Clifford Stoll | Gián điệp mạng | Chương 46

Gián điệp mạng là câu chuyện người thật việc thật kể về cuộc săn đuổi hacker bất đắc dĩ của nhà khoa học chuyển tay ngang trở thành chuyên gia mạng máy tính ở Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley, California, Mỹ.

 · 25 phút đọc.

Gián điệp mạng là câu chuyện người thật việc thật kể về cuộc săn đuổi hacker bất đắc dĩ của nhà khoa học chuyển tay ngang trở thành chuyên gia mạng máy tính ở Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley, California, Mỹ.

Thật tuyệt vời khi được gặp Bob Morris. Nhưng dù sao, tôi cũng vẫn thấy vui hơn khi được về nhà với Martha. Tôi bắt xe buýt từ sân bay về gần nhà ở Đại lộ College rồi băng sang đường, mặc kệ luật lệ giao thông – cứ coi như đây là một đòn đánh nữa để vinh danh chủ nghĩa phi chính phủ. Vào đến cửa, tôi thấy cô bạn cùng nhà Claudia đang tập violin.

Claudia chào tôi với một nụ cười ranh mãnh. Anh đã ở đâu vậy? Chắc lại la cà với mấy ả hư hỏng rồi phải không

Không. Tôi đến các con hẻm tối để gặp gỡ các chàng điệp viên cao to, đẹp trai, làn da rám nắng với những chiếc áo khoác dài hầm hố.

Thế anh có lôi được anh chàng nào về đây cho tôi không?

Claudia vốn lúc nào cũng ngóng tìm một anh chàng ra hồn. tôi chưa kịp nghĩ ra câu trả lời nào cho dí dỏm thì Martha đã ôm chầm lấy tôi từ phía sau, và nhấc bổng tôi lên không trung. Em nhớ anh quá, nàng nói rồi thả tôi xuống với một nụ hôn nồng nàn. Sống với một cô nàng có thể đánh bại mình trong các trận đấu vật tuy vui đấy, nhưng không khỏi có lúc bị giật mình như thế. tôi vẫn lo nàng bực mình vì chuyến đi này, nhưng nàng chỉ nhún vai. Về kịp giờ ăn tối là được rồi. Anh vào bếp giúp em một chút đi nào.

Martha đang làm món cà – ri tủ của mình, và nguyên liệu đầu tiên cần dùng đến là dừa tươi. Tôi cầm búa ra ngoài hiên sau để bổ dừa thì nghe thấy tiếng xe máy của Laurie tấp lại.

Laurie là bạn thân, cũng là bạn cùng phòng thời đại học của Martha. Tuy có vẻ ngoài hầm hố với tóc cắt ngắn, áo khoác da, áo thun đen bó sát, và bốt cổ cao, song bản chất cô lại là một cô gái dân dã và dịu dàng đến từ New Mexico. Giữa Laurie và Martha có một sự gắn bó đặc biệt, khiến tôi không khỏi có lúc ghen tị. Nhưng tôi đoán tôi đã vượt qua được bài kiểm tra của cô, vì cô đối xử với cả hai chúng tôi như người nhà.

Xin chào, Cliffer, cô vừa chào vừa đưa tay vuốt ngược mái tóc của tôi lên.

Nhìn vào quả dừa với ánh mắt háu đói, cô đoán được ngay hôm nay có món gì nên nhào vào trong bếp, ôm lấy Martha, nháy mắt với Claudia, và vuốt lông con mèo.

Bỏ cái thứ lười biếng ấy xuống đi, và thái hành cho tớ.

Martha là kẻ độc tài trong nhà bếp.

Cuối cùng, bữa tối cũng đã sẵn sàng trên bàn: một đĩa cơm cà ri lớn, xung quanh là các đĩa nhỏ bày rau củ cắt nhỏ, các loại đậu, nho khô, trái cây và sốt chutney.

