Clifford Stoll | Gián điệp mạng | Chương 24

Gián điệp mạng là câu chuyện người thật việc thật kể về cuộc săn đuổi hacker bất đắc dĩ của nhà khoa học chuyển tay ngang trở thành chuyên gia mạng máy tính ở Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley, California, Mỹ.

 · 19 phút đọc.

Gián điệp mạng là câu chuyện người thật việc thật kể về cuộc săn đuổi hacker bất đắc dĩ của nhà khoa học chuyển tay ngang trở thành chuyên gia mạng máy tính ở Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley, California, Mỹ.

Sáng hôm sau, tôi đến phòng thí nghiệm. Không có gì ngoài hai tin nhắn điện thoại đã gửi đến từ lâu. Sếp nhắn tôi gọi cho cơ quan đỡ đầu của chúng tôi là Bộ Năng lượng – Cảnh báo cho họ đi.

Và Dan Kolkowitz gọi từ Stanford.

Lẽ ra tôi định gửi email, Dan nói, nhưng cứ sợ có kẻ đọc lén.

Chúng tôi đều biết rằng giới hacker thường quét email. Giải pháp đơn giản là sử dụng điện thoại.

Vừa gặm chiếc bánh sandwich trét bơ hạt điều, tôi vừa kể với Dan về cuộc lần dấu đến Mitre, nhưng không nhắc nhỏm gì đến CIA, vì sợ sẽ khơi mào cho tin đồn rằng có người ở Berkeley đang bắt tay hợp tác với Anh Cả.

Dan lặng im nghe hết. Kỳ lạ lắm. Tôi gọi anh để báo rằng chúng tôi vừa lần dấu gã hacker đến Virginia. McLean.

Lưỡi tôi bỗng cứng đơ trong miệng – có lẽ do bị dính bơ hạt điều – và phải mất một lúc tôi mới nói tiếp được. Nhưng gã hacker của anh không phải là kẻ mà chúng tôi đang theo dõi.

Vâng. Có lẽ một nhóm hacker sử dụng cùng phương pháp giống nhau để tấn công nhiều máy tính khác nhau. Mà tôi biết tên gã hacker xâm nhập vào Stanford rồi.

Sao anh biết hay vậy?

Đơn giản thôi. Chúng tôi cũng làm như anh: in ra tất cả nội dung mà gã hacker đã gõ. Một đêm nọ, hắn đăng nhập vào máy tính Unix của Stanford để giải bài tập về nhà. Đó là một bài toán giải tích đơn giản, tính giá trị diện tích dưới đường cong bằng cách đếm số lượng hình vuông. Nhưng gã hacker này lại tải toàn bộ bài tập này vào máy tính của chúng tôi, bao gồm cả tên hắn và người hướng dẫn.

Ha ha! Vậy hắn là ai?

Tôi không dám chắc. Tôi biết tên hắn là Knute Sears, học lớp toán kỳ thứ tư của thầy Maher nào đó. Nhưng tôi không biết hắn ở đâu. Tôi đã tìm kiếm trong danh bạ điện thoại ở Stanford nhưng vẫn không tìm ra.

Dan và tôi đều nhận ra rằng gã hacker này chắc phải là học sinh cấp ba. Tính diện tích dưới đường cong là kiến thức giải tích vỡ lòng.

Vậy anh có biết làm thế nào để tìm một học sinh cấp ba tên Sears không?

Dan hỏi. Liệu có cuốn danh bạ nào ghi tên tất cả học sinh ở trường cấp ba không nhỉ?

Không, nhưng có thể có danh bạ các giáo viên dạy toán. Tôi nghĩ rằng có danh bạ cho tất cả mọi người khác.

Chúng tôi so sánh các ghi chép, và một lần nữa khẳng định rằng chúng tôi đang theo dõi hai người khác nhau. Có lẽ Knute Sears biết về gã hacker đang xâm nhập vào hệ thống của tôi, nhưng chắc chắn rằng hai kẻ đó không phải là cùng một người.

