Tom Clancy | Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ | Chương 06
Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ (The hunt for the Red October) là tiểu thuyết tình báo của Tom Clancy, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1984 và được chuyển thể thành phim cùng tên vào năm 1990.
· 46 phút đọc.
NGÀY THỨ BA.
CHỦ NHẬT, NGÀY 5 THÁNG 12.
Tháng mười đỏ.
Trong con tàu Tháng mười đỏ không thể phân biệt ngày và đêm, không có bình minh hay hoàng hôn và mọi ngày trong tuần đều vô nghĩa như nhau. Không giống như tàu nổi, giờ giấc thường thay đổi dựa theo múi giờ địa phương nơi tàu đến, các tàu ngầm thường chỉ có một căn cứ thời gian duy nhất. Tàu ngầm Mỹ thường dựa trên giờ Zulu hoặc Greenwich và Tháng mười đỏ dựa trên giờ tiêu chuẩn Moscow. Theo tính toán tiêu chuẩn, thời gian này sớm hơn 1 giờ so với giờ chuẩn Greenwich.
Ramius bước vào Phòng điều khiển vào giữa buổi sáng. Chiếc tàu ngầm đang tiến về hướng 2 – 5 – 0 với tốc độ 13 hải lý/giờ tại khoảng cách 30m từ đáy biển phía tây Biển Barents. Trong vài giờ nữa, đáy đại dương sẽ là vùng đồng bằng khó dò và cho phép họ lặn sâu hơn. Đầu tiên Ramius kiểm tra biểu đồ, sau đó là hàng loạt các dụng cụ khác nhau được cố định xung quanh vách ngăn và cuối cùng là ghi một số dấu trong cuốn sổ lệnh.
– Đại úy Ivanov. ông hét lên với sĩ quan cấp dưới đang làm nhiệm vụ quan sát.
– Vâng, đồng chí thuyền trưởng. Ivanov là sĩ quan trẻ nhất trên tàu, vừa tốt nghiệp Trường Đoàn Thanh niên Cộng Sản Lênin ở Leningrad, gầy, xanh xao và nghiêm túc.
– Tôi sẽ tổ chức 1 cuộc họp các sĩ quan chỉ huy tại Phòng họp sĩ quan. Anh sẽ tham gia dự thính từ lúc này. Đây là chuyến đi biển đầu tiên, Ivanov. Cậu có thích nó không?
– Thú vị hơn những gì tôi nghĩ, thưa đồng chí thuyền trưởng. Ivanov trả lời cảm thấy tự tin hơn những gì anh thực sự cảm thấy.
– Được rồi, đồng chí đại úy. Tôi thường để cấp dưới làm càng nhiều việc càng tốt, đây là cách đào tạo của tôi. Khi cán bộ cấp cao tham gia học chính trị hàng tuần, đồng chí sẽ phụ trách con tàu này. Toàn bộ an toàn của tàu và toàn bộ các thủy thủ đều nằm trong tay anh. Anh đã học mọi thứ mình muốn học. Tất cả các lệnh của tôi đều có trong sổ tay hướng dẫn này. Nếu thấy có bất kỳ tàu ngầm hoặc tàu nổi nào, hãy báo cho tôi biết ngay lập tức. Trong lúc đó, hãy tìm cách tránh nó. Có vấn đề gì không?
– Không, thưa đồng chí thuyền trưởng. Ivanov đứng thẳng theo tư thế chuẩn.
– Tốt. Ramius mỉm cười.
– Pavel Ilych, anh cần nhớ rằng đây là một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất cuộc đời mình. Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên phụ trách tàu. Đừng quên nhiệm vụ và trách nhiệm của anh.
Đôi mắt chàng trai ánh lên niềm tự hào. Những gì sắp diễn ra thực sự quá tồi tệ với cậu ta, Ramius nghĩ, ông vẫn còn tâm thế của một giáo viên. Và khi nhìn thấy Ivanov lần đầu tiên, ông biết rằng cậu ấy sẽ là một sĩ quan giỏi.
Ramius bước nhanh đến bệnh xá ở cuối đuôi thuyền.
– Chào buổi sáng, bác sĩ.
– Chào buổi sáng, đồng chí thuyền trưởng. Sắp đến giờ họp chính trị chưa? Petrov đang đọc cuốn hướng dẫn sử dụng máy X quang mới trên tàu ngầm, quay sang hỏi.
– Đúng vậy, đồng chí bác sĩ. Nhưng tôi không muốn anh tham gia, mà làm giúp tôi một việc. Khi các sĩ quan cấp cao họp, tôi muốn có 3 sĩ quan trẻ quan sát ở Phòng điều khiển và Phòng máy.
– Ồ, sao vậy? Petrov mở to mắt. Đây đúng là sự lạ lần đầu diễn ra trong nhiều năm anh đi tàu ngầm.
Ramius mỉm cười.
– Bình tĩnh đi, đồng chí. Tôi có thể đi từ Phòng họp đến Phòng điều khiển trong vòng 20 giây, và anh biết rồi đấy, đồng chí Melekhin cũng có thể đến với lò phản ứng hạt nhân quý giá của ông ấy trong thời gian tương tự. Sớm hay muộn thì các sĩ quan trẻ của chúng ta cũng phải học cách làm việc độc lập và tôi thì muốn họ học hỏi càng nhanh càng tốt. Tôi mong anh để mắt đến họ. Tôi biết là họ đều học những kiến thức này rồi nhưng tôi muốn biết liệu họ có thực hành tốt không. Nếu Borodin hoặc tôi quan sát thì họ sẽ thực hành không được tự nhiên. Dù sao thì đây cũng là phán đoán ý học mà, đúng không?
– À, anh muốn tôi quan sát khi họ làm nhiệm vụ hả?
– Đúng vậy, quan sát khi họ thực hiện nhiệm vụ mà không bị áp lực bởi các sĩ quan cấp cao. Ramius xác nhận.
– Cần có không gian cho các sĩ quan trẻ phát triển – tất nhiên là không quá nhiều. Nếu anh phát hiện có bất kỳ vấn đề gì thì hãy báo cáo tôi ngay lập tức. Mà tất nhiên là chả có vấn đề gì đâu, chúng ta đang ở trong biển khơi không tàu bè qua lại và lò phản ứng chỉ hoạt động ở mức độ nhẹ. Bài kiểm tra đầu tiên dành cho các sĩ quan trẻ này cũng dễ dàng thôi. Anh hãy kiếm 1 cái cớ gì đó để chạy tới chạy lui và quan sát bọn trẻ làm việc, cần thì hỏi thêm về những gì bọn chúng đang làm.
Petrov cười lớn.
– Haha…và anh có muốn tôi học thêm điều gì không, đồng chí thuyền trưởng? Họ có kể cho tôi nghe chuyện anh ở Severomorsk. Được rồi, tôi sẽ làm theo lời anh. Nhưng đây là buổi họp chính trị đầu tiên tôi vắng mặt trong nhiều năm đấy.
