Tom Clancy | Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ | Chương 08

Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ (The hunt for the Red October) là tiểu thuyết tình báo của Tom Clancy, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1984 và được chuyển thể thành phim cùng tên vào năm 1990.

 · 16 phút đọc.

Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ (The hunt for the Red October) là tiểu thuyết tình báo của Tom Clancy, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1984 và được chuyển thể thành phim cùng tên vào năm 1990.

Học viện hải quân Hoa Kỳ.

Dù bị mất đi chân trái nhưng Oliver Wendell Tyler vẫn là một người đàn ông đẹp trai và tràn đầy năng lượng. Vợ anh biết rõ điều này nhất. Anh rời đơn vị chiến đấu đến nay đã được bốn năm. Từ đó đến nay họ đã bổ xung thêm 3 đứa con, sắp thêm một đứa nữa để cộng thêm với hai đứa trước đó là sáu con. Ryan tìm thấy anh đang ngồi một mình trong phòng trống để chấm các bài kiểm tra trong hội trường Rickover Hall thuộc tòa nhà Khoa học và Kỹ thuật của Học Viện Hải Quân Hoa kỳ.

– Đang làm gì thế thuyền trưởng? Ryan dựa lưng vào cửa. Anh đã bảo viên tài xế CIA đợi ngoài sảnh.

– Hey Jack! Tưởng cậu đang ở Anh. Tyler nhảy dựng lên.

– nói câu quen thuộc – nhảy lò cò đến bắt tay Ryan. Dưới chân giả của anh là một miếng đệm cao su hình vuông thay vì bàn chân. Nó khiến đầu gối hơi cong nhưng không quá nhiều. Tyler từng là tiền đạo cừ khôi của đội bóng quốc gia Mỹ nên bây giờ cơ thể còn lại của anh vẫn chắc chắn và dẻo dai như những sợi nhôm bên đôi chân trái. Cái bắt tay của anh như của con khỉ đột.

– Vậy, cậu đang làm gì ở đây thế?

– Tôi bay về đây là có vài việc phải làm và đi mua sắm ít đồ. Jean khỏe không? Cả 5…

– Giờ là 5 và hai phần ba.

– Lại nữa à? Jean đang lẽ nên thắt ống của anh lại.

– Cô ấy cũng nói thế nhưng tôi có đủ thứ bị thắt rồi. Tyler cười lớn.

– Tôi nghĩ mình đang bù đắp cho những năm tháng khổ hạnh trên biển. Đến đây nào, lấy chiếc ghế và ngồi xuống đi.

Ryan ngồi xuống góc bàn, mở chiếc cặp và đưa cho Tyler một tệp tài liệu.

– Có vài bức ảnh đưa đến cho anh nhìn.

– Được rồi. Tyler mở tập tài liệu.

– Của ai…một người Nga à! Tên này to gan thật đấy. Tương tự như tàu lớp Typhoon nhưng cải tiến rất nhiều. Số tên lửa từ 20 lên 26. Tàu có vẻ dài hơn. Thân tàu phẳng hơn nữa. Nó cũng rộng hơn à?

– Hơn hai hoặc ba mét.

– Tôi nghe nói cậu đang làm việc cho CIA Không thể nói chi tiết hơn, đúng không?

– Kiểu như vậy đấy. Và anh chưa bao giờ nhìn thấy những bức ảnh này đấy nhé, thuyền trưởng…

– Hiểu rồi. Tyler nháy mắt.

– Cậu không chỉ muốn tôi không nhìn thấy chúng thôi đấy chứ?

Ryan cho anh thấy những bức ảnh phóng to ở phía sau tập tài liệu.

– Nhìn những cái cửa này. Mũi và đuôi thuyền.

– À ừ. Tyler sắp xếp các bức ảnh cạnh nhau.

– Khá to đây, phải hơn hai mét ở cả mũi và đuôi. Chúng được bố trí đối xứng ở cả hai trục ở đầu trung tâm. Đây chắc không phải ống phóng tên lửa rồi, đúng không?

– Trên tàu ngầm? Liệu tên lửa hành trình có được triển khai trên tàu ngầm mang tên lửa chiến lược không?

– Người Nga rất thú vị, Jack. Họ luôn thiết kế vũ khí thật tài tình theo cách riêng mình. Đây cũng là nhóm đã chế tạo tàu tuần dương Kirov, sử dụng lò phản ứng hạt nhân với một thiết bị hơi diesel dùng để đẩy. Hmm – tàu đôi. Có vẻ như hai cánh cửa ở đuôi thuyền không thể nào là mảng sonar kéo (Sonar array – Sonar mảng kéo là một hệ thống thủy âm được kéo phía sau tàu ngầm hoặc tàu nổi trên dây cáp.) được, nếu không chân vịt sẽ vướng vào dây kéo .

