Mùa xuân vắng lặng | Chương 17

Mùa xuân vắng lặng gây chấn động xã hội Mỹ, cảnh tỉnh về môi trường, buộc Tổng thống Kennedy lập ủy ban điều tra thuốc diệt sinh vật.

 · 48 phút đọc  · lượt xem.

Mùa xuân vắng lặng gây chấn động xã hội Mỹ, cảnh tỉnh về môi trường, buộc Tổng thống Kennedy lập ủy ban điều tra thuốc diệt sinh vật.

Chúng ta đang đứng nơi hai con đường rẽ lối. nhưng không giống như những con đường trong bài thơ quen thuộc của Robert Frost, chúng không thuận lợi như vậy. Con đường đang đi thoạt đầu cứ ngỡ dễ dàng, chúng ta đi trên con đường quốc lộ bằng phẳng với tốc độ nhanh, nhưng đến cuối phía con đường lại là một trở ngại lớn khi gặp phải một ngã ba khác, nơi vắng người qua lại, đó là cơ hội cuối cùng và duy nhất để đạt được mục tiêu bảo tồn trái đất.

Cuối cùng, chúng ta phải đưa ra sự lựa chọn. nếu cứ kéo dài mãi, đến cuối chúng ta phải quả quyết, và nếu như biết được rằng chúng ta buộc phải hành động liều lĩnh thì sau đó chúng ta không nên nghe theo lời khuyên của bất kỳ ai bảo rằng chúng ta phải lấp đầy thế giới này với những hóa chất độc hại, mà thay vào đó nên tìm kiếm và nhìn thấy con đường khác mở ra cho chúng ta những gì.

Có một sự đa dạng đặc biệt về các sự lựa chọn khác thay vì phòng trừ côn trùng bằng biện pháp hóa học. Một số biện pháp đã được sử dụng và đạt được thành công rực rỡ. Một số khác đang trong giai đoạn thử nghiệm ở phòng thí nghiệm. Vẫn còn một số khác ít hơn những ý tưởng trong đầu của các nhà khoa học sáng tạo đang chờ cơ hội để được đưa vào thử nghiệm. tất cả biện pháp này có điểm chung: chúng là những biện pháp sinh học dựa trên hiểu biết về các cơ thể sống mà họ tìm kiếm để phòng trừ và của toàn bộ cơ cấu sự sống mà các cơ thể này thuộc về. Các chuyên gia đại diện cho nhiều phạm vi của lĩnh vực sinh học rộng lớn đang đóng góp – nhà côn trùng học – nhà nghiên cứu bệnh học – nhà di truyền học – nhà sinh vật học – nhà sinh hóa học – nhà sinh thái học – trút hết kiến thức và các nguồn cảm hứng sáng tạo của mình vào sự hình thành một ngành khoa học mới về phòng trừ sinh học.

Bất kỳ ngành khoa học nào cũng được ví như một dòng sông, một nhà nghiên cứu về sinh vật học thuộc trường đại học Johns hopkins, giáo sư Carl. Swanson nói. _Khoa học có sự mơ hồ và một khởi đầu khiêm nhường, sự kéo dài lặng lẽ cũng như sự gập ghềnh, những giai đoạn khô cằn cũng như giai đoạn phát triển. Khoa học tập hợp động lượng từ công việc của nhiều nhà nghiên cứu, và nó được nuôi dưỡng bởi những nguồn ý tưởng, được đào sâu và mở rộng nhờ vào các khái niệm và sự tổng quát hóa được rút ra dần._Trong cách hiểu hiện đại đối với ngành khoa học, khoa học về phòng trừ sinh học cũng vậy. Ở Mỹ, cách đây một thế kỷ phòng trừ sinh học có những bắt đầu mờ mịt với những nỗ lực đầu tiên để giới thiệu những kẻ thù tự nhiên của côn trùng gây rắc rối cho những người nông dân. Một sự nỗ lực mà thỉnh thoảng dường như hoạt động chậm chạp hoặc ngừng lại, nhưng đôi khi lại nhanh chóng và có đà phát triển bởi những thành công nổi bật. Có Một giai đoạn khó khăn khi các nhà nghiên cứu về côn trùng học ứng dụng bị thu hút bởi những loại thuốc diệt côn trùng mới vào những năm 1940 và quay lưng từ bỏ những phương pháp sinh học, họ bắt đầu lao lực với phòng trừ hóa học. tuy nhiên mục tiêu làm cho thế giới sạch côn trùng lại tiếp tục lùi lại. Cuối cùng bây giờ rõ ràng rằng việc sử dụng lơ là và vô độ các hóa chất là một mối đe dọa đối với chúng ta hơn là các mục tiêu. Con sông mà khoa học về phòng trừ sinh học chảy qua một lần nữa được bồi đắp bởi những dòng ý tưởng mới.

Một số trong những phương pháp mới thú vị nhất là những biện pháp sử dụng chính sức mạnh của côn trùng để chống lại chúng – dùng sức kháng cự để chúng tự hủy diệt mình. điều đặc biệt nhất của các phương pháp này đó là công nghệ triệt sản giống đực được phát triển bởi giáo sư Edward Knipling, trưởng Viện nghiên cứu côn trùng học thuộc Bộ nông nghiệp hoa Kỳ và cộng sự của ông ấy.

Cách đây khoảng một phần tư của thế kỷ trước, giáo sư Knipling đã làm những đồng nghiệp của mình ngỡ ngàng khi đề xuất phương pháp độc đáo để phòng trừ côn trùng. Ông ấy giả sử rằng, nếu có thể triệt sản và thả một lượng lớn côn trùng ra ngoài môi trường, thì những con đực bị triệt sản ở một điều kiện nào đó chúng sẽ hạ gục những loài côn trùng đực sống bên ngoài, sau khi thả chúng ra nhiều lần, chúng kết hợp với bạn tình và tạo ra những cái trứng không có khả năng sinh sản và loài sẽ bị tuyệt chủng.

Đề xuất đã không thể xúc tiến nhanh chóng do vướng phải thủ tục hành chính nhiêu khê và sự ngờ vực từ phía các nhà khoa học, tuy nhiên Knipling Vẫn kiên trì thực hiện ý tưởng của mình. Một vấn đề then chốt cần được giải quyết trước khi đưa vào thử nghiệm chính là phải tìm ra phương pháp thực tế gây triệt sản ở côn trùng. Về mặt lý thuyết, từ năm 1916 người ta đã biết đến phương pháp triệt sản côn trùng bằng cách cho chúng tiếp xúc với tia X khi nhà côn trùng học G. A. Runner công bố phương pháp triệt sản cho mọt thuốc lá. Vào cuối 1920, hermann Muller người đi đầu trong lĩnh vực gây đột biến bằng tia X đã mở ra những phạm vi rộng lớn mới về tư tưởng và vào giữa thế kỷ này có thêm nhiều nhà nghiên cứu đã báo cáo phương pháp triệt sản bằng tia X hoặc tia gamma trên ít nhất mười hai loài côn trùng.