– Từ những gì tôi đọc được về hồ sơ của anh thì anh có thể dạy chính trị ở trường Politburo đấy, đồng chí Konstantinovich. Nhưng hồ sơ lại rất ít đề cập đến trình độ y tế của hắn ta, Ramius nghĩ thầm.
Viên thuyền trưởng tiếp tục bước đến Phòng họp sĩ quan nơi mọi người đang chờ ông. Một người đầu bếp đã để sẵn ở đó vài bình trà với bánh mì đen và bơ trên bàn. Ramius nhìn.chằm chằm vào góc bàn, vết máu đã được lau sạch nhưng ông vẫn nhớ như in cảnh tượng đó trong đầu. Ông tự nhủ, đây chính là điểm khác biệt giữa mình và nạn nhân. Ramius cảm thấy hơi xấu hổ, trước khi ngồi xuống ông quay người khóa cửa lại. Phòng họp tương đối nhỏ, đặc biệt là khi hạ các băng ghế xếp xuống, hầu như không còn chỗ đứng vì vậy khi ông bước vào, tất cả các sĩ quan đều ngồi thẳng lưng như một động tác chào.
Chủ nhật thường được coi là ngày giáo dục chính trị trên biển. Trước đây, Putin luôn chủ trì cuộc họp một cách khô khan: đọc bài xã luận của Pravda, rồi đọc vài câu danh ngôn của Lênin, thảo luận về những gì đang đọc. Đây chả khác gì một buổi lễ nhà thờ.
Giờ đây viên thuyền phó phụ trách chính trị đã chết và cấp trên trực tiếp của ông ta là thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm về công việc này. Ramius nghi ngờ thói quen học chính trị trước đây sẽ bị phá vỡ trong buổi học hôm nay – Mỗi sỹ quan trong phòng họp này đều là thành viên trong đội ông. Ramius giới thiệu sơ qua kế hoạch của mình – có vài thay đổi nhỏ tinh vi ông giữ cho riêng mình. Rồi ông nói cho họ biết về lá thư.
– Vậy là không còn đường quay lại. Borodin nhìn lướt qua mọi người.
– Về cơ bản tất cả chúng tôi đều đồng ý về phương thức hành động. Hiện tại chỉ là thực hiện nó. Phản ứng của mọi người đối với lời của Borodin đúng như ông đã hy vọng.
– điềm đạm. Đúng như kế hoạch. Tất cả họ đều là những người độc thân, không vợ con. Và tất cả đều là những đảng viên ưu tú, luôn thanh toán đảng phí hàng năm trước hạn. Thẻ đảng viên luôn được đặt đúng chỗ.
– gần trái tim… Và mọi người đều chia sẻ sự bất mãn, thậm chí là căm ghét với chính phủ Liên Xô.
Ramius bắt đầu lên kế hoạch ngay sau cái chết của vợ yêu Natalia. Chưa bao giờ trong cuộc đời ông có một cơn cơn giận điên cuồng thế, nó như con ngựa hoang chảy trong huyết quản và ông phải rất cố gắng kìm nén không bộc phát. Ông đã khắc kỷ cả đời cho nên ông chọn hải quân làm sự nghiệp cả đời và giờ ông chọn cho mình mục đích con đường ý nghĩa nhất.
Trước khi Ramius đến trường đã được những đứa trẻ khác kể cho nghe về truyền thuyết cha cậu Aleksandr đã làm ở Lithuania năm 1940 và sau khi giải phóng đất nước từ bọn phát xít Đức năm 1944. Cha mẹ họ đã thì thầm kể đi kể lại cho họ nghe. Một bé gái đã tiết lộ chuyện không nên kể về Aleksandr cho Marko và cậu kể lại điều đó cho cha cậu nghe. Kết quả là cha cô bé đã biến mất ngay sau đó, khiến Marko có cảm giác sợ hãi vô hình.Vì sai lầm của mình Marko bị coi là kẻ cung cấp thông tin. Bị gán cho cái tên chỉ dành cho bọn tội phạm.
– không phải liên quan đến luật của chính phủ – khiến lương tâm anh không ngừng bị cắn rứt và từ đó về sau anh không bao giờ nói chuyện gì với cha.
Trong những năm tháng trưởng thành, trong khi cha già Ramius lãnh đạo Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Latvia ở Vilnius, cậu bé mồ côi được bà nội nuôi nâng. Việc này diễn ra phổ biến ở đất nước bị tàn phá sau 4 năm chiến tranh này. Ông bố Ramius là đứa con duy nhất của bà đã rời nhà từ khi còn trẻ để gia nhập Đội cận vệ Lenin. Và khi ông vắng nhà, bà vẫn giữ thói quen cũ của mình; Đi lễ mỗi ngày, kiên trì cho đến năm 1940, và không bao giờ quên giáo dục tôn sư trọng đạo được truyền từ các thế hệ trước. Ramius vẫn nhớ về bà trong hình ảnh bà lão tóc bạc luôn kể truyền cho ông trước khi đi ngủ. Mặc dù việc đưa Marko đến với những buổi lễ tôn giáo còn sót lại thời điểm đó là vô cùng nguy hiểm cho bà, nhưng bà vẫn cố làm lễ cho Marko trở thành người công giáo chính thống ngay sau khi cha cậu dọa nạt bà.Bà không bao giờ kể cho Marko điều đó. Rủi ro là quá lớn. Vào thời điểm đó, tôn giáo bị đàn áp dã man ở các nước vùng Baltic và giáo hội công giáo cũng không phải ngoại lệ. Và khi lớn lên Marko nhận ra chủ nghĩa Marx – Lenin cũng là một tôn giáo ích kỷ, không dung thứ cho các tôn giáo cạnh tranh. Bà nội Hilda thường kể các câu chuyện trong kinh thánh cho Marko trước khi ngủ, mỗi câu chuyện đều là các bài học về đúng và sai, đức hạnh và phần thưởng. Khi còn bé, cậu bé Marko chỉ coi đó những câu chuyện giải trí đơn thuần, nhưng cậu không bao giờ kể cho cha cậu mấy câu chuyện đó vì cậu biết chắc ông Aleksandr sẽ phản đối. Sau khi ông già Ramius một lần nữa kiểm soát cuộc sống của con trai mình, giáo dục tôn giáo này dần mờ đi trong tâm trí của Marko, cậu không nhớ đầy đủ các câu chuyện nhưng cũng không quên hoàn toàn.
