Clifford Stoll | Gián điệp mạng | Chương 39

Gián điệp mạng là câu chuyện người thật việc thật kể về cuộc săn đuổi hacker bất đắc dĩ của nhà khoa học chuyển tay ngang trở thành chuyên gia mạng máy tính ở Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley, California, Mỹ.

 · 16 phút đọc.

Gián điệp mạng là câu chuyện người thật việc thật kể về cuộc săn đuổi hacker bất đắc dĩ của nhà khoa học chuyển tay ngang trở thành chuyên gia mạng máy tính ở Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley, California, Mỹ.

FBI đã giương cờ trắng đầu hàng rồi.

Đó là tin nhắn mà Ann Funk từ Văn phòng Điều tra Đặc biệt của Không quân để lại cho tôi. Ngày hôm trước, tôi gọi hỏi và cô cho biết đang đợi FBI hành động. Và bây giờ là lời chúc mừng này đây. tôi gọi lại cho Ann, nhưng cô đã rời khỏi Căn cứ Không quân Bolling. Chỉ còn cách lại gọi cho FBI.

Giọng nói khàn khàn ở văn phòng FBI Alexandria không muốn lãng phí thời gian. Đặc vụ Gibbons không có ở đây, nhưng tôi có một tin nhắn cho anh, anh chàng này nói một cách trịch thượng. Vụ này khóa sổ rồi, anh nên ngừng mọi việc lại đi.

Hả? Ai nói vậy?

Tôi xin lỗi, nhưng đó là toàn bộ tin nhắn. Đặc vụ Gibbons sẽ trở lại vào tuần tới.

Mike có nói gì thêm không?

Sau cả chục cuộc trao đổi, chí ít anh ta cũng không thể trực tiếp nói điều này với tôi sao? Tôi đã nói rồi, đây là toàn bộ tin nhắn.

Tuyệt vời! Quấy rầy FBI suốt năm tháng. Lần dấu kết nối trên toàn thế giới.

Chứng minh rằng gã hacker xâm nhập vào máy tính quân sự. Và đúng lúc tôi cần đến sự hỗ trợ của FBI nhất thì… bùm, họ biến mất.

Một giờ sau, Ann Funk gọi lại. Tôi vừa hay tin FBI cho rằng vụ này không có đủ cơ sở để họ tiếp tục điều tra.

Những cuộc đột nhập vào Bộ Chỉ huy Không gian của Không quân không có tí tác động nào sao?

Đó là Bộ Chỉ huy Hệ thống, Bộ phận Không gian, Cliff. Anh phải nói cho đúng vào chứ, kẻo lại làm chúng tôi rối tung lên mất.

Nhưng rõ ràng Bộ Chỉ Huy Không gian nghe có vẻ gọn gàng hơn mà. Ai lại muốn chỉ huy một hệ thống làm gì chứ? Được rồi, nhưng FBI không quan tâm đến chuyện này à?

Ann thở dài. Theo FBI thì không có bằng chứng cho thấy có hoạt động do thám thực sự.

Có phải Mike Gibbons nói thế không?

Tôi nghĩ là không, cô nói. Tôi nghe nhân viên trực nói Mike đã bị rút khỏi vụ này và không được phép nói chuyện về nó.

Vậy ai ra quyết định đó?

Mike là đặc vụ FBI thành thạo máy tính duy nhất mà tôi từng nói chuyện.

Có lẽ một cấp quản lý tầm trung nào đó ở FBI, Ann nói. Họ có thể tóm được bọn bắt cóc trẻ em dễ dàng hơn là đi lùng hacker.

Vậy cô nghĩ sao? Tôi hỏi. Chúng tôi nên đóng cửa hay cố gắng bắt gã khốn này?

FBI nói nên đóng tất cả các cổng truy cập của gã hacker.

Tôi không hỏi chuyện đó.