Nhưng những công bố đó chỉ tiến hành trong phòng thí nghiệm, để áp dụng trên thực tế còn cần rất nhiều thời gian. Vào năm 1950, giáo sư Knipling bắt đầu nỗ lực biến phương pháp triệt sản ở côn trùng thành thứ vũ khí có thể diệt sạch kẻ thù nguy hiểm là loài ký sinh trùng ăn thịt ở phía nam, một loại ruồi hình dáng giống giun có xoắn vặn như đinh vít. Ký sinh trùng cái sẽ đẻ trứng vào bất kỳ vết thương của các loài động vật có máu nóng. Các ấu trùng mới nở ký sinh và hút máu vật chủ. Một con trâu đực trưởng thành có thể hoại tử đến chết khi bị chúng ký sinh chỉ trong vòng 10 ngày, ở Mỹ tổn thất vật nuôi do ký sinh trùng này phá hoại ước tính là 40 triệu dollar mỗi năm. đối với thế giới động vật hoang dã thiệt hại do chúng gây ra là không thể nào tính toán hết, những con số chắc chắn rất lớn. Loài Hươu trở nên hiếm hoi ở một số vùng bang texas được cho là do loại ký sinh trùng ăn thịt này gây ra. đây là một loài côn trùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt, cư trú tại miền trung và miền nam châu Mỹ và Mexico và giới hạn đến vùng đông nam nước Mỹ. tuy nhiên, vào khoảng năm 1933 lần đầu tiên chúng xuất hiện ở Florida nơi có khí hậu thuận lợi, chúng có thể sống sót qua mùa đông và từ đó sinh sôi nảy nở. từ đó miền nam alabama, georgia và ngành công nghiệp chăn nuôi gia súc thuộc các bang ở miền đông nam phải đối mặt với thiệt hại hằng năm lên đến 20 triệu đô.

Trải qua nhiều năm, các nhà khoa học của Sở nông nghiệp bang texas đã thu thập được rất nhiều thông tin về loài ký sinh trùng này. năm 1954, sau một vài thử nghiệm sơ bộ lên các đảo ở Florida, giáo sư Knipling đã sẵn sàng đưa giả thuyết của mình ra thử nghiệm toàn diện. để tiến hành, ông ấy phải sắp xếp với chính phủ hà Lan và đi đến quần đảo ở Curacao trong vùng biển Caribe, cách đất liền ít nhất 50 dặm biển.

Bắt đầu vào tháng tám năm 1954, loài ruồi này được nuôi và triệt sản ở phòng thí nghiệm thuộc Sở nông nghiệp bang Florida, từ những chiếc máy bay chúng đã được đổ xuống Curacao với tỷ lệ 400 con trên một dặm vuông trong một tuần. thời điểm đó một số lớn trứng trên những con dê được thí nghiệm bắt đầu giảm và khả năng sinh sản của chúng cũng thế. Chỉ sau bảy tuần sau khi việc thả ruồi được bắt đầu, tất cả trứng đều mất khả năng sinh sản. Không lâu sau thật khó tìm thấy một ổ trứng. Loài ruồi nguy hiểm này đã thật sự bị tiêu diệt trên đảo Curacao.

Thành công rực rỡ của thí nghiệm trên quần đảo đã khiến cho những người chăn nuôi gia súc ở Florida khát khao có được thành công tương tự để giúp họ thoát khỏi tai họa từ loài ký sinh trùng này. Mặc dù gặp khá nhiều khó khăn vì diện tích Florida lớn gấp 300 lần đảo nhỏ ở Caribe, năm 1957 Bộ nông nghiệp hoa Kỳ và bang Florida đã cùng lập quỹ tài trợ hỗ trợ công cuộc tiêu diệt. Dự án bao gồm việc mỗi tuần tạo ra khoảng 50 triệu con ấu trùng ruồi tại một nhà máy đặc biệt trên không, sử dụng ánh sáng từ 20 chiếc máy bay bay theo mô hình đã được sắp xếp sẵn, chiếu sáng từ 5 đến 6 tiếng mỗi ngày và mỗi chiếc máy bay có chứa 1.000 thùng carton, trong mỗi thùng chứa khoảng từ 200 đến 400 con ruồi được chiếu sáng.

Mùa đông băng giá năm 1957 – 1958, với nhiệt độ lạnh bao trùm phía bắc bang Florida đã cản trở việc tiến hành dự án trong khi số lượng ký sinh trùng đã bị giảm sút và giới hạn ở một khu vực nhỏ. trước khi chương trình được xem như đã hoàn thành sau 17 tháng, có 3,5 tỷ con ruồi được nuôi bị triệt sản đã được thả khắp Florida và một số vùng ở Georgia và Alabama. Sự ký sinh ở vết thương của động vật cuối cùng được cho là do ấu trùng của loài ruồi nguy hiểm này xuất hiện vào tháng hai năm 1959. Vài tuần sau đó, những con ký sinh trùng trưởng thành đã bị bắt hết. từ đó về sau, không ai có thể tìm thấy dấu vết của chúng. Ký sinh trùng này đã bị tuyệt chủng hoàn toàn ở đông nam, một minh chứng cho sự chiến thắng của giá trị sáng tạo khoa học, cùng với sự nghiên cứu cơ bản tỉ mỉ, sự kiên trì và tính quyết đoán.

Hiện nay vùng kiểm dịch biên giới Mississippi đang kiếm tìm phương pháp ngăn chặn sự xuất hiện trở lại của loài ruồi này từ nơi mà chúng đang cố thủ ở đông nam. Cuộc diệt trừ loài gây hại này là một nhiệm vụ cam go vì chúng có mặt ở nhiều vùng và rất có khả năng chúng có thể xâm nhập lại từ Mexico. tuy vậy, sự đánh cược cao và ý tưởng Bộ nông nghiệp dường như là một số chương trình, được thiết kế ít nhất để kìm hãm số lượng ruồi ở mức thấp, có thể sẽ sớm được thử ở texas và những vùng nhiễm dịch khác ở đông nam.

Thành công rực rỡ trong chiến dịch tiêu diệt loài ruồi nguy hiểm này đã thôi thúc ý định áp dụng những phương pháp tương tự diệt các loài côn trùng khác. Và dĩ nhiên không phải đối tượng nào cũng phù hợp với phương pháp này, phần lớn phải phụ thuộc cụ thể vào lịch sử chu kỳ sống, mật độ quần thể, sự phản ứng của chúng đối với bức xạ.

Các nhà khoa học anh đã tiến hành nhiều thí nghiệm với hy vọng có thể áp dụng phương pháp này chống lại loài ruồi xê xê ở Rhodesia. Loài côn trùng này đã tàn phá 1/3 châu Phi, gây ra mối đe dọa đối với sức khỏe con người và cản trở việc nuôi vật nuôi ở vùng đồng cỏ rậm rạp có diện tích 4, 5 triệu dặm vuông. Loài ruồi xê xê có thói quen khác biệt đáng kể so với loài ruồi có hình dạng giống giun có đinh vít, tuy có thể triệt sản chúng bằng bức xạ nhưng vẫn còn một số khó khăn chuyên môn cần được khắc phục trước khi bắt đầu áp dụng phương pháp này.

Các nhà khoa học anh đã và đang thử nghiệm trên nhiều loài côn trùng khác để kiểm tra tính nhạy cảm của chúng đối với bức xạ. Các nhà khoa học Mỹ cũng đã thu được một vài kết quả khích lệ khi thử nghiệm trong phòng thí nghiệm trên loài ruồi đục dưa, ruồi đục xoài và ruồi địa trung hải ở hawaii và cả những thử nghiệm trên cánh đồng ở vùng đảo xa xôi hẻo lánh thuộc Rora. Kể cả sâu đục thân bắp và mía cũng được thử nghiệm. Có khả năng những loài côn trùng quan trọng trong y tế sẽ được kiềm hãm nhờ vào phương pháp triệt sản. Một nhà khoa học người Chile cho biết mặc dù đã áp dụng phương pháp diệt côn trùng nhưng loài muỗi truyền bệnh sốt rét vẫn tiếp tục tồn tại ở quốc gia này; việc thả những con muỗi đực bị triệt sản sẽ là đòn cuối cùng cần có để tiêu diệt chúng.