Này, mấy ngày vừa rồi anh đi đâu vậy?

Laurie hỏi tôi.

À, tôi bị triệu tập đến Washington – người của Reagan mời tôi đi ăn tối, tôi trả lời, cố ý tránh nói rằng mình vừa đi gặp một đám điệp viên và thám tử. Laurie vốn ghét chính phủ, nên tốt nhất là không nên để cô bực mình.

Ra vậy, thế Nancy mặc gì nào?

Laurie vừa cười vừa đưa tay lấy suất cơm cà ri thứ ba. Mà tình hình gã hacker đến đâu rồi?

Ồ, chưa bắt được hắn đâu. Có thể là không bao giờ.

Anh vẫn nghĩ đó là sinh viên Berkeley chứ?

Mấy tháng nay tôi chưa nói về chuyện này với Laurie.

Khó nói lắm. Theo tôi biết thì hắn đến từ nước ngoài. Tôi sửng sốt trước sự do dự của chính mình khi chia sẻ với một người bạn thân, hình như tôi đang ngày một căng thẳng hơn. Đó không hẳn là vì xấu hổ, nhưng… Đó chỉ là một kẻ nghiện máy tính, thích nghịch ngợm, mà sao anh lại mất quá nhiều thời gian như vậy rồi đến giờ vẫn chưa bắt được hắn?

Nghịch ngợm ư? Hắn xâm nhập vào 30 máy tính quân sự đấy.

Chao ôi, tôi lỡ miệng mất rồi.

Thì sao nào? Thế thì càng có lý do để đừng đuổi theo hắn, Laurie nói.

Theo những gì anh được biết, thì hắn là một người yêu chuộng hòa bình của Đảng Xanh tại Đức. Có lẽ hắn đang muốn phanh phui những thứ bí mật quái đản mà quân đội đang mưu toan để loan báo cho công chúng.

Tôi đã nghĩ đến khả năng này từ nhiều tháng trước, và khi ấy cũng đã lo về chuyện này rồi. Nhưng tới giờ thì tôi tin chắc rằng đó không phải là mục đích của hắn. Tôi còn làm phép thử để tìm hiểu xem đối tượng quan tâm của hắn là gì kia mà. Hồi tháng Một, tôi đã tạo ra nhiều loại bẫy với các hương vị khác nhau. Cùng với đống tập tin SDINET ma, tôi còn cài vào máy một lượng tương đương các tập tin giả mạo khác về nền chính trị ở Berkeley, các báo cáo tài chính, danh sách tài khoản trả lương, trò chơi và các chủ đề học thuật về khoa học máy tính.

Nếu là nhà hoạt động vì hòa bình, có thể hắn sẽ tìm đến các tập tin về chính trị. Nếu là kẻ trộm muốn cuỗm bảng lương của phòng thí nghiệm chúng tôi, hắn sẽ động vào các hồ sơ tài chính. Còn nếu là sinh viên hoặc là một gã nghiện máy tính đơn thuần, tôi cho rằng hắn sẽ quan tâm đến các trò chơi hay các tập tin có chủ đề học thuật. Thế nhưng hắn lại không hề ngó ngàng gì đến các tập tin này cả.

Ngoại trừ các tập tin về SDI.

Thử nghiệm này, cùng với rất nhiều quan sát nho nhỏ khác về cách hoạt động của hắn, đã thuyết phục tôi rằng hắn không phải là một người có lý tưởng và hoài bão. Hắn đích thực là gián điệp.

Nhưng tôi không thể chứng minh chính xác điều đó, và ngay cả khi tôi kể xong cuộc thử nghiệm trên cho Laurie nghe, cô cũng không tin.