– Điều gì sẽ xảy ra nếu động cơ một cánh quạt được sử dụng để kéo mảng sonar?

– Họ thường làm điều này trên các tàu nổi để tiết kiệm nhiên liệu, và đôi khi cũng được sử dụng trên tàu ngầm tấn công. Tuy nhiên rất khó để vận hành một tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chỉ với một động cơ đẩy trục. Các tàu lớp Typhoon thường có một vấn đề là rất nhạy cảm với việc điều chỉnh công suất. Nó sẽ luôn lắc lư đến mức anh không biết thế nào là đi đúng đường hay sai đường luôn. Cậu có để ý hai cánh cửa ở đuôi thuyền được cấu tạo thế nào không?

– Không.

Tyler nhìn lên.

– Khốn khiếp! Đáng nhẽ tôi phải chú ý đến nó. Nó là một hệ thống đẩy. Trời ơi, Jack, cậu không nên đến tìm tôi đúng lúc tôi đang chấm bài. Cái này khiến tôi choáng.

– Hệ thống đẩy?

– Nhìn này – ồ, phải hơn 20 năm rồi – khi tôi vẫn còn học ở trường này. Hệ thống này không hiệu quả nên chúng ta không áp dụng nó vào thực tế.

– Được rồi, kể tôi nghe đi.

– Họ gọi loại động cơ này là truyền động đường hầm. Cậu biết cách người phương tây làm mấy cái nhà máy thủy điện chứ? Hầu hết là dùng đập. Nước chảy từ con đập thúc đẩy bánh xe nước tạo ra điện. Bây giờ thì có một loại máy phát điện quay mới, có thể sử dụng dòng nước ngầm để đẩy vào bánh công tác, và bánh công tác dẫn động tổ máy phát điện thay vì tuabin đĩa cải tiến. Cánh quạt hơi giống chân vịt trên tàu, nó được dẫn động bằng dòng nước thay vì các phương pháp khác. Tất nhiên nhà máy điện thì hơi có chút khác biệt về công nghệ nhưng không khác biệt nhiều, hiểu không?

– Theo ý tưởng thiết kế này thì có thể cho rằng nước biển được hút vào mở mũi thuyền và xả ra đuôi tàu thông qua cánh quạt, từ đó dẫn động tàu ngầm. Tyler dừng lại, cau mày.

– Theo tôi biết, mỗi đường dẫn phải có hơn một bánh công tác. Họ bắt đầu nghiên cứu vào đầu những năm 60 và thử nghiệm mô hình trước khi bỏ cuộc. Một trong những điều bất lợi là họ phát hiện ra một cánh quạt là không đủ, phải là một số cánh mới được và công suất của nó kém xa do bị ảnh hưởng bởi áp suất ngược. Đây là một nguyên tắc thiết kế mới, có vài thứ gì đó bất ngờ xảy đến, cuối cùng họ quyết định sử dụng bốn cánh quạt, tôi nghĩ vậy và nó trông hơi giống với thiết bị nén trên động cơ phản lực.

– Tại sao chúng ta không phát triển tiếp động cơ đẩy này? Ryan nhanh chóng ghi lại.

– Vấn đề chính là tốc độ. Cho dù động cơ mạnh đến đâu thì cậu cũng chỉ đổ được ít nước vào đường ống. Và toàn bộ hệ thống đẩy chiêm một khoảng không gian đáng kể. Có thể họ đã sử dụng một loại động cơ cảm ứng mới, tôi nghĩ vậy, nhưng ngay cả vậy thì vẫn còn rất nhiều máy móc ngoại lai bên trong thân tàu. Không một tàu ngầm nào có quá nhiều không gian có thể sử dụng, kể cả con quái vật này. Với hệ thống đẩy này, tốc độ tối đa chỉ khoảng 10 hải lý/ giờ, và nó được đánh giá là không đáng đánh đổi dù có làm giảm độ ồn âm thanh .

– Độ ồn âm thanh?

– khi cánh quạt quay ở tốc độ cao trong nước, nó sẽ tạo ra tiếng ồn nhỏ ở mép sau. Vùng áp suất của nước bốc hơi tạo thành bong bóng. Dưới áp lực nước, những bong bóng này không thể tồn tại bao lâu. Khi bong bóng vỡ, nước đập vào cánh quạt và có 3 tình huống xảy ra: Đầu tiên, nó tạo ra tiếng ồn, đó là điều khó chịu nhất đối với tất cả các thuyền trưởng tàu ngầm chúng tôi. Thứ hai, nó gây ra rung động, đây cũng là điều chúng tôi chả thích thú gì. Ví dụ, hiện tượng xâm thực và trượt trên các tàu chở khách cũ sẽ tạo ra rung động với biên độ vài inch ở đuôi tàu. Hiện tượng xâm thực sẽ tạo ra rất nhiều lực, thậm chí tàu hơn 50 ngàn tấn vẫn bị rung, lực này cũng có thể làm hỏng thiết bị khác. Thứ ba, nó làm hỏng chân vịt. Nói chung, tuổi thọ của cánh quạt chỉ vài năm, vì vậy chân vịt trước đây chỉ được lắp ráp từ một số cánh quạt thay vì đúc nguyên bộ. Hiện tượng rung động này cũng là vấn đề lớn đối với tàu nổi. Để kéo dài tuổi thọ của cánh quạt cuối cùng phụ thuộc vào sự cải tiến của công nghệ nấu chảy.

