Clifford Stoll | Gián điệp mạng | Chương 48
Gián điệp mạng là câu chuyện người thật việc thật kể về cuộc săn đuổi hacker bất đắc dĩ của nhà khoa học chuyển tay ngang trở thành chuyên gia mạng máy tính ở Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley, California, Mỹ.
· 24 phút đọc.
Tôi không thích phải rời xa Berkeley, phần vì nhớ Martha, phần vì như thế sẽ không có người theo dõi gã hacker. tôi sắp đi nói chuyện với NTISSIC, một tổ chức chính phủ với danh xưng viết tắt chưa ai cắt nghĩa được. Bob Moris cho biết họ là đơn vị thiết lập chính sách về an ninh thông tin và viễn thông, nên tôi có thể đoán được nghĩa của một vài chữ cái trong đó.
Tiện khi ở đây, Teejay nói, mời anh ghé thăm trụ sở của chúng tôi ở Langley nhé? Tôi ư? Thăm CIA? Việc này vượt quá sức tưởng tượng của tôi rồi. Gặp gỡ các điệp viên ngay tại sân nhà của họ. Trong đầu tôi chập chờn hiện ra cảnh hàng trăm điệp viên mặc áo khoác dài hầm hố đi đi lại lại trên các sảnh với vẻ bí mật.
Rồi NSA cũng mời tôi đến Pháo đài Meade, nhưng lời mời kém phần thân tình suồng sã hơn. Zeke Hanson nói qua điện thoại: Chúng tôi muốn anh chuẩn bị một bài nói chuyện cho phòng X – 1. Họ sẽ gửi trước câu hỏi.
Vậy là tôi đến NSA, và được Bob Morris đón trong văn phòng riêng. Ba tấm bảng viết đầy chữ Nga (Đó là những câu đố có vần điệu, anh giải thích) và mấy phương trình toán học. Có nơi nào khác ngoài NSA nữa chứ? Tôi cầm phấn viết một đoạn ngắn bằng tiếng Trung Quốc, và Bob đố tôi một bài toán đơn giản: OTTFFSS
. Kí tự tiếp theo là gì, Cliff?
Trò cũ rích. One. Two. Three. Four. Five. Six. Seven (Một. Hai. Ba. Bốn. Năm. Sáu. Bảy).
Kí tự tiếp theo là E, tức Eight (Tám), tôi tuyên bố.
Chúng tôi thư giãn một chút với những câu đố, cho đến khi anh viết chuỗi số này: 1, 11, 21, 1211, 111221.
Hoàn thành chuỗi này đi nào, Cliff. Tôi loay hoay nhìn suốt năm phút rồi bỏ cuộc. Có lẽ cũng không có gì khó, nhưng tới tận bây giờ tôi vẫn chưa giải được.
Thật kì lạ. Tôi đến đây với hi vọng thúc giục được NSA làm gì đó. Thế mà lúc này đây, Bob Morris, chuyên gia hạng nhất của họ, lại đấu trí với tôi trong những trò chơi số học. Vâng, vui thì có vui, nhưng sốt ruột quá.
Chúng tôi chạy xe xuống Washington để tới Bộ Tư pháp. Trên đường đi, khi nói chuyện về an ninh máy tính, tôi chỉ ra cho Bob thấy rằng với tất cả những thông tin mà anh ta được biết tới bây giờ, thì hoàn toàn có khả năng tôi dựng lên toàn bộ câu chuyện này._
Không có cách nào để kiểm tra tôi đâu.
Chúng tôi không cần làm thế. NSA là một ngôi nhà gương – các bộ phận sẽ kiểm tra lẫn nhau.
Nghĩa là các anh tự do thám chính mình?
Không, không. Chúng tôi liên tục kiểm tra các kết quả của mình. Ví dụ, sau khi giải xong một vấn đề toán học bằng các phương tiện lí thuyết, chúng tôi kiểm tra kết quả trên máy tính. Rồi một bộ phận khác có thể tìm cách giải quyết cũng vấn đề đó nhưng bằng một kĩ thuật khác. Tất cả chỉ nằm ở sự trừu tượng mà thôi.
