Clifford Stoll | Gián điệp mạng | Chương 49

Gián điệp mạng là câu chuyện người thật việc thật kể về cuộc săn đuổi hacker bất đắc dĩ của nhà khoa học chuyển tay ngang trở thành chuyên gia mạng máy tính ở Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley, California, Mỹ.

 · 18 phút đọc.

Gián điệp mạng là câu chuyện người thật việc thật kể về cuộc săn đuổi hacker bất đắc dĩ của nhà khoa học chuyển tay ngang trở thành chuyên gia mạng máy tính ở Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley, California, Mỹ.

Tôi vẫn giận sôi lên mỗi khi nghĩ đến tám tháng loay hoay với rắc rối này.

Sếp thì liên tục nhắc để tôi đừng quên rằng mình là kẻ ăn hại.

Thế rồi, thứ Tư ngày 22 tháng Tư, Mike Gibbons gọi đến báo rằng tổng hành dinh FBI đã quyết định yêu cầu chúng tôi tiếp tục theo dõi gã hacker.

Có vẻ như cảnh sát Đức muốn bắt hắn, và cách duy nhất ở đây là khi chuông báo động vang lên, chúng tôi phải báo ngay cho họ.

Trong lúc đó, FBI đã đưa ra yêu cầu chính thức về việc hợp tác và đẩy nhanh tốc độ lần dấu điện thoại. Họ đang trao đổi với cấp quản lí về pháp luật ở Đức thông qua Bộ Ngoại giao Mỹ.

Chà, ngạc nhiên quá. Tại sao lại có sự thay đổi đột ngột thế này? Có phải ủy ban NTISSIC rốt cuộc đã ra quyết định? Hay do sự quấy rầy liên tục của tôi? Hay cuối cùng phía Đức đành phải liên hệ với FBI? Tuy đến bây giờ FBI mới quan tâm, nhưng tôi chưa bao giờ để trạm theo dõi của mình ngừng hoạt động. Ngay cả khi tôi đi vắng vài ngày, các thiết bị theo dõi vẫn trực chiến. Các bản in tuần trước cho thấy hắn xuất hiện trên hệ thống từ 9:03 đến 9:04 sáng thứ Bảy, ngày 19 tháng Tư, sau đó quay trở lại thêm hai phút nữa. Yên tĩnh trong vài ngày tiếp theo, rồi lại xuất hiện để kiểm tra xem các file SDINET còn không, và biến mất.

Trong tháng vừa rồi, tôi đặt thêm mồi nhử mới. Gã hacker đã trông thấy – ít nhất là hắn cũng liếc qua tên các file này – nhưng không đọc gì cả. Có phải hắn lo mình đang bị theo dõi hay không? Hắn có biết về việc này hay không? Nhưng nếu nghi ngờ có người đang theo dõi, thì chỉ kẻ ngốc mới xuất đầu lộ diện. Hay là hắn không thể trang trải cước phí kết nối được nữa? Không, Bundespost cho hay hắn chuyển phần thanh toán cho những cuộc gọi trên tới một công ty nhỏ ở Hannover.

Trong suốt mùa xuân, tôi tiếp tục tạo thêm mồi nhử mới. Trong mắt người ngoài, các file SDINET ma này là sản phẩm của một văn phòng đang hoạt động tích cực. Cô thư kí Barbara Sherwin tưởng tượng của tôi viết ra đủ thứ biên bản ghi nhớ, yêu cầu, và giấy đề nghị công tác. Cô cũng rải rác các bài viết kĩ thuật ở chỗ này chỗ khác, giải thích cách liên kết các máy tính bí mật của mạng SDI. Đâu đó là một vài ghi chú nói rằng có thể sử dụng máy tính ở LBL để kết nối vào mạng này.

Mỗi ngày, tôi mất một giờ để sắp xếp các file SDINET này với hi vọng giữ chân gã hacker ở đây thay vì sục sạo trong các hệ thống quân sự. Mà như vậy, chúng tôi cũng có thêm cơ hội lần dấu hắn.

Thứ Hai ngày 27 tháng Tư, tôi đạp xe tới chỗ làm muộn và bắt tay vào viết một chương trình kết nối hệ thống Unix với máy Macintosh trên bàn làm việc của mọi người. Nếu thành công, bất kì nhà khoa học nào ở chỗ chúng tôi cũng có thể sử dụng máy in của Macintosh. Quả là một dự án vui vẻ.

