Rachel Carson | Mùa xuân vắng lặng | Chương 07

Mùa xuân vắng lặng ra đời gây ảnh hưởng mạnh mẽ trong xã hội Mỹ, như một hồi chuông cảnh tỉnh về môi trường. Tổng thống John F. Kennedy phải thiết lập một ủy ban riêng điều tra về thuốc diệt sinh vật gây hại.

 · 37 phút đọc.

Mùa xuân vắng lặng ra đời gây ảnh hưởng mạnh mẽ trong xã hội Mỹ, như một hồi chuông cảnh tỉnh về môi trường. Tổng thống John F. Kennedy phải thiết lập một ủy ban riêng điều tra về thuốc diệt sinh vật gây hại.

Con người tiến đến mục tiêu đã được công bố trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, họ đã viết nên một thành tích phá hoại đáng buồn, họ không chỉ trực tiếp chống lại trái đất nơi họ đang sinh sống mà còn chống lại những loài chia sẻ môi trường sống với họ. Những trang sử trong những thế kỷ gần đây đã nhuộm màu đen tối – cuộc tàn sát những con trâu trên đồng bằng ở phía tây, cuộc thảm sát những loài chim đầm lầy bởi những kẻ săn để bán, sự cận kề tận diệt của loài diệc bạch chỉ vì người ta muốn lấy đi bộ lông của chúng. giờ đây, con người lại đang mở ra một chương mới với hình thức tàn phá – trực tiếp giết hại những con chim, động vật có vú, cá, và thực tế là mọi loài thú hoang bằng việc phun vô tội vạ hóa chất thuốc trừ sâu.

Theo triết lý hiện nay đang dẫn dắt nhân loại, không thứ gì có thể cản trở một người có bình phun hóa chất trong tay. Những nạn nhân vô tội của chiến dịch diệt côn trùng bị xem như vô nghĩa; nếu họa mi, chim trĩ, chồn, mèo, hay thậm chí là gia súc mà tình cờ sống ở nơi có những loài côn trùng mục tiêu và phải hứng chịu những cơn mưa hóa chất độc hại diệt côn trùng, không ai có quyền phản đối.

Những công dân muốn đòi lại công bằng cho sự mất mát của thế giới hoang dã đang rơi vào tình thế khó xử. Một mặt, những chuyên gia bảo tồn tự nhiên và những nhà sinh vật học hoang dã quả quyết rằng sự thiệt hại nghiêm trọng đến mức thảm khốc. Mặt khác, những cơ quan quản lý có thẩm quyền thẳng thừng phủ nhận những thiệt hại đã xảy ra, và phủ nhận tầm quan trọng của những thiệt hại này kể cả khi chúng có thật. Quan điểm nào sẽ được chấp nhận?Độ đáng tin cậy của nhân chứng là điều quan trọng nhất. Những nhà sinh vật học hoang dã đã chuẩn bị tư thế tốt nhất để sẵn sàng khám phá và giải thích sự tổn thất của thế giới hoang dã. Còn những nhà côn trùng học, với chuyên môn nghiên cứu về côn trùng, không phải là những người được đào tạo chuyên sâu và cũng không được chuẩn bị tâm lý để tìm kiếm những tác hại không mong muốn từ chương trình này. Nhưng chính họ là những người thực hiện kiểm soát côn trùng của bang và liên bang – và dĩ nhiên cũng có sự góp mặt của những nhà sản xuất hóa chất – những người một mực phủ nhận lời cáo buộc chân thật từ những nhà sinh vật học và khẳng định rằng họ nhận thấy sự tổn hại đến thiên nhiên hoang dã là không đáng kể. giống như chuyện vị linh mục và người levite trong Kinh Thánh, họ chọn cách bước sang bên kia đường vờ rằng mình chẳng thấy gì cả. Và ngay cả khi chúng ta thông cảm cho cái nhìn thiển cận của những chuyên gia và những người có liên quan thì điều đó cũng không có nghĩa là chúng ta có thể chấp nhận xem họ là những nhân chứng đáng tin cậy.

