Gián điệp mạng | Chương 32
Gián điệp mạng kể về nhà khoa học chuyển nghề thành chuyên gia mạng, truy tìm hacker tại Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley, California, Mỹ.
· 19 phút đọc · lượt xem.
Tối hôm qua, bầu không khí ở nhà thật căng thẳng. Martha lầm lì không nói. Tôi đã phá hỏng một buổi chiều Chủ nhật đẹp trời bằng việc dành cả ngày theo dõi gã hacker. Đỏ bạc thì lại đen tình, tiến triển trong cuộc chiến với hắn đã khiến tôi phải trả một cái giá đắt ở nhà. tôi nên chia sẻ với ai về khám phá mới nhất đây? Sếp của tôi, tất nhiên rồi.
Chúng tôi đã đánh cược về xuất phát điểm của gã hacker, và tôi đã thua. Tôi nợ ông một hộp bánh quy.
FBI chăng? Chà, bấy lâu nay họ đâu có thiết tha gì, nhưng mọi chuyện đã vượt quá thẩm quyền phòng cảnh sát nội bộ rồi. Thì cứ cho họ thêm cơ hội nữa để phớt lờ chúng tôi vậy.
Văn phòng Điều tra Đặc biệt của Không quân? Họ đã yêu cầu cập nhật tình hình. Trước những cuộc tấn công của gã hacker vào các máy tính quân sự, tôi nên báo với người bên quốc phòng, dù về chuyện chính trị tôi có lóng ngóng đến đâu chăng nữa.
Nếu như nói chuyện với quân đội là việc khó, thì gọi điện cho CIA lại là một nỗi vướng mắc thực sự. Một tháng trước, tôi đã tự thuyết phục mình rằng cần phải nói cho họ biết có người đang tìm cách xâm nhập vào máy tính của họ. Tôi đã hoàn thành nghĩa vụ của mình. Bây giờ, tôi có nên báo lại rằng kẻ đó là người nước ngoài hay không? Nhưng một lần nữa, có vẻ họ mới đúng là đối tượng cần gặp. Tôi có thể hiểu về các nút, mạng máy tính, nhưng việc gián điệp… chà, người ta có dạy chuyện đó ở trường đào tạo sau đại học đâu.
Chắc chắn, bạn bè tôi thuộc phe cánh tả ở Berkeley sẽ nói rằng tôi đã bị nhà nước lôi kéo. Nhưng tôi không nghĩ mình là một công cụ của giai cấp thống trị, trừ khi lũ rối chó săn đế quốc chịu ăn sáng bằng món cháo yến mạch ôi thiu. Vừa đạp xe tôi vừa tự tranh cãi với mình, nhưng trực giác đã cho tôi biết việc cần làm: CIA nên biết, và tôi nên nói với họ.
Khiến các cơ quan chính phủ nhúc nhích bao giờ cũng là một nhiệm vụ gian nan. Biết đâu tôi có thể thu hút được sự chú ý của ai đó bằng cách đứng ra vẫy cờ trước cửa tất cả các cơ quan ba ký tự.
Đầu tiên, tôi gọi cho FBI. Văn phòng Oakland của họ từ lâu đã không đoái hoài gì đến việc này, nhưng có khi tôi lại thúc giục được Mike Gibbons ở Alexandria, Virginia. Nhưng Mike đang đi nghỉ mát, nên tôi để lại tin nhắn, hy vọng rằng hai tuần nữa anh sẽ nghe được. Cứ nói rằng có Cliff gọi đến, và rằng người bạn của tôi có địa chỉ ở Đức.
Cũng không thể ghi gì nhiều trên một mảnh giấy ghi chú bé xíu.
Điểm đến thứ hai của tôi là OSI của Không quân – các thám tử Không quân.
Hai người cùng nghe máy, một giọng phụ nữ, và một giọng nam giới khàn khàn.
