Gián điệp mạng | Chương 12
Gián điệp mạng kể về nhà khoa học chuyển nghề thành chuyên gia mạng, truy tìm hacker tại Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley, California, Mỹ.
· 29 phút đọc · lượt xem.
Đã đến ngày trăng tròn, cho rằng sẽ có nhiều cuộc đột nhập hơn, tôi lên kế hoạch cho việc ngủ dưới bàn làm việc. Tối hôm đó, gã hacker không xuất hiện, nhưng Martha thì có. Khoảng 7 giờ, nàng đạp xe lên đồi, mang theo một cặp lồng đựng món súp rau củ và một số đồ nghề khâu vá để tôi bận rộn. Không có đường tắt trong việc khâu chăn. Mỗi miếng vải hình tam giác, hình vuông và hình bình hành phải được cắt đúng cỡ, là lượt cẩn thận, ráp lại cho khớp, và khâu lại với miếng vải kế bên. Dẫu nhìn gần cũng khó khẳng định được rằng chiếc chăn được khâu thành từ những mảnh vải vụn.
Chỉ có thể nhận ra lối thiết kế này khi tháo những mảnh vải vụn này ra rồi khâu lại. Chà. Việc này rất giống với việc tìm hiểu gã hacker này.
Khoảng 11 giờ 30 phút đêm, tôi bỏ phiên gác. Nếu gã hacker xuất hiện lúc nửa đêm thì máy in cũng sẽ theo dõi hắn.
Ngày hôm sau, gã hacker xuất hiện một lần. Tôi không theo dõi hắn lần này vì muốn ăn trưa với Martha ở trường. Quyết định này cũng xứng đáng lắm: Ở góc đường, một ban nhạc jazz chơi lại những giai điệu của thập niên 1930.
Người ca sĩ cất cao giọng hát một số giai điệu ngắn của những năm 1930: Everybody loves my baby, but my baby loves nobody but me.
Điều này thật nực cười, Martha vừa nghe hát vừa nhận xét. Nếu phân tích về mặt logic, thì ca sĩ này là em yêu của chính mình.
Sao vậy em? Tôi tò mò hỏi.
Anh thử nghĩ mà xem nhé. Mọi người ở đây bao gồm cả em của anh. Vì Mọi người đều yêu em của anh, nên em của anh cũng yêu chính bản thân cô ấy. Đúng không nào?
_Ừ, đúng,_tôi cố gắng vừa đáp vừa suy luận cho kịp logic của cô ấy.
Nhưng rồi anh ta lại nói: Nhưng em của anh không yêu ai khác ngoài anh. Như vậy là em của anh, người lẽ ra phải yêu chính bản thân mình, không thể yêu ai khác. Do đó, em của anh ở đây chắc chắn phải là chính anh.
Martha phải giải thích hai lần tôi mới hiểu ra. Ca sĩ nọ chưa từng được học những kiến thức logic cơ bản. Và tôi cũng vậy.
Khi tôi quay trở lại sau bữa trưa, gã hacker đã đi lâu rồi, và để lại dấu vết của hắn trên bản in.
Duy có lần này hắn không vào vai siêu người dùng. Đúng vậy, do thói đa nghi đến hoang tưởng, hắn kiểm tra xem những người vận hành hệ thống có đang trên mạng không và theo dõi các chương trình, nhưng không chui qua lỗ hổng trong hệ điều hành.
Thay vào đó, hắn đi câu cá qua Milnet.
Một máy tính cô lập, không hề có giao tiếp nào với thế giới, sẽ miễn nhiễm trước những cuộc tấn công. Nhưng chiếc máy tính ẩn dật như vậy sẽ chỉ có giá trị giới hạn; nó không thể theo kịp được những gì đang diễn ra xung quanh. Máy tính có giá trị sử dụng lớn nhất khi chúng tương tác với con người, cơ chế và các máy tính khác. Mạng máy tính cho phép con người chia sẻ dữ liệu, các chương trình và email.
