Clifford Stoll | Gián điệp mạng | Chương 54
Gián điệp mạng là câu chuyện người thật việc thật kể về cuộc săn đuổi hacker bất đắc dĩ của nhà khoa học chuyển tay ngang trở thành chuyên gia mạng máy tính ở Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley, California, Mỹ.
· 16 phút đọc.
Ai đứng sau việc này? Cách duy nhất là tìm hiểu. Hãy làm nghiên cứu.
Thông tin duy nhất mà FBI chịu nói cho tôi biết là, Hãy im lặng và đừng hỏi nữa.
Chẳng có ích gì.
Có lẽ sự tò mò của tôi sẽ phá rối một phiên tòa đang diễn ra. Nhưng nếu có xét xử thật, thì chắc chắn họ sẽ phải cần đến sự hỗ trợ của tôi. Suy cho cùng, tôi đang nắm trong tay những bằng chứng then chốt: 2.000 trang bản in, tất cả đã được xếp gọn gàng vào thùng và được khóa kỹ trong phòng bảo vệ.
Tuy không thể hỏi, nhưng tôi vẫn có thể làm khoa học kia mà. Trong nghiên cứu khoa học, việc xuất bản kết quả cũng quan trọng không kém quá trình điều tra. Còn trong trường hợp của tôi bây giờ, việc xuất bản kết quả có lẽ còn quan trọng hơn nhiều. Khi tin đồn về gã hacker lan rộng, những người trong giới quân đội thi nhau gọi đến để hỏi thêm thông tin. Tôi nên nói gì với họ đây? Thời điểm cuối tháng Tám là mốc đánh dấu tròn một năm kể từ khi chúng tôi lần đầu phát hiện ra gã hacker trên hệ thống của mình, và hai tháng sau khi bắt được hắn ở Hannover. Và FBI vẫn bảo tôi phải giữ im lặng.
Tất nhiên là về mặt pháp lý, FBI không thể cấm tôi xuất bản hay dò hỏi xung quanh. Martha ngoan cố: Anh được tự do viết những gì anh muốn. Đó là tinh thần của Tu chính án thứ nhất.
Nàng biết rõ điều này vì đang học luật hiến pháp để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Chỉ ba tuần nữa thôi, và mọi thứ sẽ kết thúc. Để tâm trí nàng được thư giãn, chúng tôi cùng nhau khâu chăn. Chỉ vài phút sau, thiết kế của chiếc chăn đã dần thành hình, và tuy lúc đó tôi không nhận ra, nhưng một điều gì đó tuyệt vời đang lớn lên cùng với nó.
Chúng tôi chia việc như mọi lần. Martha sẽ lo ráp các mảnh vải lại với nhau, tôi thì may các ô hình vuông, và cả hai cùng khâu. Chúng tôi vừa mới bắt đầu cắt vải thì Laurie ghé qua để cùng ăn bữa sáng – trưa kết hợp.
Martha khoe bản thiết kế này và nói chiếc chăn sẽ có tên là Vườn sao.
Ngôi sao rực rỡ ở trung tâm sẽ tỏa ra ánh sáng màu vàng và cam, hệt như những đóa mẫu đơn trong vườn nhà chúng tôi. Xung quanh đó sẽ là một vòng hoa tulip, rồi đến một đường viền gọi là cẩm tú cầu, như những bụi hoa cẩm tú cầu trong vườn – đây là loài cây đầu tiên nở hoa vào mùa xuân.
Laurie gợi ý làm thêm một đường viền nữa, gọi là ngỗng bay, để tượng trưng cho chim chóc trong vườn.
Ngồi nghe Laurie và Martha nói chuyện về họa tiết của chiếc chăn, mỗi họa tiết lại có một tên lãng mạn và cổ xưa, tôi thấy lòng mình ấm áp hẳn. Đây là nhà của tôi, tình yêu của tôi. Chiếc chăn mà chúng tôi đang làm sẽ sống cùng chúng tôi tới suốt cuộc đời; không, nó sẽ sống lâu hơn chứ, và sẽ còn mang lại hơi ấm cho cháu chắt của chúng tôi… Chà. Tôi mơ hơi xa rồi. Martha và tôi vẫn chưa kết hôn mà, chỉ là sống chung, chỉ là chia sẻ cuộc sống với nhau khi mọi chuyện tốt đẹp, và nếu có gì trục trặc thì mỗi người một hướng. Đúng rồi. Tốt nhất là như thế, cởi mở và tự do. Không phải sống với nhau cả đời như lối cổ hủ.
Đúng vậy, chắc chắn là vậy rồi.