Cách phán xét tốt nhất là chúng ta phải nhìn vào những chương trình kiểm soát côn trùng quy mô lớn và học hỏi từ những người đã quen quan sát thế giới hoang dã, không có cái nhìn thiên vị về hóa chất, xem chuyện gì đã xảy ra khi một cơn mưa độc chất từ trên trời đột ngột đổ xuống thế giới các loài thú hoang.

Đối với những người thích ngắm chim chóc, với những người dân ngoại ô tìm thấy nguồn vui từ những chú chim trong vườn, với những gã thợ săn, những ngư phủ hay những nhà thám hiểm những vùng đất hoang dã thì bất cứ sự hủy diệt nào nhằm vào thế giới hoang dã dù chỉ là trên một diện tích nhỏ trong một thời gian ngắn cũng tước đoạt đi niềm vui mà họ hoàn toàn có quyền được hưởng. Đây là một quan điểm hoàn toàn có căn cứ. Và cho dù đôi lúc những chú chim, những loài động vật có vú và những loài cá có thể gượng tái sinh trở lại sau một đợt phun xịt hóa chất thì đó vẫn là một sự tổn hại môi trường to lớn.

Nhưng những trường hợp hồi sinh như vậy không thường xảy ra. Việc Phun xịt thường tái diễn nhiều lần, và trường hợp chỉ bị phơi nhiễm một lần duy nhất nên quần thể động vật hoang dã có thể phục hồi được là một trường hợp hiếm gặp. Điều gì sẽ xảy ra trong một môi trường đầy độc tố?Đó là một cái bẫy chết chóc mà trong đó không chỉ những loài định cư bản địa mà cả những loài di trú đến cũng phải khuất phục. Diện tích phun xịt càng rộng thì thiệt hại càng nghiêm trọng vì không có miền đất an toàn nào còn tồn tại. Trong thời đại này, thời đại được đánh dấu bằng những chương trình kiểm soát côn trùng, thời đại mà quy mô của mỗi lần phun xịt hóa chất lên đến hàng ngàn thậm chí là hàng triệu mẫu, thời đại mà những lần phun xịt mang tính cá nhân hay cộng đồng tăng lên một cách đều đặn, một kỷ lục về sự hủy diệt và chết chóc của các loài thú hoang ở Hoa Kỳ đã được ghi nhận. Chúng ta hãy cùng nhìn lại những chương trình này và nhận thức xem điều gì đã xảy ra.

Trong suốt mùa thu năm 1959, gần 27.000 mẫu đất ở miền Đông nam Michigan, bao gồm nhiều khu vực ngoại ô của Detroit đã bị máy bay phun đầy một loài thuốc trừ sâu tên là aldrin, một trong những loại thuốc trừ sâu nguy hiểm nhất trên thị trường. Chương trình này được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Sở nông nghiệp Michigan cùng với sự phối hợp của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ với mục đích ngăn chặn loài bọ cánh cứng nhật Bản.

Thực tế cho thấy không cần phải áp dụng biện pháp quyết liệt và nguy hiểm như thế này. Ngược lại, ông Walter P. Nickell, một trong những nhà tự nhiên học nổi tiếng và am tường nhất của bang này, người đã dành phần lớn thời gian của mình nghiên cứu về lĩnh vực tự nhiên trong thời gian dài ở phía nam Michigan vào mùa hè hằng năm, đã tuyên bố rằng: _Trong suốt hơn 30 năm qua, với sự hiểu biết thực tế của mình, tôi nhận thấy rằng loài bọ cánh cứng nhật Bản xuất hiện ở thành phố Detroit với số lượng rất ít.

Số lượng này không thể hiện bất kỳ một dấu hiệu gia tăng đáng kể nào trong những năm gần đây. Ngoài một vài con bọ bị bắt trong những cái bẫy của chính quyền ở Detroit, tôi chưa từng thấy bất cứ một con bọ cánh cứng nhật Bản nào khác. Mọi thứ đang được giữ bí mật đến nỗi tôi không thể có được bất kỳ thông tin nào về hậu quả của việc chúng gia tăng số lượng._Một thông báo chính thức từ cơ quan cấp bằng chỉ tuyên bố rằng loài bọ này đã xuất hiện ở những khu vực được chỉ định phun thuốc từ trên không. Mặc dù thiếu lý lẽ, chương trình này vẫn được tiến hành, được chính phủ tiểu bang cung cấp nguồn nhân lực và giám sát hoạt động, được chính phủ liên bang hỗ trợ trang thiết bị, nguồn nhân lực bổ sung và chi phí hóa chất trừ sâu được dân chúng chi trả.