… và thay đổi toàn bộ mật khẩu…

Tôi biết FBI nói gì. Không quân họ bảo sao?

Ôi, tôi không biết. Chúng tôi sẽ trao đổi rồi sẽ gọi lại cho anh.

Nếu không ai bảo phải tiếp tục, chúng tôi sẽ chặn cửa hắn để hắn tha hồ vày vò máy tính của các vị. Suốt năm tháng trời nay, chúng tôi đã truy lùng gã gián điệp này, nhưng không một cơ quan chính phủ nào đóng góp cho một xu. Tôi giận dữ gác máy.

Ít phút sau, đặc vụ FBI trong vùng gọi lại. Fred Wyniken rành rọt thông báo về quyết định của họ. Với giọng nói trang trọng, anh cho tôi hay rằng FBI cảm thấy không thể dẫn độ gã hacker này tới Mỹ vì hắn xâm phạm những dữ liệu không bí mật.

Cliff, nếu anh có thể chứng minh rằng một số tài liệu mật bị đánh cắp, hoặc hắn đã gây ra những thiệt hại lớn cho các hệ thống, thì FBI sẽ vào cuộc. Bằng không, chúng tôi sẽ không làm gì cả.

Các vị định nghĩa thiệt hại ở đây là gì? Nếu có kẻ lục tung ngăn kéo bàn của tôi và sao chép bản kế hoạch cho một thiết kế vi mạch mới, thì đó có phải là thiệt hại không? Tôi sẽ phải nhờ cậy ai đây?

Fred không trả lời. Nếu anh nhất quyết theo đuổi vụ này, FBI có thể hỗ trợ dưới hình thức hợp tác với cảnh sát nội bộ. Phòng thí nghiệm của anh phải liên lạc với công tố viên quận Berkeley để mở một cuộc điều tra. Nếu công tố viên quận muốn dẫn độ gã hacker, FBI sẽ hỗ trợ về mặt giấy tờ.

Sao kia? Sau năm tháng, các anh lại đẩy tôi về lại với công tố viên quận? Tôi không tin nổi vào tai mình.

Nếu anh muốn tiếp tục, FBI sẽ đóng vai trò trung gian giữa cảnh sát nội bộ và các cấp thẩm quyền của Đức. Cảnh sát nội bộ của LBL sẽ là trung tâm cuộc điều tra, và việc theo đuổi vụ này sẽ diễn ra ở Berkeley.

Fred. Anh không thể nói thế được. Gã này đã xâm nhập vào 30 máy tính trên khắp nước Mỹ, vậy mà anh lại nói rằng đây là vấn đề nội bộ của Berkeley.

Tôi chỉ nói được đến đây thôi, anh ta nói. _FBI đã quyết định dừng vụ này.

Nếu muốn tiếp tục, tốt nhất là anh nên xử lý thông qua lực lượng cảnh sát nội bộ của mình._

Chưa đến một giờ sau, Steve White gọi từ Tymnet. Anh ta vừa nhận được email sau từ Bundespost: Điều cần thiết nhất bây giờ là nhà chức trách Mỹ phải liên lạc với cơ quan khởi tố Đức, nếu không Bundespost sẽ không hợp tác nữa. Chúng tôi không thể tiếp tục chờ đợi mà không có thông báo chính thức nào. Chúng tôi sẽ không lần dấu đường dây điện thoại khi chưa có những giấy phép thích hợp. Các anh phải thu xếp để FBI liên lạc với BKA ngay lập tức.

Chết tiệt! Mất hàng tháng trời gây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các bên, rồi cuối cùng FBI rút lui. Đúng vào lúc chúng tôi cần đến họ.

Vậy đấy, tôi không có nhiều lựa chọn. Chúng tôi có thể làm như họ bảo và đóng vụ này lại, coi như vứt đi năm tháng ròng theo dõi, hoặc chúng tôi có thể tiếp tục để ngỏ hệ thống, chấp nhận rủi ro chịu sự chỉ trích của FBI.