Cô vẫn đinh ninh rằng tất cả những người chống lại quân đội đều là một trong số chúng ta và trong mắt cô, tôi đang tìm cách đàn áp một người thuộc phe ta. tôi phải làm gì để giải thích được rằng, sau khi đã tham gia quá lâu vào vụ này, bây giờ tôi thôi không còn nhìn ra những ranh giới chính trị nữa? Tất cả chúng tôi đều có một mối bận tâm chung: bản thân tôi, phòng thí nghiệm, FBI, CIA, NSA, các tổ chức quân sự, và thậm chí cả Laurie nữa. Mỗi chúng tôi đều có chung mong muốn là được an toàn và riêng tư. tôi thử cách khác.

Nghe này, đây không phải là vấn đề chính trị, mà chỉ đơn thuần là sự trung thực thôi. Gã hacker này đã xâm phạm quyền riêng tư của tôi cũng như của tất cả những người dùng khác. Nếu có người đột nhập vào nhà cô và vơ vét tài sản, cô có hỏi xem liệu hắn có phải là một người anh em cùng chung chí hướng không?

Nhưng cách này cũng không ăn thua. Sao có thể ví sự riêng tư của máy tính với sự riêng tư của nhà riêng được, Laurie trả lời. Máy tính có nhiều người sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Chỉ vì anh ta không được cho phép sử dụng máy tính một cách chính thức, không có nghĩa là anh ta vào mạng vì mục đích phi pháp.

Máy tính giống hệt ngôi nhà. Không ai muốn có kẻ lần mò đọc trộm nhật ký của mình, và chắc chắn cũng không ai muốn có kẻ lục lọi các dữ liệu của mình. Đột nhập vào các hệ thống này chính là xâm phạm trái phép. Đó là hành vi sai trái, bất luận với mục đích gì. Và tôi có quyền yêu cầu các cơ quan chính phủ hỗ trợ để ngăn chặn gã khốn này. Đó là công việc của họ!

Thấy tôi sẵng giọng, Martha lo lắng hết nhìn tôi lại nhìn sang Laurie. Tôi chợt nhận ra mình vừa ăn nói hệt như một gã nhà quê nửa mùa giương súng rao giảng về an ninh trật tự. Hoặc tệ hơn, phải chăng tôi là kẻ yêu nước mù quáng đến độ cho rằng bất kỳ ai quan tâm đến các bí mật quân sự đều là kẻ phản quốc hay gián điệp của các thế lực thù địch? Tôi thấy mình loay hoay và hoang mang, và thật không công bằng, tôi thầm trách móc Laurie vì đã suy nghĩ quá đơn giản và cố chấp. Cô không phải đối phó với gã hacker, không phải gọi tới CIA để cầu cứu, cũng chưa từng nói chuyện với họ để thấy rằng họ cũng là con người bằng xương bằng thịt. Cô liên tưởng họ với những kẻ phản diện trong truyện tranh, tàn sát không ghê tay những nông dân vô tội ở Trung Mỹ. Có thể một vài người trong số họ đúng là như vậy. Nhưng có nên vì thế mà cho rằng hợp tác với họ là hoàn toàn sai trái hay không? Không thể tiếp tục nói chuyện được nữa, tôi đứng phắt dậy, thô lỗ đẩy ra giữa bàn đĩa cà ri đang ăn dở, rồi chạy vào ga – ra để đánh bóng mấy kệ sách mới làm xong, cũng là để được giận dỗi trong yên bình.

Sau khoảng một giờ, việc giận dỗi càng lúc càng trở nên khó khăn hơn. Tôi nghĩ đến cái lò sưởi, món bánh tráng miệng, và cả những cái xoa lưng tuyệt vời của Laurie. Nhưng do được rèn luyện từ nhỏ trong một gia đình đông người và ưa tranh cãi, tôi đã trở thành một chuyên gia giận dỗi kiên cường, thuộc đẳng cấp thế giới chứ chẳng chơi. Vậy là tôi vẫn ở lại trong ga – ra lạnh lẽo, hì hụi đánh bóng kệ sách.

