Montague Rhodes James | Giếng thở than (Chương 27)

Montague Rhodes James à tác giả của những tập truyện ma kinh điển nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhất trong văn học viết bằng tiếng Anh, một trong số đó chính là tác phẩm Giếng thở than.

 · 9 phút đọc.

Montague Rhodes James à tác giả của những tập truyện ma kinh điển nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhất trong văn học viết bằng tiếng Anh, một trong số đó chính là tác phẩm Giếng thở than.

Montague Rhodes James à tác giả của những tập truyện ma kinh điển nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhất trong văn học viết bằng tiếng Anh, một trong số đó chính là tác phẩm Giếng thở than.

Montague Rhodes James (1862 – 1936), hiệu trưởng Đại học Hoàng gia ở Cambridge, là một học giả nổi tiếng về thời Trung cổ, ông cũng là nhà khảo cổ và là một chuyên gia về các tác phẩm ngụy tác Kinh thánh. Montague Rhodes James cũng là tác giả của những tập truyện ma kinh điển nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhất trong văn học viết bằng tiếng Anh. Về những truyện ma, Montague Rhodes James viết chừng bốn mươi truyện (trong đó có nhiều truyện chưa hoàn chỉnh) và in trong các tập như: Những truyện ma của một nhà khảo cổ (1904), Thêm truyện ma nữa (1911), Một con ma gày và những kẻ khác (1919), Cảnh cáo cho kẻ tò mò (1925) và Tuyển tập truyện ma của Montague Rhodes James (1931). Trong số đó có những truyện rất nổi tiếng như Quãng các chữ Runes và Còi ơi, ta sẽ đến với mi, Chú bé của ta. James cũng víết các truyện thần tiên cho trẻ em, như cuốn Năm cái bình (1922).

Các bạn biết đây là mở đầu câu chuyện về ma quỷ và yêu tinh mà Mamilius, đứa trẻ hay nhất trong tác phẩm của Shekespeare, đang kể cho mẫu hậu và các phu nhân triều thần nghe thì nhà vua cùng quân lính tới bắt giam bà vào ngục. Câu chuyện còn dang dở và em không có dịp nào kể tiếp vì đã chết không lâu sau đó. Tiếp theo sẽ là như thế nào? Dĩ nhiên là Shakespeare biết và tôi dám mạnh dạn nói rằng tôi cũng biết. Nó là câu chuyện không có gì mới,dường như câu chuyện bạn đã được nghe nói tới, thậm chí đã nghe kể rồi là đàng khác. Ai cũng có thể đặt nó vào trong khung cảnh mà mình ưa thích nhất.

Và đây là khung cảnh của tôi.

Có một người đàn ông sống cạnh nghĩa trang nhà thờ. Nhà ông ta tầng dưới bằng đá, tầng trên bằng gỗ. Các cửa sổ trước trông ra phố, các cửa sổ sau trông ra nghĩa trang. Trước kia ngôi nhà là của tu sĩ giáo khu, nhưng (đó là thời nữ hoàng Elizabeth) tu sĩ có vợ, muốn nhiều phòng hơn, vợ ông ta không thích cảnh nghĩa trang ban đêm nhìn qua cửa sổ phòng ngủ. Bà ta nói nhìn thấy…ta chẳng cần biết bà ta nhìn thấy gì, tuy nhiên bà làm chồng không yên, đến khi dọn tới ngôi nhà rộng hơn ở ngoài đường phố làng mới thôi. Nhà cũ thì ông John Poole dọn tới ở, ông này góa vợ, sống có một mình, rất ẩn dật, người ta bảo ông này rất keo kiệt.

Có lẽ đúng thật, cách sống của ông ta về nhiều phương diện tỏ ra không lành mạnh. Hồi ấy, người ta thường chôn người chết vào ban đêm, dưới ánh đuốc. Cứ mỗi lần có đám ma, người ta lại thấy John Poole ra đứng ở ô cửa sổ trên gác hoặc dưới nhà để xem, tùy theo nơi nào thấy rõ hơn.

Có một đêm một bà già kia được đem đi chôn. Bà ta khá giả nhưng dân ở đấy không ưa họ bảo bà ta không phải Cơ đốc giáo. Vào những đêm Hạ chí và Lễ các Thánh, không ai thấy bà ta trong nhà cả. mắt bà ta đỏ lòm trông rất kinh hãi, đến ăn mày cũng chẳng gõ cửa nhà bà ta bao giờ. Ấy thế nhưng khi chết bà ta cũng để lại một túi tiền cho nhà thờ.

Đêm chôn bà ta thời tiết không bão tố mà yên tĩnh, đẹp trời. Nhưng rất khó kiếm người khiêng xác chết và người cầm đuốc, mặc dù bà ta để lại phí tổn chôn cất nhiều hơn bình thường. Xác chết chỉ được quấn vải chứ không nằm trong áo quan. Chẳng còn ai khác ngoài những người tối cần thiết cho việc chôn cất – và John Poole đứng xem ở cửa sổ. Tước khi mộ được lấp lại, mục sư cúi xuống ném một cái gì đó xuống thi thể bà ta – nó kêu leng keng xủng xoảng – và khe khẽ nói mấy tiếng gì đó đại loại như là Tiền của ngươi sẽ tàn lụi cùng với ngươi, rồi ông ta mau chóng rời bước, vài người khác cũng đi nốt, chỉ còn lại một người cầm đuốc soi cho hai cha con người đào huyệt đang xúc đất lấp vào. Họ lấp không cẩn thận mấy, thành ra sáng hôm sau, đúng vào chủ nhật, ai nấy đi nhà thờ đều bảo đây là nấm mồ đắp sơ sài nhất nghĩa trang. Quả vậy, khi người trông nom nhà thờ và nghĩa địa tới xem thì quả thật thấy nó được đắp điếm cẩu thả hơn lúc bản thân ông ta rời nấm mộ nhiều.