Việc dừng vụ này lại sẽ giúp gã hacker được tự do tung hoành khắp các mạng máy tính của chúng tôi mà không bị ai để ý. Nhưng để ngỏ hệ thống cũng sẽ không dẫn chúng tôi đến chỗ gã hacker được, vì Bundespost sẽ không lần dấu chừng nào FBI bật đèn xanh. Tức là, dù phương án nào xảy ra, gã hacker cũng giành phần thắng.

Phải làm phiền sếp thôi. Roy Kerth tin câu chuyện này ngay tắp lự. Tôi chưa bao giờ tin FBI. Chúng ta đang giải quyết vụ này cho họ, ấy thế mà họ lại chẳng chịu điều tra.

Chúng ta nên làm gì đây?

Chúng ta có làm việc cho FBI đâu. Họ không thể ra lệnh cho chúng ta được. Cứ để ngỏ hệ thống cho đến khi Bộ Năng lượng bảo thôi.

Vậy tôi gọi cho Bộ nhé?

Để đấy cho tôi. Chúng ta đã đổ bao nhiêu công sức vào đây rồi, và họ phải biết điều đó.

Roy lầm bầm gì đó trong miệng – có vẻ không phải là lời khen thầm dành cho FBI – rồi đứng lên nói quả quyết: Được rồi, chúng ta sẽ để mở.

Nhưng chỉ theo dõi gã hacker tại Berkeley thì sẽ không thể lần theo hắn đến Đức được. Chúng tôi cần FBI, dù họ không cần chúng tôi.

CIA sẽ nói gì đây? Xin chào, Cliff đây. Những người bạn của chúng ta ở, à ừ, thực thể F đã tụt hứng rồi.

Anh nói chuyện với ai?

Teejay hỏi.

Đại diện vùng của thực thể và một đặc vụ từ văn phòng Bờ Đông. Tôi đang học cách nói chuyện của giới điệp viên.

Được. Tôi sẽ kiểm tra. Anh cứ chờ nhé, tôi sẽ gọi lại.

Hai giờ sau, Teejay gọi lại. Thông tin là ngừng. Bạn liên lạc của anh là Mike không còn theo vụ này nữa. Thực thể của anh ta đang lùa người đi bắt mấy thằng trộm ranh.

Vậy chúng tôi phải làm gì?

Cứ bình tĩnh, điệp viên nói. Chúng tôi không thể tham gia – FCI thuộc về thực thể của Mike. Nhưng có người có thể gây áp lực cho thực thể của Mike. Nán đợi nhé.

FCI là cái quái gì vậy nhỉ? Federal Cat Inspector (Thanh tra Mèo Liên bang)? Federation of Carnivorous Iguanas (Liên đoàn Cự đà Ăn thịt)? Khó hiểu quá. Teejay này, FCI là gì thế?

Suỵt. Đừng có hỏi. Các bánh xe đang quay ở những nơi anh không biết đâu. Tôi gọi cho Magge Morley – bậc thầy trò chơi ghép chữ kiêm thủ thư biết tuốt của chúng tôi. Cô mất ba phút để tìm ra nghĩa của từ viết tắt này. FCI có nghĩa là Foreign Counter – Intelligence (Phản gián Nước ngoài), cô nói.

Anh mới gặp các điệp viên à?

Vậy là CIA không xử lý chuyện phản gián. FBI không muốn mất thời gian vào chuyện này. Và Bundespost đang ngóng một thông báo chính thức từ Mỹ. Hừ! Một cơ quan nữa có thể giúp đỡ được. Zeke Hanson ở NSA là người hiểu chuyện – anh theo dõi mọi tiến triển của chúng tôi, và biết chúng tôi cần sự hỗ trợ của FBI tới mức nào. Liệu anh có thể giúp gì được không? Tôi cũng muốn giúp lắm, Cliff, nhưng chúng tôi không thể. NSA thích lắng nghe hơn là nói.