Theo anh, tôi không đeo cà vạt thì có làm sao không? Tôi đã cẩn thận chọn chiếc quần jean sạch sẽ vì nghĩ rằng ở đó sẽ có một số nhân vật quan trọng. Nhưng tôi vẫn chưa mua comple hay cà vạt.
Đừng lo, Bob nói. Ở mức độ trừu tượng của anh, không có gì khác biệt đâu.
Cuộc họp này thuộc dạng tuyệt mật, nên tôi không thể nghe – một người ra đón tôi khi đến lượt tôi phát biểu. Trong một căn phòng nhỏ tối lom dom vì chỉ có ánh sáng từ đèn máy chiếu phát ra, có khoảng 30 người, hầu hết đều mặc quân phục. Đầy đủ các vị tướng tá, hệt như những cảnh bạn vẫn thấy trong phim ảnh. tôi nói trong khoảng nửa giờ, miêu tả cách gã hacker xâm nhập vào các máy tính quân sự và luồn lách qua các hệ thống như thế nào. Một vị tướng ở hàng ghế sau liên tục hỏi xen ngang. Không phải những câu dễ như, Anh phát hiện ra hắn khi nào?
mà là những câu khó nhằn kiểu, Anh làm gì để chứng minh rằng những email này không phải là thứ ngụy tạo? và Tại sao FBI chưa tham gia giải quyết vụ này?
Thêm nửa giờ hỏi đáp nữa, họ mới cho tôi ngồi xuống. Khi ngồi ăn sandwich với nhau, Bob mới giải thích cho tôi chuyện trong phòng họp.
Tôi chưa bao giờ thấy nhiều vị tai to mặt lớn như thế cùng tụ họp trong một căn phòng. Người hỏi anh liên tục khi nãy chỉ là cấp thấp trong phòng thôi đấy. Mới là Thiếu tướng thôi. Tôi mù mờ về thế giới quân đội như mọi người bình thường khác. Tôi rất ấn tượng, dù không hiểu tại sao, tôi nói.
Ấn tượng là đúng rồi, Bob nói. Tất cả đều là sĩ quan cấp cao đấy. Tướng John Paul Hyde là người của Hội đồng Tham mưu Trưởng Liên quân. Người ngồi hàng ghế đầu là một nhân vật cỡ bự ở FBI. Ông ta chịu ngồi nghe anh nói là tin vui đấy. Tôi lại không nghĩ vậy. Nhân vật danh giá kia của FBI hẳn là đang thấy khó ở lắm: Ông ta biết rằng cơ quan của mình nên hành động, nhưng mọi việc lại ách tắc ở đâu đó. Ông ta đâu cần nghe lời chỉ trích của một gã tóc dài lập dị ở Berkeley; ngược lại, ông ta cần sự hỗ trợ và hợp tác của chúng tôi kia mà.
Đột nhiên tôi thấy sa sẩm mặt mày. Tôi nhấn nút tua lại trong đầu. Có phải tôi vừa làm gì sai rồi không? Cái cảm giác hồi hộp lo lắng sau khi làm điều gì đó thực lạ lùng quá. Càng nghĩ, tôi càng ấn tượng với những nhân vật tướng tá kia. Họ đã nhắm đúng vào những điểm yếu trong bài nói chuyện của tôi, và hiểu tường tận cả chi tiết lẫn tầm quan trọng của những điều tôi nói. tôi đã có bước tiến khá xa rồi. Một năm trước, tôi vẫn còn coi những sĩ quan này là những con rối hung hăng hiếu chiến trong tay các nhà tài phiệt Phố Wall. Thực ra, đó là những gì tôi học được ở trường đại học. Nhưng giờ đây, mọi chuyện dường như không còn trắng đen tách bạch rõ ràng quá nữa.
Nhìn họ, tôi thấy đó là những con người thông minh đang xử lí một vấn đề nghiêm trọng.
Sáng hôm sau, tôi sẽ nói chuyện trước phòng X – 1 của NSA. Đúng như thông báo, họ đã chuẩn bị sẵn một danh sách câu hỏi, và yêu cầu tôi tập trung vào những vấn đề sau đây:
1. Đối tượng xâm nhập được theo dõi như thế nào?