Chợt tôi thấy Laurie đang lặng lẽ đứng ở cửa. Cliff, cô nhẹ nhàng nói, _tôi thực lòng không có ý gây khó khăn cho anh. Martha đang khóc ở trong bếp.

Thôi nào, hãy vào trong nhà đi._

Không ngờ tính cách nóng nảy của tôi lại dễ dàng khiến Martha đau lòng đến thế. Không muốn phá hỏng cả buổi tối, tôi lại vào nhà. Chúng tôi ôm nhau làm lành, Martha lau nước mắt rồi bưng món tráng miệng ra. Sau đó, chúng tôi vừa ăn vừa vui vẻ nói về những chuyện khác.

Nhưng những câu hỏi của Laurie lại quay về ám ảnh tôi suốt đêm. Tôi nằm thao thức, băn khoăn tự hỏi không biết tất cả những chuyện này đang dẫn tôi tới đâu, và cuộc truy bắt kỳ lạ này đang biến tôi trở thành người như thế nào. tôi là tấm bia hứng đạn từ mọi hướng, tất nhiên là như vậy rồi. Các điệp viên không tin tưởng tôi – tôi không được cấp quyền tiếp cận thông tin mật và cũng không làm việc cho nhà thầu quốc phòng nào.

Không ai yêu cầu tôi làm việc này, và chúng tôi theo đuổi vụ này với nguồn kinh phí là số 0 tròn trĩnh. Và tôi biết làm gì để báo cho các bạn bè ở Berkeley rằng mình vừa từ CIA về đây? Vì chúng tôi không có nguồn trợ cấp, cũng không có thẩm quyền gì, nên các cơ quan gián điệp cho rằng họ không cần phải lắng nghe chúng tôi. Với họ, tôi chỉ là một thứ phiền toái. Tôi bỗng thấy vị trí của mình lại như một sinh viên.

Một tuần sau khi tôi trở về, Mike Gibbons từ FBI gọi đến. Chúng tôi sẽ khép lại cuộc điều tra ở phía chúng tôi. Các anh cũng không có lý do gì để tiếp tục để ngỏ hệ thống nữa đâu.

Mike, đó là lời anh nói, hay sếp của anh?

Đây là quyết định chính thức của FBI, Mike nói, không giấu sự bực mình.

Vậy tùy viên tư pháp đã nói chuyện với phía Đức bao giờ chưa?

Rồi, nhưng có một số hiểu lầm ở đây. Cảnh sát liên bang Đức – tức là BKA – không thực hiện các cuộc lần dấu điện thoại, vậy nên họ không cung cấp được nhiều thông tin cho văn phòng của tùy viên tư pháp. Các anh cũng nên chấm dứt vụ này đi.

Vậy còn những địa điểm mà gã hacker định tấn công thì sao?

Để họ tự lo. Dù sao thì hầu hết bọn họ cũng chẳng quan tâm đâu.

Mike nói đúng. Một số địa điểm đã bị xâm nhập không thực sự quan tâm đến chuyện đó, chẳng hạn như cơ sở dữ liệu Optimis của Lầu Năm Góc.

Mike đã thông báo với họ rằng một kẻ ngoại quốc đang sử dụng máy tính của họ, nhưng họ chẳng thèm đoái hoài. Theo tôi được biết thì đến tận bây giờ, bất kỳ ai cũng có thể đọc được các kế hoạch chiến tranh hạt nhân và chiến tranh sinh học bằng cách đăng nhập vào máy tính của họ với tài khoản Anonymous và mật khẩu Guest.

Tuy FBI muốn chúng tôi dừng lại, nhưng Bộ Năng lượng vẫn đang hậu thuẫn chúng tôi. Lập lờ nước đôi ở giữa là CIA và NSA.

Cũng chẳng có lấy một sự hỗ trợ nào. Mặc cho những gì chúng tôi nói, NSA vẫn chẳng chịu nhả ra một xu. Và tuy việc được sánh vai với các đặc vụ mật nghe có vẻ hay ho, nhưng điều đó cũng không giúp ích gì cho sự nghiệp thiên văn học của tôi, mà thậm chí còn khiến danh dự của tôi nhuốm bẩn.

