Mùa xuân vắng lặng | Chương 11
Mùa xuân vắng lặng gây chấn động xã hội Mỹ, cảnh tỉnh về môi trường, buộc Tổng thống Kennedy lập ủy ban điều tra thuốc diệt sinh vật.
· 27 phút đọc.
Thế giới này bị nhiễm độc không chỉ đơn thuần là vấn đề phun thuốc trừ sâu hàng loạt. Thực ra đối với hầu hết chúng ta, vấn đề đó không quan trọng bằng vô số lần phơi nhiễm thuốc trừ sâu quy mô nhỏ mà chúng ta bị từ ngày này qua ngày khác, từ năm này qua năm khác. Như Nước nhỏ giọt lâu ngày cũng làm mòn đá, sự tiếp xúc những hóa chất nguy hiểm suốt cả đời có thể sẽ trở thành thảm họa. Mỗi lần ta tái phơi nhiễm hóa chất, dù là phơi nhiễm ít đến đâu đi nữa, thì hóa chất cũng được tích tụ thêm trong cơ thể ta thành quá trình nhiễm độc tích lũy. Có lẽ không ai là không tiếp xúc với tình trạng nhiễm độc đang ngày một lan rộng này, trừ khi người đó sống ở nơi cô lập nhất trên thế giới. Bị ru ngủ bởi những chương trình khuyến mãi hấp dẫn hay những tay bán hàng khéo léo, một người dân bình thường hiếm khi nhận thức được về những thứ chết chóc bao vây xung quanh mình. Có thể người đó thực ra còn không nhận thức được là mình đang sử dụng chúng.
Thời đại của các chất độc đã được thiết lập vững chắc, đến nỗi người ta có thể bước vào cửa tiệm và thoải mái mua được những chất có khả năng gây tử vong còn cao hơn các loại thuốc độc ở tiệm thuốc tây mà ở đó họ phải ký tên khi mua. Kết quả khảo sát trong vài phút ở bất kỳ siêu thị nào cũng đủ để những khách hàng can đảm nhất cảnh giác – cả khi họ chỉ có kiến thức sơ đẳng về những loại hóa chất có trong sản phẩm họ mua.
Nếu đầu lâu và xương chéo được treo bên trên khu bán thuốc trừ sâu, ích khách hàng cũng bước vào đó với sự cẩn trọng nhất định dành cho những thứ chết chóc này. Nhưng thực tế khu bán thuốc trừ sâu lại trông rất tươi sáng gần gũi và ngày dãy đối diện là dưa muối và dầu olive, còn dãy liền kề thì bán xà phòng tắm giặt. Trong tầm tay với của trẻ em là các hóa chất đựng trong bình thủy tinh. Nếu có đứa trẻ hay người lớn bất cẩn nào làm rơi một bình, mọi người xung quanh sẽ bị văng dính cái thứ hóa chất đã khiến cho những người phun thuốc bị co giật. Những mối nguy hiểm này tất nhiên theo người mua về đến tận nhà. Ví dụ, một loại thuốc chống bướm đêm phá vải chứa DDT có in rõ cảnh báo trên vỏ lon rằng bên trong bị nén bởi áp suất và có thể bật tung nếu để gần lửa hay nguồn nhiệt. Một Loại thuốc trừ sâu dùng tại nhà phổ biến, có thể dùng cả trong nhà bếp là chlordane. Ấy mà những nhà dược học lớn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đã tuyên bố rằng sống trong một ngôi nhà có phun chlordane là cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe. những chế phẩm khác dùng tại nhà còn có chất độc hại hơn nữa là dieldrin.
Người ta đã khiến cho việc dùng thuốc độc trong nhà bếp trở nên dễ dàng và hấp dẫn. Những tấm giấy lót kệ trong nhà bếp, dù là trắng hay có màu để phối với tông màu của nhà bếp, có thể đã được tẩm thuốc trừ sâu không chỉ một mà cả hai mặt. Những nhà sản xuất còn tặng chúng ta những cuốn sách hướng dẫn cách tự diệt côn trùng. Chỉ cần ấn một cái, ta có thể phun một lần dieldrin vào tận các ngõ ngách trong cùng của mấy cái tủ, chân tường hay các góc phòng.