Người phụ nữ tên là Ann Funk, đặc vụ chuyên trách tội phạm gia đình. Cô nói với giọng nghiêm túc: Đánh đập vợ, lạm dụng trẻ em. Không quân cũng có những vấn đề tệ hại như phần còn lại của thế giới.
Không phải là những nhiệm vụ liên quan đến công nghệ cao, nhưng ngay cả khi trên điện thoại, sự hiện diện của cô cũng khiến người khác phải tôn trọng và thông cảm. Bây giờ, cô làm việc với nhóm tội phạm máy tính của OSI.
Một tháng trước, tôi nói chuyện với Jim Christy. Hôm nay, câu hỏi đầu tiên anh hỏi cũng là câu tôi đã hỏi Steve: Đông Đức hay Tây Đức?
Tây, tôi trả lời. Chúng ta sẽ biết thêm trong vài ngày tới.
Hắn đã vào được những đâu? Ann hỏi.
Không đâu cả, ít nhất đó là những gì tôi thấy. Nhưng hắn đã thử. Tôi kể tên một số địa điểm mà hắn định vào.
Chúng tôi sẽ gọi lại cho anh, Jim nói. Văn phòng ở châu Âu của chúng tôi có thể lo vụ này.
Vậy là tôi đã cảnh báo cho Không quân. Hãy chờ xem họ định làm gì.
Tiếp theo, tôi gọi CIA. Người ở văn phòng của Teejay trả lời – anh không có ở nhiệm sở. Chà, vậy là xong rồi. Tôi thấy mình như đứa trẻ phải thuyết trình trước lớp, nhưng đúng ngày hôm đó giáo viên lại nghỉ ốm.
Nhưng vì đã quyết định phải báo chuyện cho các điệp viên, nên tôi quay sang gọi cho anh bạn điệp viên đồng nghiệp của Teejay là Greg Fennel.
Greg có trong văn phòng, tốt rồi.
Ba phút nữa tôi phải đi họp. Nói ngắn gọn thôi.
Một ngày bận rộn ở CIA.
Tóm lại là chúng tôi đã lần dấu được gã hacker đến Đức. Tạm biệt!
Hả? Đợi đã! Sao các anh làm được vậy? Anh có chắc vẫn là gã đó không?
Đến giờ họp rồi kìa. Ngày mai chúng ta trao đổi tiếp vậy.
Quên việc họp hành đi. Hãy cho tôi biết chuyện gì đã xảy ra. Đừng thêm thắt, đừng diễn giải.
Việc này không khó, khi bạn giữ một cuốn sổ ghi chép. Tôi đọc phần tổng kết cuối tuần. Một giờ sau, Greg vẫn miệt mài đặt câu hỏi, và đã quên béng cuộc họp kia. Anh ta rất quan tâm đến chuyện này.
Thú vị thật, ngài điệp viên nói to suy nghĩ trong đầu mình. Có kẻ ở Tây Đức xâm nhập vào các mạng lưới của chúng ta. Hay ít nhất là chúng đến từ cổng Tây Đức.
Anh ta biết rằng chúng tôi vừa xác định được một đầu mối trong cả chuỗi liên kết. Gã hacker vẫn có thể ở bất cứ nơi đâu.
Liệu các anh có thể hành động không? Tôi hỏi.
Chuyện này do người khác quyết định. Tôi sẽ chuyển lời lên cấp trên, nhưng tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra đâu. Tôi mong đợi gì chứ? CIA không thể làm gì nhiều để giải quyết vấn đề – họ chỉ là người đi thu thập thông tin mà thôi. Tôi cứ mong họ sẽ tiếp quản cái đống rối tung này, nhưng chuyện đó có vẻ khó xảy ra. Gã hacker không sục sạo trong máy tính của họ, mà trong máy tính của chúng tôi.
Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley đã chán ngấy việc phải lãng phí thời gian vào cuộc truy lùng này. Tôi giấu chuyện tôi theo dõi gã hacker, nhưng ai cũng thấy rõ là tôi không chăm nom gì cho hệ thống của phòng thí nghiệm. Các phần mềm khoa học từ từ xuống cấp trong lúc tôi mải xây dựng các chương trình để phân tích hoạt động của gã hacker.
Vì sợ hãi ông sếp cay độc, tôi bổ túc thêm chút kiến thức về cơ học lượng tử trước khi đi nói chuyện với Roy Kerth. Biết đâu nếu cà kê một chút về vật lý học, ông sẽ bỏ qua việc tôi làm trên mặt trận chống hacker. Dù sao, ông cũng đã tỏ ra hài lòng với phần mềm đồ họa của tôi kia mà, mặc dù tôi nghĩ nó chẳng mấy ấn tượng.
Nhưng dù loanh quanh cỡ nào cũng không đánh lạc hướng cơn giận của Rogy được. Ông nổi cơn tam bành khi thấy tôi dành quá nhiều thời gian theo dõi gã hacker. Tôi không đóng góp gì cho phòng ban cả – không có gì để ông đem khoe, không có gì để ông định lượng.
Ít nhất thì ông cũng không cho tôi nghỉ việc. Thực ra, ông lại còn tỏ ra sốt sắng hơn bao giờ hết trong việc bắt gọn gã khốn này. tôi dành vài giờ tìm kiếm đề tài về hacker trong các bảng tin trên mạng Usenet, và tìm được một thông tin từ Canada. Tôi gọi điện cho tác giả bài đăng – tôi không tin vào email. Bob Orr, một nhà khoa học ở Đại học Toronto, kể một câu chuyện buồn.
Chúng tôi kết nối với rất nhiều mạng lưới, và rất khó thuyết phục các cơ quan trợ cấp chi trả cho việc này. Một số hacker từ Đức đã xâm nhập vào hệ thống của chúng tôi, thay đổi chương trình và phá hoại hệ điều hành.
Bọn chúng xâm nhập bằng cách nào? Tôi hỏi, nhưng đã ngờ ngợ câu trả lời.
Chúng tôi hợp tác với phòng thí nghiệm vật lí CERN ở Thụy Sĩ. Và những những tên phá hoại đã băng qua máy tính của họ. Có lẽ bọn chúng đã cày nát hệ thống của họ, ăn cắp mật khẩu dẫn vào hệ thống của chúng tôi, và trực tiếp kết nối với chúng tôi.
Bọn chúng có làm hư hại gì không? Tôi hỏi.
Hư hại thôi à! Nãy giờ anh có nghe không vậy?
Bob giận dữ quát to. Các mạng lưới của chúng tôi rất mong manh – người ta kết nối với chúng tôi vì hy vọng sẽ nhận được sự giúp đỡ qua lại lẫn nhau. Khi có kẻ xâm nhập trái phép vào máy tính, tức là chúng đã hủy hoại niềm tin đó. Ngoài việc khiến tôi phải lãng phí nhiều ngày trời, và buộc chúng tôi phải vô hiệu hóa các kết nối mạng, lũ hacker này còn làm xói mòn sự cởi mở đã cho phép chúng tôi làm khoa học cùng nhau.
Nhưng chúng có xóa các tập tin của anh không? Tôi hỏi. Chúng có thay đổi chương trình nào không?
À, chúng chỉnh sửa hệ thống để lấy được mật khẩu cửa hậu. Nhưng nếu tìm kiếm những tiêu đề như, Hacker phá hủy toàn bộ hệ thống, anh sẽ không thấy gì đâu. Những lần đột nhập này còn quỷ quyệt hơn nhiều. Chúng là những lập trình viên giỏi kỹ thuật nhưng đạo đức suy đồi, không biết tôn trọng công việc, hay sự riêng tư của người khác. Chúng đâu có phá hoại một hay hai chương trình, mà phá hoại tinh thần hợp tác đã xây dựng nên các mạng lưới của chúng tôi kìa.