– Giờ thì hệ thống truyền động đường hầm loại bỏ các vấn đề liên quan đến độ rung. Mặc dù vẫn rung nhưng tiếng ồn đều biến mất trong đường hầm. Điều này rất quan trọng. Tuy nhiên,vấn đề là nếu cậu muốn tăng tốc độ thì chỉ có thể mở rộng đường hầm một cách không thực tế. Vì vậy trong khi một nhóm nghiên cứu cái này thì có một nhóm khác nghiên cứu về thiết kế cánh quạt. Các cánh quạt tàu ngầm hiện nay đều khá lớn, vì vậy nó có thể quay ở tốc độ chậm hơn nhất định. Tốc độ càng thấp thì âm thanh xâm thực càng nhỏ. Vấn đề cũng được giảm thiểu theo độ sâu. Như khi tàu lặn vài trăm mét thì rất khó hình thành bong bóng do áp lực nước cao.

– Vậy tại sao Liên xô không bắt chước thiết kế chân vịt của chúng ta?

– Có thể có vài lý do. Chân vịt được thiết kế cho vỏ tàu ngầm cụ thể và các thành phần máy chính được thiết kế đặc biệt, vì vậy việc sao chép thiết kế của chúng ta chưa chắc đã phù hợp với tàu ngầm của họ, chưa kể nhiều kỹ thuật sản xuất tàu ngầm vẫn còn dựa trên kinh nghiệm vì vậy vẫn mang tính thử nghiệm và có thể xảy ra sai sót. Có thể nói là thiết kế chân vịt tàu ngầm khó hơn rất nhiều so với thiết kế cánh quạt máy bay, vì mặt cắt của lưỡi cắt thay đổi từ điểm này sang điểm khác. Tôi cho rằng còn một nguyên nhân khác là công nghệ chế tạo thép của họ không tốt bằng chúng ta. Vì lý do tương tự này nên máy bay phản lực và động cơ tên lửa của họ cũng kém hiệu quả hơn. Trong các phương án thiết kế này, vật liệu hợp kim có độ bền cao là rất quan trọng. Đây là một ngành chuyên môn hẹp và tôi chỉ biết chung chung.

– Được rồi, vậy ý anh là đây là hệ thống đẩy cho tiếng ồn thấp và nó chỉ có tốc độ tối đa 10 hải lý? Ryan muốn xác nhận lại hai điểm này.

– Chỉ là ước tính. Tôi phải làm vài mô hình mô phỏng trên máy tính để đưa ra số chính xác hơn. Có thể chúng ta vẫn còn dữ liệu nằm đâu đó rải rác ở Phòng thí nghiệm Taylor. Tyler đang ám chỉ đến cơ sở thiết kế của Bộ Tư Lệnh Hệ Thống Hải Quân ở phía bắc bờ sông Severn River.

– Có lẽ nó vẫn được phân loại và tôi sẽ phải đãi cát tìm vàng thôi.

– Sao lại thế?

– Mọi việc đã xong từ 15 năm trước. Họ chỉ xây dựng được cái mô hình dài 15 feet – khá khá nhỏ cho mấy cái dự án nghiên cứu kiểu này. Cậu nhớ là họ đã vấp phải một nguyên lý mới đó là vấn đề áp suất ngược. Có thể còn có thêm vấn đề khác ngoài biển kia. Tôi đoán họ đã cố làm nhiều mô hình trên máy tính nhưng ngay cả khi làm được thì cũng không có nhiều đột phá vì công nghệ mô hình toán học lúc đó mới ở bước khởi đầu. Bây giờ nếu định làm lại tôi phải đến Taylor để kiểm tra các dữ liệu và chương trình cũ, rồi phải lập một chương trình mới dựa trên kích thước tàu ngầm này. Ông gõ vào các bức ảnh.

– Sau khi lập xong chương trình mô phòng, tôi sẽ cần truy cập vào một máy tính lớn để chạy các tính toán.

– Nhưng anh có thể làm nó chứ?