Khi còn là cậu bé, Ramius cảm nhận hơn là suy nghĩ sâu sắc rằng chủ nghĩa cộng sản Liên Xô hoàn toàn bỏ qua các nhu cầu cơ bản của con người. Ở tuổi thiếu nhiên, những hoài nghi của anh bắt đầu hình thành mạch lạc. Lợi ích của nhân dân là một mục tiêu đáng khen ngợi, nhưng khi phủ nhận linh hồn của con người, chủ nghĩa Max đã tước bỏ nền tảng phẩm giá của người và các giá trị cá nhân. Nó cũng gạt bỏ luôn thước đo khách quan của công lý và đạo đức mà theo ông, nó lại là nền tảng cơ bản của tôn giáo đối với đời sống văn minh. Sau khi lớn lên, Marko đã hình thành quan điểm về đúng và sai không hợp với chính phủ. Anh sử dụng quan điểm của mình khi đánh giá hành động của bản thân và người khác nhưng không dễ dàng bộc lộ hay chia sẻ, vì nó là chỗ dựa cho tâm hồn anh. Chỗ dựa này giống như chiếc neo sắt, đã được neo sâu dưới đáy biển và cách xa mặt nước.
Ngay từ khi còn nhỏ, Marko đã có những nghi ngờ đầu tiên về đất nước mình và không ai có thể giải thích rõ ràng với cậu bé về những nghi ngờ ấy, mà cũng không ai để ý đến những điều cậu bé Marko thắc mắc làm gì. Giống như mọi đứa trẻ Liên Xô khác, Ramius tham gia vào Đội Nhi Đồng Tháng Mười, sau đó là Đội Thiếu Niên Tiền Phong. Lúc đó Marko quàng chiếc khăn quàng đỏ tươi quanh cổ, chân đi ủng đen bóng, khẩu súng tiểu liên PPSh cũ kỹ kề sát ngực, đối diện với ngọn lửa vĩnh cửu, cậu đứng trang nghiêm, hiên ngang trước ngôi mộ của các chiến sĩ cách mạng, đứng gác cho các liệt sỹ vô danh. Không hề có bất cứ sai sót nào trong nhiệm vụ được giao. Khi còn nhỏ Marko có ấn tượng chắc chắn rằng ngôi mộ của những chiến sĩ dũng cảm cậu đang bảo vệ chính là những người theo chủ nghĩa anh hùng hy sinh thân mình chống lại bọn phát xít Đức để bảo vệ phụ nữ, trẻ em và người già giống như những hình ảnh trong vô số bộ phim chiếu trong rạp chiếu bóng địa phương. Và giống như đứa trẻ sống trong gia đình quý tộc Nga, Marko có cảm giác vinh dự đặc biệt vì là con trai một cán bộ cấp cao trong đảng. Trước khi lên 5 tuổi, cậu bé đã nghe người ta nói hàng trăm lần, rằng Đảng là linh hồn của nhân dân; sự đoàn kết của Đảng, Nhân dân và Dân tộc là ba phần thiêng liêng không thể tách rời Liên Bang Xô Viết, dù đảng quan trọng hơn nhiều so với hai phần còn lại. Cha của Marko giống như cán bộ được miêu tả trong phim, nghiêm nghị và ngay thẳng. Đối với Marko, ông là người cha thường xuyên vắng nhà và mỗi khi về, người cha thô lỗ nhưng tốt bụng đó đều mang quà về cho con, và chú ý xem liệu con trai ông có được hưởng những đặc quyền mà con trai một bí thư Đảng nên được hưởng hay không.
Bề ngoài Marko là một đứa trẻ kiểu mẫu của Liên Xô, nhưng trong thâm tâm, cậu không hiểu tại sao những lời dạy của cha mình và trong nhà trường lại mâu thuẫn với cách giáo dục cậu nhận được khi còn nhỏ? Tại sao một số cha mẹ không cho con chơi với cậu? tại sao mỗi khi cậu bước qua thì các bạn cùng lớp lại xì xào.
– Stukach. một cách gọi khinh bỉ của.
– kẻ tố cáo? Cả cha và đảng đều dạy rằng tố giác là yêu nước nhưng cậu chỉ làm điều đó có một lần và không thể ngẩng đầu lên được. Cậu ghét những đứa trẻ khác chế giễu và xúc phạm mình nhưng cậu lại chưa bao giờ kể với cha chuyện đó, vì cậu biết bọn trẻ sẽ gánh hậu quả.
Có điều gì đó không ổn – nhưng là gì? Cậu quyết tâm tự tìm câu trả lời. Vì điều đó, Marko vô tình phạm vào một trọng tội chống lại tín điều của chủ nghĩa cộng sản. Bề ngoài, ông là đứa trẻ mẫu mực cho con em các đảng viên trong đảng, luôn thận trọng và tuân thủ luật pháp. Cậu luôn làm việc chăm chỉ cho các tổ chức của đảng và luôn xung phong làm nhiệm vụ quan trọng vốn dành cho những đứa trẻ khao khát vào đảng. Cậu biết rõ ở Liên Xô, nếu muốn nổi tiếng và có cuộc sống thoải mái thì phải đi con đường này Cậu chơi thể thao rất tốt nhưng không thích chơi các môn thể thao đồng đội. Cậu thích các môn thể thao cá nhân vì có thể sử dụng năng lực cá nhân để thi đấu và đo lường sức mạnh của người khác. Trong nhiều năm cậu học được cách áp dụng nguyên tắc này trong mọi hoạt động cuộc sống. Cậu sử dụng thái độ bình tĩnh, không thiên vị để quan sát và đánh giá mọi người xung quanh hoặc các sĩ quan đồng nghiệp. Quan điểm đánh giá của cậu luôn ẩn dấu sau khuôn mặt vô cảm.
Vào mùa hè năm cậu 8 tuổi, quỹ đạo sống của cậu đã rẽ ngoặt sang một hướng khác. Vào thời điểm đó, không ai muốn chơi với.
– stukach nhỏ. này, vì vậy cậu bé lững thững đi bộ đến bãi đánh cá ở một ngôi làng nhỏ, nơi có ngôi nhà tự làm của bà. Mỗi buổi sáng, những chiếc thuyền đánh cá bằng gỗ cũ nát luôn bán theo các tàu tuần tra của Bộ An Ninh Nhà Nước (MGB).
– nay được gọi là KGB.
– để vượt biên giới, đánh cá trong vịnh Phần Lan. Tuy thu hoạch không nhiều nhưng tôm cá bắt được cói thể cải thiện khẩu phần ăn của người dân và tạo thêm thu nhập không đáng kể cho ngư dân. Một trong số thuyền trưởng tàu đánh cá nhỏ đó là lão Sasha, sĩ quan hải quân thời Nga Hoàng. Lão đã cùng thủy thủ đoàn tàu tuần dương Aurora cùng nhau nổi dậy, gây ra một loạt các sự kiện mà sau này đã thay đổi bộ mặt thế giới. Mãi đến nhiều năm sau này, Marko mới được biết thủy thủ đoàn tàu Aurora đã có xích mích với Lênin và bị hồng vệ binh đàn áp dã man. Lão Sasha bị 20 năm cải tạo trong trại tập trung vì những hành vi sai trái của tập thể và chỉ được thả khi bắt đầu cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Vào thời điểm đó, quân đội đang vận chuyển quân nhu đến cảng Murmansk và Archangel và Đất Mẹ cần gấp những thủy thủ dày dạn kinh nghiệm để điều hướng tàu vào cảng. Lão Sasha nhớ sâu sắc những bài học trong trại tập trung Gulag và chỉ cắm cúi làm việc chứ không dám mơ tưởng đến phần thưởng. Và vì hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, lão đạt được một sự tự do nhất định sau chiến tranh. Tuy nhiên, lão chưa bao giờ được đảng tin tưởng và chỉ được phép lao động chân tay.
