Clifford Stoll | Gián điệp mạng | Chương 34
Gián điệp mạng là câu chuyện người thật việc thật kể về cuộc săn đuổi hacker bất đắc dĩ của nhà khoa học chuyển tay ngang trở thành chuyên gia mạng máy tính ở Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley, California, Mỹ.
· 13 phút đọc.
Tháng Mười hai đến rồi, thời điểm để in thiệp mừng và những người bạn cùng nhà của tôi tập trung nhau lại để làm những tấm thiệp mực loang theo thông lệ hằng năm. Martha vẽ thiết kế, còn Claudia và tôi sẽ cắt lụa. Chúng tôi nghĩ có thể tránh làm mất lòng những người bạn quá khích của mình bằng cách để những tấm thiệp mang màu sắc thiên văn học: Chúc mừng Đông chí!
Chúng ta làm thiệp theo cách anh truy bắt hacker, Martha nói.
Hả?
Tự mình làm lấy, nàng quan sát. Không phải cách những tay chuyên nghiệp sẽ làm, nhưng dù sao thì cũng vừa theo ý mình. Tôi chột dạ băn khoăn không biết dân chuyên nghiệp đích thực sẽ săn lùng gã hacker này như thế nào. Nhưng ở đây, có ai là dân chuyên nghiệp chứ? Có ai chỉ chuyên tâm bám theo những kẻ xâm nhập máy tính bất hợp pháp không? Tôi chưa hề gặp họ. Tôi đã gọi tất cả những cơ quan mà tôi có thể nghĩ đến, nhưng chẳng có ai tiếp quản vụ việc này. Thậm chí còn không ai thèm tư vấn.
Nhưng dẫu sao, cả FBI, CIA, OSI và NSA đều đã quan tâm. Một người ngoại quốc đang hút dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu của Mỹ. Vụ việc này đã được ghi thành hồ sơ – không những trong sổ ghi chép của tôi mà còn trong một lượng khổng lồ những bản in giấy, những cuộc lần dấu điện thoại, và những địa chỉ mạng lưới. Trạm theo dõi của tôi hoạt động cả ngày lẫn đêm – cơ hội bắt được thủ phạm có vẻ khả quan.
Nhưng không có một xu hỗ trợ nào. Tôi vẫn nhận lương từ những khoản trợ cấp cho thiên văn học và vật lý học, và ban quản lý phòng thí nghiệm trông cậy rằng tôi sẽ hỗ trợ hệ thống chứ không lo việc phản gián. Cách đây 13.000 kilometer, một gã hacker đang sục sạo vào hệ thống của chúng tôi. Cách đây 5.000 kilometer về phía Đông, một số mật vụ đang phân tích những báo cáo mới nhất của tôi. Nhưng ở trên tôi hai tầng lầu, các ông sếp của tôi lại chỉ trực chờ đóng sập cánh cửa.
Cliff, chúng tôi đã quyết định kết thúc chuyện này ở đây, Roy Kerth nói.
Tôi biết anh sắp tìm ra gã hacker, nhưng chúng ta không thể cáng đáng thêm được nữa.
_Cho tôi thêm hai tuần được không. Cho đến ngày đầu năm mới?_Không.
Ngày mai hãy đóng gói vụ việc này lại. Chiều mai thu hồi mật khẩu của tất cả mọi người._
Nói cách khác, họ sắp đóng sập cánh cửa lại.
Chết tiệt. Ba, đúng hơn là gần bốn tháng làm việc vậy là sắp đi tong. Và lại đúng lúc cuộc lần dấu có vẻ khả quan nữa chứ.
Thật đáng bực mình. Gã hacker có thể trốn, nhưng hắn không hề khiến tôi phải nao núng. Riêng cấp quản lý của tôi mới có thể làm được chuyện đó.
Ngay vào lúc chúng tôi đang xiết chặt vòng vây.
Và thất vọng nữa. Gã hacker sẽ dễ dàng quay trở lại những nơi hắn đã lai vãng, sẽ ung dung dạo chơi trong các mạng lưới, đột nhập vào mọi nơi có thể. Chẳng ai quan tâm cả. tôi bắt đầu lên kế hoạch thu hồi mật khẩu của mọi người dùng. Việc này khá dễ – chỉ cần xây dựng lại tập tin mật khẩu. Nhưng làm sao để báo mật khẩu mới cho 1.200 nhà khoa học đây? Tập trung họ lại một phòng ư? Hay gọi điện cho từng người? Hay gửi thư? Tôi vẫn còn đang trong tâm trạng chán chường khi Mike Gibbons gọi đến từ FBI.
Tôi muốn hỏi xem cuộc lần dấu đã dẫn tới đâu rồi.
Đến Bremen, tôi nói. Một trường đại học ở đó.
Vậy ra là sinh viên à?
Chưa chắc. Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ biết được.
Tại sao không?
LBL sắp đóng cửa. Ngày mai.