Tới 11:30, tôi đã làm hỏng cả hai chương trình. Chợt có tiếng Barbara Schaefer gọi từ năm tầng gác xuống.

Cliff, có thư gửi Barbara Sherwin này.

Nghiêm túc đi nào.

Rốt cuộc cũng đến lượt tôi nói câu này.

Nghiêm túc đấy. Anh lên mở thư đi. Tôi đã nói với Barbara về dự án SDINET ma, không quên cho biết tôi sử dụng hộp thư của cô làm điểm nhận thư. Nhưng tôi chưa bao giờ mong rằng gã hacker sẽ gửi gì đó tới địa chỉ này.

Chúa ơi! Gã hacker vừa gửi thư chào chúng tôi đấy ư? Sợ đi thang máy thì quá chậm, tôi chạy một mạch lên năm tầng gác. Barb và tôi cùng nhìn vào bức thư, đề địa chỉ người nhận là Cô Barbara Sherwin, dự án SDINET, Hộp thư 50 – 351, LBL, Berkeley, California. Tem bưu điện đóng dấu Pittsburgh, Pennsylvania.

Tim tôi đập thình thịch do chạy cầu thang, nhưng khi nhìn thấy phong bì này, tôi càng thêm phần phấn khích.

Chúng tôi cẩn thận xé phong bì và lấy bức thư ra:

Công ty Triam International.

6512 Ventura Drive Pittsburgh, PA 15236.

21 tháng Tư, 1987.

Dự án Mạng SDI LBL, Hộp thư 50 – 351.

Số 1 đường Cyclotrov Berkley, California 94720.

NGƯỜI NHẬN: Cô Barbara Sherwin – Thư kí tài liệu.

TIÊU ĐỀ: Dự án Mạng SDI.

Thân gửi cô Sherwin: Tôi quan tâm đến những tài liệu sau đây. Vui lòng gửi cho tôi bản báo giá và thông tin cập nhật về Dự án Mạng SDI. Cảm ơn vì sự hợp tác của cô.

Kính thư,

Laszlo J. Balogh.

#37.6 Tài liệu tổng quan chi tiết về SDINET, 19 trang, tháng Mười hai năm 1986.

#41.7 Tài liệu về yêu cầu chức năng của mạng SDI, 227 trang, chỉnh sửa vào tháng Chín năm 1985.

#45.2 Kế hoạch phòng thủ chiến lược và Mạng Máy tính: Kế hoạch và Thực hiện Ghi chú Hội nghị, 300 trang, tháng sáu năm 1986.

#47.3 Yêu cầu khả năng kết nối của SDINET, 65 trang, chỉnh sửa vào tháng Tư năm 1986.

#48.8 Cách kết nối với SDINET, 25 trang, tháng Bảy năm 1986.

#49.1 Kết nối X.25 và X.75 đến `SDINET` (Bao gồm nút mạng ở Nhật, châu Âu, và Hawaii), 8 trang, tháng Mười hai năm 1986.

#55.2 Kế hoạch quản lý `SDINET` từ năm 1986 tới 1988, 47 trang, Danh sách thành viên vào tháng Mười một (bao gồm cả kết nối chính, 24 trang, tháng Mười một năm 1986).

#65.3 Danh sách, 9 trang, tháng Mười một năm 1986.

Đồ con hoang! Có người đã cắn câu nên gửi yêu cầu nhận thêm thông tin! Nếu lá thư này đến từ Hannover thì tôi có thể hiểu được. Nhưng Pittsburg ư? Chuyện gì đang xảy ra vậy? Tôi dặn Barb Schaeffer đừng kể cho ai nghe và gọi Mike Gibbons ở văn phòng FBI Alexandria.

Mike, anh có nhớ những củ cà rốt tôi đưa ra làm mồi nhử hồi tháng Một không?

Ý anh là những file SDI anh tự bịa ra à?

Đúng vậy, tôi nói. Cô thư kí tưởng tượng của tôi vừa nhận được một bức thư.

Nghiêm túc đi nào.

Có người ở Pittsburgh muốn biết thêm về SDI.

Và anh đang cầm bức thư đó?

Ngay trước mặt tôi.

Được rồi, Mike nói. Nghe kĩ nhé. Đừng đụng vào bức thư đó, đặc biệt là phần viền. Hãy lấy một phong bì giấy kính, nhẹ nhàng đưa bức thư đó vào phong bì này, rồi gửi chuyển phát nhanh cho tôi. Nhớ là không được trực tiếp cầm nó. Nếu buộc phải động vào thì nhớ đeo găng tay.