Trong vài tuần của tháng Hai, gã hacker lặn mất tăm. Máy nhắn tin không vang lên tiếng báo động nào, và các tài khoản của hắn nằm im lìm. Hay là hắn đã đánh hơi được chúng tôi? Có người đã báo cho hắn biết tin về cuộc bắt giữ đang lơ lửng trên đầu? Hay là hắn vẫn đang sục sạo trên các máy tính khác? Dù sao, sự biến mất của hắn cũng góp phần giải tỏa một số áp lực về việc ra quyết định. Trong ba tuần, tôi không có gì để báo cáo, nên việc chúng tôi để ngỏ hệ thống hay không cũng chẳng khác gì nhau. Nhờ không bị hàng tá cơ quan chính phủ làm phiền, trong khoảng thời gian này tôi đã viết được một số phần mềm.

Sau đó, khi nhìn lướt qua các bản in từ thiết bị theo dõi, tôi thấy có người đang sử dụng máy tính Petvax của Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley.

Có vẻ như chúng xâm nhập Petvax từ một máy tính ở Caltech tên là Cithex. tôi đã từng nghe nhắc đến Cithex – trước đây, Dan Kolkowitz ở Stanford nói rằng các hacker người Đức sử dụng hệ thống này để xâm nhập vào hệ thống của anh ta. Tôi quan sát kĩ hơn luồng di chuyển từ máy Petvax của chúng tôi đến máy Cithex.

Đây rồi. Có người đã kết nối vào hệ thống của Caltech từ Petvax, và tìm cách xâm nhập vào một địa điểm gọi là Tinker ở Oklahoma.

Tinker? Tôi tra từ này trong danh bạ của Milnet. Căn cứ Không quân Tinker.

Ái chà! Một lúc sau, xuất hiện một kết nối vào cơ sở dữ liệu Optimis của Lầu Năm Góc, tiếp đến là Viện Nghiên cứu Lục quân Letterman, rồi Cục Kiểm soát Lục quân ở Pháo đài Harrion.

Chúa ơi! Nếu không phải là gã hacker đó, thì đây lại là một người khác có cách làm hệt như hắn. Vậy ra đây là lý do vì sao hắn im ắng suốt ba tuần qua. Hắn đang sử dụng một tập máy tính khác để tiếp cận Milnet.

Vậy là đã hai năm rõ mười. Việc đóng lại lỗ hổng an ninh của phòng thí nghiệm chúng tôi sẽ không thể chặn hắn khỏi các mạng lưới này được. Cần phải đánh rắn dập đầu thôi.

Trong số tất cả các máy tính trên đời, hắn lại đi chọn Petvax! Người ngoài cuộc hẳn sẽ nghĩ nó là một món đồ chơi: Petvax chẳng phải là pet Vax, nghĩa là một chiếc máy tính Vax đồ chơi hay sao?

Không đâu. PET ở đây là chữ viết tắt của Positron Emission Tomography (Chụp Xạ hình Cắt lớp Positron). Đó là một kỹ thuật chẩn đoán y khoa để xác định vị trí tiêu thụ oxy trong não. Các nhà khoa học của LBL tiêm cho bệnh nhân một đồng vị phóng xạ đang hoạt động để chụp hình ảnh phần bên trong não bộ. Các dụng cụ cần thiết là một máy gia tốc hạt để tạo đồng vị phóng xạ, một máy phát hiện hạt siêu nhạy cảm, và một máy tính mạnh.

Chiếc máy tính đó chính là Petvax. Nó lưu trữ hồ sơ bệnh án, các chương trình phân tích, dữ liệu y tế và những hình ảnh quét não của bệnh nhân.