Loài bọ cánh cứng nhật Bản được du nhập vào lãnh thổ Hoa Kỳ một cách tình cờ và được phát hiện ở new Jersey năm 1916 khi một con bọ mang trên mình màu xanh kim loại được tìm thấy ở một nhà trẻ gần riverton. Ban đầu danh tính loài bọ này không được biết đến, sau đó chúng được xác nhận là một loài đến từ những vùng đảo lớn ở nhật Bản. Chúng đi vào nước Mỹ Thông qua những món hàng hóa của trẻ em được nhập khẩu vào đất nước này trước khi lệnh hạn chế xuất nhập khẩu được thiết lập năm 1912.

Từ địa điểm xâm nhập ban đầu, loài bọ cánh cứng này lan truyền với tốc độ khá nhanh qua các tiểu bang phía đông của dòng sông Mississippi, nơi nhiệt độ và lượng mưa rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Mỗi năm lại có một số con di chuyển ra ngoài phạm vi phân bổ thông thường. Ở khu vực phía đông, nơi những con bọ tồn tại từ lâu nhất, người ta đã nỗ lực để hạn chế số lượng loài bọ này bằng những biện pháp tự nhiên. Theo những số liệu ghi nhận được, trong quá trình thực hiện những biện pháp trên, số lượng bọ cánh cứng ở những khu vực này đã duy trì ở mức độ tương đối thấp.

Tuy nhiên, mặc cho những kết quả đáng ghi nhận từ các biện pháp hợp lý ở khu vực phía tây, những bang nằm bên rìa phạm vi xuất hiện của những con bọ ở miền Trung Tây vẫn tiến hành một cuộc tấn công với quy mô đủ để tiêu diệt những kẻ thù nguy hiểm nhất của loài người chứ không phải chỉ một loài côn trùng phá hoại nhỏ nhoi. Họ sử dụng những loại hóa chất nguy hiểm nhất, phun xịt quy mô lớn và đặt nhiều người, nhiều loài gia súc và tất cả động vật hoang dã vào tình thế nguy hiểm với một môi trường hóa chất vô cùng độc hại mà vốn dĩ họ chỉ có ý định áp dụng với loài bọ cánh cứng.

Kết quả là, những chương trình tiêu diệt bọ cánh cứng nhật Bản đã gây ra một sự hủy hoại ghê gớm đối với đời sống động vật và khiến cho loài người rơi vào một mối hiểm họa không thể tránh khỏi. Các khu vực ở Michigan, Kentucky, Iowa, Indiana, Illinois and Missouri đều phải hứng chịu cơn mưa hóa chất dưới danh nghĩa kiểm soát sự phát tán bọ cánh cứng.

Chiến dịch phun xịt hóa chất ở Michigan là một trong những cuộc tấn công quy mô lớn đầu tiên từ trên không nhằm vào bọ cánh cứng nhật Bản.

Họ lựa chọn aldrin, một trong những hóa chất độc hại chết người nhất không phải vì đây là một loại hóa chất chuyên trị loài bọ này mà chỉ đơn thuần là do họ muốn tiết kiệm nguồn ngân sách, bởi aldrin là chất rẻ nhất trong các hợp chất có mặt trên thị trường. Dù trong thông cáo báo chí chính thức, tiểu bang này tuyên bố aldrin là một chất độc, họ lại ngụ ý rằng chất này không có tác hại đối với con người trong những khu vực đông dân bị phun thuốc. (Câu trả lời chính thức cho câu hỏi Tôi nên phòng tránh tác hại của loại hóa chất này như thế nào?Với bạn ư, không cần.). Sau đó, một quan chức thuộc Cơ quan Hàng không liên bang nói với một tờ báo địa phương rằng,đây là một hoạt động an toàn và người đại diện của Cục Công viên và giải trí Detroit đã bổ sung lời cam đoan rằng,thuốc này vô hại đối với con người và sẽ không làm tổn thương cây trồng hay vật nuôi.