Trên mạng máy tính có gì? Máy tính có gì để nói với nhau? Hầu hết các máy tính cá nhân đều đáp ứng được nhu cầu của chủ sở hữu, và không cần phải giao tiếp với các hệ thống khác. Với những nhu cầu như soạn thảo văn bản, lập bảng tính kế toán và trò chơi, bạn không phải cần đến bất kỳ một máy tính nào khác. Nhưng khi cắm modem vào máy tính, đường dây điện thoại sẽ mang đến cho bạn những tin tức cập nhật nhất từ thị trường chứng khoán, các dịch vụ tin tức và những nguồn phát tán tin đồn. Việc kết nối với một máy tính khác là một cách hiệu quả để giúp bạn tiếp cận được với những tin tức mới nhất.
Các mạng lưới của chúng tôi hình thành nên những cụm dân cư, mỗi cụm lại toát lên một bầu không khí cộng đồng mang bản sắc riêng. Mạng lưới vật lý học năng lượng cao trao đổi rất nhiều dữ liệu liên quan đến các hạt hạ nguyên tử, các đề án nghiên cứu và cả những lời đồn thổi về việc ai đang nhắm đến giải Nobel. Các mạng lưới quân sự không phải hoạt động trong bí mật có thể truyền đi những đơn đặt hàng mua giày, yêu cầu tài trợ và những tin đồn về việc ai đang tìm mọi cách để leo lên chức chỉ huy căn cứ. Tôi có thể cam đoan là ở đâu đó đang tồn tại những mạng lưới bí mật để trao đổi các mệnh lệnh quân sự bí mật và cả những tin đồn thuộc hàng tuyệt mật như ai đang ngủ với chỉ huy căn cứ.
Các cộng đồng điện tử này được khoanh vùng trong phạm vi giới hạn của những giao thức liên lạc. Các mạng lưới đơn giản, chẳng hạn bảng thông báo công cộng, sử dụng những phương thức giao tiếp đơn giản nhất. Chỉ cần người nào có máy tính cá nhân và điện thoại là có thể kết nối với chúng.
Những mạng lưới nâng cao cần đến những đường dây điện thoại thuê từ nhà cung cấp và hệ thống máy tính chuyên dụng, chúng liên kết hàng trăm, thậm chí hàng nghìn máy tính với nhau. Chính những điểm khác biệt về mặt vật lý này đã đặt ra ranh giới giữa các mạng lưới. Còn bản thân các mạng lưới lại được liên kết với nhau bằng những máy tính cửa ngõ, làm nhiệm vụ truyền tải những thông điệp đã được tái định dạng giữa các mạng lưới khác nhau.
Giống như vũ trụ của Einstein, hầu hết các mạng lưới đều mang tính hữu hạn nhưng không có điểm tận cùng. Chỉ có một số lượng nhất định máy tính được gắn vào mạng lưới, nhưng bạn sẽ không bao giờ đến được đường biên của nó. Ở phía cuối hàng lúc nào cũng luôn có thêm một máy tính nữa. Cuối cùng, bạn sẽ tạo thành một vòng tròn khép kín hoàn chỉnh và quay trở lại điểm khởi đầu. Đa phần các mạng lưới đều phức tạp và đan xen chồng chéo đến nỗi không ai biết tất cả những kết nối của chúng sẽ dẫn đến đâu, vì vậy hầu hết mọi người đều phải khám phá để tìm được đường đi xung quanh.
Các máy tính ở phòng thí nghiệm của chúng tôi kết nối với khoảng hơn 10 mạng lưới. Trong số đó, có những mạng cục bộ, như mạng ethernet kết nối các máy tính trong một tòa nhà với phòng thí nghiệm bên cạnh. Một số mạng lưới khác lại vươn xa thành một cộng đồng mở rộng: Mạng Nghiên cứu Vùng vịnh kết nối khoảng 12 trường đại học ở vùng Bắc California.
Cuối cùng, các mạng lưới quốc gia và quốc tế cho phép giới khoa học chúng tôi kết nối với các máy tính trên toàn thế giới. Nhưng mạng lưới tối cao là Internet.
Vào giữa thập niên 1950, chính phủ Liên bang bắt đầu xây dựng hệ thống xa lộ liên tiểu bang, một kỳ công trong thế kỉ XX của nền chính trị rổ thịt liên quan đến các công trình công cộng. Với ký ức ám ảnh về sự thiếu thốn của giao thông thời chiến, các nhà lãnh đạo quân đội bảo đảm rằng hệ thống liên tiểu bang này có thể hỗ trợ tốt cho các đoàn xe tăng, đoàn hộ tống quân sự và đoàn xe chở lính. Vào thời nay, hiếm ai còn coi hệ thống đường xa lộ liên tiểu bang là hệ thống quân sự, dù rằng chúng có thể cho phép những đoàn xe tăng đi dọc ngang đất nước dễ dàng như những chiếc xe tải vậy.