Nếu chúng ta cảm thấy phiền vì muỗi, bọ chét hay những loài côn trùng xâm hại thân thể khác, chúng ta có rất nhiều thuốc xức, kem bôi, và thuốc xịt lên da hay lên quần áo để chọn. Dù chúng ta đã được cảnh báo rằng một số loại thuốc này sẽ làm tan rã vecni, nước sơn hay các loại vải tổng hợp, chúng ta vẫn cho rằng chúng không thể thấm qua da người. Để đảm bảo, người ta luôn sẵn sàng chống côn trùng cắn đốt, một cửa hàng đặc biệt ở new York quảng cáo có bán chai phun thuốc diệt côn trùng bỏ túi, dễ dàng mang theo khi đi biển, đánh golf hay đi câu.
Chúng ta có thể đánh bóng sàn bằng loại sáp đã được đảm bảo là diệt hết côn trùng bò trên sàn. Chúng ta có thể treo trong tủ áo hay bỏ trong ngăn bàn những mảnh vải, những túi vải tẩm lindane để không phải là bướm đêm đến phá trong 6 tháng. Quảng cáo không hề nói rằng, lindane rất nguy hiểm. Cả các mẫu quảng cáo cũng như những thiết bị phun điện tử phun hơi lindane đều không nói đến chuyện đó – họ nói rằng, chúng an toàn và không có mùi. Nhưng sự thật là Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho rằng, những sản phẩm phun hơi lindane nguy hiểm đến nỗi họ đã tiến hành một chiến dịch lớn chống lại những sản phẩm này trên tạp chí của họ.
Bộ nông nghiệp, trong tập san Nhà và Vườn của họ, đã khuyên chúng ta phun xịt quần áo bằng dung dịch dầu DDT, dieldrin, chlordane hay bất kỳ chất diệt bướm đêm phá vải nào khác. Nếu phun quá tay làm đọng lại bột trắng của thuốc trên quần áo, Bộ nông nghiệp nói ta có thể phủi chúng đi mà lại không nhắc ta rằng phải đem quần áo ra phủi ở đâu và như thế nào.
Sau tất cả những vấn đề này, khi kết thúc một ngày, chúng ta lại có thể gặp thuốc trừ sâu vì đắp chăn có tẩm dieldrin để chống bướm đêm cắn phá vải.
Việc làm vườn giờ đây gắn chặt với các loại hóa chất siêu độc. Tại mọi cửa hàng ngũ kim, cửa hàng thiết bị sản phẩm làm vườn và siêu thị đều có những dãy bán thuốc trừ sâu dùng cho mọi tình trạng vườn tược. Người Làm vườn nào không tận dụng được những sản phẩm phun xịt chết người ngày thì bị cho là thiếu năng lực, vì trên trang làm vườn của các báo và đa số các tạp chí chuyên đề, việc sử dụng thuốc được xem là bình thường.
Các loại thuốc trừ sâu phosphate hữu cơ diệt sâu nhanh chóng được dùng phổ biến cho các bãi cỏ và cây kiểng đến nỗi năm 1960, Hội đồng Y Tế bang Florida thấy cần phải cấm sử dụng thuốc diệt sinh vật gây hại trong khu dân cư vì mục đích thương mại nếu không có giấy phép và đáp ứng được các yêu cầu của hội đồng. Trước khi có quy định này, đã có vài người chết vì hợp chất diệt hại phosphate hữu cơ parathion ở Florida.