Người ta đưa ra giả thuyết rằng không ai trong số những quan chức này đọc những bài báo và những bản báo cáo có sẵn của Dịch vụ Y tế Công cộng Hoa Kỳ hay của Cục Cá và Động vật hoang dã và nhiều bằng chứng khác chứng tỏ mức độ vô cùng độc hại của aldrin đối với tự nhiên.

Luật quản lý vật nuôi Michigan cho phép phun xịt hóa chất ở bất kỳ đâu mà không cần khai báo cũng như không cần sự cho phép của chủ đất.

Những chiếc máy bay tầm thấp bắt đầu bay qua khu vực Detroit. Các nhà chức trách thành phố và Cơ quan Hàng không liên bang lập tức bị bủa vây bởi những cuộc điện thoại liên tục từ những người dân đang lo lắng. Sau khi nhận được gần 800 cuộc điện thoại chỉ trong vỏn vẹn 1 giờ đồng hồ, cảnh sát đã van nài các kênh radio, các đài truyền hình cũng như các tờ báo_thông báo với người dân về cái mà họ đang chứng kiến và trấn tĩnh ngườidân rằng những gì họ thấy là an toàn,_ trích thông tin từ Báo Detroit. Những Sĩ quan phụ trách an toàn của Cơ quan Hàng không liên bang cam đoan với công chúng rằng,những chiếc máy bay được giám sát rất cẩn thận và_được phép bay ở tầm thấp._ Trong nỗ lực để trấn an người dân, ông nhầm lẫn nói thêm rằng những chiếc máy bay có vận khẩn cấp có thể trút toàn bộ hóa chất trên máy bay xuống ngay tức khắc. Thật may mắn là điều này không xảy ra, nhưng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, những chiếc máy bay đã rải những viên thuốc diệt côn trùng lên loài bọ cánh cứng và cả loài người, phun loại thuốc độc vô hại lên những người đang đi mua sắm hoặc những người đang trên đường đi làm và phun cả lên những học sinh đang ra ngoài ăn trưa. Những bà nội trợ quét những hạt bé li ti trông như tuyết trên hành lang và trên vỉa hè. Khi đó, Hiệp hội Audubon Michigan đã thông báo rằng: _những hạt aldrin pha đất sét đã len lỏi vào hàng triệu hộ gia đình qua khoảng trống giữa những mái lợp trên nóc nhà, trong những cái máng nước trên mái hiên, trong những đường nứt của vỏ cây và nhành cây. Khi mưa và tuyết kéo đến, mỗi vũng nước đều có thể trở thành thứ nước độc chết người.

Chỉ trong vòng vài ngày sau trận rắc thuốc quy mô lớn, Hiệp hội Audubon Detroit bắt đầu nhận được những cuộc gọi về những con chim. Bà Ann Boyes, thư ký của Hiệp hội này cho biết: những dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự lo lắng của người dân về đợt phun xịt hóa chất là một cuộc gọi tôi nhận được từ một người phụ nữ vào ngày Chủ nhật, người phụ nữ này báo cáo rằng trên đường từ nhà thờ trở về nhà, cô ta đã chứng kiến những con chim đang chết và hấp hối với số lượng đáng báo động. Cuộc phun xịt đã được tiến hành từ thứ năm. Cô ta nói rằng, không có bất kỳ con chim nào đang bay lượn xung quanh đó, thay vào đó, cô ta đã tìm thấy ít nhất mười con chim chết trong vườn nhà mình và những người hàng xóm của cô cũng tìm thấy những chú sóc đã chết. Tất cả những cuộc gọi mà bà Boyes nhận được đều có nội dung là: rất nhiều chim chết và không con nào còn sống… những người cho chim ăn nói rằng, máng của họ không có một con chim nào. những chú chim chết được thu thập cho thấy triệu chứng của việc ngộ độc thuốc trừ sâu bao gồm: run rẩy, mất khả năng bay, tê liệt, co giật.