Thời điểm Marko gặp Sasha thì lão đã ngoài 60 tuổi mái tóc rụng gần hết và cơ bắp vẫn còn săn chắc nhưng đôi mắt người thủy thủ già vẫn nhìn xuyên thấu. Lão rất có tài kể chuyện và những câu chuyện của lão thường khiến bọn trẻ mở to mắt ngạc nhiên sững sờ. Lão đã từng là học viện hải quân và làm việc dưới quyền đô đốc lừng danh Makarov tại cảng Arthur năm 1906. Makarov có lẽ là đô đốc giỏi nhất trong lịch sử hàng hải Nga, ông cũng là chiến sỹ hải quan yêu nước và có cách chiến đấu sáng tạo nổi tiếng. Để tưởng niệm và vinh danh ông, Chính phủ cộng sản Liên Xô đã lấy tên ông đặt cho một con tàu tuần dương có lắp đặt tên lửa. Lúc đầu, lão Sasha cảnh giác với tiếng xấu của Marko nhưng lão đã nhìn thấy điều gì đó mà những người khác không nhân ra. Về sau, đứa trẻ không bạn và viên thủy thủ già không gia đình lại trở thành đồng chí đồng đội. Lão Sasha dành hàng giờ kể đi kể lại với cậu bé câu chuyện lão từng phục vụ trên chiến hạm Petropavlovsk của viên đô đốc nổi tiếng và trận hải chiến nổi tiếng của hải quân Nga đánh bại quân Nhật đáng ghét – và chiến hạm này chỉ bị chìm trên đường trở về cảng, viên đô đốc cũng hy sinh do vướng mìn. Sau trận chiến này, Sasha được chuyển sang phục vụ cho đơn vị bộ binh hải quân, chiến đấu dũng cảm dưới lửa đạn và được tặng thưởng 3 huân chương. Chính những trải nghiệm này – ông nghiêm túc dơ ngón tay chỉ về phía cậu bé.
– đã giúp ông nhận ra sự thối nát của chế độ Nga hoàng và quyết tâm gia nhập hải quân Liên Xô từ ngày mới thành lập, hành động mà có thể khiến ông bị cảnh sát Nga Hoàng, Okhrana, bí mật giết chết. Lão cũng kể cho Marko nghe một phiên bản ly kỳ khác của Cuộc Cách Mạng Tháng Mười với tư cách nhân chứng. Nhưng Sasha lại vô cùng thận trọng và không bao giờ nói về những gì đã xảy ra sau khi cách mạng thành công.
Lão đồng ý cho Marko đi biển cùng và dạy cậu những điều cơ bản về chèo thuyền. Bằng cách này, cậu bé chưa lên 9 đã quyết định sẽ gắn cuộc đời mình với biển. Marko có thể tận hưởng sự do trên biển, thứ cậu không bao giờ có ở đất liền. Có một thứ rung động mãnh liệt đã nảy mầm trong tâm hồn non nớt của đứa trẻ. Và có cả những rủi ro, nhưng cách dạy đơn giản hiệu quả của Sasha đã khiến Marko biết rằng chỉ cần anh hiểu biết, chuẩn bị kỹ càng và có kỷ luật thì có thể đối phó được mọi nguy hiểm. Nếu nguy hiểm được xử lý đúng cách thì không việc gì phải lo sợ. Nhiều năm sau, Marko vẫn thường nhớ lại giá trị tuyệt vời mà mùa hè năm đó mang lại và tự hỏi sự nghiệp của Sasha sẽ tiến xa đến thế nào nếu không bị gián đoạn bởi các sự cố khác.
Vào cuối mùa hè dài bên biển Baltic đó, Marko đã kể với cha về lão Sasha và thậm chí dẫn cha đến gặp người thủy thủ già đó. Những gì lão làm cho Marko đã khiến ông Ramius có ấn tượng sâu sắc và ông đã giúp lão đổi được chiếc thuyền to và mới hơn, đồng thời cũng giúp lão được vào trong danh sách cấp nhà ở. Marko hầu như đã tin rằng Đảng là tốt và cậu cũng đã làm được điều tốt đầu tiên trong đời. Nhưng mùa đông năm đó lão Sasha qua đời và những điều tốt đẹp kết thúc ở đó. Nhiều năm sau, Marko nhận ra rằng cậu thậm chí còn không biết họ của người bạn già đó.Dù lão đã phục vụ quên mình cho Đất Mẹ cả cuộc đời nhưng vẫn bị quê hương lãng quên.
Năm 13 tuổi, Marko chuyển đến Leningrad để gia nhập Học viện Hải Quân Nakhimov. Ở đó cậu quyết tâm trở thành một sĩ quan hải quân chuyên nghiệp. Trong nhiều thế kỷ, tinh thần phiêu lưu mạo hiểm đã đưa những người trẻ tuổi ra khơi, và Marko không ngoại lệ. Trường hải quân Nakhimov là trường học dự bị 3 năm dành cho những thanh niên chọn biển làm sự nghiệp cả đời. Vào thời điểm đó, hải quân Liên Xô chỉ là một lực lượng phòng thủ bờ biển với năng lực hạn chế, nhưng Marko khao khát được trở thành một phần của nó. Cha cậu từng khuyên cậu làm công tác đảng, hứa hẹn không chỉ thăng quan tiến chức nhanh mà còn có cuộc sống giàu sang phú quý cả đời. Nhưng Marko muốn có được mọi thứ mình muốn bằng chính khả năng của mình và không muốn mình trở thành phụ kiện của.
– vị cứu tinh. Latvia.Và biên có thể khiến cậu cảm thấy cuộc sống đầy đam mê và lãng mạn trong khi cậu vẫn phục vụ được đất nước mình. Hải quân khi đó có rất ít truyền thống và Marko cảm thấy mình có thể phát triển ở đây, cậu cũng nhìn thấy nhiều học viên hăng hái và không quản ngại như mình, nếu không tính đến việc tất cả họ đều không phải là người có chính kiến bất đồng và cảm thấy cuộc sống xã hội bị quản chặt đến không thở nổi như cậu. Lần đầu tiên, cậu thiếu niên hiểu được thế nào là cùng chí hướng. Cậu bắt đầu trưởng thành.