2. Có các tính năng kiểm tra nào?
3. Làm thế nào để kiểm tra một người có đặc quyền cấp hệ thống?
4. Hãy cung cấp thông tin kĩ thuật chi tiết về cách xâm nhập các máy tính.
5. Làm thế nào để lấy được mật khẩu của các máy tính Cray tại Livermore?
6. Đặc quyền của siêu người dùng được lấy bằng cách nào?
7. Đối tượng xâm nhập có phòng vệ để tránh bị phát hiện không?
Tôi nhìn chằm chằm vào những câu hỏi này và nuốt nước bọt. Tôi hiểu những gì mà NSA muốn hỏi, nhưng có điều gì đó sai sai ở đây.
Phải chăng câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ được dùng để xâm nhập vào các hệ thống? Không, tôi không phản đối chuyện đó. Các câu hỏi chủ yếu bao quát các khía cạnh phòng vệ.
Hay do tôi phản đối vai trò thu thập thông tin của NSA nhưng lại không chia sẻ cho ai? Không, không hẳn vậy. Tôi đã chấp nhận chuyện đó rồi mà.
Khi đọc lại đến lần thứ ba, tôi chợt nhận ra rằng những câu hỏi này cho thấy một giả định ngầm của họ khiến tôi khó chịu. Tôi vò đầu gãi tai băn khoăn không biết đó là gì.
Cuối cùng, tôi cũng phát hiện ra điều khiến tôi bứt rứt trong những câu hỏi này.
Vấn đề không nằm ở nội dung câu hỏi, mà nằm ở bản chất trung lập của nó.
Họ đang hình dung về một kẻ thù không có gương mặt con người – một đối tượng xâm nhập nào đó. Hàm ý của họ là đây là một vấn đề kĩ thuật khách quan, và sẽ được giải quyết bằng các biện pháp kĩ thuật thuần túy.
Chừng nào còn coi kẻ ăn cắp tài sản của mình là một đối tượng xâm nhập, chừng đó bạn còn loay hoay. Nếu vẫn giữ thái độ lạnh lùng và xa cách này, những người ở NSA sẽ không bao giờ nhận ra được đây không chỉ là chuyện máy tính bị xâm nhập, mà là chuyện cộng đồng bị tấn công.
Là một nhà khoa học, tôi hiểu rõ tầm quan trọng của việc phải giữ thái độ khách quan đối với các cuộc thí nghiệm. Nhưng tôi sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề này cho đến khi tôi thực sự gắn bó với nó; cho đến khi tôi thấy lo lắng về những bệnh nhân ung thư, những người có thể bị gã hacker này làm hại; cho đến khi tôi giận dữ khi thấy rằng hắn đang trực tiếp đe dọa tất cả chúng ta. tôi viết lại những câu hỏi đó rồi sắp lên một bản giấy bóng đèn chiếu mới.
1. Gã vô lại này xâm nhập vào các máy tính như thế nào?
2. Hắn đã lẻn vào những hệ thống nào?
3. Tên khốn trở thành siêu người dùng bằng cách nào?
4. Kẻ đáng khinh bỉ này lấy mật khẩu để tiếp cận máy tính Cray ở Livermore bằng cách nào?
5. Thằng đê tiện này có thực hiện biện pháp gì để tránh bị phát hiện không?
6. Có thể kiểm tra đồ sâu mọt đang giữ vai trò quản lí hệ thống hay không?
7. Làm thế nào để lần dấu kẻ kẻ hút máu này đến tận hang ổ của hắn?
Đó, những câu hỏi đó, tôi có thể trả lời.
Các chuyên gia của NSA nói bằng thứ biệt ngữ lạnh lùng, trong khi tôi lại đang giận dữ đến sôi sục. Giận dữ vì tôi phải lãng phí thời gian bám theo một kẻ phá hoại thay vì làm nghiên cứu về vật lí thiên văn. Giận dữ vì gã gián điệp này đang tha hồ vơ vét những thông tin nhạy cảm mà vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật. Giận dữ vì chính phủ của mình chẳng thèm đoái hoài.
Có thể làm gì để khơi gợi cảm xúc cho một đám kĩ trị đây, khi bạn chỉ là một nhà thiên văn học tóc tai lòa xòa và không có lấy một cái cà vạt tử tế? Hay không có quyền miễn trừ an ninh? (Chắc phải có quy định nào đó kiểu như, Không mặc comple, không đi giày, thì không được cấp quyền miễn trừ an ninh.) Tôi đã cố gắng hết sức, nhưng có lẽ NSA quan tâm đến vấn đề kĩ thuật hơn là đến những hệ quả về mặt đạo đức.