Nhưng chẳng phải nhiệm vụ của Trung tâm An ninh Máy tính Quốc gia hay sao? Giải quyết những vấn đề về an ninh máy tính?

Anh biết câu trả lời rồi còn gì. Không và không. Nhiệm vụ của chúng tôi là bảo đảm an ninh cho máy tính chứ không phải là đi bắt hacker.

Ít ra anh có thể gọi FBI và thúc đẩy họ không?

Tôi sẽ đánh tiếng, nhưng đừng quá hy vọng.

Ở mức độ khả quan nhất, trung tâm an ninh máy tính của NSA cũng chỉ cố gắng thiết lập tiêu chuẩn và khuyến khích việc bảo đảm an ninh máy tính.

Họ không quan tâm đến việc dọn dẹp những vấn đề như của tôi. Và chắc chắn là họ không thể xin được lệnh lục soát. NSA không có mối liên hệ nào với FBI.

Hai ngày sau, Teejey gọi lại. Chúng tôi vừa thực hiện một pha diễn hoành tráng, đặc vụ CIA nói. Thực thể của Mike đã trở lại đường đua. Nếu họ còn gây khó dễ gì cho anh, cứ báo tôi biết.

Anh làm thế nào vậy?

Ồ, tôi chỉ nói chuyện với một vài người bạn thôi. Không có gì to tát đâu.

Anh chàng này giao du thế nào mà lại xoay chuyển được FBI nội trong hai ngày vậy? Anh ta đã nói chuyện với ai? Không lâu sau, Mike Gibbons từ FBI gọi đến. Anh ta giải thích cho tôi biết rằng luật pháp Đức không xem trọng hành vi xâm phạm máy tính bất hợp pháp. Hành vi đột nhập vào một hệ thống cũng chỉ được xử lý tương đương với hành vi đỗ xe trái phép mà thôi, trừ khi có máy tính nào bị hư hại. tôi thấy không hợp lý. Nếu luật pháp Đức dễ dãi nhường ấy, thì tại sao Bundespost lại coi trọng vụ này đến vậy? Mike hiểu những mối quan tâm của tôi, và ít ra anh ta cũng đồng ý tiếp tục thụ lý vụ này. Kể với anh là năm ngoái, một hacker người Đức đã bị bắt quả tang xâm nhập một máy tính ở Colorado, nhưng không thể khởi tố hắn được.

Liệu tùy viên tư pháp của FBI có chịu nhấc mông không nhỉ? Tôi đang xử lý chuyện này, Mike nói. Cứ báo cho những người bạn của anh ở Bundespost là họ sẽ nhận được tin từ chúng tôi sớm thôi.

Tối đó, chúng tôi có một cơ hội nữa để bắt gã hacker. Trong lúc Martha và tôi đang xếp hàng ở tiệm tạp hóa, máy nhắn tin vang lên. Tôi vứt tờ tạp chí National Inquirer xuống và lao đến bốt điện thoại công cộng, quay số gọi Steve White.

Người bạn của chúng ta đang hoạt động, tôi báo.

Được. Tôi sẽ gọi cho phía Đức.

Trao đổi nhanh và truy đuổi chớp nhoáng. Gã hacker chỉ hoạt động trong năm phút, nhưng Steve lần được dấu hắn tới địa chỉ DNIC #2624 – 4511 – 049136. Một đường dây quay số công cộng tại Hannover, Đức.

Về sau, Steve White kể lại chi tiết sự việc cho tôi nghe. Wolfgang Hoffmann bị đánh thức từ lúc 3 giờ sáng để lần dấu đường dây từ Frankfurt. Nhưng người kỹ sư được giao trực ở tổng đài Hannover lúc đó đã về nhà. Vậy là mỡ đến miệng mèo lại thành xôi hỏng bỏng không.