Trước khi tốt nghiệp, cậu thanh niên Ramius đã được tiếp xúc với nhiều thiết bị kỹ thuật khác nhau của Hải quân Liên Xô. Cậu nhanh chóng yêu những chiếc tàu ngầm. vào thời điểm đó, tàu ngầm có trọng tải khá nhỏ và điều kiện vệ sinh kém, đáy tàu lộ thiên được thủy thủ dùng làm nhà vệ sinh có mùi rất hôi. Nhưng những chiếc tàu ngầm nhỏ này lại là phương tiện tấn công duy nhất mà hải quân Liên Xô có trong tay và ngay lần đầu tiên Marko đã muốn thử làm quân tiên phong. Cậu đã đọc nhiều về lịch sử hải quân và biết rằng tàu ngầm suýt làm gỏi đế chế hàng hải đế quốc Anh hai lần và thành công tiêu diệt nền kinh tế Nhật Bản. Điều này khiến cậu rất hài lòng, cậu cũng rất vui khi thấy Người Mỹ đã đè bẹp hải quân Nhật Bản, kẻ đã gần như giết chết người thầy đầu tiên của cậu.
Cậu tốt nghiệp trường dự bị Nakhimov với kết quả đứng đầu lớp, nhận được chiếc kính lục phân mạ vàng nhờ điểm xuất sắc trong môn lý thuyết hàng hải. Là người đứng đầu lớp, Marko được tự chọn trường và cậu chọn học ở Trường dạy tàu ngầm hải quân (the Higher Naval School for Underwater Navigation) trực thuộc Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Nga, VVM APP, trường vẫn còn là nơi đào tạo sĩ quan hải quân quan trọng của Liên Xô ngày nay.
5 năm học ở VUMUP là khoảng thời gian thú vị nhất trong cuộc đời Marko, cậu quyết tâm vượt qua mọi người khác, không phải trở thành người giỏi mà là trở thành sĩ quan xuất sắc. Cậu đứng đầu trong mọi lớp học ở tất cả các năm học. Bài thuyết trình của cậu về ảnh hưởng chính trị của hải quân Liên Xô đã được gửi đến cho Sergey Georgiyevich Gorshkov, người sau này trở thành Tư lệnh hạm đội Baltic và hiển nhiên là người có tiếng nói quan trọng trong hải quân Liên Xô. Gorshkov đã đọc bài thuyết trình này trên tờ Morskoi Sbornik, một Tập San của hải quân, tuần báo của Hải Quân Xô Viết. Đây là một tờ báo tiêu biểu phản ánh tưởng của Đảng, được Lenin trích dẫn 6 lần khác khau.
Thời gian này, cha của Marko đang là thành viên dự khuyết của đoàn chủ tịch Đảng Cộng Sản (cơ quan chính trị lúc bấy giờ) cũng rất tự hào vì con trai. Vị cha già Ramius cũng không phải là người ngu. Ông cuối cùng cũng nhận ra rằng Hải quân giống như bông hoa mới nở và ngày nào đó con trai ông sẽ có một vị trí quan trọng trong đó. Tầm ảnh hưởng của ông sẽ giúp sự nghiệp của con trai phát triển nhanh chóng.
Vào năm 30 tuổi, Marko lần đầu tiên chỉ huy tàu và cưới vợ. Natalia Bogdanova là con gái của một thành viên trong Đoàn Chủ Tịch. Sự nghiệp ngoại giao của cha nàng đã mang gia đình đi du lịch khắp nơi trên thế giới. Natalia chưa bao giờ là cô gái khỏe mạnh và họ không có con, nàng đã có thai ba lần và mỗi lần sẩy thai đều gần như cướp đi cuộc đời nàng. Natalia là một phụ nữ xinh đẹp và tinh tế, đúng chuẩn Nga, thường xuyên được tiếp xúc với văn minh phương Tây, nàng đã sử dụng các tác phẩm gốc của các nhà văn Mỹ và Anh để cải thiện vốn tiếng Anh dở khóc dở cười của chồng, tất nhiên là những cuốn sách này phản ánh tư tưởng của các nhà văn cánh tả phương Tây, được diễn giải bằng những tài năng văn học thiên tài như Hemingway, Twain và Upton Sinclair. Ngoài sự nghiệp, Natalia là trung tâm cuộc sống của Marko. Kể từ khi kết hôn, nỗi đau của những cuộc chia ly lâu dài và niềm vui đoàn tụ khiến họ trân trọng tình yêu của mình hơn những người bình thường.
Khi Liên Xô bắt đầu chế tạo những chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên, Marko đã tự tìm hiểu về cách thiết kế và chế tạo những con cá mập thép này. Anh được biết đến là người khó lấy lòng với tư cách là một thanh tra chất lượng cơ sở khó tính. Anh hiểu rằng cuộc sống của mình nằm trong tay những thợ hàn và thợ lắp ráp thường xuyên say xỉn. Sau đó anh trở thành chuyên gia kỹ thuật hạt nhân, từng là thuyền phó trong hai năm, rồi được thăng chức thành thuyền trưởng của một tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp N (November – class). Vào thời điểm đó, hải quân Liên Xô lần đầu tiên có khả năng tấn công xa như vậy và muốn đe dọa hải quân và các tuyến liên lạc hàng hải phương tây. Nhưng chưa đầy một tháng sau, tại một vùng biển cách Na Uy không xa,một lò phản ứng hạt nhân trên tàu cùng cấp gặp tai nạn nghiêm trọng. Marko là người đầu tiên được lệnh đến hiện trường để giải cứu đám thuyền viên và đánh chìm con tàu để tránh lộ bí mật với hải quân phương Tây. Anh đã thực hiện xuất sắc cả hai nhiệm vụ ấy, một thành công đang chú ý đối với một chỉ huy trẻ. Anh luôn tin rằng việc khen thưởng cấp dưới khi làm tốt nhiệm vụ là việc rất quan trọng, và chỉ huy hạm đội lúc đó cũng có chung quan điểm. Marko nhanh chóng được chuyển sang chỉ huy một tàu ngầm lớp C mới (Charlie I – Class).
Những nhưng như Ramius có khả năng cạnh tranh với người Mỹ và người Anh. Marko không có ảo tưởng phi thực tế. Anh biết rằng người Mỹ có rất nhiều kinh nghiệm về hải chiến. Jones, chiến binh vĩ đại nhất của họ, từng phục vụ nữ hoàng Catherine trong hải quân Nga. Đội tàu ngầm của họ là huyền thoại về độ xảo quyệt và Ramius thấy mình phải chiến đấu với những người lính Mỹ đã sống sót qua chiến tranh, những người đã nếm trải nỗi sợ hãi rùng mình của chiến tranh tàu ngầm và đã đánh bại một lực lượng hải quân hiện đại. Chơi trò trốn tìm chết chóc với những người Mỹ không phải điều dễ dàng vì họ đã lặng lẽ chờ đợi nhiều năm trước khi thiết kế tàu ngầm Liên Xô ra đời. Tuy vậy, không phải là không thể chiến thắng.