Những khó khăn rõ rệt gặp phải khi sử dụng phương pháp triệt sản bằng bức xạ đòi hỏi kiếm tìm một phương pháp đơn giản hơn để thu được kết quả tương tự và hiện nay phương pháp triệt sản hóa học đang là xu hướng được quan tâm.

Các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm nông nghiệp Orlando bangFlorida đang tiến hành triệt sản trên loài ruồi nhà tại phòng thí nghiệm và thử nghiệm cả trên những cánh đồng bằng cách cho hóa chất vào thức ăn thích hợp của chúng. trong một cuộc thử nghiệm ở Florida Keys năm 1961, một quần thể ruồi gần như đã bị diệt sạch chỉ trong vòng 5 tuần. Dĩ nhiên sau đó chúng phục hồi phần nào ở các quần đảo lân cận, tuy nhiên đối với một dự án thí điểm thì thử nghiệm này đã thành công. Bộ nông nghiệp vui mừng trước phương pháp đầy hứa hẹn này cũng là việc dễ hiểu. tại nơi tiến hành đầu tiên như chúng ta có thể thấy, thuốc diệt côn trùng hầu như không kiểm soát nổi sự hoành hành của ruồi nhà. Một giải pháp mới để kiểm soát là hoàn toàn cần thiết. Một trong những trở ngại của việc triệt sản bằng bức xạ là phải nuôi loài này trong môi trường nhân tạo và thả những con đực đã bị triệt sản với một số lượng lớn hơn số lượng hiện có trong quần thể tự nhiên. Phương thức này có thể thực hiện được đối với loài ruồi có hình dạng giống giun có đinh vít bởi số lượng chứng không quá nhiều trong tự nhiên. tuy nhiên, với số lượng nhiều hơn gấp hai lần, việc thả loài ruồi nhà có thể bị phản đối mặc dù việc gia tăng số lượng của chúng chỉ là tạm thời. Mặc khác thuốc triệt sản bào chế từ hóa dược có thể trộn vào bả mồi và đưa vào môi trường tự nhiên của loài ruồi nhà, những loài côn trùng khi ăn phải bả này cũng sẽ bị triệt sản và trong một khoảng thời gian những con ruồi đã bị triệt sản đó sẽ thống trị trở lại và sinh sản.

Việc kiểm tra hiệu quả triệt sản của hóa chất khó khăn hơn rất nhiều so với việc kiểm tra chất độc hóa học. Phải mất 30 ngày để đánh giá một hóa chất mặc dù có thể cùng một lúc thực hiện nhiều thí nghiệm. nhưng kể từ tháng tư năm 1958 đến tháng Mười hai năm 1961 có đến hàng trăm hóa chất cần được kiểm tra tại phòng thí nghiệm Orlando để tìm kiếm giải pháp triệt sản hữu hiệu. Bộ nông nghiệp rất vui mừng khi tìm thấy trong đó một số hóa chất hữu ích và đầy hứa hẹn.

Hiện tại những phòng thí nghiệm khác thuộc Bộ nông nghiệp đã nắm được vấn đề và đang tiến hành thử nghiệm hóa chất lên những con ruồi, muỗi, bọ cánh cứng và hàng loạt ruồi đục trái cây. tất cả đều đang được thử nghiệm những chỉ trong một vài năm kể từ khi bắt đầu nghiên cứu thuốc triệt sản dự án đã được phát triển đáng kể. trên lý thuyết có rất nhiều điểm hấp dẫn. tiến sĩ Knipling chỉ ra rằng triệt sản côn trùng bằng hóa chất hữu hiệu có thể có hiệu quả vượt trội hơn một số loại thuốc diệt côn trùng nổi tiếng. hãy hình dung tình huống quần thể của một triệu con côn trùng cứ mỗi thế hệ tiếp theo sẽ tăng lên gấp 5 lần. Một loại thuốc trừ sâu có thể diệt 90% mỗi thế hệ, nhưng vẫn còn 125.000 con còn sống thế hệ thứ ba. tuynhiên, một hóa chất có thể tạo ra khả năng triệt sản 90% chỉ để lại 125 con côn trùng sống sót.

Mặt trái của vấn đề là thực tế có một vài loại hóa chất thực sự hiệu nghiệm có liên quan. May mắn thay trong suốt những giai đoạn đầu hầu hết các nhà khoa học nam đang tiếp xúc với thuốc triệt sản quan tâm đến việc tìm ra những hóa chất và phương pháp an toàn khi áp dụng. Dù vậy, những đề xuất về việc sử dụng hóa chất triệt sản bằng hình thức phun đã được nghe thấy khắp đó đây – ví dụ như phun lên tán lá bị gặm nhấm bởi ấu trùng sâu bướm. để thực hiện tiến trình mà không đào sâu nghiên cứu về những rủi ro liên quan thì thực sự vô cùng thiếu tinh thần trách nhiệm. nếu như không luôn mang trong đầu ý thức cảnh giác về những rủi ro tiềm ẩn của thuốc triệt sản thì con người có thể sẽ nhận lấy nhiều rắc rối hơn so với việc sản xuất thuốc diệt côn trùng.

Hiện nay, hóa chất triệt sản đang được thí nghiệm chia làm hai nhóm, và chúng đều có phương thức hoạt động cực kỳ thú vị. đầu tiên có liên quan hết sức mật thiết với quy trình của sự sống hoặc trao đổi chất của tế bào.

Chẳng hạn như chúng rất giống một chất tế bào hoặc mô cần mà cơ thể_nhầm lẫn_ chúng với chất chuyển hóa thực sự và cố gắng kết hợp chúng vào quá trình hoàn thiện kết cấu cơ thể. tuy nhiên, đôi lúc sự thay thế vừa vặn này lại gặp trục trặc ở một tiểu tiết nào đó và quá trình buộc phải dừng lại. những hóa chất thay thế này được gọi là những chất chống trao đổi chất.

Nhóm thứ 2 bao gồm những hóa chất tác động lên nhiễm sắc thể, chúng có thể gây ảnh hưởng đối với hóa chất gene và bẻ gãy cấu trúc nhiễm sắc thể. Thành phần triệt sản của nhóm này là các tác nhân alkyl hóa, các chất này là các chất gây phản ứng hóa học, có khả năng phá hủy tế bào mạnh, gây tổn hại nhiễm sắc thể và gây ra đột biến. tiến sĩ Peter alexander thuộc Viện nghiên cứu Chester Beatty tại anh quốc cho rằng: Bất kỳ tác nhân alkyl hóa nào triệt sản hiệu quả trên côn trùng đều có thể là tác nhân đột biến hoặc chất gây ung thư. Ông nhận thấy bất kể người dùng có nhận thức khi dùng những loại hóa chất này để phòng trừ côn trùng cũng sẽ gây ra phản đối dữ dội. Vì vậy, người ta hy vọng những thí nghiệm hiện tại sẽ không phải dẫn đến việc sử dụng những hóa chất này mà dẫn đến một sự phát minh những hóa chất khác an toàn hơn và có tính đặc hiệu cao áp dụng trên loài côn trùng mục tiêu.