Sau khi gác máy, tôi nhảy lên xe đạp rồi đi xuống trường đại học. Thư viện trường chắc sẽ có danh bạ giáo viên cấp ba. Nhưng vô ích. Tìm một người không phải chuyện dễ khi mà bạn chỉ biết tên của họ chứ không biết họ sống ở thành phố nào.

Đường cùng, tôi có thể gọi chị Jeannie ở Virginia. Với chị, cuộc đời giống như một sở thú vậy. Không hiểu từ lăng kính của chị, việc bị cuốn vào vòng xoáy ngày càng mở rộng này của những chiếc máy tính sẽ trông như thế nào nhỉ? Thoạt đầu, tôi sẽ chỉ nhờ chị gọi tới các trường trung học ở McLean để tìm hiểu xem vị giáo viên toán bí ẩn kia, thầy Maher, là ai. So với thái độ hờ hững của FBI, thì bất cứ sự giúp đỡ nào từ Bờ Đông, dù nhỏ nhặt, cũng sẽ là một mẻ lưới đáng kể.

Hơn nữa, dù gì thì Jeannie cũng đã tiếp xúc với Bộ Quốc phòng – vâng, thực ra, tất cả mọi người đều quen với biết quân đội hơn tôi. Tôi tin tưởng vào sự thận trọng của Jeannie; dẫu chị chỉ ngồi nghe suông, đó cũng là một điều đáng quý rồi. tôi gọi Jeannie lúc chị đang ở chỗ làm, và bắt đầu ngay bằng một bài diễn văn dài dòng để kể lể những thông tin giới thiệu cần thiết, nhưng ngay khi tôi vừa buột miệng nhắc đến những từ hackerMilnet, chị hỏi luôn: Thôi được rồi, em muốn chị làm gì đây?

Hóa ra trung tâm nghiên cứu và phát triển của Hải quân nơi chị đang làm việc đã cảnh báo đội ngũ nhân viên hỗ trợ về nguy cơ của những máy tính dễ bị rò rỉ.

Jeannie tình nguyện hỗ trợ, nhưng không quên kèm theo một điều kiện nho nhỏ. Nếu em nhờ được ai đó viết cho chị một lá thư cảm ơn chính thức thì tốt quá. Ai đó từ OSI hoặc FBI, hay ai cũng được.

Trong cuộc trao đổi tiếp theo với OSI, tôi nhắc đến yêu cầu của Jeannie và được họ trấn an ngay rằng việc này quá dễ đối với họ… Chúng tôi viết thiệp cừ lắm.

(Còn lâu ấy. Năm sau đó, dù nhận được vô số lời hứa hẹn từ những thiếu tá, đại tá, và cả tướng nữa, nhưng chị tôi không bao giờ nhận được một lá thư cảm ơn chính thức nào. Cuối cùng, chúng tôi đành ngậm ngùi kết luận với nhau rằng người ở cơ quan chính phủ này không thể chính thức nói lời cảm ơn người ở cơ quan chính phủ khác.) Dù sao, Jeannie vẫn quyết định bắt đầu cuộc điều tra vào nghỉ trưa. Một giờ sau, chị đã gọi lại báo cáo kết quả.

Trường trung học công lập gần Mitre nhất là Trường Trung học McLean, nên chị bắt đầu từ đây, chị nói. Chị xin gặp một thầy giáo dạy toán tên là Maher. Họ nhắc lại tên này và nói: Xin đợi một chút, và nối máy cho chị. Đúng lúc này thì chị gác máy.

Có thể nào chị tôi đây, chỉ trong một cuộc điện thoại, lại làm được nhiều việc hơn cả FBI? Chúa ơi, có lẽ tôi nên dụ chị làm nhiều hơn. Chị hãy tạt vào trường đó để xem có máy tính nào không – trường nào cũng có cả mà. Ngoài ra, chị thử tìm tên Knute Sears trong niên giám của trường giúp em. Nhưng nhớ cẩn thận đấy. Theo những gì em điều tra được thì thằng bé này cực kỳ nhát chết. Đừng làm nó giật mình nhé.