Trong thời gian đó John Poole trông là lạ, nửa như phấn khích nửa như bồn chồn hơn trước. Nhiều tối ông ta la cà ra quán rượu, trái hẳn với thói quen thường ngày và ông ta có nói ý tứ xa xôi với mấy người hay chuyện trò với ông là hiện ông mới có ít tiền, muốn kiếm chỗ ở khá hơn. Một tối ông thợ rèn bảo Chẳng trách được, chỗ ông, tôi cũng chẳng muốn ở chút nào. Cả đêm cứ như thấy cái gì ấy. Chủ quán hỏi thấy cái gì.

Tôi thấy cứ như có ai đó leo lên buồng ngủ ở tầng trên, tương tự như thế ông thợ rèn nói Tôi chẳng biết, à mụ già Wilkins chôn tuần trước phải không? Chủ quán bảo Phải hỏi cảm tưởng của ông Poole. Ông Poole, giờ đây ông thấy ở đó khó chịu sao?

Ông Poole thì chẳng nề hà gì đâu ông thợ rèn nói Vì ông ấy ở đấy đã lâu rồi. Tôi chỉ nói nếu là tôi, tôi không chọn chỗ ấy. Lúc nào cũng chuông đánh, rồi sáng đuốc khi có đám ma, ngoài ra vắng vẻ quạnh quẽ, toàn những nấm mộ nằm im lặng đến kinh người, nhưng họ nói có ánh sáng ban đêm đấy. Ông Poole, ông có thấy ánh sáng ở ngoài nghĩa trang không?

Không, tôi chẳng thấy bao giờ ông Poole nói với vẻ ảm đạm, gọi thêm rượu và tối đó về nhà muộn.

Đêm hôm ấy, nằm trong giường ở phòng ngủ trên gác, gió rền rĩ quanh ngôi nhà khiến ông không sao ngủ được. Ông đứng dậy băng qua phòng tới một cánh cửa tủ nằm trong tường, mở ra lấy một cái gì đó kêu loảng xoảng leng keng, cất vào túi ngực chiếc áo ngủ. rồi tới cửa sổ đứng nhìn ra nghĩa trang. Các bạn đã bao giờ thấy một tấm bảng đồng trong nhà thờ khắc hình dáng một người quấn trong khăn liệm chưa nhỉ? Nó được túm lại trên đầu một cách kỳ quặc. Có một dạng người như thế đội đất đứng lên từ một điểm rất quen thuộc với John Poole. Ông ta chạy vội vào giường, nằm im thin thít.

Có tiếng sột soạt khe khẽ ở khung cửa sổ. John Poole hoảng người, miễn cưỡng quay mặt ra nhìn. Chao ôi! Giữa ông ta và ánh trăng là chính cái dáng ấy với cái búi đầu thắt lại một cách kỳ quặc. rồi có bóng người trong phòng. Tiếng đất khô lạo sạo trên sàn và một giọng khàn khàn Nó ở đâu nhỉ? bước chân đi tiếp xa hơn, xa hơn, nghe yếu ớt, khó khăn, cái bóng đó thoáng ẩn thoáng hiện tới từng góc nhà, nhìn vào đó, cúi xuống nhìn các gầm ghế, cuối cùng mò mẫm tới cánh cửa tủ trong hốc tường, mở toang ra. Tiếng móng tay cạo trên mấy cái giá gỗ trống trơn. Rồi dáng hình đó bỗng lao phắt lại bên giường ông, đứng một lúc bên giường, giơ cánh tay lên và thét với giọng khàn khàn MI ĐỂ TRONG NGƯỜI!

Đến chỗ này, H.R.H. (His Royal Highness) hoàng tử Mamilius (người mà tôi cho rằng đã kể câu chuyện ngắn hơn thế này nhiều) hét lên một tiếng rồi quăng mình vào lòng phu nhân trẻ nhất trong số quần thần của hoàng hậu, làm cho bà này cũng hét lên một tiếng nhức óc. Ngay lúc đó H.M. (Her Majesty) hoàng hậu Hermione nắm lấy tay hoàng tử. Bà cố nén cười to lên, mà phát cho hoàng tử một cái. Hoàng tử đỏ mặt hơn là muốn khóc, sắp bị đưa vào giường ngay sau đó. Tuy nhiên nhờ sự can thiệp của các nạn nhân của cậu, lúc này đã hết sốc, cậu được phép ngồi lại cho đến giờ đi ngủ hàng ngày. Lúc này bản thân cậu cũng đã quá hồi phục và khẳng định mình còn nhiều chuyện khủng khϊếp hay gấp ba như vậy và sẽ kể cho họ nghe ngay khi có dịp, rồi cậu chúc mọi người ngủ ngon trước khi đi ngủ.

Đọc Giếng thở than, chương 01 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 02 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 03 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 04 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 05 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 06 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 07 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 08 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 09 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 10 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 11 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 12 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 13 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 14 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 15 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 16 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 17 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 18 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 19 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 20 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 21 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 22 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 23 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 24 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 25 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 26 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 27 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 28 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 29 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 30 tại đây.

Đọc Giếng thở than, toàn tập tại đây.

Giếng thở than.

Giếng thở than.

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »

Đăng ký nhận bảng tin hàng tuần

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.

nhavantuonglai · Ghiblis Music Piano Playlist