Với lối suy luận này, Bộ Quốc Phòng bắt tay vào phát triển một mạng lưới để liên kết các máy tính quân sự với nhau. Năm 1969, những thí nghiệm của Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (Defense Advanced Research Projects Agency – DARPA) đã tiến hóa dần thành Arpanet và sau đó là Internet: một xa lộ điện tử liên kết hàng trăm nghìn máy tính trên toàn thế giới.
Trong thế giới điện toán, Internet ít nhất đã thành công như hệ thống xa lộ liên tiểu bang. Cả hai công trình này đều đã và đang bị chính thành công của mình gây áp đảo, và ngày ngày chúng đều phải còng lưng hỗ trợ một lưu lượng giao thông vượt quá những gì mà những người thiết kế nên chúng đã mường tượng. Cả hai đều thường xuyên là đối tượng than phiền về những hiện tượng như ùn tắc giao thông, định tuyến bất cập, hoạch định thiển cận và bảo dưỡng không đầy đủ. Dẫu vậy, những lời phàn nàn này cũng đã phản ánh được sự phổ biến đáng kinh ngạc của những gì mà mới vài năm trước đó vẫn chỉ là một cuộc thí nghiệm không chắc chắn.
Thoạt đầu, mạng lưới của DARPA chỉ đơn giản là môi trường thử nghiệm để chứng minh rằng các máy tính có thể liên kết được với nhau. Vì bị coi là một cuộc thí nghiệm không đáng tin cậy, chỉ có các trường đại học và phòng thí nghiệm sử dụng chúng, còn giới quân sự chính thống phớt lờ chúng. Sau tám năm, mạng Arpanet chỉ kết nối được vài trăm máy tính, nhưng dần dà, nhiều người khác bắt đầu quan tâm tới tính tin cậy và sự đơn giản của mạng lưới này. Tới năm 1985, số lượng máy tính trong mạng đã lên tới hàng chục nghìn; ngày nay, con số này có lẽ đã vượt quá ngưỡng 100.000. Việc thực hiện một cuộc tổng điều tra về các máy tính đã nối mạng cũng gian nan không kém việc kiểm đếm số lượng các thành phố và thị trấn có thể tiếp cận qua hệ thống xa lộ liên tiểu bang – khó có thể liệt kê đầy đủ vô số những địa điểm không thể tiếp cận qua những con đường ngoằn ngoèo.
Có thể phần nào nhận ra cơn đau trưởng thành của mạng lưới này qua những thay đổi về tên gọi của nó. Mạng Arpanet đầu tiên là trục kết nối các máy tính ngẫu nhiên của các trường đại học, cơ sở quân sự và nhà thầu quốc phòng. Khi giới quân sự ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào mạng lưới này để truyền tải tin nhắn và email, họ quyết định phân chia nó thành một nhánh quân sự (chính là Milnet), và một nhánh phục vụ nghiên cứu (Arpanet).
Nhưng không có nhiều điểm khác biệt giữa mạng quân sự và mạng nghiên cứu, và hệ thống máy tính cửa ngõ vẫn cho phép các luồng thông tin di chuyển qua lại giữa hai bên. Thực ra, bất cứ người dùng Aparnet nào cũng có thể kết nối với bất cứ máy tính nào của mạng Milnet mà không cần tới một lời mời. Arpanet, Milnet cùng khoảng 100 mạng lưới khác hợp lại tạo nên Internet.
Có hàng nghìn máy tính của các trường đại học, tổ chức thương mại và cơ quan quân sự kết nối với nhau thông qua Internet. Giống như những công trình trong thành phố, mỗi thiết bị có một địa chỉ riêng, đa phần đều được đăng kí ở Trung tâm Thông tin Mạng (Network Information Xuer – NIC) có trụ sở tại Menlo Park, California. Mỗi máy tính đều có thể có tới vài chục hoặc vài trăm người sử dụng, nên từng cá nhân cũng như từng máy tính đều được đăng kí trong NIC.