Chim không phải là loài vật sống duy nhất bị loại hóa chất này tác động tức thời. Một bác sĩ thú y cho biết phòng khám của ông chật cứng những chú chó và mèo đột nhiên bị mắc bệnh. Mèo là loài bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi chúng rất tỉ mỉ trong việc chải chuốt bộ lông và thường liếm sạch chân của mình. Chúng bị tiêu chảy nghiêm trọng, nôn mửa và co giật. lời khuyên duy nhất mà vị bác sĩ có thể đưa ra cho khách hàng của mình là không để vật nuôi của mình ra ngoài nếu không cần thiết, hoặc nếu chúng có lỡ ra ngoài thì hãy tắm rửa cho chúng ngay lập tức. (những thành phần clohidrocacbon trong thuốc trừ sâu không thể rửa sạch ngay cả khi chúng chỉ bám trên rau cải, vì thế không thể đặt quá nhiều kỳ vọng vào biện pháp bảo vệ này. )Mặc dù Ủy ban Y tế liên hạt – Thành phố cho rằng, những con chim chết là do một hình thức phun xịt khác và tình trạng bùng phát bệnh đau họng và tức ngực sau khi tiếp xúc với aldrin phải có một tác nhân nào khác nữa, Sở Y tế địa phương vẫn tiếp tục nhận không ngớt lời phàn nàn. Một bác sĩ nội khoa có tiếng ở Detroit đã được gọi đến để chữa trị cho bốn bệnh nhân chỉ trong một giờ đồng hồ sau khi họ bị phơi nhiễm hóa chất trong lúc quan sát quá trình phun xịt của máy bay. Họ có những triệu chứng tương tự nhau:buồn nôn, nôn mửa, ớn lạnh, sốt, vô cùng mệt mỏi và ho.

Sự việc xảy ra ở Detroit cũng đã lặp lại ở nhiều khu vực dân cư khác khi mà áp lực chống lại loài bọ cánh cứng nhật Bản bằng hóa chất đang leo thang. Ở đảo Blue, Illinois, hàng trăm xác chim chết và hấp hối đã được thu nhặt. Theo số liệu thu thập được từ những cơ quan chuyên trách về chim chóc thì khoảng 80% những loài chim biết hót đã chết. Ở Joliet, Illinois, khoảng 3.000 mẫu đất đã bị xử lý bằng loại thuốc trừ sâu có tên heptachlor vào năm 1959. Theo báo cáo của một câu lạc bộ săn bắn thể thao địa phương, loài chim trong khu vực bị phun loại thuốc này đã gần như bị xóa sổ. Người ta đã tìm thấy thỏ, chuột xạ hương, chồn opossum và cá chết có số lượng lớn. Và một trong những trường học ở địa phương đã thu thập những con chim chết vì thuốc trừ sâu để làm một dự án khoa học.