Anh không thể làm vậy, đặc vụ FBI nói. Chúng tôi sẽ mở cuộc điều tra.
Sếp của tôi nghĩ mình có thể làm vậy.
Hãy bảo ông ấy rằng chúng tôi đang liên lạc với châu Âu. Dù anh có làm gì đi nữa, đừng dừng lại vào lúc này.
Anh nói chuyện với nhầm người rồi, Mike.
Thôi được rồi. Số điện thoại của sếp anh là gì? Tôi không muốn nhận cơn lôi đình của Roy Kerth bằng cách xin gia hạn.
Nếu FBI thật sự muốn chúng tôi để ngỏ hệ thống, hãy kệ họ tự làm việc với sếp tôi.
Dù sao thì lúc này cũng chẳng có ai hỗ trợ tôi. Cơ quan ba ký tự nào cũng nói: Để đấy cho tôi.
Cơ quan nào cũng muốn có bản sao cuốn sổ ghi chép và những bản in của tôi. Hễ khi nào hoàn thành một cuộc lần dấu lại có bốn đến năm người gọi đến hỏi kết quả.
Đó là thực tế khi làm việc với cơ quan của chính phủ: Ai cũng muốn biết chúng tôi phát hiện được điều gì, nhưng không ai không muốn nhận trách nhiệm. Không ai tự nguyện trở thành đầu mối liên lạc hay trung tâm thu thập và phân phối thông tin. Tôi bắt đầu ở vị trí trung tâm của cuộc tìm kiếm, và có vẻ tôi sẽ tiếp tục phải cắm chốt ở đây.
Nhưng ngược lại, vì không có người kè kè bên cạnh chỉ tay năm ngón, nên tôi có thể nắm lấy cơ hội – như để ngỏ hệ thống cho một gã hacker có thể xóa sạch máy tính của tôi chỉ trong vài giây. Tôi có thể là một nhóm mộtngười, như hồi học sau đại học: Nếu việc đáng làm, thì cứ tự làm, đừng phải làm hài lòng đơn vị trợ cấp nào cả.
Giá như tôi có thể thoát được Kerth và người bạn đồng hành.
Nhưng FBI đã làm điều đó. Mike Gibbons đã nói chuyện với Roy Kerth.
Không biết họ đã nói gì với nhau, nhưng nửa giờ sau, Roy bảo tôi cứ để mở hệ thống trong vài tuần tới.
Cuối cùng, họ cũng chịu nghiêm túc xem xét vụ việc của chúng ta rồi, Roy nói.
Đủ nghiêm túc để trả chi phí phát sinh cho chúng ta chưa?
Anh đùa à?
Vậy là vụ án được cứu vãn. Chúng tôi sẽ tiếp tục để ngỏ hệ thống, dẫu là chỉ nhờ một thỏa thuận phi chính thức mà thôi. Tôi có thêm vài tuần nữa để bắt gã hacker.
Nhưng có lẽ tôi cũng không cần thêm nữa. Thứ Sáu, ngày 19 tháng Mười hai, vào lúc 1 giờ 38 phút, gã hacker xuất hiện trở lại. Hắn loanh quanh khoảng hai giờ và câu cá trên mạng Milnet.
Một buổi chiều thứ Sáu dễ chịu để chơi trò đoán mò mật khẩu vào Bộ Chỉ huy Chiến lược Không quân, cổng Milnet châu Âu, Phòng Địa lý của căn cứ Lục quân West Point, cùng 70 máy tính quân sự đủ loại khác. tôi mất vài giây để chạy tới thiết bị theo dõi, và gọi Steve White ở Tymnet, ngay lúc anh đang sắp sử về nhà.
Gã hacker đang ở trên máy chúng tôi. Cổng logic Tymnet số 14.
Được rồi, Steve nói. Tiếng gõ bàn phím lạch cạch quen thuộc vang lên. 20 giây trôi qua, rồi anh kêu lên: Bắt được rồi!
Steve đã lần theo dấu kết nối từ California đến Đức trong chưa đầy một phút.
Anh làm thế nào vậy? Steve cười lớn. Vì biết anh đang truy tìm dấu vết, nên tôi đã tự động hóa chương trình tìm kiếm của mình. Tôi chỉ ra lệnh cho nó chạy là được.
Nó chỉ đến đâu vậy?
Cuộc gọi mà anh đang nhận là từ địa chỉ 2624 DNIC 4511 gạch ngang 049136.
Điều đó có nghĩa là gì?
Phải hỏi Bundespost, nhưng tôi có thể cho anh biết một chút thông tin về địa chỉ này. Các số đầu tiên, 2624, có nghĩa là Đức.
Cái này chúng ta đã biết rồi.
Bốn số tiếp theo, 4511, bắt đầu bằng số 4, có nghĩa là gã hacker đến từ một cổng quay số công cộng.
Tôi không hiểu. Có gì khác so với lần truy lùng trước?