Ramius dần học cách chơi theo luật của Mỹ và cẩn thận huấn luyện cấp dưới của mình. Ông nhận thấy chất lượng thủy thủy đoàn của mình không như kỳ vọng – đây vẫn là vấn đề lớn nhất của hải quân Liên Xô – nhưng khi các chỉ huy khác nguyền rủa cấp dưới vì những sai lầm của họ thì Marko lại tìm cách sửa chữa chúng. Chiếc tàu ngầm hạng C đầu tiên ông chỉ huy tên là Vilnius Academy, cái tên có phần xúc phạm với người mang nửa dòng máu Latvia như ông – dù ông có sinh ra ở Leningrad thuộc nước Đại Nga, à đó là hộ chiếu nội bộ của ông ghi như thế – nhưng tên con tàu chủ yếu công nhận thành tích đào tạo của ông: Các sĩ quan khi lên tàu ông toàn được đào tạo nửa vời và khi rời tàu đều được thăng cấp, thậm chí trở thành chỉ huy. Chuyện cũng xảy ra tương tự với các thủy thủ phục vụ trên tàu ông. Quân đội Liên Xô thường thực hiện các hình thức trừng phạt trên thân thể, khiến mọi người cảm thấy nguy hiểm, Ramius không đồng ý với điều đó. Ông cho rằng nhiệm vụ của mình là giáo dục và xây dựng thủy thủ đoàn, vì vậy dưới quyền ông luôn có nhiều lính sẵn sàng phục vụ nhất, không có thuyền trưởng tàu ngầm nào so bằng. Hơn 1/9 lực lượng sĩ quan thuộc Hạm Đội Phương Bắc đều là kỹ thuật viên do Ramius đào tạo. Chỉ huy tàu ngầm anh em sẵn sàng chấp nhận trở thành trung sĩ để được ra khơi trên tàu Ramius và có nhiều cơ hội hơn trên con đường đào tạo sĩ quan.
Sau 18 tháng làm việc và rèn luyện chăm chỉ, Marko và tàu Vilnius Academy của ông đã sẵn sàng chơi trò đuổi bắt. Ông tình cờ gặp tàu USS Triton gần bờ biển Na Uy và chơi trò đuổi bắt với nó trong suốt 12 giờ. Sau này ông cảm thấy vô cùng hài lòng khi nghe tin Triton bị loại bỏ vì nó quá cồng kềnh khi đối phó với các tàu ngầm mới của Liên Xô. Thỉnh thoảng khi vô tình gặp những con tàu ngầm chạy bằng diesel của người Anh và Na Uy ông lại tấn công bằng sóng âm khiến màn hình sonar như mù. Có lần ông thậm chí còn theo đuổi một tàu ngầm tấn công của Mỹ trong suốt 2 giờ trước khi nó biến mất như một bóng ma dưới làn nước đen ngòm.
Trong những năm đầu sự nghiệp hàng hải của Marko, cùng với sự phát triển nhanh chóng của hải quân Liên Xô và nhu cầu cấp thiết về sĩ quan cấp cao, ông không có cơ hội học tại Học viện quân sự Frunze. Học viện này nằm không xa tu viện cổ Novodevichy ở Moscow, được đặt tên theo anh hung cuộc cách mạng tháng mười. Frunze là con đường tối ưu để thăng tiến lên chỉ huy cấp cao và dù Ramius không có cơ hội học tập ở đó nhưng tài năng quân sự xuất chúng của ông đã giúp ông trở thành một giảng viên ở đây. Tất cả đều nhờ tài năng của ông, không liên quan gì đến địa vị cao của cha ông. Điều này có ý nghĩa quan trọng với Ramius.
Trưởng khoa hải quân học viện Frunze ca ngợi Marko là.
– người thử nghiệm giỏi nhất trong lực lượng tàu ngầm của chúng ta… Không lâu sau khi tham gia công tác giảng dạy, Ramius trở thành ngôi sao trong khoa, lớp học của ông về lịch sử và chiến lược hàng hải thu hút rất nhiều học viên từ các khoa khác. Mỗi khi cuối tuần, trong ngôi biệt thự ở ngoại ô làng Zhukova do chính phủ cung cấp cho cha ông, Marko lại ngồi viết nội quy hoạt động tàu ngầm, quy chế huấn luyện binh sĩ và các thông số kỹ thuật lý tưởng cho tàu ngầm tấn công. Một số ý tưởng của Ramius đã gây tranh cãi trong hải quân và ngay cả người bảo trợ của ông, Gorshkov, nay là tổng tư lệnh hải quân Liên Xô, cũng bất ngờ. Nhưng vị nguyên soái già không hoàn toàn phủ định nó.
Ramius đề xuất rằng các sỹ quan tàu ngầm nên được bố trí làm việc trên cùng một lớp tàu ngầm – và tốt nhất là phục vụ trên cùng một tàu.
– trong nhiều năm để giúp họ quan với trang thiết bị và cải thiện hiệu suất công việc. Ông cũng đề nghị không nên thuyên chuyển các thuyền trưởng nhiều kinh nghiệm lên làm bàn giấy chỉ với mục đích thăng chức. Nếu các thuyền trưởng thích phục vụ tiền tuyến trong lực lượng Hồng Quân thì hãy cứ để họ làm, đối chiếu quan điểm này với thực tế đang diễn ra ở hải quân các nước đế quốc. Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường đào tạo hải quân tại các hạm đội, kéo dài thời gian phục vụ của lính và cải thiện điều kiện sống trên tàu. Một số quan điểm của ông được bộ chỉ huy cao nhất đồng tình nhưng một số ý kiến không được đánh giá cao và vì vậy Ramius nhận ra mình không bao giờ có thể trở thành đô đốc. Tuy vậy ông không quan tâm. Ông yêu những chiếc tàu ngầm, vì vậy chưa bao giờ nghĩ đến việc từ bỏ nó để làm việc bàn giấy trong hạm đội hay thậm chí là chỉ huy hạm đội.
Sau khi kết thúc việc giảng dạy ở Frunze, ông thực sự trở thành một người thử nghiệm tàu ngầm. Marko Ramius, giờ là đại tá, thuyền trưởng Rank 1, chịu trách nhiệm thử nghiệm các loại tàu ngầm khác nhau trên biển, hiểu rõ sự ưu nhược điểm của chúng đến mức.
– có thể viết thành sách. đồng thời biên soạn nhiều cuốn sách hướng dẫn, quy trình vận hành và hướng dẫn huấn luyện. Ông là người thử nghiệm chuyến đi đầu tiên trên các tàu ngầm Lớp A (Alpha), lớp D (Delta) và Typhoon. Ngoại trừ một tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ trên tàu ngầm Lớp A thì sự nghiệp của ông rất thuận buồm xuôi gió.