Có lẽ không có nơi nào vì mục đích diệt bọ cánh cứng mà phải chịu ảnh hưởng nặng nề hơn là Sheldon, một vùng nằm ở phía đông Illinois và lâncận hạt Iroquois. Vào năm 1954, Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ và Sở nông nghiệp Illinois đã khởi động một chương trình tiêu diệt bọ cánh cứng nhật Bản theo lộ trình của nó tiến vào Illinois với một niềm hy vọng và một sự đảm bảo chắc chắn rằng phun xịt hóa chất một cách dày đặc có thể ngăn chặn sự xâm lấn của loài côn trùng này. Công cuộc trừ bọ đầu tiên đã diễn ra vào năm đó, thời điểm mà loại thuốc trừ sâu có tên dieldrin được phun xịt từ trên không vào 1.400 mẫu đất. Vào năm 1955, 2.600 mẫu đất khác cũng được áp dụng biện pháp tương tự và nhiệm vụ cũng được xem như đã hoàn thành. Những biện pháp sử dụng chất hóa học được áp dụng ngày càng nhiều, và vào thời điểm cuối năm 1961, khoảng 131.000 mẫu đất đã bị phủ đầy những loại hóa chất này. Chỉ ngày trong năm đầu tiên áp dụng chương trình này, đã có một sự tổn thất nặng nề đối với số động vật hoang dã và vật nuôi. Tuy vậy, những biện pháp sử dụng chất hóa học vẫn tiếp tục được duy trì mà không tham khảo ý kiến của Cục Cá và Động vật hoang dã Hoa Kỳ Hay Ban Quản lý săn bắn Illinois. (Tuy nhiên, vào mùa xuân năm 1960, các quan chức của Bộ nông nghiệp liên bang đã ra trước Quốc hội để phản đối một dự luật yêu cầu tham vấn trước khi sử dụng hóa chất). Họ tuyên bố rằng, không cần thiết phải có đạo luật này vì sự hợp tác và tham khảo ý kiến là quá đỗi bình thường. Những quan chức này hoàn toàn không nhớ đến những trường hợp thiếu sự hợp tác ở mức độ Washington. Trong buổi điều trần, họ bày tỏ thái độ không muốn tham khảo ý kiến với đơn vị quản lý đánh bắt cá và săn bắn của nhà nước. )Dù nguồn quỹ cung cấp cho việc kiểm soát chất hóa học là vô hạn, nhưng những nhà sinh vật học của Phòng nghiên cứu lịch sử Tự nhiên Illinois, những người đã nỗ lực ước tính thiệt hại đối với thiên nhiên hoang dã lại phải thắt lưng buộc bụng. Chỉ 1.100 dollar được chi cho việc thuê một trợ lý chuyên biệt trong lĩnh vực này vào năm 1954 và không có quỹ hỗ trợ nào được cung cấp vào năm 1955. Mặc dù gặp phải những trở ngại lớn nhưng những nhà sinh vật học đã thu thập được những bằng chứng thực tế để vẽ lên một bức tranh hoàn chỉnh về sự hủy diệt thiên nhiên hoang dã – sự hủy diệt hiện lên rõ nét khi chương trình này được tiến hành.

Họ lập ra những điều kiện để đầu độc những loài chim ăn bọ, cả những con thực sự bị đánh thuốc và những con nhiễm thuốc do sắp đặt của họ.

Trong những chương trình phun thuốc đầu tiên được tiến hành tại Sheldon, dieldrin được sử dụng với liều lượng 3 pound trên một mẫu. Để hiểu rõ được tác động của loại chất này, bạn chỉ cần nhớ rằng, những thực nghiệm trong phòng thí nghiệm trên loài chim chứng minh rằng dieldrin độc gấp 50 lần chất DDT. lượng độc chất rải trên những vùng đất của Sheldon gần tương đương với 150 pound DDT trên mỗi mẫu! Và đây chỉ là con số tối thiểu ghi nhận được bởi còn có thể có những liệu pháp xử lý khác được áp dụng chồng lên dọc theo ranh giới và các góc của những cánh đồng.

Khi chất độc đã ngấm vào đất, những ấu trùng bọ cánh cứng bọ ra khỏi mặt đất, nơi chúng chỉ còn sống được một khoảng thời gian ngắn trước khi trở thành mồi của những con chim ăn côn trùng. Sau hai tuần áp dụng biện pháp phun xịt, xác của nhiều loại côn trùng đã hoặc sắp chết có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi. Sự tác động của chất này đến loài chim là một điều dễ dàng dự đoán trước. Chim họa mi nâu, chim sáo, chim sáo Bắc Mỹ, sáo đá và chim trĩ gần như bị diệt sạch. Theo báo cáo của các nhà sinh vật học, loài chim két cổ đỏ Bắc Mỹ gần như bị tiêu diệt. Những con giun chết xuất hiện rất nhiều sau trận mưa nhỏ, nên có lẽ loài chim này đã ăn phải những con giun bị trúng độc đó. Đối với những loài chim khác cũng vậy, việc hưởng lợi từ những cơn mưa đã không còn nữa vì sức mạnh ghê gớm của chất độc đã được đưa vào thế giới của chúng, khiến những cơn mưa đã trở thành một tác nhân hủy diệt. Những con chim uống và tắm ở những vũng nước đọng lại sau cơn mưa vài ngày sau khi kết thúc vụ phun xịt không thể nào tránh khỏi tử thần.