Tuy vậy, các quan chức lại gần như không có cảnh báo gì cho những nhà làm vườn hay chủ hộ rằng họ đang sử dụng những loại vật chất cực kỳ nguy hiểm. Ngược lại, có nhiều thiết bị mới liên tục ra đời để giúp việc sử dụng độc chất ở các bãi cỏ và các khu vườn được dễ dàng hơn – khiến cho người làm vườn phải tiếp xúc với độc chất nhiều hơn. Ví dụ, người ta có thể mua một bộ phận dạng bình để gắn kèm vào vòi tưới cây để khi người ta tưới nước thì tưới kèm cả những hóa chất cực kỳ độc hại như chlordane hay dieldrin. Thiết bị này không chỉ gây nguy hiểm cho người cầm vòi phun mà nó còn là mối đe dọa cho cộng đồng. Tờ New York Times thấy cần phải đưa ra cảnh báo trên chuyên trang làm vườn của mình vì nếu không có cài đặt thiết bị bảo vệ đặc biệt, chất độc có thể ngấm vào nguồn nước theo sự dẫn ngược qua ống xi – phông. Xét về số lượng các thiết bị này đang được sử dụng, và xét về số lượng cảnh báo hiếm hoi như thế, chúng ta có còn phải thắc mắc tại sao nguồn nước công cộng lại bị nhiễm độc nữa không?Để lấy ví dụ cho những gì xảy ra với một người làm vườn, chúng ta hãy xem xét trường hợp của một ông bác sĩ – người rất thích làm vườn khi rảnh. Ông bắt đầu dùng DDT và sau đó là malathion cho những bụi hoa và bãi cỏ của mình đều đặn mỗi tuần. Đôi khi ông phun thuốc bằng bình xịt cầm tay, đôi khi qua bộ phận gắn vào vòi tưới cây. làm như vậy, da và quần áo của ông bị thấm ướt thuốc phun. Sau khoảng một năm, ông bất ngờ ngất xỉu và được đưa đến bệnh viện. Các xét nghiệm sinh thiết mẫu mỡ cho thấy lượng tích lũy DDT 23 phần triệu. Hệ thần kinh bị tổn thương rộng khắp mà bác sĩ điều trị đánh giá là tổn thương vĩnh viễn. Thời gian sau, ông ấy sụt cân, bị mỏi mệt nghiêm trọng, các cơ yếu một cách khác thường, là tác động thường thấy của malathion. Tất cả những tác động lâu dài này đều quá nặng khiến vị bác sĩ khó có thể hành nghề được nữa.
Không chỉ cái vòi tưới cây một thời vô hại, những cái máy cắt cỏ giờ đây cũng được gắn thêm những thiết bị để phun thuốc diệt sinh vật gây hại.
Đó là những bộ phận gắn vào máy có thể phun ra một đám hơi trong lúc người ta đẩy máy cắt cỏ qua lại. Người dân ngoại thành không nghi ngờ gì các thiết bị này, để đám hơi từ xăng dầu vốn đã nguy hiểm nay lại có các phân tử thuốc trừ sâu cực nhỏ, làm tăng mức ô nhiễm không khí của nơi họ đến mức mà cả các thành phố cũng khó sánh bằng.
Tuy vậy, không có nhiều thông tin về những mối nguy hiểm cho sức khỏe đến từ xu thế dùng thuốc độc để làm vườn, hay từ những loại thuốc trừ sâu dùng ở nhà; những cảnh báo in trên nhãn thuốc được in nhỏ một cách đáng ngờ nên không có mấy ai có đọc hay làm theo. Một xưởng công nghiệp gần đây đã tìm hiểu xem có bao nhiêu người đọc phần cảnh báo.
Khảo sát cho thấy trong số 100 người sử dụng bình phun thuốc trừ sâu và thuốc xịt, chỉ có không đến 15 người có nhận thức về các cảnh báo trên bình thuốc.
ngày càng có nhiều người dân ở vùng ngoại ô muốn loại bỏ cỏ mần trầu bằng mọi giá. Những bao đựng hóa chất dùng để loại bỏ thứ cỏ đáng ghét này ra khỏi bãi cỏ của gia đình đã gần như trở thành một biểu tượng.