Được rồi, trưa mai chị nghỉ lâu hơn vậy.

Ngày hôm sau, trong lúc tôi thong dong đạp xe lên ngọn đồi xanh mướt cỏ của Berkeley, thì chị tôi lang thang ở cung đường vành đai Washington, Quận Columbia với cảm giác vừa hồi hộp vừa thấy mình như kẻ ngốc.

Hóa ra McLean là nơi ở của rất nhiều quan chức, nhà làm luật và lãnh đạo quân đội cấp cao. Jeannie báo cáo lại rằng nơi này giống như đỉnh cao muôn trượng của vùng ngoại ô giàu có, nhưng thực lòng, tôi không hiểu điều đó có nghĩa là gì.

Và vào ngày mùa thu rực rỡ ấy của Virginia, trường trung học ở đây dường như là hình ảnh súc tích nhất về tất cả những huyền thoại xung quanh một trường trung học của Nước Mỹ Vĩ Đại. Giờ học vừa mới kết thúc. Những đứa trẻ ăn mặc đồ đắt tiền ùa ra cửa trước. Bãi đỗ xe của học sinh lố nhố rặt những Mercedes, BMW, đôi chỗ có cả Volvo. Niềm tự hào và sung sướng của Jeannie, chiếc Chevy Citation tồi tàn đời 81, tủi thân hổ phận dúi mình ở mép ngoài phía xa xa.

Jeannie báo cáo lại rằng cũng cùng tâm trạng với chiếc xe của mình, chị cảm thấy không thoải mái chút nào, chưa tính đến cảm giác lúng túng khi quanh quẩn trong một trường học ở ngoại ô.

Lúc này, chị tôi có đủ lý do chính đáng để mà căm ghét việc phải có mặt tại một trường trung học. Ngày còn trẻ với tâm hồn mong manh hơn, chị từng dạy tiếng Anh lớp 11. Bây giờ, những đứa trẻ mới lớn lại khiến chị sượng sùng, nhất là những đứa không thuộc về chị. Theo như chị nói, những đứa giàu nhất là những đứa tệ nhất.

Đóng vai một phụ huynh sốt sắng, Jeannie vào trong văn phòng của nhà trường, ngồi lê la nửa giờ, lục khắp cuốn niên giám liệt kê đội bơi, đội học tiếng Latin, đội tranh luận… chỉ để tìm kiếm cái tên đáng ngờ Knute Sears.

Nhưng không tìm được gì cả.

Sau khi đã đào xới kỹ càng cuốn niên giám và tin rằng không có Knute nào ở McLean cả, chị chuyển sự chú ý sang hòm thư giáo viên. Một hòm thư có dán nhãn: Thầy Maher.

Bất thình lình, một thư ký xuất hiện và hỏi chị muốn tìm gì. Chị tôi ngây người lắp bắp: Ôi, tôi không biết… À vâng, à, cô có biết gì không? Nó đây rồi, ngay trước mắt mà tôi không để ý.

Cô thư ký cười trịch thượng nhìn Jeannie chộp vội lấy một tập brochure ở chồng tài liệu trên bàn gần ngay chị – té ra đó là tài liệu hướng dẫn cách đăng ký lớp học buổi tối. Jeannie một tay bẽn lẽn che nụ cười ngờ nghệch, tay kia giơ lên vẫy chào tạm biệt và đi thẳng.

Vậy là nhiệm vụ bí mật đã hoàn thành, ngay chiều hôm đó Jeannie gọi cho tôi. Knute Sears bí ẩn của Stanford vẫn là một bí ẩn. Cậu nhóc này chưa từng đăng ký học ở Trường Trung học McLean. Và ông thầy Maher của họ không dạy Toán, mà dạy Sử, bán thời gian.