Sau đó, họ dẫn tôi đi tham quan một số hệ thống máy tính của họ. Tôi thấy hơi kì quặc khi phòng nào cũng gắn bóng đèn đỏ trên trần nhà. Đó là để cảnh báo mọi người không được nói ra điều gì bí mật khi anh đang có mặt ở đây, tôi được giải thích như vậy.
Phòng X – 1 nghĩa là gì? Tôi hỏi hướng dẫn viên của mình.
Ồ, ý nghĩa thì nhàm chán lắm, cô trả lời. NSA có 24 bộ phận, mỗi bộ phận được đặt tên theo một kí tự. X là nhóm phần mềm an ninh, phụ trách kiểm định máy tính. X – 1 là nhóm chuyên gia toán học kiểm định phần mềm về mặt lí thuyết, tức là họ đi tìm các lỗ hổng trong thiết kế của nó. Nhóm X2 có nhiệm vụ thử xâm nhập vào các phần mềm đã được viết xong.
Vậy ra đó là lí do tại sao các vị lại quan tâm đến những điểm yếu trong máy tính?
Đúng vậy. Một bộ phận của NSA có thể mất ba năm để xây dựng một máy tính có độ an ninh cao. X – 1 sẽ kiểm tra thiết kế của nó, còn X – 2 sẽ tìm cách tấn công để phát hiện ra những lỗ hổng. Khi tìm thấy lỗ hổng, chúng tôi sẽ trả máy về nhưng không nói cho họ biết lỗi nằm ở đâu mà để họ tự tìm hiểu lấy. Tôi chột dạ thắc mắc không biết họ đã phát hiện ra vấn đề của Gnu – Emacs hay chưa.
Nhân tiện chuyến thăm NSA, tôi hỏi một vài người ở đó rằng họ có thể hỗ trợ cho công việc của chúng tôi không. Về mặt cá nhân, ai cũng lấy làm tiếc khi biết nguồn viện trợ của chúng tôi hoàn toàn chỉ lấy từ nguồn ngân sách dành cho hoạt động nghiên cứu vật lí. Nhưng về mặt tập thể mà nói, không ai chủ động đề nghị giúp đỡ cả.
Nếu các anh là nhà thầu quốc phòng thì mọi việc sẽ đơn giản hơn, một điệp viên nói với tôi. NSA tránh xa giới hàn lâm. Dường như cả hai bên đều ngờ vực lẫn nhau.
Cho đến lúc này, tổng cộng nguồn hỗ trợ từ bên ngoài của tôi là 85 dollar – đó là khoản thù lao cho buổi nói chuyện tại Hội Liên hiệp Thủ thư Kĩ thuật của Vịnh San Francisco.
Chuyến thăm NSA kéo dài đến trưa, nên tôi rời Pháo đài Meade hơi muộn, và lại đi lạc khi trên đường tới CIA ở Langley, Virginia. Vào khoảng 2 giờ chiều, tôi thấy một đường rẽ không tên và tấp vào phía cổng chào. Đã muộn một giờ rồi.
Nhân viên bảo vệ nhìn tôi như người sao Hỏa. Anh đến đây để gặp ai?
Teejay.
Họ của anh?
Stoll.
Người bảo vệ nhìn vào kẹp hồ sơ của cô, đưa tôi một tờ phiếu để điền thông tin, rồi đặt một thẻ cấp phép màu xanh lên bảng điều khiển của chiếc xe tôi đi thuê.
Một thẻ đỗ xe ở khu vực VIP của CIA. Ở Berkeley chắc nó phải cỡ giá 5 đôla. Có lẽ là 10 dollar. tôi ư? VIP118 ư? Ở CIA ư? Thật là khó tin. Trên đường tới bãi đỗ xe dành cho VIP, tôi tránh vài người đi bộ và mấy chiếc xe đạp. Một bảo vệ có vũ trang nói rằng tôi không cần phải khóa cửa xe. Xung quanh, ve sầu kêu râm ran và một con vịt trời kêu quàng quạc. Sao lại có vịt ở CIA nhỉ? 118 VIP (Very important person): Nhân vật quan trọng.