Những hóa chất diệt cỏ này được bán dưới những cái tên không bao giờ thể hiện danh tính thực sự hay bản chất của chúng. Để biết chúng chứa chlordane hay dieldrin, người ta phải đọc kỹ phần in nhỏ ở phần ít đáng ngờ nhất trên báo. Đoạn miêu tả này thường thấy trong các tiệm ngũ kim huy các cửa hàng cung cấp thiết bị làm vườn. Nó ít khi, hay có thể nói là không bao giờ tiết lộ mối nguy hiểm cho sức khỏe khi con người sử dụng hay thao tác với hóa chất. Thay vì vậy, hình ảnh in trên bao thường thấy là hình ảnh một gia đình hạnh phúc, cha và con vừa cười vừa chuẩn bị phun thuốc, còn trẻ con và chó thì nhạy nhảy trên cỏ.
Câu hỏi về dư lượng hóa chất trong thực phẩm chúng ta ăn là một vấn đề tranh luận nóng bỏng. Ngành công nghiệp hóa chất nếu không cố phủ nhận hoàn toàn thì cũng cố dìm nó xuống như một vấn đề chẳng có gì quan trọng. Cùng lúc đó, người ta càng ngày càng cuồng thương hiệu sạch. Học Ương bướng yêu cầu trong thực phẩm phải hoàn toàn không có thuốc trừ sâu. Trong tất cả những sự tranh cãi này, đâu là thông tin đúng?Theo các văn thư y khoa, mà thật ra chỉ cần dùng thường thức ta cũng biết, những người sống và qua đời trước khi kỷ nguyên của thuốc DDT bắt đầu (khoảng năm 1942) không hề có dấu vết DDT hay các loại thuốc tương tự trong mô của họ. Như đã đề cập ở chương 3, các mẫu mỡ cơ thể lấy từ những người dân bình thường từ năm 1954 đến 1956 có dư lượng DDT trung bình là từ 5, 3 đến 7, 4 phần triệu. Có chứng cứ cho thấy mứctrung bình này đã tăng liên tục từ khi đó đến nay, và những người mà nghề nghiệp của họ buộc phải tiếp xúc với thuốc trừ sâu hoặc có những lần phơi nhiễm đặc biệt với thuốc trừ sâu thì đương nhiên dư lượng còn cao hơn.
Trong số những người bình thường không có phơi nhiễm thuốc trừ sâu nhiều, có lẽ lượng DDT tích trong mỡ của họ đã thâm nhập vào cơ thể qua thức ăn. Để kiểm chứng phỏng đoán này, một đội các nhà khoa học từ Dịch Vụ Y tế Công cộng Hoa Kỳ đã lấy mẫu ở các nhà hàng và các cơ sở chế biến. Tất cả các mẫu đều có chứa DDT. Từ đó, các cuộc điều tra khép lại với kết luận khá hợp lý rằng: _nếu có thì cũng có rất ít loại thực phẩm có thể tin tưởng được là hoàn toàn không có DDT._Lượng thuốc tồn dư trong các bữa ăn có thể rất lớn. Theo một nghiên cứu độc lập của Dịch vụ Y tế Công cộng, phân tích các bữa ăn trong trại giam cho thấy những món như trái cây khô hấp có đến 69, 6 phần triệu, còn bánh mì có đến 100, 9 phần triệu DDT!Trong bữa ăn của một gia đình trung lưu, thịt và các sản phẩm từ mỡ động vật có dư lượng hydrocacbon clo hóa cao nhất. Đây là do hóa chất tan trong mỡ. Dư lượng ở trái cây và rau củ thường ít hơn. Hóa chất ít bị ảnh hưởng bằng cách rửa – biện pháp duy nhất là lặt bỏ hết lá ngoài đối với các loại rau như rau diếp hay bắp cải, gọt vỏ trái cây và không được tiêu thụ vỏ dưới bất kỳ hình thức nào. Nấu chín cũng không làm mất đi được lượng thuốc tồn dư.