Thêm một ngõ cụt nữa rồi. Thú thực, đến tận bây giờ, mỗi lần nói chuyện với Jeannie, tôi vẫn không khỏi có chút xấu hổ vì đã kéo chị tham gia vào cuộc truy bắt vịt trời này. tôi gọi cho Dan ở Stanford để báo tin xấu. Anh không hề ngạc nhiên. Phải cần đến một cuộc điều tra lâu dài đấy. Chúng tôi đã mất hy vọng vào FBI rồi. Sở Mật vụ có một đơn vị chuyên trách tội phạm máy tính, sẵn sàng tiếp nhận vụ này.

Sở Mật vụ đang giúp Stanford ư? Chẳng phải họ chuyên đi bắt bọn làm đồ giả và bảo vệ tổng thống hay sao? Đúng vậy, Dan nói, nhưng họ cũng điều tra cả tội phạm máy tính nữa. Bộ Ngân khố muốn bảo vệ hệ thống ngân hàng trước những hành vi gian lận qua máy tính, mà Sở Mật vụ lại là một nhánh của Bộ Ngân khố.

Vậy là Dan đã tìm được cách đi vòng qua FBI ngoan cố. Họ không biết nhiều về máy tính, nhưng được cái nhiệt tình. Chúng tôi sẽ cung cấp chuyên môn về máy tính, còn họ lo lấy lệnh lục soát.

Nhiệt tình à? Nhưng dù sao thì tin này đến với tôi quá muộn rồi. Văn phòng FBI ở chỗ chúng tôi không quan tâm, nhưng văn phòng FBI ở Alexandria, Virginia thì có để ý. Ai đó – Mitre, Không quân, hoặc CIA – đã gây áp lực cho họ, và Đặc vụ Mike Gibbons gọi đến.

Sau vài phút trao đổi, tôi nhận ra rằng cuối cùng thì mình cũng được nói chuyện với một điệp vụ FBI am hiểu máy tính. Anh ta đã viết chương trình trên Unix, biết sử dụng modem, và không bị thần hồn nát thần tính vì những cơ sở dữ liệu hay chương trình soạn thảo văn bản. Sở thích mới nhất của anh ta là trò Dugeons and Dragon79 trên máy tính Atari. J. Edgar Hoover80 mà biết được chắc cũng phải đội mồ sống dậy.

79 Dugeon and Dragons: Tên một trò chơi trên máy tính. (BTV) 80 John Edgar Hoover (1895 – 1972): Giám đốc đầu tiên của FBI, được bổ nhiệm vào năm 1935 và tiếp tục ở vị trí này cho đến khi ông qua đời. (BTV) Nhưng điều tuyệt vời hơn cả là Mike không nề hà chuyện giao tiếp bằng email, dù rằng để đề phòng có người xen vào luồng trao đổi thông tin này, chúng tôi phải sử dụng mật mã để giữ kín nội dung trao đổi.

Qua giọng nói, tôi đoán Mike chưa quá 30 tuổi, nhưng anh hiểu rành rẽ luật máy tính. Ít nhất là hắn đã vi phạm Mục 1030 trong Bộ Pháp điển. Cõ lẽ là cả phá hoại và xâm nhập trái phép. Khi bị bắt, có lẽ hắn sẽ phải ngồi bóc lịch 5 năm hoặc chịu phạt cỡ 50.000 dollar. Tôi thích cách Mike dùng từ khi thay cho từ nếu. tôi kể cho anh nghe về thỏa thuận giữa tôi với Mitre. Lần tới, khi gã hacker xuất hiện ở Berkeley, Bill Chandler sẽ lần dấu mạng nội bộ của Mitre. Đến lúc đó, chúng ta sẽ tìm ra hắn.