– Chắc chắn. Tôi cần các số đo chính xác của em bé này, nhưng tôi không còn làm việc ở Crystal City nữa. Phần khó nhất là phải chạy máy tính để tính toán. Tôi cần một cái máy lớn.

– Tôi có lẽ có thể lo được phần này cho chúng ta.

Tyler cười lớn.

– Có lẽ là không được đâu Jack. Đây là tài liệu rất chuyên ngành. Tôi đang nói về việc sử dụng Cray – 2, một trong những siêu máy tính lớn nhất đấy. Để làm việc này cậu cần mô phỏng toán học hành vi của hàng triệu mảnh nước nhỏ, dòng nước chảy qua và xuyên qua – trong trường hợp này là xuyên qua thân tàu. Nó giống như công việc NASA phải làm với Tàu con thoi ấy. Công việc thực tế dễ dàng thôi – nó không quá khó. Chúng là những phép tính đơn giản, nhưng anh phải chạy cả triệu phép tính mỗi giây. Và để làm được điều đó thì cần một cái máy tính lớn cỡ Cray và chúng ta chỉ có vài cái. NASA có một cái ở Houston, tôi nghĩ thế. Bên hải quân có vài cái ở Norfolk cho việc ASW – cậu có thể quên mấy cái này đi. Bên không quân có một cái ở Pentagon, tôi nghĩ thế. Mấy cái còn lại thì ở California .

– Nhưng anh làm được chứ?

– Làm được.

– OK, vậy hãy vào việc thôi Thuyền trưởng và tôi xem chúng ta có thể kiếm cho anh cái máy tính không. Anh cần trong bao lâu?

– Phụ thuộc vào dữ liệu ở Taylor còn đủ hay không, có lẽ khoảng 1 tuần, có thể ngắn hơn.

– Anh cần được trả bao nhiêu cho công việc này?

– Ôi trời, Jack, không cần đâu. Tyler xua tay.

– Thuyền trưởng, hôm nay là thứ 2. Anh sẽ cung cấp các dữ liệu này cho chúng tôi vào thứ 6 và đây là 20.000usd. Anh xứng đáng với nó và chúng tôi muốn dữ liệu này. Đồng ý nhé?

– Xong. Họ bắt tay nhau.

– Tôi có thể giữ những tấm ảnh này chứ?

– Tôi sẽ để lại nó cho anh giữ nếu anh có chỗ an toàn để cất. Không ai được nhìn thấy nó nhé thuyền trưởng. Không ai.

– Có một chiếc két an toàn trong phòng hiệu trưởng.

– Được, nhưng ngay cả ông ấy cũng không được phép xem.

Hiệu trưởng trước đây từng làm việc trên tàu ngầm.

– Anh ấy sẽ không xem đâu. Tyler nói.

– Nhưng đồng ý, tôi sẽ không để anh ấy được nhìn thấy chúng.

– Nếu ông ấy có ý kiến gì thì bảo ông ấy gọi cho Tướng Greer. Đây là số điện thoại. Ryan đưa anh một cái card visit.

– Nếu tôi còn ở đây thì anh cứ gọi bất cứ lúc nào. Nếu tôi không còn ở đây thì anh cứ gọi cho ông ấy.

– Vấn đề này quan trọng đến mức nào?

– Rất quan trọng. Anh là người đầu tiên đưa ra lời giải thích hợp lý cho những cánh cửa kỳ lạ này. Đó là lý do vì sao tôi đến đây gặp anh. Nếu anh có thể xây dựng mô hình này cho chúng tôi thì mẹ kiếp nó thực sự hữu dụng. Thuyền trưởng, nhắc anh một lần nữa: Đây là tài liệu có độ nhạy cảm cao. Nếu anh để ai nhìn thấy chúng thì tôi tiêu đời.

– Được rồi, đừng lo Jack. Cậu đã lấy mất 1 ngày của tôi. Tốt hơn là tôi nên bắt đầu. Hẹn sớm gặp cậu. Sau khi họ bắt tay nhau tạm biệt, Tyler lấy ra một tờ giấy và liệt kê những việc mình phải làm. Ryan và người lái xe rời khỏi tòa nhà. Anh nhớ có cửa hàng đồ chơi Toys – R – U ngay ở đường số 2 Annapolis và anh muốn đến đó mua đồ cho Sally.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 01 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 02 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 03 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 04 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 05 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 06 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 07 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 08 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 09 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 10 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 11 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 12 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 13 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 14 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 15 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 16 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 17 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 18 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 19 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 20 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 21 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 22 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 23 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 24 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 25 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 26 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 27 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 28 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 29 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 30 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 31 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 32 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 33 tại đây.

Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Thích Nhất Hạnh | Muốn an được an

Thích Nhất Hạnh | Muốn an được an

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân khai sáng chánh niệm giúp…

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.