Nhưng câu nói của Laurie khiến tôi giật mình, như thể cô đọc được ý nghĩ của tôi vậy. Đây sẽ là chiếc chăn cưới của hai người.
Cả Martha và tôi cùng nhìn chằm chằm vào cô.
Thật đấy. Hai người đúng là đã kết hôn rồi đấy – ai cũng thấy thế. Cả hai đã là bạn thân rồi thành người yêu được gần tám năm rồi còn gì. Vậy thì tại sao không tuyên bố chính thức rồi làm tiệc ăn mừng nhỉ? Tôi sững sờ không biết nói sao. Điều mà Laurie vừa nói quá đúng và hiển nhiên đến nỗi nếu không thấy được thì chắc tôi phải là kẻ mù dở. Bấy lâu nay tôi cứ quẩn quanh với ý nghĩ rằng chúng tôi chỉ nên sống với nhau ngày nào biết ngày ấy, khi mọi chuyện tốt đẹp. Nhưng liệu tôi có rời bỏ Martha không nếu chúng tôi gặp sóng gió? Liệu tôi có bỏ nàng để đi theo người nào đó hấp dẫn hơn? Liệu đó có phải là kiểu người mà tôi muốn trở thành không, và có phải là cuộc sống mà tôi mong muốn không? Tới lúc này, tôi chợt nhận ra mình phải làm gì, và cuộc sống mà mình mong muốn là gì. Tôi nhìn sang Martha, khuôn mặt nàng dịu dàng và yên bình, nàng đang mải mê nhìn xuống những mảnh vải màu tươi sáng. Mắt tôi bỗng ngân ngấn nước. Tôi nhìn sang Laurie cầu cứu, nhưng vừa trông thấy gương mặt tôi như thế, cô chạy biến vào trong bếp để pha trà, để mặc tôi và Martha ở lại.
Em yêu?
Nàng ngẩng đầu lên, nhìn tôi điềm tĩnh.
Khi nào em muốn kết hôn?
Mùa xuân năm tới, sau mùa mưa, khi hồng nở hoa được không?
Vậy là mọi thứ đã an bài. Không còn phải ngoái lại đằng sau, không hối tiếc, không phải nhìn quanh ngó quẩn để xem liệu có ai khác tốt hơn nữa không.
Martha và tôi, gắn bó với nhau suốt phần đời còn lại. Laurie rót trà, và cả ba ngồi cùng nhau, không ai nói gì nhiều, nhưng niềm hạnh phúc cứ dâng tràn.
Tới tháng Mười, tôi lại bắt đầu băn khoăn về gã hacker. Darren và tôi bàn nhau xem có nên xuất bản một bài báo không. Nếu anh không nói gì đó, Darren nói, sẽ lại có một gã hacker nào đó tìm cách phá hoại máy tính của người khác.
Nhưng nếu tôi xuất bản, bài báo sẽ vẽ đường cho hươu chạy mất.
Đó là thế tiến thoái lưỡng nan của các vấn đề an ninh. Nếu bạn miêu tả cách làm một quả bom ống, thì người nào tìm được than chì và diêm tiêu sẽ có thể trở thành kẻ khủng bố. Nhưng nếu bạn bưng bít thông tin đó lại, mọi người sẽ không nhận thức được về mối nguy hiểm này.
Tháng Một là vừa tròn sáu tháng kể từ khi gã hacker bị bắt, và một năm rưỡi kể từ khi chúng tôi lần đầu phát hiện ra hắn. Nhưng tôi vẫn chưa biết tên hắn. Đến lúc xuất bản kết quả của tôi rồi. tôi gửi bài viết cho Communications of the Association of Computer Machinery. Tuy tạp chí này không xuất hiện trên các sạp báo, nhưng hầu hết các chuyên gia máy tính đều đọc nó, và nó thực sự là một tạp chí khoa học: Mọi bài viết đều được tham chiếu, tức là sẽ có ba nhà khoa học máy tính khác kiểm tra nội dung và đưa ra nhận xét (ẩn danh) xem có nên xuất bản hay không.
Bài viết được dự kiến đăng tải vào số tháng Năm. Hiệp hội Cơ khí Máy tính và Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley cũng lên kế hoạch đưa ra một thông báo chung vào ngày 1 tháng Năm.
Tháng Năm sẽ vô cùng bận rộn. Martha và tôi dự định kết hôn vào cuối tháng. Chúng tôi đã đặt sẵn chỗ ở Vườn Hoa hồng Berkeley, may quần áo cưới, mời bạn bè và họ hàng. Vậy là dù không cần công bố về gã hacker, tháng này cũng đã đủ lu bu rồi.