Sữa là một trong những món hiếm hoi không được phép có thuốc diệt sinh vật gây hại tồn dư, theo quy định của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm. Tuy nhiên, thực ra thì lần nào kiểm tra người ta cũng thấy có dư lượng thuốc trong sữa. Dư lượng thuốc cao nhất có trong bơ và các sản phẩm chế biến từ sữa khác. Năm 1960, kiểm tra 461 mẫu sản phẩm như vậy cho kết quả có đến 1/3 các mẫu có tồn dư thuốc, Cục Quản lý Thực Phẩm và Dược phẩm đánh giá tình huống này là _không hề khích lệ._Để tìm được một món không có DDT và các chất hóa học liên quan, có lẽ người ta phải đến một hòn đảo xa xôi nguyên sơ, nơi chưa có các tiện nghi của nền văn minh. Thực sự là có một hòn đảo như vậy, ít ra cũng xa trận ngoài biên, ở bờ biển cận Bắc Cực của Alaska – nhưng dù ở tít ngoài đó người ta cũng có thể thấy bóng ma thuốc độc đang kéo đến. Khi các nhà khoa học nghiên cứu khẩu phần ăn tự nhiên của người Eskimo trong khu vực này, họ thấy không có thuốc trừ sâu. Cá tươi và cá khô; mỡ, dầu haythịt từ hải ly, cá voi beluga, tuần lộc caribou, nai sừng tấm, hải cẩu oog ruk, gấu bắc cực và hải tượng; quả nam việt quất, quả salmonberry và cải rhubarb mọc dại, tất cả đều không bị nhiễm độc cho đến nay. Duy chỉ có một ngoại lệ – hai con cú trắng đến từ thành phố Point Hope có một lượng nhỏ DDT, có lẽ chúng đã hấp thụ trong hành trình di trú của mình. Khi Phân tích các mẫu mỡ của người Eskimo, các nhà khoa học thấy có dư lượng DDT nhỏ (từ 0 đến 1, 9 phần triệu). lý do thì quá rõ. Những mẫu mỡ này lấy từ những người rời làng đến bệnh viện Dịch vụ Y tế Công cộng Hoa Kỳ ở Anchorage làm phẫu thuật. Ở đó nền văn minh lấn lướt và những bữa ăn trong bệnh viện này có DDT nhiều tương tự như các bữa ăn ở các thành phố đông dân. Chỉ ở vùng văn minh ít ngày mà người Eskimo Đã bị nhiễm độc.
Việc mọi bữa ăn chúng ta ăn đều có hydrocarbon chlorinated là hậu quả của việc phun tưới chất độc bảo vệ thực vật gần như khắp thế giới. Nếu người nông dân thận trọng làm theo hướng dẫn trên nhãn dán, việc sử dụng hóa chất nông nghiệp của họ sẽ không để lại dư lượng hơn mức mà Cục Quản Lý Thực phẩm và Dược phẩm cho phép. Tạm gác sang một bên câu hỏi liệu những mức tồn dư cho phép chia có thực sự an toàn hay không, chúng ta thừa biết nông dân vẫn thường hay dùng quá liều lượng chỉ định, dùng hóa chất khi quá cận ngày thu hoạch, dùng nhiều loại thuốc trừ sâu trong khi chỉ cần một loại là đủ, và còn nhiều kiểu sử dụng chứng tỏ là người ta không đọc dòng chữ cảnh báo in nhỏ.