Một trong những công trình đáng quan tâm nhất gần đây đó là cách tự tạo vũ khí bảo vệ bản thân từ chu trình sống của chính loài côn trùng đó.

Côn trùng tiết ra nọc độc, chất hóa học thu hút hoặc xua đuổi côn trùng khác. Bản chất hóa học của những chất được tiết ra này là gì? Liệu chúng ta có thể tận dụng những chất này như là thuốc diệt côn trùng có chọn lọc?Các nhà khoa học thuộc đại học Cornell và những nơi khác đang nỗ lực tìm kiếm câu trả lời cho một số câu hỏi, nghiên cứu về cơ chế tự bảo vệ của các loài côn trùng khi chúng bị kẻ săn mồi tấn công và tìm hiểu cấu trúc bài tiết chất hóa học của côn trùng. Các nhà khoa học khác cũng đang tìm hiểu về hormone sâu non, một chất cực mạnh có khả năng cản trở sự biến đổi hình thái của ấu trùng đến giai đoạn chúng phát triển hoàn thiện.

Có lẽ kết quả hiệu nghiệm tức thời nhất của việc khám phá bài tiết ở côn trùng là sự phát triển chất khử và chất hóa học thu hút côn trùng. Một lần nữa, thiên nhiên đã chỉ đường. Sâu bướm là một ví dụ điển hình. Sâu bướm cái bay rất khó khăn vì cơ thể chúng nặng nề. Chúng sống trong hoặc gần mặt đất, dập dờn theo những loài thực vật mọc thấp hoặc đeo theo thân cây.

Trái lại những con sâu bướm đực bay rất khỏe và dễ bị thu hút dù đang ởkhoảng cách khá xa nhờ vào tuyến đặc biệt tiết ra mùi hương trên cơ thể con cái. Các nhà côn trùng học đã tận dụng đặc điểm này kiên trì chuẩn bị trong nhiều năm để có được chất hấp dẫn bạn tình từ những con sâu bướm cái. Sau đó dùng đặt trong những cái bẫy dụ các con đực trong hoạt động thống kê số lượng loài bằng cách viền quanh chất này theo phạm vi của chúng. tuy nhiên quy trình thực hiện này vô cùng tốn kém. Mặc dù loài sâu bướm này tàn phá rất nhiều ở các bang đông Bắc nhưng vẫn không thu thập đủ số lượng sâu bướm để làm nguyên liệu và phải nhập khẩu loài nhộng có bắt được bằng tay từ châu Âu, có lúc giá lên đến nửa dollar mỗi con. Vì vậy sau nhiều năm nỗ lực để tạo nên bước đột phá, gần đây các nhà hóa học thuộc Bộ nông nghiệp đã thành công trong việc phân lập chất hấp dẫn bạn tình này. nối tiếp thành công này là thành công trong việc điều chế ra nguyên liệu tổng hợp tương tự từ thành phần dầu thầu dầu. nó không chỉ dụ được những con sâu bướm đực mà còn hấp dẫn như một chất từ thiên nhiên. Chỉ cần 1/1.000.000 gram đặt trong bẫy công hiệu mời gọi bạn tình rất tốt.

Ngoài những lợi ích học thuật, chất dẫn dụ bạn tình tổng hợp mới và tiết kiệm có thể được sử dụng không chỉ trong việc thống kê số lượng loài mà còn trong việc phòng trừ. Một vài khả năng hấp dẫn hơn cũng đang được thử nghiệm. trong một cuộc thử nghiệm với sự xung đột về tâm lý, chất hấp dẫn bạn tình được kết hợp với vật liệu dạng hạt sau đó được máy bay phân tán. Mục đích của hành động này là làm cho những con sâu bướm đực bối rối và để thay đổi thói quen thường lệ của chúng, trong một mớ hỗn độn có mùi hương của con cái nhưng con đực sẽ không thể tìm thấy đúng dấu vết để nhận ra con cái. Phương pháp tấn công này đang được thử nghiệm nhiều hơn nhằm mục đích lừa con đực kết hợp với bạn tình giả. trong phòng thí nghiệm, những con sâu bướm đực cố gắng giao phối với mảnh gỗ vụn, chất khoáng bón cây, và những vật dụng nhỏ hoặc bất động, miễn là chúng được đắm mình vào chất mời gọi bạn tình bôi lên những vật này. Sự đánh lạc hướng xác định bạn tình làm cho sự giao phối của chúng không còn hiệu quả có thể làm giảm số lượng loài hay không vẫn đang được kiểm nghiệm, tuy nhiên đó là một khả năng hấp dẫn.

Chất thu hút bạn tình của loài sâu bướm là chất quyến rũ bạn tình đầu tiên của loài côn trùng được tạo ra bằng phương pháp tổng hợp, nhưng có lẽ không lâu sau sẽ có thêm những chất khác. nhiều loài côn trùng trong lĩnh vực nông nghiệp đang được nghiên cứu để tìm ra chất hấp dẫn côn trùng để con người có thể làm giả. những kết quả thu được đầy khích lệ khi tiến hành thí nghiệm trên loài ruồi hessian và loài sâu sừng thuốc lá.

Các nhà khoa học đang nỗ lực kết hợp chất quyến rũ bạn tình và độc tố để chống lại một số loài côn trùng. Các nhà khoa học thuộc chính phủ đã sáng tạo chất mời gọi bạn tình methyl – eugenol, chất này làm cho những con đực của loài ruồi đục trái cây và ruồi đục dưa không thể cưỡng lại được. Chất này kết hợp với độc tố trong nhiều cuộc thử nghiệm ở quần đảo Bonin rộng 450 dặm nằm phía bắc nhật Bản. những mẫu sợi thủy tinh nhỏ được tập 2 hóa chất nói trên và được rải từ trên không khắp quần đảo nhằm thu hút và tiêu diệt những con ruồi đực. Công cuộc _tiêu diệt giống đực_này bắt đầu từ năm 1960 và chỉ một năm sau đó, Bộ nông nghiệp ước tính đã tiêu diệt được khoảng 99% số lượng ruồi. Phương pháp này khi được áp dụng đã mang lại hiệu quả vượt trội so với những loại thuốc diệt côn trùng phổ biến trước đó. Chất độc hóa học phosphorus hữu cơ kết hợp với sợi thủy tinh và sẽ không gây hại cho động vật hoang dã vì chúng có khuynh hướng không ăn những chất này. hơn nữa, bã còn sót lại sẽ nhanh chóng tiêu biến và vì vậy cũng không gây ô nhiễm cho đất hay nước.

Nhưng không phải loài côn trùng nào cũng giao tiếp bằng mùi hương, chất để thu hút hoặc xua đuổi những con vật khác. Có những loài sử dụng âm thanh để cảnh báo hoặc thu hút. Một vài con bướm đêm có thể nghe dòng sóng siêu âm phát ra liên tục khi một con dơi bay (đóng vai trò như một hệ thống ra đa định hướng bay qua bóng tối) để tránh không bị bắt. Âm Thanh vỗ cánh khi những con ruồi ký sinh đang tiến đến gần cảnh báo ấu trùng của ong cắn lá tập hợp lại thành bầy để bảo vệ lẫn nhau. Mặt khác âm thanh phát ra từ những con côn trùng đục gỗ giúp cho những loài ký sinh có thể tìm ra chúng. đối với muỗi đực, âm thanh từ nhịp vỗ cánh của muỗi cái chính là một bài hát quyến rũ.