Chà! Đây là một anh chàng xem rất nghiêm túc với công việc máy tính của mình. Tôi chưa biết được gì nhiều về những gã hacker đến từ Đức, nhưng cuối cùng thì tôi cũng đã được nói chuyện với một người mô tả chúng bằng những từ ngữ mà tôi dùng. Bob cho rằng tổn thất không được tính bằng số tiền bị thiệt hại, mà bằng sự mất mát niềm tin. Anh không coi chuyện này như trò chơi giải khuây, mà như một đòn tấn công nghiêm trọng vào một xã hội mở.
Nếu là trước đây, tôi sẽ tranh cãi với Bob, sẽ nói rằng đó chỉ là lũ nhóc ưa quậy phá. Nếu là trước đây, tôi sẽ cười và bày tỏ lòng tôn trọng kẻ có thể xâm nhập vào nhiều máy tính đến thế. Nhưng bây giờ thì không.
Bên cạnh đó, Bob cho hay Câu lạc bộ Hỗn loạn của Đức cũng tấn công máy tính của Fermilab ở Mỹ. Tôi gọi cho văn phòng Fermilab ở Illinois và nói chuyện với quản lý hệ thống của họ. Đúng vậy đấy, một vài gã hacker người Đức đã làm chúng tôi đau đầu bấy lâu nay. Chúng tự xưng là Câu lạc bộ Máy tính Hỗn loạn.
Có phải chúng đang do thám không? Tôi hỏi.
Nghiêm túc đi nào. Ở đây không có gì bí mật cả. Tôi thắc mắc, không hiểu chúng là những kẻ phá hoại hay gián điệp? Anh có thể xác định danh tính kẻ tấn công không?
Một gã sử dụng mật danh là Hagbard. Gã nữa là Pengo. Tôi không biết tên thật của chúng.
Sau khi phát hiện ra chúng, anh có tăng cường an ninh cho hệ thống không?
Một chút thôi. Chúng tôi làm khoa học, nên không muốn đóng cửa đối với thế giới. Nhưng những kẻ phá hoại đang gây khó dễ cho việc vận hành một trung tâm máy tính mở. Giá mà bọn chúng chọn đối tượng khác thì tốt, như quân đội chẳng hạn. Hay NSA.
Giá mà anh ta biết chuyện đó. Hình như cảnh sát không giúp được gì nhiều thì phải? Tôi hỏi.
Không. Họ có nghe đấy, nhưng không làm gì cả. Tôi gọi tới Stanford và hỏi một quản lý hệ thống là Dan Kolkowitz rằng anh có nghe được tin gì từ nước Đức không.
Về chuyện này, có kẻ đã xâm nhập vào đây vài tháng trước. Tôi theo dõi và có danh sách hoạt động của hắn. Trông có vẻ như ở Đức thì phải.
Dan đọc cho tôi nghe danh sách trên. Một hacker nào đó với bí danh Hagbard gửi một tập tin mật khẩu đến hai hacker khác có bí danh là Zombie và Pengo.
Lại là Hagbard và Pengo. Tôi ghi vào sổ ghi chép.
Dẫu vậy, có vẻ những anh chàng quản lý hệ thống này nói đúng. Đám hacker này là những kẻ phá hoại muốn gây rắc rối. Chúng tấn công các trường đại học và viện nghiên cứu khoa học – những đối tượng dễ dàng.
Dường như chúng không mặn mà với các mục tiêu quân sự, và có vẻ cũng không biết đường đi lối lại trong Milnet. tôi nhận ra một điểm khác biệt nữa giữa gã hacker của mình và đám lưu manh Câu lạc bộ Hỗn loạn kia. Gã hacker của tôi có vẻ thành thục Unix; không phải Unix Berkeley, mà Unix nói chung. Những tên phá hoại mà Bob và Dan mô tả dường như chỉ tấn công các hệ điều hành VMS của DEC.