Thời gian trôi qua, Marko trở thành cố vấn cho nhiều sĩ quan trẻ. Ông thường tự hỏi Sasha sẽ nghĩ gì khi nhìn thấy ông giải thích quy trình vận hành tàu ngầm phức tạp cho rất nhiều thanh niên trẻ tuổi hơn mình. Nhiều người trong số họ đã trở thành sĩ quan chỉ huy, nhiều người không phải. Dù họ là ai thì Ramius luôn đối xử bình đẳng và quan tâm như nhau. Một lý do khác khiến ông không bao giờ trở thành đô đốc là ông không thăng chức cho các sĩ quan mà cha họ cũng quyền lực như cha ông nhưng năng lực lại lại không đạt yêu cầu. Marko không bao giờ thích chơi trò chủ nghĩa gia đình trị nơi làm việc, và dù các sĩ quan có hậu trường lớn này tích cực tham gia các cuộc họp sinh hoạt đảng hàng tuần, thì nửa tá họ vẫn nhận được thông báo thể lực không đạt yêu cầu, và hầu hết bọn họ sau này trở thành thuyền phó phụ trách chính trị. Phong cách hành xử của Ramius đã giành được sự tin tưởng trong Bộ Tư Lệnh Hạm Đội. Mỗi khi có vấn đề khó khăn cần giải quyết, Ramius luôn là cái tên được nhắc đến đầu tiên.
Cách sống này đã giúp Ramius tập trung được một nhóm sĩ quan trẻ luôn hành động xung quanh mình và Natalia. Hai vợ chồng đối xử với mấy cậu trai như con mình, một cách bù đắp cho sự tiếc nuối không con của họ. Ramius thấy mình đang hướng dẫn họ đi theo đúng con đường của mình, cùng theo đó là sự nghi ngờ đối với các nhà lãnh đạo đất nước. Ramius là người dễ hòa đồng và nồng nhiệt miễn là người ta chứng minh được bản thân. Ông thường thuyết phục những người hoài nghi và không hài lòng về chính trị.
– phấn đấu gia nhập Đảng… Gần như những ai đã là đoàn viên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản, Marko đều thúc giục họ thực hiện bước tiếp theo càng nhanh càng tốt, đây là cái giá các sĩ quan phải trả cho sự nghiệp phiêu lưu trên biển và tất cả họ đều chấp nhận vào Đảng. Ramius được vào Đảng từ năm 18 tuổi, độ tuổi trẻ nhất theo hiến pháp, nhờ vào mối quan hệ của cha mình. Những cuộc nói chuyện không thường xuyên của ông trong các cuộc họp đảng bộ hàng tuần là những bài viết hoàn hảo về đường lối của đảng. Ramius luôn kiên nhẫn nói với sĩ quan trẻ rằng: Việc này có gì khó đâu, việc cậu phải làm là lặp lại những gì đảng nói, chỉ cần thay đổi chút từ ngữ. điều này dễ hơn nhiều so với điều khiển cả một con tàu, cậu cứ nhìn mấy tay phó thuyền trưởng phụ trách chính trị làm thì biết! Ramius huấn luyện các sỹ quan dưới quyền mình vừa chuyên nghiệp vừa là hình mẫu chính trị lý tưởng. Ông dần trở thành một trong những người giới thiệu Đảng viên xuất sắc của hải quân Liên Xô.
Và rồi vợ ông qua đời. Khi đó Ramius đang ở trên bờ, không làm nhiệm vụ, điều này không quá bất ngờ đối với thuyền trưởng tàu ngầm tên lửa dẫn đường. Ông có một căn biệt thự riêng phía tây khu rừng Polyamory, chiếc xe hơi hiệu Zhiguli,có lái xe riêng và rất nhiều tiện nghi sinh hoạt khác phù hợp với cấp bậc và nguồn gốc xuất thân của ông. Ông thuộc số ít người có đặc quyền trong Đảng, vì vậy khi đau bụng Natalia được đưa đến Bệnh Viện Số 4 thuộc Bộ Y Tế, nơi chỉ điều trị cho những người có địa vị như một điều tự nhiên phải thế – Ở Liên Xô có một câu nói: Miếng gỗ đã đóng lên sàn thì mọi thứ coi như xong. Lần cuối cùng ông nhìn thấy vợ là khi cô được đẩy vào phòng phẫu thuật và mỉm cười với ông.
Viên bác sĩ phẫu thuật say rượu đã đến muộn sau khi nhận được thông báo và trong tình trạng say xỉn hắn đã cho bệnh nhân thở oxy tinh khiết quá nhiều trước cuộc phẫu thuật cắt ruột thừa đơn giản. Trong khi hắn kéo các mô tìm kiếm ruột thừa thì nó sưng lên, bị vỡ và gây viêm phúc mạc. Trong cố gắng vụng về sửa chữa sai lầm, hắn còn khiến cho ruột bị thủng khiến tình trạng càng trở nên tồi tệ.
Natalia phải điều trị kháng khuẩn nhưng không có thuốc. Thuốc ngoại mà Bệnh Viện Số 4 dùng thường được nhập từ Pháp, lúc đó đã hết hàng, nên phải dùng kháng sinh kháng khuẩn được sản xuất theo.
– kế hoạch. trong nước. Ngành công nghiệp Liên Xô thường trao những giải thưởng cho việc sản xuất vượt kế hoạch, vì vậy hàng hóa được được kiểm tra chất lượng qua loa để thông qua. Thật không may, lô thuốc tiêm cho Natalia tình cờ lại chưa bao giờ bị kiểm tra chất lượng hay thử nghiệm. Lọ thuốc được đổ đầy nước cất thay vì kháng sinh. Marko chỉ biết được sự thật vào ngày hôm sau, khi Natalia đã sốc nặng và phải thở bằng máy, rồi bị chết bởi hàng loạt các sai lầm.
Tang lễ diễn ra thật long trọng, Ramius đau đớn nhớ lại. Nhiều anh em sĩ quan từ những tàu ông từng chỉ huy và hàng trăm lính thủy thủ ông quen đã đến chia buồn. Đến dự tang lễ của Natalia còn có người thân của Natalia và đại diện các tổ chức Đảng ở địa phương. Khi cha của Marko qua đời, ông đang làm nhiệm vụ trên biển, và bởi vì biết người cha Aleksandr đã phạm nhiều tội ác trong cuộc đời mình nên ông không cảm thấy đau buồn lắm. Nhưng cái chết của Natalia là đòn chí mạng đối với ông. Không lâu sau khi họ kết hôn, Natalia đã từng nói đùa rằng mọi thủy thủ cần phải có mái ấm và mọi phụ nữ phải là nơi họ hướng về. Thật đơn giản, không phức tạp. Họ đã cùng sống hạnh phúc trong suốt 15 năm, hiểu biết từng li từng tí về nhau. Thời gian trôi qua, tình yêu của hai người ngày càng sâu đậm.