Tập tính nào, nếu có, từ khả năng này của côn trùng giúp chứng nhận co và phản ứng lại với âm thanh? tuy đây chỉ mới là giai đoạn thử nghiệm nhưng nó cũng khá thú vị, một bước thành công mở đầu trong việc thu hút những con muỗi đực khi âm thanh vỗ cánh của muỗi cái được ghi âm phát lại. những con muỗi đực bị dụ vào trong chấn song sắt và sau đó bị giết.

Hiệu quả của việc phát ra sóng siêu âm đang được thử nghiệm ở Canada Lên loài sâu đục thân bắp và sâu bướm đêm. hai nhà nghiên cứu hàng đầu về âm thanh động vật, giáo sư hubert và Marble Frings thuộc đại học hawaii tin rằng phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của âm thanh lên hoạt động của côn trùng chỉ chờ đến lúc tìm ra chiếc chìa khóa thích hợp để giải mã và ứng dụng lượng kiến thức phong phú sẵn có về cách côn trùng tạo ra và nhận biết được âm thanh. Âm thanh xua đuổi côn trùng có thể đem lại khả năng tuyệt vời hơn chất thu hút bạn tình. hai nhà khoa học này nổi tiếng với phát hiện những chú chim sáo đá tán loạn cảnh báo trước đoạn ghi âm tiếng khóc buồn đau của một trong những người bạn của chúng vang lên, có lẽ ở nơi nào đó sự thật này chủ yếu chỉ áp dụng cho côn trùng. đối với những người làm việc trong ngành công nghiệp, những khả năng này đủ thực tế để một tập đoàn kinh doanh chủ yếu về điện tử chuẩn bị thành lập một phòng thí nghiệm để thử nghiệm.

Âm thanh cũng đang được thử nghiệm như là một tác nhân hủy diệt trực tiếp. Sóng siêu vi sẽ giết tất cả các ấu trùng muỗi trong một bể thí nghiệm, tuy nhiên nó cũng giết hết các loài sinh vật thủy sinh. trong những thí nghiệm khác, ruồi xanh, sâu bột, muỗi vằn bị sóng siêu âm trong không giết chết chỉ trong vài giây. tất cả những thí nghiệm trên là tiền đề cho ý tưởng mới trong việc phòng trừ côn trùng, trong tương lai không xa những tiến bộ trong ngành điện tử sẽ biến điều này thành hiện thực.

Biện pháp sinh học mới phòng trừ côn trùng không hoàn toàn là vấn đề của ngành điện tử, bức xạ gamma hay những sản phẩm khác của óc sáng tạo con người. Một vài phương pháp đã có nguồn gốc từ xa xưa dựa trên những kiến thức, cũng giống như chúng ta, côn trùng rất dễ nhiễm bệnh. Bệnh Truyền nhiễm do vi khuẩn phát tán khắp nơi giống như bệnh dịch ở người già, dưới sự tấn công của vi – rút con người mắc bệnh và chết. người ta đã biết đến căn bệnh ở côn trùng trước thời aristotle, tệ nạn về những con tằm đã được ghi nhận trong những bài thơ xa xưa, và thông qua việc nghiên cứu những loại bệnh của cùng loại côn trùng, những kiến thức đầu tiên về nguyên lý các căn bệnh truyền nhiễm đã được nhà vi sinh vật học người Pháp Pasteur phát hiện.

Các loài côn trùng không chỉ bị bao vây bởi nhiều vi – rút, vi khuẩn mà còn bởi nấm, động vật nguyên sinh, sâu siêu nhỏ và những sinh vật khác, nhìn chung là để giúp ích cho con người. những con vi khuẩn không chỉ mang mầm bệnh mà chúng còn có thể phá hủy các chất thải, làm cho đất màu mỡ và tham gia vào vô số quá trình sinh học như quá trình lên men hay nitrat hóa. Vậy thì tại sao chúng không thể giúp chúng ta trong việc phòng trừ các loài côn trùng?Một trong những người đầu tiên hình dung được việc sử dụng vi sinh vật là nhà động vật học Elie Metchnikoff thế kỷ XIX. trong suốt những thập niên cuối của thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, ý tưởng phòng trừ bằng vi khuẩn đã dần được hình thành. Bằng chứng thuyết phục đầu tiên là một loại côn trùng bị kiểm soát bằng cách mang bệnh vào trong môi trường sống của nó vào cuối những năm 1930 với phát hiện và sử dụng bình sữa cho bọ cánh cứng nhật Bản, bệnh này do bào tử của một loại vi khuẩn thuộc giống khuẩn hình que gây ra. Ví dụ điển hình của việc phòng trừ bằng vi khuẩn có lịch sử sử dụng ở khu vực phía đông hoa Kỳ như tôi đã chỉ ra trong Chương 7.

Người ta cũng đặt nhiều hy vọng vào những cuộc thử nghiệm tên các loài vi khuẩn khác của giống khuẩn hình que – lần đầu tiên được phát hiện ở đức vào năm 1911 ở một quận thuộc thuringia, nơi tìm thấy căn bệnh nhiễm trùng máu chết người từ một loại ấu trùng bột mì. Loại vi khuẩn này giết người bằng chất độc thay vì bằng cách gây bệnh. Vòng vi khuẩn que sinh dưỡng được hình thành, cùng với bào tử, các tinh thể đặc biệt được tạo ra từ một chất protein cực độc đối với một số loài côn trùng, đặc biệt là loại ấu trùng của loài sâu bọ cánh vảy. Chỉ một khoảng thời gian ngắn sau khi ăn tán lá có tẩm chất độc này, ấu trùng bị tê liệt, ngừng ăn và chết sau đó. Vì Những mục đích thực tiễn, thực tế việc chúng ăn nhanh chóng bị tạm ngưng là một lợi ích lớn vì nó giảm thiểu được tổn thất mùa màng ngày khi mầm bệnh phát tán. hợp chất bao gồm những mầm bệnh của khuẩn hình que thuringiensis đang được một số công ty ở Mỹ sản xuất và bán ra với nhiều tên gọi khác nhau.

Các thực nghiệm đang được thực hiện ở nhiều quốc gia: ở Pháp và đức chống lại ấu trùng của loài bướm cải, ở Yugoslavia chống lại sâu kéo màng, ở Liên bang Xô Viết chống lại sâu bướm lều. Ở Panama, nơi những thí nghiệm bắt đầu vào năm 1961, thuốc trừ sâu từ vi khuẩn này có thể là câu trả lời cho một hoặc nhiều hơn những vấn đề nghiêm trọng đe dọa những người trồng chuối. Ở vùng này sâu đục rễ là một vật hại nghiêm trọng nhất đối với chuối, rễ của những cây chuối này yếu đến mức cây có thể dễ dàng bị đổ ngã bởi gió. Dieldrin đã từng là hóa chất hữu hiệu duy nhất chống sâu đục nhưng giờ đây đã xuất hiện thảm họa. Sâu đục đã trở nên kháng thuốc.