Ôi, nhưng Barb Schaeffer đã động vào nó rồi.

Vậy thì chắc chúng tôi phải lấy vân tay của cô ấy. À, trước khi đưa vào phong bì, hãy viết tắt tên anh vào mặt sau bức thư nhé.

Nghe hệt như trong phim trinh thám, nhưng tôi vẫn làm theo lệnh của Mike. tôi xử lí nó như một phim âm bản của thiên văn học – ngoại trừ một việc: Tôi photo một bản để giữ riêng, phòng khi Mike quên không gửi lại bản gốc.

Sau một giờ đôn đáo chạy đi tìm phong bì giấy kính (bạn đã từng phải làm như thế bao giờ chưa?) và gửi bức thư đó đến FBI, tôi ngồi lục lại sổ ghi chép.

Thông tin trong bức thư trùng khớp với thông tin trong một file ma của tôi.

File này, có tên là thư mẫu, mới chỉ được mở ra đọc một lần vào thứ Sáu, ngày 16 tháng Một – đó là gã hacker. tôi có thể chứng minh được rằng không có người nào khác từng nhìn thấy nó, vì tôi đã đặt chế độ bảo vệ cho file thư mẫu này sao cho chỉ quản lí hệ thống mới có thể đọc được. Hoặc một người trở thành quản lí hệ thống theo cách bất hợp pháp.

Biết đâu một người nào khác đã tìm ra cách để đọc được file này. Không thể có chuyện đó. Hễ máy tính chạm vào file này, dù với bất kì lí do nào, chuông báo động của tôi sẽ vang lên và máy in sẽ ghi lại. Mà chỉ có một người có thể khiến chuông báo động vang lên. Đó là gã hacker. tôi so sánh bức thư của Laszlo Balogh gửi từ Pittsburg nội dung bức thư do tôi ngụy tạo vào ngày 16 tháng Một. Hắn gần như đã yêu cầu mọi tài liệu được liệt kê trong đó.

Giống hệt.

Ngoại trừ việc hắn đã cẩn thận xóa chữ tuyệt mật khi yêu cầu tài liệu #65.3.

Và một số lỗi sai: Cyclotron, không phải Cyclotrov. Berkeley, không phải Berkley. Hình như tiếng mẹ đẻ của người viết bức thư này không phải là tiếng Anh – có ai lại nói, Kế hoạch và Thực thi của Ghi chú Hội nghị bao giờ không? Kì lạ thật. Ai đứng đằng sau việc này? À – tôi hiểu rồi! Gã hacker này sống ở Pittsburgh, Pennsylvania. Hắn gọi đến Hannover, kết nối với hệ thống điện thoại ở Đức, sau đó xâm nhập vào máy tính của tôi. Quả là một cách giấu tung tích tuyệt vời! Không phải. Nghe vô lí quá. Sao hắn không gọi trực tiếp thẳng từ Pittsburg đến Berkeley? Tôi đọc lại phần ghi chép vào ngày 18 tháng Một. Hôm đó, chúng tôi đã lần dấu kết nối đến điện thoại của gã hacker ở Hannover. Điều này đã được xác nhận. Kết nối điện tử dẫn đến nhà của ai đó ở Hannover, không phải Pittsburgh.

Thông tin di chuyển từ máy tính của tôi ở Berkeley, qua Tymnet, đến Hannover, Đức. Ba tháng sau, một bức thư lại đến từ Pittsburgh. tôi vò đầu gãi tai, cố tìm một số điện thoại trong thư, nhưng không có. Biết đâu tên của Laszlo có trong dịch vụ thư mục của Pittsburgh? Không. Triam cũng không có.

Nhưng cái tên này… Tôi nhấc máy gọi cho chị Jeannie.

Chị ơi, Balogh là kiểu tên gì vậy? Jeannie rành về những thứ này.

Họ này có vẻ là ở Trung hoặc Nam Âu. Hungary hoặc Bulgaria. Em có tên không?

Laszlo.

Hungary chắc rồi. Vì sao à, ngày xưa chị có một anh bạn trai, bố anh ta…

Có khả năng đây là người Đức không? Tôi cắt ngang.

Chị không nghĩ thế. Tôi kể cho chị nghe về bức thư và các lỗi chính tả. Thay vần tron thành trov có vẻ là lỗi phổ biến của người Hungary, Jeannie nói. Chị cá là Hungary.

