách mới được tìm thấy – của trưởng tu viện ở Roothing chứ không phải ở Westfield – có ghi lại rằng sau khi vị chánh án chết, giáo khu bị xáo động ghê quá, đến nỗi mục sư ở Westfield phải mời các cha xứ toàn vùng Roothing đến yểm đi, và họ đã làm như vậy. Đọan ghi chép kết luận rằng Cái cọc đó ở trên cánh đồng ngay cạnh nhà thờ Westfield, bên phía Tây. Có lẽ ông bà cũng cho biết luôn còn gì được truyền tụng ở trong vùng về ảnh hưởng của chuyện này không.

Bức ảnh gửi kèm làm bà Anstruther lên cơn sốt đến nỗi mùa thu bà phải đi ra nước ngoài nghỉ.

Ông Anstruther khi xuống Westfield thu xếp công việc, kể lại chuyện này cho ông mục sư (một vị quý tộc già), ông ta chẳng lấy gì làm lạ. Dĩ nhiên tôi đã được nghe kể lại câu chuyện xảy ra qua lời những bậc lão thành và cũng như những gì tôi mục kích. Quả là chúng tôi đã phải chịu đựng nhiều, lúc đầu nào cú kêu, tiếng người thầm thì trong vườn này, lúc thì trong các nhà tranh, rồi thì hết dần. Tôi tưởng đã hết. Trong sổ sách, chúng tôi đã ghi lại cuộc mai táng, suốt một thời gian dài tôi coi chuyện đó như một phương châm gia đình phải tuân theo, nhưng lần lần rồi nhìn vào sổ tôi mới để ý bên cạnh có ghi thêm cái gì đó bởi một bàn tay lạ với hai chữ đầu tên một mục sư ở thế kỷ mười bảy – A.C. – Agustine Crompton. Đây ông xem quieta non movere – đang yên lặng đừng khuấy động – Tôi cho là…Phải, kể cũng phải nói chính xác tôi thấy chuyện đó ra sao.

Đọc Giếng thở than, chương 01 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 02 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 03 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 04 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 05 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 06 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 07 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 08 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 09 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 10 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 11 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 12 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 13 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 14 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 15 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 16 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 17 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 18 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 19 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 20 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 21 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 22 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 23 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 24 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 25 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 26 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 27 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 28 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 29 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 30 tại đây.

Đọc Giếng thở than, toàn tập tại đây.

Giếng thở than.

Giếng thở than.

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Thanh Tâm Tuyền | Mặt trời

Thanh Tâm Tuyền | Mặt trời

Thanh Tâm Tuyền (1936 – 2006) tên thật là Dzư Văn Tâm là một nhà thơ nhà văn người Việt nổi tiếng được biết đến với những cách tân thơ…

Thích Nhất Hạnh | Giận (Chương 04)

Thích Nhất Hạnh | Giận (Chương 04)

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân khai sáng chánh niệm giúp…

Đăng ký nhận bảng tin hàng tuần

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.