Hóa chất đã tiêu diệt một số động vật ăn thịt côn trùng quan trọng và vì thế tạo nên một sự gia tăng số lượng các loài sâu bướm nhỏ mà ấu trùng của chúng tạo sẹo trên bề mặt các cây chuối. Chúng ta có lý do để hy vọng rằng thuốc trừ sâu vi sinh sẽ tiêu diệt được những loài sâu bướm nhỏ và sâu đục mà sẽ không phá vỡ các biện pháp phòng trừ tự nhiên.

Ở các khu rừng phía đông của Canada và Mỹ, thuốc trừ sâu từ vi khuẩn có thể là một câu trả lời quan trọng cho những vấn đề về côn trùng ở rừng như sâu ăn nụ và sâu bướm. năm 1960, cả hai quốc gia này bắt đầu các thử nghiệm với một chế phẩm thương mại vi khuẩn gram dương. Một số kết quả đầu tiên đã tạo được phấn khởi. Ví dụ như ở Vermont, kết quả cuối cùng của biện pháp phòng trừ bằng vi khuẩn cũng thành công như kết quả thu được với DDT. Vấn đề chuyên môn hiện nay là tìm ra một giải pháp để mang bào tử vi khuẩn đặt chúng lên lá của các cây thường xanh. đối với cây trồng thì đó không phải vấn đề vì có thể sử dụng phấn hoa. thuốc trừ sâu từ vi khuẩn đã được thử nghiệm trên rất nhiều loại rau cải, đặc biệt ở California.

Trong khi đó, có lẽ công trình ít được chú ý hơn liên quan đến vi – rút. đây đó trên các cánh đồng linh lăng non ở California đang được phun một chất có tác dụng tiêu diệt như chất có trong thuốc trừ sâu để tiêu diệt sâu bướm cây linh lăng – một dung dịch chứa một loại vi – rút lấy từ cơ thể của những con sâu bướm đã chết do nhiễm bệnh từ vi – rút.

Từ cơ thể của năm con sâu bướm đang mắc bệnh đã có thể cung cấp đủ vi – rút để chữa bệnh cho cả cánh đồng cỏ linh lăng. Ở một số khu rừng thuộc Canada, một loại vi – rút tấn công loài ong cắn lá thông đã chứng minh sự phòng trừ hiệu quả để có thể thay thế thuốc trừ sâu.

Các nhà khoa học ở Czechoslovakia đang tiến hành thử nghiệm trên loài động vật nguyên sinh chống lại sâu kéo màng và những loài côn trùng gây hại khác. Ở Mỹ, người ta tìm thấy một loài ký sinh thuộc giới động vật nguyên sinh có thể làm giảm khả năng đẻ trứng của sâu đục bắp.

Đối với một số người, khi nhắc đến thuật ngữ thuốc diệt côn trùng sinh học gợi lên trong đầu họ một bức tranh về một cuộc chiến vi khuẩn và nghĩ rằng điều đó có thể đe dọa các hình thái của sự sống. điều này hoàn toàn không đúng. trái ngược lại với hóa chất, phương pháp gây mầm bệnh ở côn trùng ít làm tổn hại đến tất cả các loài mà chỉ hiệu quả với loài muốn tiêu diệt. giáo sư Edward Steinhaus, một chuyên gia lỗi lạc trong ngành bệnh lý côn trùng đã nhấn mạnh rằng: Không có một hồ sơ thật nào ghi nhận về một loài côn trùng mang bệnh có khả năng gây ra bệnh truyền nhiễm đối với động vật có xương sống dù là ở trong phòng thí nghiệm hay ngoài thế giới tự nhiên. Các bệnh lý ở côn trùng riêng biệt đến mức chúng chỉ nhiễm một số nhóm nhất định ở côn trùng, đôi lúc chỉ một loài nào đó. Về mặt sinh học, chúng không thuộc vào bất cứ nhóm sinh vật nào có khả năng gâybệnh cao cho động vật và thực vật. thêm vào đó, tiến sĩ Steinhaus cũng chỉ ra rằng, bùng phát dịch bệnh ở côn trùng trong tự nhiên luôn luôn vẫn còn hạn chế đối với một số loài côn trùng, cũng không ảnh hưởng đến loài thực vật chúng gây bệnh hoặc loài động vật ăn chúng.

Trong thế giới tự nhiên, côn trùng có rất nhiều kẻ thù, không chỉ từ nhiều loại vi khuẩn mà còn từ nhiều loài côn trùng khác. Ý tưởng kìm hãm côn trùng bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ thù của nó lần đầu tiên được Erasmus Darwin đề xuất vào năm 1800. Có lẽ vì đây là phương pháp phòng trừ sinh học được thực hiện rộng rãi lần đầu tiên, sự sắp xếp một loài côn trùng chống lại một loài khác diễn ra rộng khắp nhưng lại được nghĩ rằng đó là sự thay thế duy nhất cho hóa chất.

Ở hoa Kỳ, thời gian thật sự bắt đầu công cuộc khống chế sinh học là từ năm 1888 khi albert Koebele, người đầu tiên trong số nhiều nhà nghiên cứu côn trùng lúc bấy giờ, đã đến úc và nghiên cứu về thiên địch của bọ đục cây bông vải – loài đe dọa ngành trồng cam quýt ở California. như chúng ta đã biết ở Chương 15, nhiệm vụ này đã hoàn thành xuất sắc và trong thế kỷ tiếp theo, thế giới được lùng sục để tìm thiên địch phòng trừ những loài côn trùng không mời mà đến. tổng cộng đã xác minh được có khoảng 100 loài săn mồi và ký sinh được đề ra. ngoài ra, nhà côn trùng học Koebel cũng đã thành công trong việc mang bọ cánh cứng Vedalia về. Một loài ong được nhập khẩu từ nhật Bản chứng minh sự phòng trừ hoàn toàn một loài côn trùng gây hại các vườn táo phía đông. Một vài loài thiên địch của rệp gây đốm trên cỏ linh lăng được tình cờ nhập khẩu từ trung đông đã cứu lấy ngành công nghiệp trồng cỏ linh lăng ở California.

Động vật ký sinh và động vật ăn thịt sâu bướm đã đạt phòng trừ tốt, cũng giống như loài ong tiphia đã kìm hãm những con bọ cánh cứng nhật Bản.

Phòng trừ sinh học đối với loài rệp và sâu ăn bột theo ước tính đã làm giảm tổn thất hàng ngàn triệu dollar một năm cho California. thực vậy, tiến sĩ PaulDeBach, một trong những nhà côn trùng học hàng đầu của bang này đã ước tính rằng, khi bỏ ra số tiền 4 triệu dollar đầu tư cho phòng trừ sinh học, lợi ích mà California thu lại lên đến 100 triệu dollar.

Những điển hình về việc phòng trừ sinh học thành công đối với các loài vật hại nghiêm trọng bằng cách nhập thiên địch của chúng về được tìm thấy ở khoảng 40 quốc gia trên toàn thế giới. những lợi thế của biện pháp phòng trừ như vậy hơn các hóa chất thực sự rất rõ: phương pháp này tương đối rẻ, hiệu quả lâu dài, không để lại chất độc hại sau sử dụng. tuy vậy, phương pháp phòng trừ sinh học vẫn thiếu sự hỗ trợ. hầu như chỉ mỗi bangCalifornia sở hữu phương pháp phòng trừ sinh học chính quy, nhiều bảng khác không có dù chỉ là một nhà côn trùng học để dành toàn bộ thời gian nghiên cứu phương pháp này. Có lẽ đối với mong muốn hỗ trợ, phòng trừ sinh học bằng thiên địch không phải luôn được thực hiện với sự thấu đáo về khoa học cần thiết – những nghiên cứu đòi hỏi nhiều nỗ lực về ảnh hưởng của thiên địch đối với côn trùng vẫn ít khi được thực hiện, và việc thả thiên địch cũng không phải luôn luôn được biết sẽ thành công hay thất bại.