Wolfgang có một câu hỏi dành cho chúng tôi. Đại học Bremen sẵn sàng hợp tác trong việc truy bắt hacker, nhưng ai sẽ đứng ra trả tiền? Gã hacker đang khiến trường này mất hàng trăm dollar mỗi ngày. Chúng tôi có đồng ý thanh toán cho hắn không? Không thể được. Đến ngân sách mua kẹp giấy của phòng thí nghiệm chúng tôi còn bị bóp lại, thì đời nào họ lại nhả tiền cho vụ này. Tôi đành nhắn lại rằng để tôi hỏi thử.

Steve cho tôi biết rằng phải có người đứng ra chịu phí tổn, nếu không Bundespost sẽ chặt đứt đường tiếp cận của gã hacker. Bây giờ, họ đã biết cách hắn xâm nhập vào mạng Datex, nên họ muốn chặn những lỗ hổng này lại.

Nhưng lại có thêm tin tức mới từ Đức. Vài tối trước, gã hacker kết nối vào Berkeley trong hai phút, kịp thời gian để lần dấu hắn đến Đại học Bremen.

Sau đó, Bremen tiếp tục lần dấu hắn đến Hannover. Có vẻ gã hacker này không chỉ xâm nhập vào Phòng Thí nghiệm Berkeley của chúng tôi, mà còn tiếp cận nhiều mạng máy tính khác của châu Âu.

Cơ hội đang nằm trong tay người Đức, sao họ không lần dấu hắn trong phạm vi Hannover?

Steve giảng giải cho tôi nghe về những vấn đề trong hệ thống điện thoại của Hannover. Điện thoại ở Mỹ do máy tính kiểm soát nên có thể dễ dàng lần dấu. Nhưng ở Hannover, họ phải cử người trực tổng đài để làm việc đó.

Như vậy chúng ta không thể lần dấu hắn trừ khi hắn hoạt động vào ban ngày hoặc buổi tối, lúc chưa quá khuya?

Tệ hơn nữa chứ. Cuộc lần dấu sẽ mất khoảng một đến hai giờ.

Một đến hai giờ sao? Anh đùa à? Anh chỉ mất 10 giây để lần dấu đường dây Tymnet từ California qua vệ tinh rồi đến châu Âu thôi mà. Tại sao họ không thể làm thế?

Nếu được thì họ đã làm rồi. Tổng đài điện thoại của gã hacker chưa được vi tính hóa, nên kỹ thuật viên sẽ cần thời gian để lần dấu.

Mới đây, gã hacker xuất hiện trong năm phút, đủ dài để đánh thức tôi, nhưng khó có thể đủ cho một cuộc lần dấu hai giờ đồng hồ. Tôi có thể làm gì để giữ chân hắn trong hai giờ? Bundespost không thể cử người trực điện thoại mãi được. Thực ra, họ chỉ có thể làm thế thêm một vài ngày nữa. Chúng tôi chỉ có một tuần để hoàn thành cuộc lần dấu này. Sau tối thứ Bảy tuần tới, các kỹ thuật viên điện thoại sẽ bỏ cuộc. tôi không thể khiến gã hacker xuất hiện vào thời điểm thuận lợi. Và tôi cũng không thể kiểm soát thời lượng hoạt động của hắn. Hắn đến đi tùy nghi kia mà.

Đọc Gián điệp mạng, chương 01 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 02 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 03 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 04 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 05 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 06 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 07 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 09 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 10 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 11 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 12 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 13 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 14 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 15 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 16 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 17 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 18 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 19 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 20 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 21 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 22 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 23 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 24 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 25 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 26 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 27 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 28 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 29 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 30 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 31 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 32 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 33 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 34 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 35 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 36 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 37 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 38 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 39 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 40 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 41 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 42 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 43 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 44 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 45 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 46 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 47 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 48 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 49 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 50 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 51 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 52 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 53 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 54 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 55 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 56 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 57 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.