Mike tỏ ra không tin tưởng lắm, nhưng ít ra anh ta cũng không phản đối kế hoạch của tôi. Mảnh ghép duy nhất cỏn thiếu là gã hacker: hắn chưa xuất đầu lộ diện kể từ dịp Halloween đến nay – tức là hắn đã im ắng suốt 2 tuần rồi. Sáng nào tôi cũng kiểm tra các thiết bị ghi âm. Tôi đeo máy nhắn tin cả ngày lẫn đêm, luôn sẵn sàng tinh thần chờ gã hacker dẫm chân lên cái bẫy vô hình của chúng tôi. Nhưng không một tiếng bíp nào vang lên.

Cuối cùng, ngày 18 tháng Mười một, gã hacker trở lại tài khoản Sventek.

Hắn truy cập lúc 8 giờ 11 phút sáng và ở lại khoảng nửa tiếng. Tôi lập tức gọi Mitre ở McLean. Bill Chandler chưa đến văn phòng, và một vị quản lý cứng nhắc bảo tôi rằng chỉ Bill Chandler mới được phép lần dấu mạng nội bộ của Mitre. Ông ta nói về những quy định nghiêm ngặtmạng lưới an ninh đã được chứng thực. Tôi sốt ruột cúp máy. Khi gã hacker đang hoạt động trong hệ thống của mình, tôi đâu cần phải ngồi nghe vị quản lý đường bệ nào nói tràng giang đại hải. Các kỹ thuật viên, những người thực sự biết cách hoạt động của hệ thống Mitre, đâu cả rồi? Vậy là đi tong một cơ hội nữa để bắt gã hacker.

Hắn xuất hiện lần nữa vào buổi chiều. Lần này, tôi gặp được Bill Chandler, và anh chạy đi kiểm tra các modem kết nối ngoại vi. Quả nhiên, có người đã quay số qua modem của Mitre, và có vẻ đó là một cuộc gọi đường dài.

Nhưng kết nối này bắt đầu từ đâu? Bill giải thích: Mạng lưới trong Mitre khá phức tạp, nên việc lần dấu không dễ dàng. Chúng tôi không có đường dây riêng để kết nối từng máy tính với nhau. Thay vào đó, có rất nhiều tín hiệu cùng di chuyển trên cùng một đường dây, và để lần dấu các kết nối, phải giải mã các địa chỉ của từng gói tin trên ethernet.

Túm lại, Mitre không thể lần dấu cuộc gọi.

Tệ thật. Có người từ Mitre gọi ra ngoài, nhưng họ không thể biết gã hacker đến từ đâu. Chúng tôi vẫn không biết liệu đó có phải là người của Mitre không hay người bên ngoài.

Tức giận, tôi nhìn vào bản in hoạt động của gã hacker. Không có gì mới cả.

Hắn lại cố tìm cách vào căn cứ Lục quân ở Anniston nhưng bị chặn lại. Thời gian còn lại, hắn lục lọi máy tính ở Berkeley, tìm kiếm những từ khóa như bom hạt nhânSDI.

Bill hứa sẽ huy động những kỹ thuật viên giỏi nhất vào cuộc. Vài ngày sau, khi gã hacker xuất hiện, tôi lại phải nghe câu chuyện cũ. Chắc chắn có người đang từ hệ thống máy tính của Mitre gọi ra ngoài. Nhưng họ không thể lần dấu hắn. Chính họ cũng gặp lúng túng. Ai đứng đằng sau việc này? Và hắn đang trốn ở đâu? Thứ Bảy, Martha kéo tôi đi Calistoga, nơi có những mạch và suối nước nóng thu hút hàng đàn bướm, giới địa chất học và những người thích hưởng thụ.

Với giới ưa hưởng thụ, có các bãi tắm bùn được cho là đỉnh điểm của sự suy đồi ở vùng Bắc California. Với 20 dollar, bạn có thể được đắm mình trong những những dòng bụi núi lửa, than bùn và nước khoáng.

Thế này sẽ khiến anh bớt bận tâm đến công việc, Martha nói. Bao lâu nay anh đã xoay như chong chóng với gã hacker đó rồi – một buổi nghỉ ngơi sẽ tốt cho anh thôi.