Động vật ăn thịt và con mồi của chúng không tồn tại cô độc, nhưng vì là một phần của mạng lưới tự nhiên khổng lồ, tất cả chúng đều cần phải được xét đến. Có lẽ sẽ có nhiều cơ hội hơn cho những phương pháp kiểm soát sinh học cổ truyền khi thử nghiệm trong những khu rừng. đất trồng trọt của ngành công nghiệp hiện đại đã có quá nhiều sự can thiệp của con người, không còn tự nhiên như xưa. nhưng trái lại ở các khu rừng là một thế giới khác, gần gũi với môi trường tự nhiên hơn. Ở đây sẽ giảm thiểu sự trợ giúp và tác động của con người. tự nhiên có cách riêng của nó, hình thành nên một hệ thống kiểm tra và cân bằng phức tạp, diệu kỳ để bảo vệ những khu rừng khỏi tổn hại quá mức do côn trùng gây ra.

Ở hoa Kỳ, những nhân viên kiểm lâm dường như đã nghĩ về biện pháp phòng trừ sinh học đầu tiên liên quan đến việc đưa vào những loài ký sinh và ăn thịt côn trùng. những người Canada có một tầm nhìn xa hơn và một số người châu Âu đã phát triển kỹ thuật vệ sinh rừng đến mức độ tuyệt vời. những chú chim, kiến, nhện rừng, vi sinh vật đất cũng là thành phần của rừng giống như cây, theo quan điểm của những nhân viên kiểm lâm châu Âu, những người quan tâm phòng bệnh cho một khu rừng mới với các nhân tố bảo vệ này. Sự hỗ trợ của những chú chim là bước đầu tiên. trong kỷ nguyên hiện đại quản lí lâm nghiệp chuyên sâu, những cây già mục rỗng chết đi và nhà cho chim gõ kiến và những chú chim làm tổ trên cây cũng mất đi. Sự thiếu nơi trú ngụ này được đáp ứng bởi những chiếc ổ và chúng trở thành nơi thu hút những chú chim quay trở về rừng. những chiếc tổ khác cũng được thiết kế riêng cho cú và dơi để những sinh vật này có thể thực hiện nhiệm vụ săn bắt côn trùng trong đêm tối như những chú chim nhỏ đã làm ban ngày.

Nhưng đó chỉ mới là giai đoạn đầu. Một số công tác phòng trừ thú vị nhất ở các khu rừng châu Âu tận dụng kiến lửa rừng như là một loài săn côn trùng hung tợn, nhưng không may loài này lại không có ở Bắc Mỹ. Khoảng 25 năm về trước, giáo sư Karl grosswald thuộc đại học Wurzburg đã phát triển phương pháp nuôi dưỡng loài kiến này và hình thành bầy. Dưới sự định hướng của ông ấy, có khoảng 10.000 bầy kiến lửa được đưa vào 90 khu vực thử nghiệm ở Cộng hòa Liên bang đức. Phương pháp này của giáo sư sau đó đã được áp dụng ở Ý và những quốc khác, những trang trại được thành lập để nuôi dưỡng và phân tán những đàn kiến vào rừng. Ví dụ ở dãy núi apennines, hàng ngàn tổ kiến đã được hình thành để bảo vệ diện tích rừng.

Giáo sư heinz Ruppertshofen, trưởng ban quản lý rừng ở Molln đức nói:trạng thái cân bằng của khu rừng đã được cải thiện đáng kể nhờ vào sự kết hợp bảo vệ các loài chim và kiến, cùng với những chú dơi và cú. Ông tin rằng, bất kỳ loài săn mồi hay động vật ký sinh nào đưa vào rừng cũng không mang lại hiệu quả cho cây rừng phục hồi bằng những người bạn đồng hành tự nhiên như chim, kiến hay dơi và cú.

Những đàn kiến mới đưa vào rừng được bảo vệ khỏi những con chim gõ kiến bằng lưới bọc dây thép nhằm làm giảm sự thiệt hại. Bằng cách này, những con chim gõ kiến vẫn tăng 400% trong vòng 10 năm ở những khu vực thử nghiệm nhưng không làm giảm đáng kể số lượng đàn kiến và bù đắp thiệt hại chúng đã gây ra cho khu rừng trước đó bằng cách bắt những con sâu bướm gây hại cho cây rừng. những công việc như trông coi đàn kiến (và những chiếc hộp cho chim làm tổ) do một nhóm trẻ em từ 10 – 14 tuổi đến từ ngôi trường địa phương đó thực hiện. Chi phí thực hiện công việc này khá thấp, nhưng lợi ích bảo tồn khu rừng lại lâu bền.

Một điểm đặc trưng khá thú vị khác trong nghiên cứu của giáo sư Ruppert shounen là việc ông sử dụng những con nhện, ông là người tiên phong trong lĩnh vực này. Mặc dù có rất nhiều tài liệu về việc phân loại nhện và lịch sử sống của loài nhưng có rất ít những tư liệu đề cập đến giá trị của chúng như là một tác nhân trong phòng trừ sinh học. trong khoảng 22.000 loài nhện thì có 760 loài đến từ Đức (và khoảng 2.000 loài đến từ Mỹ). Có 29 học nhận cư trú tại các khu rừng ở Đức.

Đối với một nhân viên kiểm lâm, yếu tố quan trọng nhất của một con nhện chính là loại tơ chúng giăng. Loài nhện giăng mạng như bánh xe có tầm quan trọng nhất, mạng của một số con chằng chịt đến nỗi chúng có thể bắt được toàn bộ những loài côn trùng biết bay. Một tấm mạng lớn có đường kính rộng đến 16 inch (40, 64cm) gồm 120.000 máu nhỏ bám chắc trên những sợi tơ. Chỉ một con nhện với dòng đời 18 tháng có khả năng bắt được 2.000 con côn trùng. Một khu rừng khỏe mạnh về mặt sinh học có khoảng từ 50 – 150 con trên mỗi mét vuông. Ở những nơi có ít nhện hơn, người ta cứu chữa sự thiếu hụt bằng cách đi nhặt và rải những chiếc kén và trứng trong đó. tiến sĩ Rupert Sofen nói: Chỉ từ 3 chiếc kén nhện [loài này cũng có ở Mỹ] nhưng có thể sản sinh ra 1.000 con nhện và số nhện này có thể bắt được 200.000 côn trùng biết bay. những con nhện con yếu ớt xuất hiện vào mùa xuân đóng vai trò hết sức quan trọng, ông cho rằng _nhờ chúng cùng nhau quay tơ giăng mạng nhện trên những chồi cây, những chồi non nhờ vậy được bảo vệ khỏi sự tàn phá của những côn trùng biết bay._Khi những con nhện rụng lông và lớn lên, tổ của chúng sẽ được mở rộng theo.