Ngay cả ngành công nghiệp hóa chất cũng nhận ra thói quen sử dụng thuốc trừ sâu sai lầm của người nông dân và ngành này cảm thấy cần phải dạy võ cho họ. Một trong những tờ tập san hàng đầu trong ngành gần đây đã viết: _nhiều người dùng thuốc dường như không hiểu là họ sẽ đẩy lượng thuốc trừ sâu lên quá mức cho phép nên họ dùng liều cao hơn liều khuyến nghị. Và việc sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi để bảo vệ mùa vụ là do ý thích của người nông dân._Các hồ sơ của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm ghi nhận rất nhiều những trường hợp lạm dụng thuốc như vậy. Vài ví dụ sau đây sẽ minh họa cho việc coi thường hướng dẫn sử dụng: Một người nông dân trồng rau diếp dùng không chỉ một mà đến tám loại thuốc trừ sâu khác nhau trên rau của mình khi cận ngày thu hoạch, một người vận chuyển phun parathion độc chết người nhiều gấp 5 lần lượng tối đa cho phép lên cần tây, những người trồng rau diếp sử dụng endrin – loại độc nhất trong các loại thuốc hydrocacbon clo hóa – lên rau dù Cục Quản lý đã cấm mọi dư lượng endrin, và rau bina bị phun DDT chỉ một tuần trước khi thu hoạch.
Còn có những trường hợp nhiễm độc do vô tình hay ngẫu nhiên. rất nhiều quả cà phê xanh đựng trong bao bố bị nhiễm độc khi vận chuyển vì những chiếc tàu đó cũng đồng thời chở thuốc trừ sâu. Những loại thức ăn đóng gói trong kho thì bị phun DDT, lindane và các loại thuốc trừ sâu khác dưới dạng khí aerosol nhiều lần, thuốc có thể thấm xuyên qua các loại vỏ bao và thấm nhiều vào thức ăn bên trong. Những thứ thức ăn này càng nằm trong kho lâu thì chúng lại càng bị nhiễm độc và nguy hiểm hơn.
Với câu hỏi Vậy sao chính phủ không bảo vệ chúng ta? câu trả lời là_Họ chỉ bảo vệ ở một mức độ có giới hạn._ những hành động của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm để bảo vệ người tiêu dùng khỏi thuốc diệt sinh vật gây hại bị giới hạn nghiêm trọng bởi hai nguyên do. Thứ nhất, cục chỉ có thẩm quyền đối với các loại thực phẩm thương mại vận chuyển từ bảng này sang bảng khác; những thực phẩm được bán ngay tại bangtrồng thì hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của cục, bất kể chúng vi phạm nghiêm trọng thế nào. Nguyên nhân thứ hai và quan trọng hơn cả là sự thiếu hụt thanh tra viên của cục – có không đến 600 người để xử lý tất cả các việc khác nhau. Theo một viên chức của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, chỉ một phần rất nhỏ các nông sản thương mại vận chuyển liên bang – chưa được 1% – là có thể kiểm tra được với điều kiện cơ sở vật chất hiện có, không đủ để có số liệu thống kê đáng kể. Đối với thực phẩm được sản xuất và tiêu thụ trong cùng một bang, tình hình còn tệ hơn vì hầu hết các bang đều không có đầy đủ luật lệ quy định cho lĩnh vực này.
Hệ thống mà từ đó Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm lập ra giới hạn cho phép nhiễm độc tối đa, còn gọi là mức cho phép, có những lỗ hổng rất rõ. Theo những điều kiện đang phổ biến, mức cho phép này chỉ tạo sự an tâm trên giấy tờ và tạo ra một ấn tượng phi lý rằng, có thể đặt ra các giới hạn an toàn và mọi người tuân thủ chúng. Xét về mức độ an toàn của việc cho phép phun chất độc lên thực phẩm – phun một chút lên món này, phun một chút lên món kia – nhiều