Chị đã bao giờ nghe đến tên Langman chưa?

Chưa. Nhưng tiếng Đức có nghĩa là người cao.

Gã hacker từng tạo một tài khoản cho T.G. Langman.

Chị thấy nó giống biệt danh hơn, Jeanie nói. Mà làm sao em chắc chắn nhân vật Laszlo này là người thật? Có thể đấy lại là một biệt danh khác cũng chưa biết chừng.

Giới hacker thường ưa dùng biệt danh. Trong vòng bảy tháng qua, tôi đã gặp nào là Pengo, Hagbard, Frimp, rồi Zombie… nhưng T. G. Langman và Laszlo Balogh à? Biết đâu đấy.

Một hacker ở Hannover, Đức biết được bí mật từ Berkeley, California. Ba tháng sau, một người Hungary sống ở Pittsburgh gửi thư cho chúng tôi. Thú vị thật.

Ba tháng? Tôi băn khoăn một lúc. Giả sử có hai người bạn liên lạc với nhau.

Việc chuyển tin tức qua lại giữa họ sẽ mất khoảng vài ngày, cũng có thể là một hay hai tuần. Nhưng ba tháng thì không.

Như vậy, gã Laszlo ở Pittsburg có lẽ không phải là bạn thân của gã hacker ở Hannover.

Bây giờ, giả sử rằng thông tin được gạn lọc thông qua một bên thứ ba nào đó. Có bao nhiêu người tham gia vào vụ này? Nếu hai hoặc ba người gặp mặt, ra quyết định, và hành động, quá trình này sẽ chỉ mất một hay hai tuần.

Nhưng nếu là năm hoặc mười người, thời gian có thể lên đến một, hai tháng.

Nhưng tôi dám chắc rằng ở đây chỉ có một người vận hành máy tính. Không thể có người thứ hai cũng có cách làm việc dai dẳng, bài bản, và nhẫn nại như thế này. Bundespost nói rằng họ thấy có hai người và một công ty với những giao dịch mờ ám.

Chuyện gì đang diễn ra ở đây? Mà dù chuyện gì diễn ra đi chăng nữa, nó cũng vượt quá tầm hiểu biết của tôi. Nhà trường không dạy bạn những vấn đề như thế này. Nghe ra nó thuộc phạm vi thẩm quyền của CIA thì phải. Tôi gọi cho Teejay nhưng mới chỉ thốt ra được hai câu thì bị cắt ngang.

Đợi lát. Để tôi gọi lại cho anh theo đường dây khác.

Tức là đường dây điện thoại bảo đảm an ninh.

Rõ ràng tình tiết mới nhất này khiến Teejay quan tâm. Tôi phải trình bày hai lần, và anh ta còn đòi tôi gửi chuyển phát nhanh bức thư của Laszlo. Tin tức lan truyền rất nhanh: Nửa giờ sau, Greg Fennel của CIA gọi đến hỏi xem Laszlo đã từng đăng nhập vào máy tính của tôi chưa. Tôi kể về các bộ chuông báo động và đường dây bẫy. Không, người duy nhất từng đọc file này là gã hacker ở Hannover.

Greg im lặng giây lát rồi nói, Bằng chứng không thể chối cãi đây rồi.

Điều này khiến tôi nhớ đến nhận xét của anh chàng ở NSA. Tôi gọi cho Bob Morris kể về bức thư, nhưng anh ta có vẻ không hào hứng lắm. Anh có muốn tôi chuyển phát nhanh một bản sao tới không?

Không cần chuyển phát nhanh đâu. Gửi thường cũng được.

Anh ta có vẻ quan tâm đến kĩ thuật đặt chuông báo động của tôi hơn là nội dung bức thư. Trong một chừng mực nào đó, điều này không hề bất ngờ, vì dù gì thì anh ta cũng đã kết luận rằng đây là chuyện nghiêm trọng rồi.

OSI Không quân cử thám tử đến kiểm tra bức thư. Thật may mắn, anh chàng được cử đến, Steve Shumaker, đủ tỉnh táo khi xuất hiện với chiếc quần yếm và áo thun để không làm cho các cư dân của chúng tôi giật mình. Anh ta xin một bản sao bức thư và các bản in hoạt động của gã hacker ở Bộ phận Không gian của Bộ Chỉ huy Hệ thống Không quân. Họ định thực hiện phân tích về cuộc tấn công của gã hacker.