Hệ thống máy tính của NIC cung cấp một danh mục địa chỉ: Chỉ cần kết nối với NIC và hỏi thông tin về một ai đó, nó sẽ nói cho bạn biết người đó ở đâu. NIC không có cái may mắn là luôn giữ cho cơ sở dữ liệu của họ được cập nhật (giới máy tính vốn nhảy việc như cơm bữa), nhưng dù sao NIC vẫn làm tốt nhiệm vụ là cuốn danh bạ của những người sử dụng máy tính.
Trong giờ nghỉ trưa, gã hacker mò vào NIC. Máy in của chúng tôi âm thầm lưu lại nội dung phiên truy cập này trong lúc hắn tìm kiếm một từ viết tắt là WSMR: Giới thiên văn học đều biết Sunspot, New Mexico là một trong những đài quan sát mặt trời tốt nhất. Bầu trời trong vắt cùng với những kính viễn vọng tuyệt vời đủ để bù đắp cho sự cô lập tuyệt đối của Đỉnh Sacramento, cách Albuquerque vài trăm kilometer về phía Nam. Con đường duy nhất dẫn đến đài quan sát này chạy qua White Sands, địa điểm thử nghiệm tên lửa hành trình của Lục quân. Một lần, trong lúc tôi đang nghiên cứu vành nhật hoa, thì ống kính quan sát đưa tôi đến Sunspot, vượt qua bãi White Sands đìu hiu.
Những cánh cổng khóa kín và những vọng gác khiến người nhìn phải nản lòng; nếu mặt trời không nướng chín bạn, thì những hàng rào điện sẽ làm điều đó.WSMR? White Sands Missile Range – Bãi thử tên lửa White Sands.
Với hai lệnh và 20 giây, hắn đã tìm thấy năm máy tính ở White Sands.
Tôi từng nghe tin đồn về việc Lục quân đang thiết kế tên lửa để bắn hạ vệ tinh. Có vẻ đó là một dự án thuộc SDI55 hay Star Wars chưa biết chừng, nhưng giới thiên văn học dân sự thì chỉ có thể võ đoán mà thôi. Có lẽ gã hacker biết nhiều về White Sands hơn tôi.
Dẫu vậy, rõ ràng là hắn vẫn muốn tìm hiểu kỹ hơn về White Sands. Hắn loay hoay mất 10 phút để tìm cách truy cập vào từng máy tính ở đó, kết nối với chúng thông qua Internet.
Máy in ghi lại từng bước đi của hắn: Với từng máy tính, hắn thử đăng nhập dưới danh nghĩa các tài khoản guest, visitor, root và system. Chúng tôi chứng kiến cảnh hắn thất bại hết lần này qua lần khác khi cố đoán mật khẩu. Có lẽ những tài khoản này đều hợp lệ; nhưng hắn không thể đăng nhập vì không biết mật khẩu đúng. tôi mỉm cười nhìn vào bản in. Không còn nghi ngờ gì nữa, gã hacker muốn xâm nhập vào White Sands. Nhưng họ đâu có ngốc nghếch trong việc bảo đảm an ninh. Không khách du lịch hay gã hacker nào có thể bước vào vùng nằm giữa những hàng rào điện và mật khẩu này. Có người ở White Sands đã khóa cửa.
Vừa rúc rích cười, tôi vừa chỉ cho sếp Roy Kerth xem những nỗ lực bất thành của hắn.
Chúng ta có thể làm gì với thông tin này đây? Tôi hỏi. Vì hắn không đột nhập được vào White Sands, chúng ta có nên báo cho họ không?
Ôi, có chứ, chúng ta sẽ báo với họ, Roy trả lời. Nếu có kẻ định lẻn vào nhà hàng xóm của tôi, tôi sẽ báo cho họ biết chứ. Tôi cũng sẽ gọi cảnh sát luôn. Tôi hỏi cảnh sát nào phụ trách Internet.
Biết chết liền, Roy nói. _Nhưng đây là nội quy của chúng ta từ đây về sau: Hễ có người bị tấn công, chúng ta sẽ báo cho họ biết. Tôi không quan tâm việc gã hacker có xâm nhập vào được hay không, nhiệm vụ của anh là gọi điện và báo với họ. Hãy lưu ý, không được bàn những việc này qua email.
Và hãy đi tìm hiểu xem cảnh sát nào phụ trách việc này._
Vâng, thưa sếp.