Vì Teejay không yêu cầu cụ thể về mức độ kĩ thuật của bài nói chuyện, nên tôi nhét những tấm giấy bóng vào một phong bì nhếch nhác rồi đi về phía tòa nhà của CIA.
Anh đến muộn rồi, Teejay từ trong tiền sảnh nói vọng ra. Tôi phải nói gì đây? Rằng tôi luôn bị lạc đường trên xa lộ à? Ở giữa tiền sảnh là biểu tượng của CIA có đường kính khoảng 1,5m: một con đại bàng đằng sau biểu tượng chính thức. Tôi cứ nghĩ khi đi qua cái biểu tượng màu xám này, ai ai cũng phải lễ phép. Nhưng làm gì có chuyện đó.
Mọi người thản nhiên dẫm chân lên, không thèm để ý tới con chim tội nghiệp kia.
Trên tường khắc một câu nói bằng đá cẩm thạch, Sự thật sẽ giải phóng các ngươi.
(Thoạt đầu, tôi băn khoăn sao họ lại sử dụng châm ngôn của Caltech, nhưng rồi chợt nhận ra rằng đây là câu trích trong Kinh Thánh). Ở phía tường đối diện khắc 48 ngôi sao – tôi chỉ đoán được rằng đó là 48 mạng của họ.
Sau cuộc kiểm tra đồ đạc theo nghi thức, người ta đưa cho tôi một tấm thẻ đeo huỳnh quang đỏ với chữ V [Visitor – khách]. Thực ra, việc thòng cái thẻ khách này là không cần thiết – tôi là người duy nhất ở đây không đeo cà vạt.
Nhìn quanh, tôi không thấy ai mặc áo khoác dài cả.
Bầu không khí ở đây giống như khuôn viên yên tĩnh của trường đại học, mọi người đi đi lại lại trên sảnh, luyện tập các ngôn ngữ, và tranh luận về tin tức trên báo. Thi thoảng lại có một cặp đôi khoác tay nhau đi qua. Hoàn toàn không có gì giống với những miêu tả trên phim ảnh.
Thực ra thì không hẳn là giống khuôn viên trường học. Khi Teejay dẫn tôi đến văn phòng của anh ở tầng 1, tôi thấy mỗi cánh cửa lại sơn một màu khác nhau, nhưng trên cửa không dán tranh hoạt họa hay biểu ngữ chính trị nào.
Một số cửa gắn khóa tổ hợp như các căn hầm của ngân hàng. Ngay cả các hộp điện cũng có khóa móc.
Do anh đến muộn nên chúng tôi phải rời lịch họp sang buổi khác, Teejay nói.
Tôi phải chọn vài tấm giấy bóng, tôi phân bua. Tôi nên trình bày ở mức độ chi tiết kĩ thuật đến đâu?
Teejay ném cho tôi cái nhìn trách móc và nói, Đừng lo lắng quá. Anh không cần giấy bóng đâu. Tôi ngửi thấy mùi rắc rối đang đợi mình. Lần này thì không thoát được rồi.
Khi ngồi ở bàn làm việc của Teejay, tôi phát hiện anh có một bộ sưu tập ấn tượng những con dấu. TUYỆT MẬT, BÍ MẬT, CHỈ ĐƯỢC ĐỌC, TIN TÌNH BÁO ĐÃ PHÂN LOẠI, HỦY SAU KHI ĐỌC và NOFORN. Tôi đoán NOFORN là viết tắt của từ No Fornicating. (Không được tư thông), nhưng Teejay chỉnh lại ngay là No Foreign Nationals (Không công dân nước ngoài). Tôi lấy từng con dấu đóng vào một tờ giấy rồi nhét vào chồng giấy bóng.
Greg Fennel, điệp viên từng tới thăm tôi ở Berkeley, tạt ngang qua và dẫn tôi lên phòng máy tính của CIA. Gọi là phòng, nhưng thực ra nó trông giống sân vận động hơn. Ở Berkeley, tôi đã quen với cảnh hàng chục máy tính đặt trong một căn phòng lớn. Nhưng ở đây, hàng trăm máy tính cỡ lớn đặt san sát nhau trong một cái động khổng lồ. Greg khoe rằng ngoài Pháo đài Meade, đây là trạm máy tính lớn nhất thế giới.