Nhưng khi chúng tôi gần như đã sẵn sàng thì một tạp chí ở Đức là Quick lại ra tay trước. Ngày 14 tháng Tư, họ đăng tải một bài báo kể chuyện một hacker người Đức đã xâm nhập vào hơn 30 máy tính quân sự. Ngoại trừ yếu tố phóng viên này được tiếp xúc với gã hacker, thì phần lớn nội dung bài báo trên là lấy từ sổ ghi chép của tôi.
Sổ ghi chép của tôi! Làm sao mà tạp chí Quick, một thứ báo lá cải nửa mùa, lại có thể lấy được sổ ghi chép phòng thí nghiệm của tôi? Tôi lưu nó trên máy tính kia mà, tức là nó tồn tại trong đĩa lưu trữ chứ không phải trên giấy.
Hay là có kẻ đã đột nhập vào máy tính của tôi và đọc được nó? Không thể có chuyện đó. Sổ ghi chép nằm trên máy Macintosh, mà tôi chưa từng kết nối máy này với bất kỳ mạng nào, và tối nào tôi cũng giấu cái đĩa lưu trữ dưới gầm bàn. tôi đọc lại bản dịch của bài báo trên và nhận ra rằng có người đã làm rò rỉ bản sao tài liệu này vào khoảng một năm trước, hồi tháng Một. Tức là trước khi tôi tạo ra các file SDI giả mạo. Tôi từng đưa bản sao sổ ghi chép cho ai sao? À có, đúng rồi. Ngày 10 tháng Một, tôi gửi sổ ghi chép cho Mike Gibbons ở FBI. Chắc là anh ta đã chuyển nó đến tùy viên tư pháp ở Bonn. Ai mà biết được sau đó nó sẽ rơi vào tay ai khác? Có người đã chuyển nó cho tạp chí Quick. Và họ đã nhanh chân nhẹ bước xuất bản bài báo này sớm trước tôi hai tuần. Khốn kiếp.
Một năm im lặng. Một năm vụng trộm hợp tác với các cấp có thẩm quyền.
Bị một tờ báo lá cải rẻ tiền ở Đức phản bội. Thật nhục nhã biết bao nhiêu.
Nhưng ngay cả khi đã có bản sao sổ ghi chép của tôi, Quick cũng đưa tin hoàn toàn không chính xác. Đành phải tự công bố sự thật thôi. Tệ quá.
Dù có làm gì bây giờ thì chúng tôi cũng đã muộn rồi. John Markoff – lúc này đang là phóng viên ở New York Times – đã nghe về câu chuyện này và liên hệ với chúng tôi để hỏi. Vậy là chỉ còn một cách: Phòng thí nghiệm chúng tôi sẽ đứng ra tổ chức một buổi họp báo. Và tôi là nhân vật trung tâm.
Khốn nạn rồi.
11 giờ đêm hôm đó, tôi vẫn còn lo lắng và hồi hộp đến phát ốm. Tôi ư? Tham gia một buổi họp báo ư? Và lại thêm một cuộc gọi quấy rầy từ NSA.
Sally Knox, một nhân viên thuộc trung tâm an ninh máy tính của NSA đang có mặt ở Berkeley. Vì nghe được tin về buổi họp báo ngày mai nên cô ta gọi cho tôi. Anh đừng có mà nhắc đến chúng tôi đấy, cô ta hét vào tai tôi.
Chúng tôi đã chịu đủ điều tiếng về chuyện này rồi. Tôi nhìn Martha, lúc này đang mắt tròn mắt dẹt vì nghe thấy giọng nói phụ nữ trong điện thoại. Tôi cố gắng trấn an cô ta.
Nghe này, Sally, NSA không làm gì sai cả. Tôi sẽ không nói rằng phải cắt giảm ngân sách cho các vị đâu.
Chuyện đó không quan trọng. Chỉ cần giới truyền thông nghe đến tên của chúng tôi là sẽ có rắc rối. Bọn họ đã bóp méo mọi thông tin về chúng tôi. Họ có bao giờ đăng tải thông tin nào tử tế đâu. Tôi nhìn sang Martha. Nàng ra hiệu cho tôi cúp máy.
Được rồi, Sally, tôi nói. Tôi xin cam đoan là sẽ không đề cập gì đến các vị cả. Nếu có người hỏi thì tôi chỉ nói Không có bình luận gì.
Không, đừng làm thế. Lũ khốn đó sẽ đi đánh hơi và lấy được thêm thông tin. Cứ nói rằng chúng tôi không có gì liên quan đến việc này.