Chỉ cần một cuộc điện thoại là tôi biết ngay được rằng FBI không kiểm soát Internet. Nghe này, nhóc, anh có mất hơn nửa triệu dollar không?
À, không.
Có thông tin nào tuyệt mật không?
À, không.
Thế thì hãy biến đi, nhóc.
Vậy là một cố gắng nữa để đánh động FBI đã thất bại.
Có lẽ Trung tâm Thông tin Mạng sẽ biết ai phụ trách an ninh cho mạng của họ. Tôi gọi đến Menlo Park và sau một hồi lòng vòng thì gặp được Nancy Fischer. Đối với cô, Internet không chỉ là một bộ sưu tập những đường dây cáp và phần mềm. Nó là một sinh vật sống, một bộ não với những tế bào thần kinh vươn rộng toàn thế giới, lấy nguồn sống hằng giờ là hàng chục nghìn người dùng máy tính. Nhưng Nancy là người tin vào số phận: Nó là bản sao thu nhỏ của xã hội xung quanh chúng ta. Không sớm thì muộn, một kẻ phá hoại nào đó sẽ tìm cách giết chết nó.
Có vẻ như cảnh sát mạng không hề tồn tại. Vì Milnet – lúc này đã có tên mới là Mạng Dữ liệu Quốc phòng – không được phép truyền tải dữ liệu mật, nên không ai chú ý đến vấn đề an ninh của nó.
Anh nên nói chuyện với Văn phòng Điều tra Đặc biệt của Không quân (Air Force Office of Special Investigations – AFOSI), Nancy nói. Họ là đơn vị thi hành luật của Không quân. Những cuộc bắt bớ kẻ buôn bán ma túy và những vụ giết người. Không hẳn là kiểu tội phạm cổ cồn trắng, nhưng nói chuyện với họ thì cũng có mất gì đâu. Tôi xin lỗi vì không thể giúp anh, nhưng đây thực sự không thuộc phạm vi chuyên trách của tôi.
Sau ba cuộc gọi nữa, tôi được tham gia vào một cuộc gọi hội nghị với đặc vụ Jim Christy của AFOSI và Thiếu tá Steve Rudd của Cục Thông tin Liên lạc Bộ Quốc phòng.
Jim Christy khiến tôi lo lắng bồn chồn – anh nói với giọng của một nhân viên thi hành luật. Để tôi nói thẳng thế này. Một gã hacker nào đó đã xâm nhập vào máy tính của các anh, sau đó tiếp cận được một máy tính của Lục quân ở Alabama, và giờ thì nhắm đến Bãi thử Tên lửa White Sands. Phải thế không?
Vâng. Đó là những gì chúng tôi đã thấy. Tôi không muốn giải thích về lỗ hổng an ninh Gnu – Emacs. Cuộc truy lùng của chúng tôi chưa hoàn tất; hắn có thể đến từ California, Alabama, Virginia hoặc New Jersey.
Ồ… Các anh không chặn hắn để bắt à?
Anh ta đi trước tôi một bước.
Và nếu chúng tôi chặn lại, hắn sẽ xâm nhập vào Internet qua lỗ hổng khác.
Trong khi đó, Steve Rudd muốn bắt gã hacker này. Không thể để điều này tiếp tục được. Dù không có thông tin mật, nhưng để bảo đảm sự toàn vẹn cho Milnet, các loại gián điệp phải bị chặn ở ngoài.
Gián điệp? Tai tôi vểnh lên.
Jim Christy nói tiếp. Chắc FBI chưa nhấc tay động chân gì. Tôi tóm tắt về năm cuộc gọi đến FBI trong một từ.
Gần như là biết lỗi, Jim Christy bảo tôi, _FBI không có trách nhiệm phải điều tra mọi tội phạm. Có lẽ họ chỉ xem xét một trong năm vụ được báo cáo.
Tội phạm máy tính không phải chuyện dễ dàng – nó không giống như bắt cóc hay cướp ngân hàng, vốn có nhân chứng và tổn thất rõ ràng. Đừng trách họ vì tránh né những vụ khó khăn và không có một giải pháp rõ ràng nào._
Steve hối thúc Jim: Được rồi, FBI sẽ không làm gì cả, còn AFOSI thì sao?
Jim trả lời chậm rãi, Chúng tôi là thanh tra tội phạm máy tính của Không quân. Thường thì tin tức về tội phạm máy tính chỉ đến tai chúng tôi sau khi đã phát sinh thiệt hại. Đây là lần đầu tiên chúng tôi gặp phải một sự việc vẫn còn đang tiến triển.