người phản biện với các lý do rất thuyết phục rằng không có thứ thuốc độc nào là an toàn cho thức ăn hay nên dùng cho thức ăn cả. Khi lập ra mức cho phép, Cục Quản lý Thực Phẩm và Dược phẩm đã xem lại các thí nghiệm về độc chất trên những con vật chuyên để thí nghiệm rồi từ đó xác định mức độ nhiễm độc tối đa không gây ra các triệu chứng trúng độc trên con vật được thử nghiệm. Hệ Thống này, vốn lẽ là nhằm bảo đảm an toàn, lại bỏ qua rất nhiều yếu tố quan trọng. Một con vật để làm thí nghiệm sống dưới môi trường sống nhân tạo có kiểm soát, tiêu thụ một lượng chất độc cụ thể nào đó thì không thể so sánh được với một con người không chỉ bị phơi nhiễm thuốc diệt sinh vật gây hại nhiều lần mà còn điều quan trọng nhất là không thể biết được họ bị phơi nhiễm bao nhiêu và không thể kiểm soát được điều kiện phơi nhiễm. Cứ cho là lượng DDT 7 phần triệu trên lá rau diếp trong món bánh mì kẹp mà một người ăn trong bữa trưa là an toàn, thì trong bữa ăn đó còn những thực phẩm khác, món nào cũng có dư lượng ở mức cho phép, và như ta thấy, lượng thuốc diệt sinh vật gây hại trong thực phẩm mà người đó ăn chỉ là một phần, có thể chỉ một phần rất nhỏ, trong tổng số lượng thuốc mà người đó phơi nhiễm. Việc tích tụ hóa chất từ nhiều nguồn khác nhau thế này tạo ra tổng lượng phơi nhiễm nhiều đến không thể đo đếm được. Cho nên thật là vô nghĩa khi bàn về độ an toàn của bất kỳ mức dư lượng nào.
Và còn có những lỗ hổng khác. Các mức cho phép đổi khi được lập ra không đúng với các đánh giá chính xác của các nhà khoa học thuộc Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, như trong trường hợp được trích ở trang 224 ff, hoặc được lập ra không dựa trên nền kiến thức đầy đủ về loại hóa chất có liên quan. Những thông tin chính xác hơn về sau đã khiến cục phải giảm hay rút lại mức cho phép, nhưng khi đó cộng đồng đã bị phơi nhiễm suốt mấy tháng hay thậm chí là mấy năm mức độ hóa chất nguy hiểm mà cục thừa nhận. Đấy là trường hợp khi cục đặt định mức cho phép dành cho heptachlor nhưng rồi phải thu hồi lệnh sau đó. Đối với các loại hóa chất, không có phương pháp phân tích thực địa nào có tính thực tiễn để áp dụng trước khi loại hóa chất đó được đăng ký. Chính vì vậy các thanh tra rất bực mình trong công tác phát hiện dư lượng thuốc. Khó khăn này cản trở rất nhiều công tác phát hiện hóa chất nam việt quất, tức là aminotriazole. Họ cũng thiếu các phương pháp phân tích dành cho một số loài thuốc trị nấm mốc thường được dùng để tưới lên hạt – những loại hạt mà nếu hết mùa gieo giống không được dùng sẽ có thể trở thành thức ăn cho con người.
Khi thực hiện, để thiết lập các mức an toàn, họ phải cho phép thức ăn của công chúng bị nhiễm độc hóa chất để nông dân và các nhà chế biến thực phẩm hưởng lợi nhờ chi phí sản xuất rẻ – rồi sau đó bắt người tiêu dùng phải gánh chịu hậu quả khi đánh thuế hộ nhằm lấy tiền thuế duy trì cơ quan kiểm soát có nhiệm vụ đảm bảo người tiêu dùng không dính phải liều lượng độc chết người. Nhưng, xét lượng độc tố và độ hại của các hóa chất nông nghiệp hiện nay, để có thể thực hiện công tác kiểm soát đích đáng, họ cần một khoản ngân sách rất lớn mà không nhà lập pháp nào dám cấp. Vậy nên, cuối cùng người tiêu dùng khốn khổ phải trả thuế mà vẫn bị nhiễm độc.