Gã hacker đang đùa nghịch với các công cụ y tế. Xâm nhập vào máy tính này đồng nghĩa với việc có người sẽ phải lãnh chịu hậu quả. Một chẩn đoán sai hay một mũi tiêm nguy hiểm. Ai mà biết được còn gì nữa? Để phục vụ tốt cho các bác sĩ và bệnh nhân, thiết bị này cần phải hoạt động một cách hoàn hảo. Nó là một thiết bị y tế nhạy cảm, không phải đồ chơi dành cho những gã cuồng máy tính. Thực ra là những gã cuồng máy tính nghèo rớt mùng tơi.

Phải chăng vẫn là gã hacker này? Hai phút sau khi ngắt kết nối từ Petvax, hắn đi vào máy tính Unix của tôi bằng tài khoản Sventek. Vẫn chưa có người nào khác biết mật khẩu của tài khoản này.

Chúng tôi khóa Petvax lại, thay đổi mọi mật khẩu trong đó và đặt chuông báo động. Nhưng sự việc này khiến tôi lo lắng. Hắn còn đang lần mò trong bao nhiêu máy tính khác nữa? Ngày 27 tháng Hai, Tymnet chuyển tiếp cho tôi một email của Wolfgang Hoffmann ở Bundespost. Nội dung email cho biết cảnh sát Đức chỉ có thể tiến hành bắt giữ hacker khi gã đang kết nối. Không hề thiếu bằng chứng để đưa chúng ra tòa, nhưng nếu không có thông tin nhận dạng xác đáng, thì việc buộc tội sẽ không có hiệu quả. Tức là phải bắt quả tang.

Trong lúc đó, một chuyên gia máy tính của LBL đã kịp kể lại toàn bộ sự việc cho một lập trình viên ở Phòng Thí nghiệm Lawrence Livermore. Và anh chàng này gửi email thông báo lại cho vài chục người, khoe rằng anh ta sẽ mời tôi đến nói chuyện về chủ đề Chúng tôi đã bắt các hacker Đức như thế nào.

Thật ngu xuẩn! Mười phút sau khi thông tin này được phát tán, ba người gọi tôi và hỏi cùng một câu: Tôi tưởng anh vẫn đang giữ bí mật chuyện này. Tại sao công bố bất ngờ vậy?

Tuyệt vời! Làm sao để rút lại việc này đây? Nếu gã hacker đọc được thông tin trên, mọi chuyện coi như xong.

John Erlichman từng nói rằng một khi bạn đã bóp hết kem đánh răng ra ngoài thì rất khó để đưa nó trở lại vào bên trong ống. Tôi gọi Livermore và phải mất năm phút trình bày mới thuyết phục được họ xóa bỏ toàn bộ thông tin trên tất cả các hệ thống của họ. Nhưng làm thế nào để ngăn ngừa được những sự rò rỉ thông tin kiểu này trong tương lai đây?

Được rồi, tôi có thể bắt đầu từ việc cập nhật tình hình cho các đồng nghiệp.

Từ giờ trở đi, hằng tuần tôi sẽ thông báo cho họ biết những gì đang diễn ra và tại sao cần phải giữ im lặng. Sáng kiến này đã phát huy hiệu quả không ngờ. Vậy đấy, cứ nói cho mọi người biết sự thật, và họ sẽ tôn trọng nhu cầu giữ bí mật của bạn.

Trong tháng Ba, thi thoảng gã hacker có xuất hiện, vừa đủ để làm xáo trộn cuộc sống của tôi, nhưng lại chưa đủ để phía Đức tóm được hắn.