Những con chim còn sống sót có thể bị vô sinh. Mặc dù ở khu vực phun thuốc người ta tìm thấy vài cái tổ chim, một vài cái có trứng nhưng không có cái nào có chim non.

Trong số các loài động vật có vú thì loài sóc đã gần như bị tuyệt diệt, xác của chúng được tìm thấy trong tình trạng bầm tím do trúng độc. Người ta cũng tìm thấy xác của những con chuột xạ ở khu vực này và xác của những con thỏ trên những cánh đồng. loài sóc cáo là loài thú phổ biến ở thị trấn này, khi đợt phun hóa chất kết thúc, chúng cũng biến mất.

Rất ít nông trại ở Sheldon còn tồn tại bóng dáng của những con mèo kể từ khi cuộc chiến với loài bọ bắt đầu. gần 90% số lượng mèo đã trở thành nạn nhân của dieldrin trong suốt đợt phun xịt hóa chất đầu tiên. Điều này có thể dễ dàng đoán trước bởi hồ sơ đen tối về những chất độc này đã được ghi nhận ở nhiều nơi khác.

Loài mèo cực kỳ nhạy cảm với thuốc trừ sâu, đặc biệt là dieldrin. Một số lượng lớn mèo đã chết trong chiến dịch chống sốt rét được Tổ chức Y tế Thế giới thực hiện tại miền Đông Java. Ở Tây Java, mèo chết nhiều đến nỗi giám của chúng đã được đẩy lên gấp đôi. Tương tự, đợt phun hóa chất của tổ chức này ở Venezuela đã khiến loài mèo trở thành loài động vật quý hiếm.

Ở Sheldon, không chỉ những sinh vật hoang dã và vật nuôi phải hứng chịu hậu quả từ cuộc chiến chống côn trùng. Quan sát một vài đàn cừu và một đàn bò nuôi đã cho thấy sự đe dọa của những loại hóa chất này đến sự sống của các loài gia súc. Báo cáo của Phòng nghiên cứu lịch sử Tự nhiên để mô tả một trong những tình tiết chết chóc đó như sau:_Những con cừu… được lùa qua một bãi cỏ xanh nhỏ chưa bị phun hóa chất nằm bên một con đường trải sỏi và bên kia là một cánh đồng bị phun dieldrin vào ngày 6 tháng năm. Hiển nhiên là một lượng thuốc phun đã bị thổi ngang qua con đường bay vào bãi cỏ. Những con cừu bắt đầu xuất hiện triệu chứng bị nhiễm độc gần như đồng loạt. Chứng biếng ăn và gần như không ngủ được, cứ đi men theo hàng rào bãi cỏ như đang tìm kiếm lối ra.

(Chúng) không đi theo hướng chăn, cứ cất tiếng kêu be be liên tục và cứ đứng trong tư thế gục đầu xuống. Cuối cùng chúng cũng được đưa ra khỏi bãi cỏ. Chúng có biểu hiện rất khát nước. Hai con cừu chết được tìm thấy ở dòng suối chảy qua bãi cỏ và số còn lại phải được lùa ra khỏi dòng suối nhiều lần, thậm chí người ta phải dùng sức lôi một số con ra khỏi nguồn nước. Cuối cùng, ba con cừu đã tử vong, những con còn lại đang có dấu hiệu hồi phục về biểu hiện bên ngoài._Đó chính là hình ảnh cuối năm 1955. Mặc dù cuộc chiến hóa chất đã được tiến hành trong nhiều năm liên tục, những nguồn kinh phí nhỏ giọt của cuộc nghiên cứu đã cạn kiệt hoàn toàn. Phòng nghiên cứu lịch sử Tự Nhiên mỗi năm đều nộp yêu cầu viện trợ tiền trong bảng đệ trình ngân sách lên cơ quan lập pháp bang Illinois nhưng lúc nào cũng nằm trong danh mục những khoản bị từ chối đầu tiên. Mãi đến năm 1960, bằng cách nào đó người ta mới có tiền để thuê một trợ lý thực địa để làm một công việc có thể ngốn thời gian của bốn người.