Tất cả đều là máy tính cỡ lớn của IBM.
Đối với những người hâm mộ Unix thì các hệ thống lớn của IBM đã trở thành món đồ cổ từ thập niên 1960, khi trung tâm máy tính đang là mốt thời thượng. Các hệ thống tập trung cồng kềnh với máy để bàn, các mạng lưới, và máy tính cá nhân, dường như đã lỗi thời.
Tại sao tất cả đều là IBM vậy? Trông cổ lỗ sĩ quá, tôi mỉa mai hỏi.
Vâng, chúng tôi đang thay đổi, Greg trả lời. Chúng tôi có một nhóm chuyên trách về trí tuệ nhân tạo, các nhà nghiên cứu năng nổ về công nghệ robot, và phòng thí nghiệm xử lí hình ảnh của chúng tôi làm việc rất cừ. Tôi nhớ mình đã hết sức tự hào khi dẫn Teejay và Greg đi thăm quan hệ thống máy tính ở phòng thí nghiệm của mình. Và giờ đây, đột nhiên tôi thấy xấu hổ quá – năm cỗ máy Vax, những con ngựa thồ của chúng tôi, dường như chỉ là thứ đồ chơi khi đem đặt cạnh những thứ này.
Nhưng mục đích của hai bên khác nhau mà. CIA cần một hệ thống cơ sở dữ liệu khổng lồ – họ muốn tổ chức và liên kết nhiều nguồn dữ liệu đa dạng.
Còn chúng tôi cần các máy tính có thể làm toán nhanh. Người ta thường đo lường tốc độ hay dung lượng lưu trữ của máy tính rồi kết luận, Chiếc này tốt hơn.
Câu hỏi ở đây không phải là, Máy nào nhanh hơn? thậm chí cũng không phải là, Máy nào tốt hơn?
Thay vào đó, hãy hỏi, Máy nào phù hợp hơn? hay, Máy nào sẽ thực hiện được công việc bạn giao cho?
Sau một vòng tham quan bộ phận máy tính của CIA, Teejay và Greg dẫn tôi lên tầng 7. Cầu thang ghi số tầng bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau; tôi nhận ra tầng 5 (tiếng Trung) và tầng 6 (tiếng Nga). tôi được dẫn đến phòng đợi, sàn lót thảm Ba Tư, tường treo các tác phẩm thuộc trường phái Ấn tượng, và ở góc phòng là bức tượng bán thân của George Washington. Thật hỗn tạp quá. Tôi ngồi xuống sofa với Greg và Teejay. Đối diện chúng tôi là hai người khác, đều đeo phù hiệu có hình. Sau một hồi làm quen, tôi được biết rằng một người biết nói thông thạo tiếng Trung, còn một người từng là bác sĩ thú y trước khi gia nhập CIA. Tôi băn khoăn không biết nên thực hiện bài phát biểu ra sao.
Cánh cửa văn phòng đột ngột mở toang, và một người đàn ông cao ráo với mái tóc hoa râm gọi chúng tôi vào. Xin chào, tôi là Hank Mahoney. Mời vào.
Vậy ra đây là cuộc họp. Hóa ra tầng 7 là nơi dành cho những nhân vật cộm cán ở CIA. Hank Mahoney là Phó Giám đốc của CIA; người cười toe toét gần đó là Bill Donneley, trợ lí giám đốc, và một vài người khác nữa.
Các vị đã hay tin về vụ này?
Chúng tôi theo dõi hằng ngày mà. Tất nhiên, bản thân vụ này có vẻ không phải là chuyện lớn. Nhưng nó chỉ ra một vấn đề nghiêm trọng trong tương lai. Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của anh trong việc cập nhật tình hình cho chúng tôi.
Họ tặng tôi một giấy khen, được buộc lại cẩn thận như văn bằng đại học. tôi không biết phải nói gì, nên đành lắp bắp cảm ơn và nhìn sang Teejay lúc này đang cười khúc khích. Sau đó, anh nói, Chúng tôi muốn giữ bất ngờ.