Thứ Năm, ngày 12 tháng Ba, trời Berkeley âm u. Nhưng buổi sáng, thời tiết vẫn khô ráo nên tôi không mang áo mưa đi làm. Vào lúc 12 giờ 19 phút, gã hacker quay về chốn quen trong vài phút. Khi liệt kê một số tập tin SDINET, hắn biết được rằng Barbara Sherwin vừa mua một chiếc ô tô, và rằng SDINET đang mở rộng ra nước ngoài. Hắn thấy tên của 30 tài liệu mới, nhưng không đọc. Tại sao vậy nhỉ? Steve White vừa tới đây và ghé qua thăm Ron Vivier ở văn phòng Tymnet tại Thung lũng Silicon. Anh ta cùng với tôi và Martha đã hẹn nhau ở một nhà hàng Thái, nên tôi phải có mặt ở nhà lúc 6 giờ.

Nhưng từ khoảng 4 giờ chiều, trời bắt đầu đổ mưa, và tôi nhận ra rằng mình sẽ ướt sũng nếu đạp xe về. Nhưng cũng không còn lựa chọn nào khác, tôi đành đạp xe điên cuồng về nhà – nước mưa khiến phanh xe trơn tuột như vỏ chuối. Nếu có mặc áo mưa đi chăng nữa, thì chắc gì nó đã che chắn được cho tôi khỏi những mảng nước do những chiếc ô tô lao qua làm bắn lên. Vậy là tôi đạp xe trong cảnh bị bắn nước từ xe cộ đi ở hai bên, còn phía dưới là cặp lốp xe đạp đang hành hạ.

Về đến nhà, tôi ướt như chuột lột. Cũng không sao, quần áo khô thì tôi có đầy. Nhưng giày lại chỉ có một đôi. Chính là đôi sneaker tàn tạ tôi đang đi.

Và chúng cũng ướt sũng. Không kịp phơi khô rồi, tôi đành ngó quanh. À, Claudia mới mua lò vi sóng. Hay là… Tôi nhét đôi sneaker vào lò vi sóng của Claudia, rồi bấm vài nút. Màn hình hiện lên số 120 chỏng chơ, không hiểu là 120 giây, 120 watt, 120 độ, hay 120 năm ánh sáng…

Dù sao thì cũng chẳng khác nhau mấy. Chỉ cần theo dõi đôi giày qua lớp cửa kính để không gặp trục trặc gì là được. Được vài giây yên ổn thì điện thoại đổ chuông. tôi chạy ra phòng ngoài để nghe máy. Martha gọi.

Anh yêu, nửa tiếng nữa em sẽ về đến nhà, nàng nói. Đừng quên bữa tối với Steve White đấy.

Anh đang chuẩn bị đây. À em này, làm thế nào để chỉnh lò vi sóng nhỉ?

Không cần đâu anh. Chúng mình ăn ngoài mà, anh quên à?

Giả dụ anh muốn làm khô đôi sneaker, tôi nói. Thì phải đặt chế độ gì cho lò vi sóng?

Nghiêm túc nào.

Anh đang nghiêm túc mà. Đôi sneaker của anh bị ướt.

Anh dám bỏ nó vào lò vi sóng sao?

Ừ, về mặt lý thuyết, anh phải chỉnh lò vi sóng hoạt động trong bao lâu?

Anh đừng băn khoăn nữa. Đợi em về hướng dẫn anh cách làm khô giầy.

À, ôi, em yêu, nhưng… tôi cố gắng nói xen vào.

Không. Đừng đụng vào lò vi sóng, nàng nói. Anh cứ ngồi yên đấy. Em gác máy đây.

Vừa gác máy, tôi nghe thấy bốn tiếng bíp bíp phát ra từ nhà bếp. Chết dở rồi.

Từ chiếc lò vi sóng hiệu Panasonic mới kính coong của Claudia thoát ra một đám khói đen dày đặc. Cảnh tượng giống hệt trong các thước phim thời sự chiếu cảnh nổ nhà máy lọc dầu. Khắp nơi nồng nặc mùi khét lẹt như lốp xe cũ bốc cháy. tôi mở tung lò vi sóng, và một đám khói nữa thoát ra. Tôi thò tay vào trong định lôi đôi sneaker ra – tuy vẫn mang hình hài một đôi giầy, nhưng lúc này chất liệu của nó đã trở thành phô mai mozzarela nóng rồi. Tôi giật mình ném tung cả giầy lẫn khay kính ra ngoài cửa sổ bếp. Cái khay rơi xuống đường lái xe vào nhà vỡ tan, còn đôi sneaker hạ cánh xuống cạnh gốc cây mận và bốc cháy đùng đùng.