Steve cắt ngang: Jim, anh là một đặc vụ kia mà. Sự khác biệt duy nhất giữa anh và một đặc vụ FBI là quyền hạn pháp lý. Vụ việc này có thuộc thẩm quyền của cơ quan anh không?
Có. Thực ra đây là một trường hợp kỳ lạ, thuộc thẩm quyền của một số tòa án.
Qua đường dây điện thoại, tôi gần như có thể nghe thấy Jim nghĩ gì.
Chúng tôi có quan tâm, đúng vậy. Tôi chưa thể khẳng định đây là một vụ việc nghiêm trọng hay chỉ là một cuộc báo động giả, nhưng cũng đáng để điều tra.
Jim nói tiếp: Cliff này. Mỗi cơ quan đều có ngưỡng giới hạn. Do điều kiện nguồn lực, chúng tôi buộc phải lựa chọn những gì đáng để điều tra. Đó là lý do tại sao FBI hỏi anh về những thiệt hại về tiền bạc – họ muốn nỗ lực của mình đạt được thành quả nhiều nhất. Nhưng trong tình huống này, nếu dữ liệu mật bị đánh cắp, thì đó sẽ là một câu chuyện khác. Không thể lấy tiền ra so sánh với an ninh quốc gia được.
Steve cắt ngang: Nhưng thông tin không mật cũng có thể có vai trò tương đương với an ninh quốc gia. Vấn đề là phải thuyết phục những người thi hành luật.
Vậy các anh định làm gì? Tôi hỏi.
Ngay lúc này thì chúng tôi chưa thể làm gì nhiều. Nhưng nếu gã hacker này đang sử dụng các mạng lưới của quân đội, tức là hắn đã bước vào lãnh địa của chúng tôi rồi. Hãy cập nhật tình hình cho chúng tôi và chúng tôi sẽ chuẩn bị tinh thần.
Với hy vọng sẽ khuyến khích được AFOSI, tôi gửi Jim bản sao sổ nhật ký cùng với những trích đoạn bản in hoạt động của gã hacker.
Sau cuộc nói chuyện này, Jim Christy giải thích về Milnet. Thứ mà tôi gọi là Milnet thì Jim gọi là Mạng Dữ liệu Quốc phòng không bí mật, do Cục Thông tin Liên lạc Bộ Quốc phòng vận hành. Bộ Quốc phòng sử dụng Milnet cho mọi quân chủng – Lục quân, Hải quân, Không quân và Thủy quân Lục chiến. Như vậy, mỗi quân chủng đều có quyền truy cập như nhau đối với mạng lưới này, và mạng này liên kết máy tính của tất cả các quân chủng.
Vậy tại sao Steve Rudd lại thuộc Không quân?
Thực ra anh ta là người thuộc đa quân chủng, làm việc cho cả ba nhánh. Dĩ nhiên, khi đánh hơi được vấn đề thì anh ta sẽ gọi cho các thanh tra của Không quân.
Còn anh chuyên trách về tội phạm máy tính à?
Có thể nói như vậy. Chúng tôi đang quản lý 10.000 máy tính của Không quân.
Vậy sao anh không thể giải quyết trường hợp này luôn?
Jim từ tốn giải thích: Chúng tôi phải phân định lãnh thổ rõ ràng, nếu không, chúng tôi sẽ dẫm lên chân nhau mất. Cliff, anh không phải lo bị OSI bắt giữ đâu – thẩm quyền hoạt động của chúng tôi là căn cứ Không quân.
Thẩm quyền luôn thuộc về một người nào đó khác.
Tuy phàn nàn về các loại thẩm quyền, song tôi cũng nhận ra rằng chúng bảo vệ quyền lợi của chính tôi: Hiến pháp của chúng ta đã ngăn chặn việc quân đội can thiệp vào các vấn đề dân sự. Jim đặt vấn đề này ở một góc độ mới – đôi khi những quyền này lại gây cản trở cho việc thực thi pháp luật. Lần đầu tiên, tôi nhận ra rằng quyền dân sự của mình thực ra lại giới hạn hoạt động của cảnh sát.
Thôi chết. Tôi đã quên khuấy chỉ thị của sếp là phải gọi cho White Sands.