Ngâm mình dưới bùn trong một bồn tắm ngoại cỡ không có vẻ là phương thuốc để trẻ hóa, nhưng tôi sẵn sàng thử nghiệm bất kỳ điều gì một lần.

Vậy là tôi đầm mình trong cái đầm lầy này, đầu óc vẫn miên man nghĩ đến Mitre. Gã hacker của tôi đã sử dụng đường dây gọi ra ngoài của Mitre để tung hoành dọc ngang khắp cả nước. Stanford đã từng bám theo một hacker đến McLean; có vẻ hắn cũng di chuyển qua Mitre. Có thể Mitre là một điểm trung tâm của giới hacker, một dạng như bảng điều khiển để định tuyến các cuộc gọi của chúng. Như thế tức là hacker không phải là người của Mitre mà đến từ bên ngoài.

Làm sao chuyện này lại xảy ra được kia chứ? Nếu đúng vậy thì Mitre phải mắc ba sai lầm. Họ phải tạo một con đường để bất kỳ ai cũng có thể kết nối tự do vào mạng nội bộ của mình. Sau đó, họ phải cho phép người lạ đăng nhập vào máy tính. Cuốc cùng, họ phải cung cấp dịch vụ gọi điện đường dài chưa hề qua thẩm định.

Thực ra, họ đã thỏa mãn điều kiện thứ ba: các modem liên kết với mạng nội bộ của họ có thể gọi đi khắp nước Mỹ. Chúng tôi đã truy lùng gã hacker đến chính những đường dây này.

Nhưng làm sao một người có thể kết nối đến Mitre được? Chắc chắn họ sẽ không cho phép bất kì ai cũng có thể quay số gọi đến mạng của mình. Như Bill Chandler đã nói, họ đang vận hành một dịch vụ an ninh kia mà. Bí mật quân sự và những thứ đại loại thế.

Còn cách nào khác để xâm nhập vào Mitre không? Qua mạng nào đó chẳng hạn? Hacker có vào đó qua Tymnet không? Nếu Mitre trả phí mua dịch vụ của Tymnet mà lại không có mật khẩu bảo vệ, thì bạn có thể gọi đến cho họ từ bất kỳ đâu mà không phải mất một xu nào. Sau khi kết nối, mạng nội bộ của Mitre có thể cho phép bạn quay ngược lại rồi gọi ra ngoài. Vậy là bạn có thể tha hồ gọi tới đâu cũng được, đã có Mitre thanh toán cước cuộc gọi rồi.

Không khó để kiểm tra giả thiết này: tôi sẽ làm hacker. Tôi sẽ về nhà, tìm cách kết nối với Mitre qua Tymnet, thử xâm nhập vào nơi mà tôi không được phép.

Đám bùn có mùi lưu huỳnh và tro than, và tôi có cảm giác nó giống như một nồi súp nguyên thủy. Tuy thích tắm bùn, cả trò tắm hơi sau đó, nhưng dẫu sao tôi vẫn nóng lòng muốn thoát khỏi nơi đó để về nhà. Tôi đã có manh mối. Hay ít nhất là một linh cảm.

Đọc Gián điệp mạng, chương 01 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 02 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 03 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 04 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 05 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 06 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 07 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 09 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 10 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 11 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 12 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 13 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 14 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 15 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 16 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 17 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 18 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 19 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 20 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 21 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 22 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 23 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 24 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 25 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 26 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 27 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 28 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 29 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 30 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 31 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 32 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 33 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 34 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 35 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 36 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 37 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 38 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 39 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 40 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 41 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 42 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 43 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 44 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 45 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 46 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 47 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 48 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 49 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 50 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 51 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 52 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 53 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 54 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 55 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 56 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 57 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Thích Nhất Hạnh | Sợ hãi | Chương 14

Thích Nhất Hạnh | Sợ hãi | Chương 14

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân khai sáng chánh niệm giúp…

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.