Tôi sẽ cho anh bản sao của bức thư – điều này không thành vấn đề, tôi nói với Shumaker, nhưng tôi không thể đưa anh bản in gốc được. FBI đã yêu cầu tôi giữ kĩ tất cả số tài liệu này vì có thể sử dụng chúng làm bằng chứng.

Vậy thì photo có được không?

Chúa ơi. Photo 500 trang bản in máy tính ư? Vậy là chúng tôi dành cả giờ đồng hồ bên máy photocopy. Tranh thủ cơ hội này, tôi hỏi viên thám tử của OSI rằng anh ta nghĩ gì về bức thư từ Pittsburg.

Bao lâu nay chúng tôi đã cảnh báo mọi người rằng điều này sớm muộn gì rồi cũng xảy ra. Có lẽ bây giờ thì họ đã sáng mắt ra rồi.

Tính đến nay các anh đã làm những gì rồi?

Chúng tôi đến gặp các nơi để nâng cao nhận thức của họ về vấn đề an ninh, anh này nói. _Chúng tôi vừa thành lập một đội chuyên kiểm định anh ninh máy tính bằng cách thử xâm nhập vào các hệ thống của Không quân.

Kết quả thu về cũng chán lắm._

Vậy ra các anh là đơn vị duy nhất kiểm định an ninh máy tính cho Không quân? Tôi hỏi. Chắc các anh phải có hàng nghìn máy tính ấy nhỉ?

À, còn một nhóm nữa ở San Antonio, Bộ Chỉ huy An ninh Điện tử Không quân, chuyên tìm kiếm những hành vi phá rối an ninh điện tử, Shumaker nói. Mối quan tâm chủ yếu của họ là an ninh liên lạc, ví dụ như giữ bí mật các đường truyền vô tuyến. Họ rất sắc bén trong lĩnh vực này.

Gibbons của FBI cũng là người sắc bén. Cuối cùng thì anh ta cũng đã tham gia một cách tích cực, và anh ta muốn biết tất cả mọi thứ. Mỗi lần gã hacker xuất hiện, Mike lại muốn biết ngay lập tức. Anh ta gọi điện liên tục suốt ngày, hỏi thông tin trong sổ ghi chép và những chú ý của tôi, rồi đĩa mềm và cả bản in. Những miêu tả chi tiết về các thiết bị theo dõi. Tất cả. Công việc muốn tiến triển thì phải như thế mới được.

Tâm trí tôi cứ quẩn quanh nghĩ mãi về bức thư này. Tôi muốn tìm một lời giải thích vô tội, một cách nào đó để có thể chỉ ra rằng bức thư chỉ là một sự tình cờ.

Cuối cùng, tôi đành bỏ cuộc và chấp nhận chiến thắng của mình trong sự ngậm ngùi. Không có cách giải thích nào khác: Bức thư này là bằng chứng cho thấy kế hoạch của tôi đã phát huy hiệu quả. Thực ra, không phải kế hoạch của tôi, mà là của Claudia. Người bạn cùng nhà đáng yêu và ngây thơ, không phân biệt được máy tính với máy nướng bánh mì, đã bẫy được gã hacker tinh ranh này! Trên đường đạp xe về nhà, tôi không đi theo đường quen mà tạt vào tiệm kem Double – Rainbow rồi rẽ sang cửa hàng cho thuê băng video. Về đến nhà, tôi hớn hở vung vẩy giơ lên bản sao bức thư của Laszlo. Martha và Claudia la hét toáng lên một hồi. Kế hoạch bí mật 35B đã thành công! Cả ba chui vào phòng của Claudia, vừa ăn bắp rang và kem vừa cổ vũ cho những quái vật trong bộ phimGodzilla Đối đầu Quái vật Zero.

Đọc Gián điệp mạng, chương 01 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 02 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 03 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 04 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 05 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 06 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 07 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 09 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 10 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 11 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 12 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 13 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 14 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 15 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 16 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 17 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 18 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 19 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 20 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 21 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 22 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 23 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 24 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 25 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 26 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 27 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 28 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 29 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 30 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 31 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 32 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 33 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 34 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 35 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 36 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 37 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 38 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 39 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 40 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 41 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 42 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 43 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 44 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 45 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 46 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 47 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 48 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 49 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 50 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 51 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 52 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 53 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 54 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 55 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 56 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, chương 57 tại đây.

Đọc Gián điệp mạng, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.