Nghe này, tôi sẽ không nói dối đâu, Sally. Mà chẳng phải Trung tâm An ninh Máy tính Quốc gia là một cơ quan công cộng, không có gì bí mật sao?
Đúng vậy. Nhưng đó không phải là lí do để báo giới đi lùng sục khắp nơi.
Vậy sao cô không bảo người đến dự buổi họp báo?
Người của chúng tôi không được phép tiếp xúc với giới truyền thông.
Với thái độ này, chẳng trách giới truyền thông không ưa nổi họ.
Martha viết giấy nhắc tôi: Hãy hỏi xem cô ta có biết Tu chính án thứ nhất không, nhưng tôi không có cơ hội để nói xen vào. Sally tuôn ra một tràng về việc Quốc hội nhăm nhe công kích họ, báo giới nhăm nhe công kích họ, và tôi nhăm nhe công kích họ.
Cô ta nói không ngừng nghỉ suốt 25 phút, với mục đích chính là thuyết phục tôi đừng nhắc nhỏm gì đến NSA hay Trung tâm An ninh Quốc gia.
Tới 11:30 đêm, tôi đã quá mệt mỏi và không thể chịu đựng thêm được nữa, nên chỉ muốn tìm cách cúp được điện thoại xuống.
Nghe này, Sally, tôi nói, cô định sao? Hãy cho tôi biết những gì tôi không thể nói?
Tôi không bảo anh phải nói gì. Tôi chỉ bảo anh không được nhắc đến Trung tâm An ninh Máy tính. Tôi gác máy.
Martha lăn một vòng trên gường rồi nhìn tôi. Tất cả bọn họ đều như vậy sao?
Buổi họp báo vào sáng hôm sau là một sở thú thực sự. Tôi vốn đã quen với những buổi hội thảo khoa học hay kỹ thuật. Họp báo thì tôi có nghe nhắc đến thường xuyên, nhưng chưa bao giờ được tận mắt thấy. Vậy mà giờ đây tôi lại là trung tâm của một buổi họp báo.
Thực sự điên rồ. Tôi cùng với sếp Roy Kerth thay nhau nói suốt nửa giờ và trả lời các câu hỏi từ phóng viên. Phóng viên truyền hình thường hỏi những câu dễ (Anh cảm thấy thế nào khi mọi chuyện đã kết thúc?), còn phóng viên báo giấy đặt những câu hỏi sắc cạnh và khó nhằn hơn – Chính sách quốc gia về an ninh máy tính nên như thế nào?
Hay Có phải vậy là ý kiến của Đô đốc Poindexter về việc đóng chặt cửa tiếp cận đối với những thông tin nhạy cảm nhưng chưa được xếp hạng bí mật đã có bằng chứng biện hộ rồi không?
Không ai hỏi về NSA. Không ai nhắc đến Trung tâm An ninh Máy tính Quốc gia. Nửa giờ lảm nhảm trên điện thoại của Sally thế là vô ích rồi.
Trước đó, tôi đã chán ngấy giới báo chí vì hiểu rằng họ sẽ bóp méo tất cả mọi chuyện. Còn giờ đây, tôi đang có trong tay một đề tài kĩ thuật trải rộng hai châu lục và kéo dài một năm làm việc. Giới truyền thông Mỹ sẽ viết về nó như thế nào? Chính xác một cách đáng ngạc nhiên. Bài viết kĩ thuật của tôi có nhiều chi tiết hơn – lỗ hổng Gnu – Emacs, cách gã hacker bẻ gãy mật khẩu – nhưng tôi vẫn không khỏi sửng sốt về cách giới truyền thông truyền tải câu chuyện này. Những chi tiết quan trọng đều được nhắc đến – máy tính quân sự, cái bẫy, và cả Chiến dịch Vòi hoa sen.
Và các phóng viên thậm chí còn xông xáo gọi cả sang Đức và bằng cách nào đó tìm ra được thứ mà tôi chịu không tìm ra: tên của gã hacker. Họ đã gọi cho hắn.
Đọc Gián điệp mạng, chương 01 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 02 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 03 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 04 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 05 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 06 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 07 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 09 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 10 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 11 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 12 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 13 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 14 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 15 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 16 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 17 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 18 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 19 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 20 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 21 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 22 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 23 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 24 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 25 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 26 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 27 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 28 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 29 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 30 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 31 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 32 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 33 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 34 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 35 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 36 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 37 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 38 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 39 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 40 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 41 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 42 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 43 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 44 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 45 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 46 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 47 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 48 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 49 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 50 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 51 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 52 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 53 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 54 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 55 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 56 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 57 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, toàn tập tại đây.