Rắc rối to rồi. Nửa giờ nữa Martha sẽ về, vậy mà căn bếp lại sặc mùi cao su cháy khét. Phải dọn dẹp khẩn trương thôi. tôi rút vội đống khăn giấy để lau lò vi sóng. Bồ hóng bám khắp nơi. Nhưng là loại bồ hóng cứng đầu, càng lau càng dây bẩn thêm.

Nửa giờ. Làm sao để xua được mùi cao su cháy đây? Tôi mở toang mọi cửa sổ và cửa chính để gió thổi vào. Nhưng tình hình vẫn không khá khẩm hơn là bao, lại thêm mưa theo gió tạt vào cửa sổ nữa.

Khi bạn gây ra rắc rối, hãy tìm cách giấu nhẹm đi. Tôi nhớ lại một mẹo đăng trên chuyên mục nội trợ của một tờ báo: Để giấu mùi khó chịu trong nhà, hãy lấy một lượng nhỏ va – ni đun trên bếp. Đằng nào thì tình hình cũng không thể tệ hơn được nữa. Tôi đổ va – ni vào chảo rồi bật bếp lên.

Quả nhiên, vài phút sau, va – ni bắt đầu phát huy công dụng. Nhà bếp không còn sặc mùi lốp cao su vành đen đang cháy nữa mà chuyển sang mùi lốp cao su vành trắng đang cháy.

Trong lúc đó, tôi hối hả lau chùi tường và trần nhà. Và quên béng mất chỗ va – ni. Đám va – ni bốc hơi, cái chảo bốc cháy, và thế là thành rắc rối thứ hai.

Thực ra là ba rắc rối cả thảy, nếu tính cả cái sàn nhà đầy nước.

15 phút nữa. Phải làm gì đây? Tìm cách lấy lòng nàng vậy. Nướng cho nàng ít bánh quy, phải rồi! Tôi chạy đi mở tủ lạnh để lấy bột nhào bánh còn thừa từ hôm qua, nặn vội nặn vàng rồi thả vào chảo nướng. Tôi đặt mức nhiệt độ 1900C, vừa đủ để nướng bánh.

Một phần ba số bánh đã trượt khỏi chảo, rơi xuống bám chặt vào đáy lò và biến thành than.

Martha bước vào, hít một hơi, thấy một vệt đen trên trần nhà, rồi nói, Anh dám.

Anh xin lỗi.

Em đã bảo rồi mà.

Anh xin lỗi lần nữa.

Nhưng em đã nói…

Chuông cửa vang lên. Steve White bước vào, và với phong thái tự tin của người Anh, anh nói: Xin chào. Ở gần đây có nhà máy sản xuất lốp xe phải không?

Đọc Gián điệp mạng, chương 01 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 02 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 03 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 04 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 05 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 06 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 07 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 09 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 10 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 11 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 12 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 13 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 14 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 15 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 16 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 17 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 18 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 19 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 20 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 21 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 22 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 23 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 24 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 25 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 26 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 27 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 28 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 29 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 30 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 31 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 32 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 33 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 34 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 35 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 36 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 37 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 38 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 39 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 40 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 41 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 42 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 43 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 44 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 45 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 46 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 47 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 48 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 49 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 50 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 51 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 52 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 53 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 54 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 55 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 56 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 57 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Thích Nhất Hạnh | Sợ hãi | Chương 03

Thích Nhất Hạnh | Sợ hãi | Chương 03

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân khai sáng chánh niệm giúp…

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.