Từ lúc này, tôi vẫn sẽ ngóng tin về Câu lạc bộ Máy tính Hỗn loạn, nhưng tôi không cho rằng tất cả hacker người Đức đều cùng thuộc một tổ chức.
Một điều tốt đẹp đang diễn ra. Tôi đang tiếp cận nhiều hơn với những người cũng đang mất ăn mất ngủ vì những rắc rối mà tôi gặp phải. Thật ấm lòng khi biết mình không cô đơn.
Đã đến lúc gạt gã hacker ra một bên và trở về với thiên văn học. Nhưng cuộc đời không dễ dàng như vậy – Mike Gibbons của FBI gọi đến.
Tôi tưởng anh đang đi nghỉ, tôi nói.
Đúng vậy. Tôi ở nhà bạn tại Denver.
Vậy sao anh nhận được tin nhắn của tôi? Tôi thắc mắc không biết có phải do CIA gọi không.
Ồ, dễ thôi. Mike nói. Cứ sau hai giờ chúng tôi lại nhận được tin cảnh báo. Văn phòng có thể tiếp cận tôi bất kỳ lúc nào. Chuyện này khiến đám cưới của tôi thi thoảng cũng bị rầy rà. Tôi quá thấu hiểu điều này. Cái máy nhắn tin của tôi cũng là cả một sự phiền toái rồi. Anh đã nghe tin về kết nối từ Đức chưa?
Hãy kể cho tôi những gì đã xảy ra trong dịp cuối tuần. (Chỉ kể dữ liệu thực tế thôi nhé, thưa bà tám).
Một lần nữa, tôi lại đọc sổ ghi chép. Đến phần về số DNIC thì Mike cắt ngang.
Anh chuyển phát nhanh cuốn sổ ghi chép đến đây được không?
Được. Tôi sẽ in ra một bản và gửi cho anh.
Việc này rất dễ vì tôi giữ nội dung ghi chép trên máy tính.
Tôi sẽ xem xét việc mở một cuộc điều tra. Tôi không hứa trước đâu nhé, nhưng chuyện này có vẻ hay ho.
Tới lúc này thì tôi đã rút ra được bài học rằng không có ai hứa hẹn làm gì cả. tôi in bản sao sổ ghi chép rồi mang đến văn phòng chuyển phát nhanh.
Khi tôi trở về, điện thoại đang đổ chuông. Lần này là Teejay.
Tôi có nghe tin, đầu mối liên lạc tại CIA của tôi nói. Anh có chắc là người bạn của anh sống ở bên kia vũng nước không?
Có, nếu vũng nước của anh là Đại Tây Dương.
Lối nói tốc ký của Teejay có thể làm rối trí một kẻ nghe lén, nhưng với tôi, lần nào anh cũng khiến tôi ngạc nhiên hết cỡ. Gần như chắc chắn là hắn đến từ Đức, và tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu hắn lại ở Mỹ.
Anh có biết chính xác địa điểm của hắn không?
Tất cả những gì tôi biết là địa chỉ điện tử của máy tính. Đó là mã số DNIC, nhưng tôi không biết ý nghĩa của nó là gì.
Ai sẽ giải mã cho anh?
Mong rằng Bundespost sẽ cho biết ai ở đầu dây bên kia. Có lẽ là ngày mai.
Anh đã gọi… thực thể phía Bắc chưa?
Thực thể phía Bắc? Ai vậy? Ý anh là thực thể F
à?
Không, thực thể ở phía Bắc. Anh biết đấy, nơi của Ngài Meade.
Meade. Fort Meade. Chắc ý anh ta là NSA. Chưa, nhưng tôi đã gọi cho thực thể F
rồi.
Tốt. Họ có nhúc nhắc gì không, hay vẫn bám rễ ở đó?