Những nhà sinh học người Canada đang theo đuổi hướng nghiên cứu tương tự, mặc dù thực tế cho thấy sự khác biệt rằng, ở Bắc Mỹ có nhiều khu rừng tự nhiên lớn hơn là được trồng và các loài có sẵn để hỗ trợ trong việc bảo vệ sức khỏe rừng cũng có sự khác biệt. điều cần nhấn mạnh đó là Canada, động vật có vú nhỏ có tầm ảnh hưởng rất lớn trong việc kiểm soát các loài côn trùng, đặc biệt là những loài sống ở tầng đất xốp của đáy rừng.

Trong số những loài côn trùng đó có ong cắn lá, chúng được gọi như vậy là do loài ong cái này có cơ quan đẻ trứng giúp nó rạch lá để đặt trứng vào.

Cuối cùng, ấu trùng rơi xuống đất và trong bãi than bùn dơ lá thông rụng phân hủy nên hoặc dưới đống nhựa của cây vân sam hay thông, ấu trùng sau đó biến thành kén. nhưng bên dưới đáy rừng là một thế giới nhiều ngóc ngách với những đường hầm và lối đi của những loài động vật có vú nhỏ như chuột chân trắng, chuột đồng và những loài khác. trong số những loài động vật đào bới này, những con chuột chù hám ăn tìm thấy và ăn nhiều nhất số lượng kén của ong cắn lá. Chúng ăn bằng cách đặt chân trước vào kén và cắn đứt phần cuối, chúng có khả năng kỳ lạ để phân biệt đâu là chén rỗng hay đặc. Với sự ham ăn vô độ của mình, chuột chù dường như không có đối thủ. trong khi một con chuột đồng có thể ăn khoảng 200 cái kén một ngày thì chuột chù, tùy theo loài, có thể ăn đến 800 kén. theo như những kiểm tra từ phòng thí nghiệm, nhờ những loài này, hiện nay chúng ta đã diệt được 75 – 98% số lượng kén côn trùng.

Một điều đáng ngạc nhiên là khi ở quần đảo thuộc newfoundland không có bất kỳ loài chuột chù nào nhưng lại có vô số loài ong cắn lá. năm 1958, việc mang những con chuột chù – kẻ săn mồi ong cắn lá số một – đến quần đảo này đã được thử nghiệm. năm 1962, các viên chức người Canada chính thức tuyên bố thử nghiệm thành công. những con chuột chù được nhân giống và phân bố khắp quần đảo.

Vậy thì đó chính là toàn bộ vũ khí sẵn có cho nhân viên kiểm lâm, người luôn sẵn lòng tìm ra giải pháp lâu dài để có thể bảo tồn và củng cố các mối quan hệ tự nhiên trong rừng. Việc tiêu diệt các loài côn trùng gây hại bằng hóa chất chỉ là hướng giải quyết tạm thời chứ không mang kết quả thật sự, thậm chí cách này còn giết chết những loài cá trong suối rừng và làm dịch côn trùng trở lại và phá hủy sự kiểm soát tự nhiên và phá hỏng cả những điều chúng ta đang cố gắng thử nghiệm. tiến sĩ Rupert Sofen nói rằng, bằng những biện pháp mạnh mẽ như vậy _sự cộng tác cho sự sống của rừng hoàn toàn bị mất cân bằng và các tai họa được gây ra bởi các loài vật ký sinh sẽ tái diễn trong thời gian càng ngắn… Do đó, chúng ta phải chấm dứt những biện pháp đi ngược với tự nhiên đã bị mạng vào không gian sống quan trọng nhất và hầu như là cuối cùng mà tự nhiên để lại cho chúng ta._Thông qua việc áp dụng những phương pháp mới, giàu tưởng tượng và sáng tạo để giải quyết vấn đề làm thế nào để con người chung sống chan hòa với các loài sinh vật khác trên trái đất, một chủ đề được xoay quanh xuyên suốt đó chính là nhận thức của con người, cách mà chúng ta ứng phó với cuộc sống, với các quần thể sống và tất cả những áp lực và đối áp, sự khủng hoảng và quá tải. Chỉ khi con người biết để tâm đến các sức mạnh của sự sống như vậy và thận trọng biến chúng thành những gì có lợi cho chúng ta thì chúng ta mới có thể hy vọng có được một môi trường sống chan hòa giữa những loài côn trùng và chính chúng ta.

Sự hoan nghênh rộng rãi dành cho các chất độc đã quên lưu ý đến những sự suy xét cơ bản nhất này. Một loại vũ khí cũng thô sơ như gậy tày của người thượng cổ, hàng rào phòng thủ bằng hóa chất đã bị chọc thủng khi chống lại cơ cấu của sự sống – một cơ cấu mà một mặt rất mỏng manh và dễ bị phá hủy nhưng mặt khác lại mạnh mẽ và vững chắc phi thường cùng với khả năng chống trả đến không ngờ. những khả năng lạ kỳ này của sự sống đã bị lơ là bởi những người sử dụng biện pháp phòng trừ hóa học, những người đã không mang sự định hướng với tinh thần cao cả và sự khiêm nhường và sứ mệnh của mình trước những sức mạnh khổng lồ mà họ can thiệp vào.

Điều khiển thiên nhiên là một cụm từ được quan niệm trong kiêu ngạo, được hình thành từ thời đại neanderthal của sinh học và triết học, thời mà con người quan niệm rằng thiên nhiên tồn tại để phục vụ cho lợi ích của nhân loại. Các khái niệm và sự áp dụng côn trùng học ứng dụng đa phần có từ thời đồ đá của khoa học. đó là một điều không may cảnh báo chúng ta rằng, một nền khoa học ban sơ đã tự trang bị cho mình những vũ khí hiện đại và khủng khiếp nhất và rằng, khi sử dụng những vũ khí này để chống lại côn trùng thì cũng đồng thời dùng chúng để chống lại trái đất.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 01 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 02 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 03 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 04 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 05 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 06 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 07 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 09 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 10 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 11 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 12 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 13 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 14 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 15 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 16 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 17 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Sợ hãi | Chương 12

Sợ hãi | Chương 12

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Giếng thở than | Chương 10

Giếng thở than | Chương 10

Montague Rhodes James là tác giả nổi tiếng với những truyện ma kinh điển tiếng Anh trong đó có tác phẩm Giếng thở than.

Mùa xuân vắng lặng | Chương 14

Mùa xuân vắng lặng | Chương 14

Mùa xuân vắng lặng gây chấn động xã hội Mỹ cảnh tỉnh về môi trường buộc Tổng thống Kennedy lập ủy ban điều tra thuốc diệt sinh vật.

Quyền lực đích thực

Quyền lực đích thực

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Hiểu về trái tim | Chương 20

Hiểu về trái tim | Chương 20

Hiểu về trái tim giúp hiểu và chữa lành trái tim tâm hồn của mình để mọi người cùng được sống trong hạnh phúc và yêu thương.

Sợ hãi | Chương 04

Sợ hãi | Chương 04

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Thiên long bát bộ | Chương 22

Thiên long bát bộ | Chương 22

Trong những tinh phẩm thượng thừa Thiên Long bát bộ luôn được đánh giá là một trong những kiệt tác của Kim Dung.

Hiểu về trái tim | Chương 35

Hiểu về trái tim | Chương 35

Hiểu về trái tim giúp hiểu và chữa lành trái tim tâm hồn của mình để mọi người cùng được sống trong hạnh phúc và yêu thương.

Chia sẻ điều cần nói

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.

nhavantuonglai · Ghiblis Music Piano Playlist