Vậy đâu là giải pháp? Trước hết, họ cần phải loại bỏ những mức cho phép đối với các thuốc hydrocacbon clo hóa, thuốc trong nhóm phosphate hữu cơ và các hóa chất có độc tính cao khác. Hẳn sẽ có người phản đối ngày rằng điều này sẽ làm khó nông dân. Nhưng nếu người ta có cách dùng thuốc trừ sâu để hạn chế dư lượng ở nhiều loại rau quả chỉ còn 7 phần triệu(mức cho phép đối với DDT), hay 1 phần triệu (đối với parathion), hay thậm chí chỉ 0, 1 phần triệu đối với dieldrin, vậy thì tại sao họ không thể cẩn thận hơn chút nữa để hoàn toàn không để lại lượng tồn dư nào? Yêu Cầu này thực ra vốn là yêu cầu khi dùng các loại hóa chất như heptachlor, endrin và dieldrin trên một số loại nông sản nhất định. Nếu việc hạn chế hoàn toàn dư lượng thuốc có thể thực hiện trong các trường hợp đó thì tại sao không thể áp dụng được nó cho tất cả? nhưng đây chưa phải là giải pháp hoàn thiện hay cuối cùng, vì dư lượng thuốc bằng không mà chỉ trên giấy tờ thì cũng không có giá trị. Hiện tại, như chúng ta thấy, hơn 99%thực phẩm vận chuyển liên bang đều vượt qua trót lọt mà không bị kiểm tra. Nhu cầu cấp bách thứ hai chính là Cục Quản lý Thực phẩm và Dược Phẩm cần phải tăng cường nhân lực cho đội ngũ thanh tra, trở nên chú ý và quyết liệt hơn.
Dù vậy, hệ thống này – đầu độc thực phẩm của chúng ta có chủ đích rồi kiểm soát kết quả – thật giống với nhân vật Hiệp sĩ Bạch Tượng của nhà văn lewis Carroll, nhân vật đã nghĩ đến kế hoạch nhuộm râu người ta rồi thổi bằng một cái quạt thật to để không còn nhìn thấy râu nữa. Câu trả lời tối ưu chính là sử dụng những loại hóa chất ít độc hại hơn để mối nguy hiểm do sử dụng thuốc không đúng cũng theo đó giảm mạnh. Các loại hóa chất như vậy đã có sẵn: các loại thuốc pyrethrin, rotenone, ryania và những loại chiết xuất từ thực vật khác. Những chất tổng hợp thay thế cho pyrethrin đã được phát triển gần đây, và nước sản xuất cũng đã sẵn sàng để tăng sản lượng các sản phẩm thiên nhiên này theo nhu cầu thị trường. Đáng Buồn là công chúng vẫn chưa biết nhiều về bản chất của các loại hóa chất được bán. Một người mua bình thường vẫn bị bối rối hoàn toàn trước quá nhiều loại thuốc sâu, thuốc trừ nấm, thuốc diệt cỏ bày bán mà không biết loại nào an toàn và loại nào độc chết người.
Bên cạnh việc dùng các loại thuốc diệt sinh vật gây hại ít nguy hiểm hơn, chúng ta cũng nên tích cực tìm ra các phương pháp không sử dụng hóa chất. Ở California, người ta đã dùng phương pháp gây bệnh cho côn trùng, sử dụng một loại vi khuẩn chỉ đặc biệt tấn công các loại côn trùng nhất định. Phương pháp này đang được thử nghiệm trên nhiều quy mô lớn hơn. Có rất nhiều cách có thể hạn chế côn trùng hiệu quả mà không để lại dư lượng thuốc trong thực phẩm (xem Chương 17). Trước khi có sự chuyển đổi quy mô lớn sang những phương pháp an toàn đó, chúng ta sẽ khó có thể an tâm vì tình hình này, bằng thường thức mà xét, thật không thể chấp nhận được. Với tình trạng dùng hóa chất bừa bãi như hiện nay, chúng ta không khác gì các vị khách của nhà Borgia. (Câu chuyện giáo hoàng Alexander VI mời các hồng y chống đối đến dự tiệc rồi giết họ bằng loại thuốc độc nổi tiếng của gia tộc ông – gia tộc Borgia).
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 01 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 02 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 03 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 04 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 05 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 06 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 07 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 09 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 10 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 11 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 12 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 13 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 14 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 15 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 16 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 17 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, toàn tập tại đây.