Sau một vài phút trao đổi trên điện thoại, tôi gặp được Chris McDonald, một nhân viên dân sự làm việc cho bãi thử tên lửa. tôi kể vắn tắt tình hình – Unix, Tymnet, Oakland, Milnet, Anniston, AFOSI, FBI.
Chris cắt ngang: Anh vừa nhắc đến Anniston à?
Vâng, gã hacker vào vai siêu người dùng ở Kho Quân nhu Anniston. Tôi đoán đó là một căn cứ nhỏ ở Alabama.
Tốt rồi, tôi biết Anniston. Đó là căn cứ Lục quân anh em với chúng tôi. Sau khi thử nghiệm tên lửa, chúng tôi sẽ chuyển chúng tới Anniston, Chris nói.
Máy tính của họ cũng đến từ White Sands. Tôi tự hỏi không biết liệu đây có phải chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên không. Có lẽ gã hacker đã đọc dữ liệu ở máy tính Anniston, rồi nhận ra rằng những thứ hay ho lại xuất phát từ White Sands. Hoặc giả hắn đang thăm dò lấy mẫu từng địa điểm lưu trữ tên lửa của Lục quân chăng? Hay biết đâu hắn đang nắm trong tay danh sách những máy tính có lỗ hổng an ninh. Chris này, hệ thống máy tính của các anh có cài Gnu – Emacs không?
Chris không biết, nhưng anh hứa sẽ đi hỏi. Nhưng để lợi dụng được lỗ hổng này, trước tiên gã hacker phải đăng nhập vào máy tính. Và hắn đã thất bại, sau khi thử bốn lần ở từng máy tính trong tổng số năm chiếc.
White Sands phòng vệ bằng cách buộc mọi người dùng phải sử dụng mật khẩu dài và cứ bốn tháng lại thay đổi mật khẩu một lần. Với kỹ thuật viên, họ không được phép tự chọn mật khẩu mà sẽ được máy tính chỉ định cho những mật khẩu khó có thể đoán được như agnitfom
hay nietoayx
. Mỗi tài khoản đều có một mật khẩu, và không mật khẩu nào có thể đoán được. tôi không thích hệ thống của White Sands. Vốn không thể ghi nhớ được những mật khẩu do máy tính tạo ra, nên nếu rơi vào tình huống này, hẳn là tôi sẽ phải viết lại chúng rồi nhét trong ví hoặc để bên cạnh máy tính của mình. Tốt hơn hết, hãy để mọi người tự chọn mật khẩu cho mình. Dĩ nhiên, sẽ có người chọn những mật khẩu dễ đoán, như lấy chính tên của họ. Nhưng ít nhất thì họ cũng sẽ không phàn nàn về việc phải ghi nhớ những cụm từ vô nghĩa như tremvonk
, và họ cũng không phải ghi chúng vào đâu cả.
Nhưng gã hacker đã xâm nhập được vào hệ thống của chúng tôi, còn tới White Sands thì hắn bị hất trở lại. Có lẽ là mật khẩu ngẫu nhiên, nghe không thuận tai và mâu thuẫn, lại có tính bảo mật cao hơn. Tôi không biết nữa.
Vậy là cuối cùng tôi cũng hoàn thành các mệnh lệnh của sếp. FBI không đếm xỉa đến chúng tôi, nhưng các thanh tra của Không quân đã đồng ý theo vụ này. Và tôi cũng đã thông báo với White Sands về việc có người đang tìm cách đột nhập vào hệ thống của họ. Hài lòng với kết quả công việc của mình, tôi hẹn gặp Martha ở một quầy ăn pizza chay. Bên những miếng bánh dày đầy rau bina và sốt pesto, tôi kể cho nàng nghe những chuyện đã xảy ra trong ngày.
Bọn anh đã hoàn thành nhiệm vụ 1 rồi.
Tuyệt vời, chiến thắng tuyệt vời. Mà nhiệm vụ 1 là gì vậy?
Bọn anh đã trao đổi với cảnh sát mật của Không quân.
Rồi sao nữa?
Bọn anh cũng đã cảnh báo cho bên căn cứ tên lửa về các âm mưu phản gián.
Rồi sao nữa?
Và bọn anh cũng gọi món pizza cho gã gián điệp mật rồi.