Tôi không biết. Họ có thể mở một cuộc điều tra, nhưng không hứa trước.
Họ có hứa bao giờ đâu. Tôi sẽ liên lạc với họ để xem có thể giúp được gì không. Trong lúc đó, anh hãy gọi thực thể phía Bắc để nhờ họ giải mã địa chỉ trên.
NSA tất nhiên là phải có danh sách tất cả các số điện thoại và địa chỉ điện tử trên toàn thế giới. Tôi gọi cho Trung tâm An ninh Máy tính Quốc gia.
Zeke Hanson nhấc máy.
Này Zeke, có lần anh nói NSA không thể giúp gì nếu gã hacker đến từ Mỹ, nhớ không?
Nhớ, thì sao nào?
À, hắn đến từ châu Âu.
Anh định nói là anh đang theo dõi một kẻ ngoại quốc trên Milnet?
Anh nghe đúng rồi đấy.
Tôi sẽ gọi lại cho anh ngay.
Lúc này, tôi đã quen với việc được gọi điện lại. Các điệp viên này hoặc là có đường dây bảo mật, hoặc cho rằng tôi đang gọi từ một bốt điện thoại công cộng.
Lần thứ năm, tôi kể lại chuyện cuối tuần qua. Zeke chăm chú nghe, rõ ràng là đang ghi chép lại.
Anh có nghĩ gã hacker đang làm nhiệm vụ không?
Tôi không dám chắc. Nhưng tôi cho rằng hắn cũng lưu lại các bản in hoạt động của chính mình.
Gửi cho tôi danh sách các từ khóa mà hắn tìm kiếm nhé?
Vâng, tôi cũng muốn lắm, nhưng hôm nay tôi hơi bận. Thực ra thì tôi đang cố tìm địa chỉ điện tử thuộc về mã số DNIC của Đức. Nếu chúng ta trao đổi thông tin với nhau được thì tốt quá.
Ý anh là anh sẽ gửi bản sao dữ liệu để đổi lấy thông tin về địa chỉ này?
Đúng. Tôi nghĩ đây là cuộc trao đổi công bằng.
Nếu tôi thẳng tuột hỏi xin địa chỉ thì chắc chắn anh ta sẽ từ chối ngay.
Nhưng không xong rồi. Zeke vẫn kiên quyết. Không được. Tôi thậm chí còn không thể xác nhận rằng chúng tôi có những thông tin này.
Gặp trở ngại rồi. Tôi phải tìm cách khác để giải mã địa chỉ này.
Nhưng tôi cũng không khỏi có phần bất mãn. Suốt một ngày dài, các cơ quan bí mật liên tục gọi đến yêu cầu thông tin chi tiết từ tôi, nhưng không ai cho tôi biết điều gì cả.
Sự bận rộn của ngày hôm nay làm tôi mệt mỏi, nhưng bắt đầu le lói tia hy vọng. Cuộc lần dấu đến Đức này đã mở được vài cánh cửa. Đám điệp viên không còn có thể phẩy tay coi nó là sự cố vặt vãnh trong nước nữa. Có thể nó vẫn là một sự cố vặt vãnh, nhưng chắc chắn nó không phải là chuyện quốc nội.
Đọc Gián điệp mạng, chương 01 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 02 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 03 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 04 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 05 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 06 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 07 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 09 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 10 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 11 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 12 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 13 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 14 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 15 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 16 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 17 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 18 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 19 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 20 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 21 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 22 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 23 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 24 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 25 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 26 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 27 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 28 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 29 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 30 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 31 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 32 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 33 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 34 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 35 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 36 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 37 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 38 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 39 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 40 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 41 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 42 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 43 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 44 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 45 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 46 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 47 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 48 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 49 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 50 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 51 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 52 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 53 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 54 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 55 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 56 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, chương 57 tại đây.
Đọc Gián điệp mạng, toàn tập tại đây.