Marko Ramius quan sát chiếc quan tài từ từ được đẩy vào phòng hỏa táng trong âm hưởng u ám của giai điệu nhạc cổ điển, cầu nguyện cho linh hồn của Natalia được lên thiên đường, hy vọng những gì bà mình Hilda nói đều đúng, rằng có gì đó bên kia cánh cổng sắt và biển lửa. Tuy nhiên, Marko cảm thấy nỗi bất hạnh đã đè bẹp ông: Đất nước đã lấy cắp của ông nhiều thứ hơn là chỉ một người vợ, nó lấy đi cả quyền cầu nguyện để xoa dịu nỗi đau trong lòng, nó lấy đi hy vọng gặp lại nàng – dù điều đó chỉ là trong giấc mơ. Natalie, dịu dàng và tốt bụng, là điều tốt đẹp nhất ông từng có kể từ mùa hè Baltic năm đó. Bây giờ hạnh phúc đã ra đi vĩnh viễn. Nhiều tuần và tháng sau, ông vẫn bị dày vò trong nỗi nhớ về nàng: mỗi khi nhìn thấy kiểu tóc giống nàng, tiếng bước chân giống nàng, tiếng cười giống nàng trên đường phố hay qua các cửa hiệu ở Murmansk đều khiến Marko tưởng Natalia đã trở lại. Mỗi khi nghĩ đến những gì mình đã mất, ông còn còn là sĩ quan hải quân chuyên nghiệp nữa.
Kẻ đã lấy đi cuộc sống của Natalia, tay bác sĩ phẫu thuật say rượu đó, mặc dù đã vi phạm luật hải quân nhưng Ramius không thể khiến hắn phải ra tòa và bị trừng phạt. Tên bác sĩ đó là con của một quan chức trong Đảng và địa vị của cha hắn đã bảo vệ hắn. Nếu dùng thuốc đúng cách thì cô vẫn có thể được cứu sống nhưng thuốc nhập khẩu lúc đó đã hết còn thuốc nội thì không đáng tin cậy. Không thể bắt tay bác sĩ trả giá, cũng không thể kiện nhà máy dược – tất cả những điều này lộn xộn trong tâm trí ông và càng nghĩ về nó ông càng tức giận cho đến khi ông quyết định quốc gia này sẽ phải trả giá.
Ông mất vài toàn để đưa ra kế hoạch, là sản phẩm của quá trình đào tạo và lập kế hoạch dự phòng. Khi việc chế tạo Tháng mười đỏ được tái khởi động sau 2 năm tạm dừng, Ramius biết mình sẽ nắm quyền chỉ huy con tàu này. Ông đã hỗ trợ thiết kế hệ thống truyền động quay trên tàu và chứng kiến hoạt động của mô hình này, sau đó bí mật thử nghiệm nó ở Biển Đen trong nhiều năm. Ông xin được miễn nhiệm vụ chỉ huy để tập trung tham gia xây dựng và lắp đặt Tháng mười đỏ, đồng thời tuyển chọn và đào tạo trước các sĩ quan cho hoạt động của tàu ngầm có tên lửa này. Yêu cầu này đã được Ban chỉ huy Hạm đội Cờ Đỏ Phương Bắc chấp nhận. Viên chỉ huy hạm đội là một người tình cảm, đã từng khóc trong lễ tang của Natalia.
Ramius biết rất rõ phải chọn ai làm sĩ quan dưới quyền mình. Tất cả họ đều được đào tạo ở Vilnius Academy, nhiều người trong số họ như là.
– con trai. của Marko và Natalia. Họ là những người từng mang ơn Ramius và đổ lỗi cho đất nước không có khả năng sản xuất tàu ngầm để tận dụng tài năng của họ; tất cả họ đều đã vào Đảng cộng sản khi được bảo phải thế và rồi trở nên không hài lòng với Đất Mẹ khi thấy rằng họ phải bán linh hồn mình để được thăng chức và giàu có, để trở thành những con vẹt được trả lương cao trong bộ đồng phục màu xanh mà mọi lời ca tụng của Đảng đều thách thức đến sự ức chế bản thân… Hầu hết trong số họ đều bất mãn với hiện trạng đất nước. Sự sa đọa tự nguyện này thực sự cũng không mang lại thành quả gì cho họ. Có ba kênh thăng tiến cho các sĩ quan hải quân Liên Xô: trở thành thuyền phó phụ trách chính trị và bị đồng nghiệp coi thường; trở thành đại úy hải quân, có thể được thăng chức thành thuyền trưởng trong tương lai; Hoặc anh ta có thể học sâu một chuyên ngành và trở thành sĩ quan kỹ thuật, nhưng không bao giờ trở thành chỉ huy. Vì vậy, kỹ sư trưởng trên tàu hải quân Liên Xô có thể có cấp bậc cao hơn thuyền trưởng nhưng vẫn chịu sự chỉ huy của anh ta.
Ramius nhìn các sĩ quan đang ngồi xung quanh bàn. Hầu hết họ đều là Đảng viên và có chuyên môn nhưng vẫn chưa có cơ hội phát triển sự nghiệp. Hai người trong số đó là do những sai lầm khi còn trẻ – thậm chí một người trong số họ đã mắc sai lầm khi có 8 tuổi – và từ đó chưa bao giờ lấy được lòng tin của tổ chức. Đối với một sĩ quan tên lửa, đó là do anh ta là người Do Thái, dù bố mẹ anh ta luôn yêu mến và trung thành với Đảng Cộng Sản, nhưng hai đời bọn họ đều không được tín nhiệm. Một sĩ quan khác thì là do anh trai anh ta phản đối Liên Xô xâm lược Tiệp Khắc năm 1868 nên cả gia đình phải gánh hậu quả. Melekhin, cùng cấp bậc với Ramius nhưng chưa bao giờ được tiếp xúc với con đường phấn đấu thành chỉ huy chỉ vì cấp trên anh ta muốn anh ta phải trở thành kỹ sư. Borodin, người đang chuẩn bị trở thành thuyền trưởng, đã bị tước quyền thăng cấp chỉ vì tố cáo thuyền phó chính trị là tên đồng tính luyến ái, mà tên đó là con trai của Chính ủy Hạm Đội Phương Bắc. Có rất nhiều nguyên nhân, con đường dẫn đến cuộc nổi loạn này.
– Và nếu họ phát hiện ra chúng ta thì sao? Kamarov băn khoăn.
– Tôi cho rằng ngay cả người Mỹ cũng không thể tìm thấy chúng ta khi caterpillar hoạt động. Còn tàu của chúng ta thì chắc chắn không thể rồi. Các đồng chí, tôi chính là người hỗ trợ thiết kế tàu này. Ramius nói.
– Điều gì sẽ xảy ra với chúng ta trong tương lai? Viên sĩ quan tên lửa thấp giọng.
– Đầu tiên chúng ta phải làm tốt việc của mình cái đã. Một sĩ quan dễ bị vấp nếu nhìn quá xa.
– Họ sẽ tìm kiếm chúng ta. Borodin nói.
– Tất nhiên. Ramius cười. Nhưng họ sẽ không biết phải tìm đâu cho đến khi quá muộn. Các đồng chí, nhiệm vụ của chúng ta là lẩn tránh. Và chúng ta phải làm điều này.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 01 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 02 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 03 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 04 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 05 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 06 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 07 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 08 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 09 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 10 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 11 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 12 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 13 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 14 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 15 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 16 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 17 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 18 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 19 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 20 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 21 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 22 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 23 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 24 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 25 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 26 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 27 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 28 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 29 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 30 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 31 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 32 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 33 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, toàn tập tại đây.