Bất ngờ? Đúng vậy, tôi cứ hình dung mình sẽ bước vào một căn phòng đầy những lập trình viên rồi thực hiện một bài nói chuyện rặt những thuật ngữ chuyên môn về an ninh mạng. Tôi liếc qua tờ giấy khen. Chà, có chữ kí của William Webster, Giám đốc CIA hẳn hoi.
Trên đường ra ngoài, đội bảo vệ lại kiểm tra chồng giấy bóng của tôi. Lật đến cuối, họ thấy một trang giấy đóng dấu, TUYỆT MẬT.
Chết rồi.
Báo động đỏ – bắt quả tang một khách mang tài liệu đóng dấu TUYỆT MẬT. ra khỏi CIA! Dĩ nhiên, trang giấy chỉ cộp con dấu, ngoài ra trắng trơn. Sau năm phút giải thích và hai cuộc điện thoại, họ để tôi đi, không quên thu lại trang giấy, kèm theo một bài giảng miễn phí về vấn đề ở đây chúng tôi rất coi trọng an ninh.
Trên chuyến bay về Berkeley, tôi ngồi cạnh Greg Fennel, anh đi thực hiện công việc bí mật nào đó ở phía tây. Qua trò chuyện, tôi mới biết anh theo chuyên ngành thiên văn học, trước đây từng vận hành một đài quan sát.
Chúng tôi nói chuyện một chút về kính viễn vọng không gian Space Telescope, một công cụ có độ chính xác cao trị giá hàng tỉ dollar sắp được đưa vào sử dụng._
Với một kính viễn vọng 2,5m trong không gian, chúng ta sẽ quan sát được các hành tinh đến từng chi tiết, tôi nhận định.
Cứ thử nghĩ xem chúng ta có thể làm gì nếu chĩa nó về phía Trái đất, Greg nói.
Quan tâm tới chuyện đó làm gì chứ? Mọi điều hay ho đều ở trên trời. Mà dù sao, về nguyên tắc vật lí, Space Telescope không thể hướng về Trái đất được. Những cảm biến của nó sẽ bị cháy thui mất.
Nếu có người chế tạo ra một kính viễn vọng y như vậy và chĩa nó về Trái đất thì sao? Anh có thể thấy được những gì? Tôi nhẩm tính vài con số trong đầu. Giả dụ có một kính viễn vọng 2,5m đặt cách quỹ đạo 500 kilometer. Bước sóng ánh sáng là khoảng 400 nanômét… Ồ, ta có thể dễ dàng thấy được chi tiết của một thứ cách đó khoảng 2m. Dung sai sẽ vào khoảng 5cm. Không đủ để nhận biết một khuôn mặt.
Greg mỉm cười không nói. Phải mất một lúc tôi mới nhận ra rằng: Space Telescope không phải là kính viễn vọng lớn duy nhất trên quỹ đạo. Có lẽ Greg đang nói về một số vệ tinh do thám, nhiều khả năng là KH – 11 bí mật.
Về đến nhà, tôi băn khoăn không biết có nên kể với Martha về những gì đã diễn ra không. Bản thân tôi không thấy có gì khác cả – tôi vẫn thích nghiên cứu thiên văn hơn là truy bắt hacker – nhưng sợ rằng Martha sẽ không vui khi biết tôi vừa đi giao du với những ai.
Anh đi vui chứ? Nàng hỏi khi tôi trở về.
Vui, nhưng theo một cách kì quặc, tôi trả lời. Em sẽ không muốn biết anh vừa gặp những ai đâu.
Cũng thế cả thôi. Anh đi máy bay cả ngày mệt rồi. Lại đây để em xoa lưng cho nào.
Nhà là nơi tuyệt vời nhất.
Đọc Gián điệp mạng, chương 01 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 02 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 03 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 04 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 05 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 06 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 07 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 09 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 10 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 11 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 12 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 13 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 14 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 15 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 16 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 17 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 18 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 19 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 20 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 21 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 22 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 23 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 24 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 25 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 26 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 27 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 28 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 29 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 30 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 31 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 32 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 33 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 34 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 35 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 36 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 37 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 38 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 39 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 40 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 41 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 42 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 43 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 44 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 45 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 46 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 47 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 48 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 49 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 50 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 51 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 52 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 53 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 54 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 55 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 56 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 57 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, toàn tập tại đây.