Lần trước, chúng ta lần dấu hắn đến một máy tính ở Đại học Bremen, các con số 5421. Số 5 có nghĩa là ở đầu bên kia là một máy tính.
Ồ – hóa ra địa chỉ cũng được mã hóa, giống như dịch vụ điện thoại công cộng ở Mỹ, các số đều có kí tự thứ tư là số 9.
Vậy là kết nối này không đến từ máy tính của Đại học Bremen? Tôi hỏi.
Điều đó là chắc chắn. Nhưng chúng ta còn biết nhiều hơn thế. Chúng ta biết rằng gã hacker đến từ một cổng quay số. Hắn kết nối từ một điện thoại địa phương.
Anh có biết số điện thoại của hắn không?
Không, nhưng Bundespost có thể xác định số điện thoại hắn gọi.
Thông tin của Steve đưa chúng tôi tiến thêm một bước gần hơn. Gã hacker không thể nấp sau Đại học Bremen được nữa.
Vậy khi nào chúng ta sẽ tìm ra vị trí của địa chỉ điện tử này?
Sẽ sớm thôi. Tôi nhờ Wolfgang tìm rồi.
Ai vậy?
Wolfgang Hoffmann. Quản lý mạng Datex ở Đức.
Anh đang nói chuyện điện thoại với anh ta à?
Tất nhiên là không, Steve nói. Chúng tôi gửi email cho nhau. Tôi có thể đoán được điều đó.
Và anh ta chưa giải mã địa chỉ hôm nay phải không?
Đúng vậy. Phải chờ Bundespost giải mã xong, chúng ta mới hành động tiếp được… Chờ đã, có tin mới… Tin nhắn từ Đức.
Steve hẳn phải có một đường dây liên lạc trực tiếp đến châu Âu, bởi cách anh truyền tải các ghi chú rất nhanh.
Steve dịch nghĩa tin nhắn mới nhận. Wolfgang nói rằng gã hacker đến từ một cổng quay số. Hắn đã quay số qua đường dây điện thoại.
Chúng ta đã biết điều đó rồi mà.
Đúng vậy, nhưng hắn không đến từ Bremen. Hôm nay, hắn gọi từ Hannover.
_Vậy hắn ở đâu? Bremen hay Hannover? Wolfgang không biết. Tạm thời chỉ có thể đoán rằng hắn có thể đang ở Paris và gọi điện thoại đường dài. Tôi lại chạy vội đến thư viện. Atlas cho thấy thành phố Hannover cách Bremen khoảng 120 kilometer về phía Nam. Có vẻ là một thành phố lớn, với khoảng nửa triệu dân. Chúa ơi – chừng này cũng đủ để làm một bộ phim tư liệu về du lịch rồi đây.
Phải chăng một sinh viên ở Bremen gọi đến Hannover? Không chắc. Ngay cả khi trường đại học đã đóng cửa, hắn cũng chỉ có thể gọi cho cổng Datex ở Bremen mà thôi. Một sinh viên ở Bremen sẽ không thực hiện một cuộc gọi đường dài đến Hannover.
À, nhưng khi trường đại học đóng cửa, sinh viên sẽ về nhà kia mà.
Tức là tôi đang bám theo một sinh viên năm hai, đang về nhà nghỉ ngơi? Nhưng chuyện này không có vẻ là do sinh viên làm. Sinh viên đại học không tâm huyết tới sáu tháng như vậy. Mà họ sẽ tìm kiếm các trò chơi, các chương trình học thuật, chứ không phải những từ khóa quân sự. Và chẳng phải sinh viên thì sẽ để lại chữ ký hay trò đùa nào đó hay sao – một cách lè lưỡi lêu lêu chúng tôi chẳng hạn? Nếu không phải là sinh viên, vậy tại sao hắn lại đến từ hai địa điểm ở Đức? Có thể hắn biết cách gọi đường dài đến Hannover – có lẽ từ một máy tính không được bảo vệ, hoặc là bằng một thẻ tín dụng đánh cắp được. Hôm qua là Bremen, hôm nay là Hannover. Ngày mai hắn sẽ ở đâu đây? Cách duy nhất để tìm hiểu là tiếp tục theo dõi. Một cách thầm lặng. tôi đã đợi bốn tháng. Tôi có thể đợi thêm chút nữa.
Đọc Gián điệp mạng, chương 01 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 02 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 03 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 04 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 05 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 06 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 07 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 09 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 10 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 11 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 12 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 13 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 14 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 15 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 16 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 17 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 18 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 19 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 20 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 21 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 22 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 23 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 24 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 25 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 26 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 27 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 28 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 29 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 30 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 31 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 32 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 33 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 34 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 35 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 36 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 37 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 38 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 39 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 40 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 41 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 42 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 43 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 44 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 45 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 46 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 47 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 48 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 49 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 50 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 51 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 52 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 53 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 54 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 55 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 56 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 57 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, toàn tập tại đây.