Nhưng khi nào sẽ bắt được tên gián điệp?
Kiên nhẫn nào. Đó là nhiệm vụ 2.
Đến lúc cùng nhau đi bộ về nhà, chúng tôi mới bàn đến mặt nghiêm túc của trò chơi này.
Câu chuyện này càng lúc càng kỳ quặc hơn, Martha nói. _Ban đầu, nó chỉ là một trò chơi đuổi bắt lũ nhóc nghịch ngầm nào đó loanh quanh trong vùng, còn bây giờ anh lại nói chuyện với những người trong giới quân sự, lúc nào cũng mặc quân phục tề chỉnh và không có chút khiếu hài hước nào.
Cliff, họ không phù hợp với anh đâu._ Tôi chống chế một cách yếu ớt: Đây là một ca vô hại, và biết đâu còn hữu ích nữa, vì nó tạo công ăn việc làm cho họ. Suy cho cùng thì ngăn chặn kẻ xấu là trách nhiệm của họ kia mà.
Martha chưa chịu bỏ qua. Vâng, nhưng còn anh thì sao, Cliff? Anh giao du với những người đó làm gì? Em hiểu, ít nhất anh cũng phải trao đổi với họ, nhưng mức độ tham gia của anh là thế nào?
Từ quan điểm của anh thì mọi bước đi đều hợp lý, tôi nói. Trong vai trò người quản lý hệ thống, anh đang cố gắng bảo vệ máy tính của mình. Khi có kẻ xâm phạm, anh sẽ phải truy bắt hắn. Nếu cố tình lờ hắn đi, hắn sẽ gây hại cho các hệ thống khác. Đúng vậy, anh đang hợp tác với cảnh sát Không quân, nhưng điều đó không có nghĩa là anh tán thành mọi điều mà quân đội bảo vệ.
Vâng, nhưng anh phải quyết định cuộc sống của mình chứ, Martha nói.
Anh có muốn làm cảnh sát không?
Cảnh sát ư? Không, anh là nhà thiên văn học. Nhưng có kẻ đang đe dọa phá hủy công việc mà bọn anh đang làm.
Chưa thể khẳng định như thế được, Martha cắt ngang. Biết đâu về mặt quan điểm chính trị, gã hacker này lại gần gũi với chúng ta hơn là đám người trong ngành an ninh kia thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu người anh đang truy lùng lại cùng phe với mình? Biết đâu anh ta đang cố gắng phơi bày những góc khuất của việc phổ biến hoạt động quân sự thì sao? Một dạng bất tuân dân sự phiên bản điện tử nào đó chẳng hạn.
Quan điểm chính trị của tôi chưa được cập nhật thêm từ cuối thập niên 1960.
Thực ra, đó là một thứ quan điểm hỗn tạp và mù mờ của trường phái cánh tả mới. Vốn chưa từng băn khoăn nhiều về chính trị, tôi tự nhận rằng mình là một kẻ không có lý tưởng và vô hại, chỉ muốn tránh thật xa những cam kết chính trị không hề dễ chịu chút nào. Tôi phản đối những giáo lý cánh tả cấp tiến, nhưng chắc chắn tôi không phải người của phe bảo thủ. Tôi không có tham vọng kết bạn với các đặc vụ liên bang. Ấy thế mà giờ đây tôi lại sát cánh với lực lượng cảnh sát quân sự.
Có lẽ cách duy nhất để xác định kẻ ở đầu bên kia là lần dấu theo các đường dây, tôi nói. Có thể chúng ta không có thiện cảm với các tổ chức này, nhưng nội dung hợp tác cụ thể hiện nay thì không có gì xấu xa cả. Anh có nối giáo cho giặc đâu.
Anh cứ phải thận trọng đấy.
Đọc Gián điệp mạng, chương 01 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 02 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 03 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 04 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 05 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 06 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 07 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 09 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 10 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 11 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 12 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 13 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 14 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 15 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 16 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 17 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 18 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 19 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 20 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 21 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 22 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 23 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 24 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 25 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 26 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 27 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 28 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 29 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 30 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 31 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 32 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 33 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 34 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 35 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 36 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 37 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 38 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 39 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 40 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 41 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 42 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 43 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 44 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 45 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 46 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 47 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 48 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 49 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 50 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 51 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 52 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 53 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 54 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 55 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 56 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 57 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, toàn tập tại đây.