Hình ảnh tang thương về sự tổn thất các loại động vật hoang dã ít có thay đổi khi các nhà sinh vật học tiếp tục cuộc nghiên cứu đã bị đình trệ vào năm 1955. Trong khoảng thời gian đó, thứ hóa chất này đã được biến đổi trở thành chất aldrin, thậm chí độc hơn 100 đến 300 lần so với chất DDT thi thử nghiệm trên loài chim cút. Đến năm 1960, mọi loài động vật có vú hoang dã được biết cư ngụ ở khu vực này đều đã hứng chịu không ít tổn thương. Những con chim thậm chí còn phải chịu đựng nhiều hơn. Trong thị trấn nhỏ ở Donovan, loài chim két cổ đỏ Bắc Mỹ gần như bị quét sạch, những loài sáo đá, sáo và chim họa mi nâu cũng cùng chung số phận. Sốlượng những loài này và nhiều loài chim khác đều giảm mạnh ở các nơi khác. Những người thợ săn chim trĩ có thể cảm nhận được tác động của chiến dịch tiêu diệt bọ cánh cứng một cách rõ ràng. Số lượng ổ ấp trứng được sản sinh ở khu vực phun xịt hóa chất giảm gần 50%, và số lượng chim non trong ổ cũng giảm theo. Công việc săn chim trĩ vốn là một công việc kiếm ăn dễ dàng trong những năm trước đã trở thành một việc không ai quan tâm vì không còn triển vọng.

Mặc dù những chiến dịch nhân danh việc tiêu diệt loài bọ cánh cứng nhật Bản có sức tàn phá nặng nề nhưng kết quả của chúng trên 100.000 mẫu đất ở hạt Iroquois trong suốt 8 năm dường như vẫn chỉ có thể ức chế tạm thời các loài côn trùng, và chúng vẫn đang tiếp tục lan rộng về phía tây. Toàn bộ quy mô thiệt hại gây ra bởi chương trình không hề hiệu quả này có thể mãi vẫn là ẩn số, vì những kết quả mà các nhà sinh vật học Illinois thống kê được chỉ là những con số rất nhỏ. Nếu nghiên cứu được viện trợ tài chính một cách đầy đủ để tiến hành ở tất cả mọi mức độ thì kết quả của sự hủy diệt được công bố sẽ thậm chí còn kinh hãi hơn. Nhưng trong suốt 8 năm của chương trình, chỉ có khoảng 6.000 dollar được chi cho các nghiên cứu lĩnh vực sinh học. Trong khi đó, chính quyền liên bang chi đến 375.000 đôla và chính quyền tiểu bang còn hỗ trợ thêm nhiều ngàn dollar cho công cuộc kiểm soát côn trùng này. Số tiền chi cho việc nghiên cứu chỉ dao động vào khoảng 1% so với tổng số tiền được chi cho chương trình phun xịt hóa chất.

Những chương trình ở vùng trung tây này đã được tiến hành trên tinh thần của một cuộc khủng hoảng, như thể sự gia tăng của loài bọ cánh cứng là một mối hiểm họa cần phải tiêu diệt nó bằng mọi cách. Tất nhiên, sự thật bị bóp méo, và nếu dân chúng ở những vùng phải chịu đựng được sự phun xịt hóa chất mà biết lịch sử sơ khai của loài bọ cánh cứng nhật Bản ở Hoa Kỳ thì chắc hẳn họ đã không tán đồng với điều này.

Những bang miền Đông, nơi may mắn chống lại sự xâm nhập của loài bọ cánh cứng trước khi những loại thuốc trừ sâu tổng hợp được phát minh, không những đã khống chế được sự xâm lấn của loài bọ mà còn kiểm soát được chúng bằng các biện pháp không gây thiệt hại đến bất kỳ sinh vật nào.

Không gì có thể so sánh được với những đợt phun xịt hóa chất tại Detroit Hay Sheldon ở miền Đông.

Các phương pháp ở đây có hiệu quả là nhờ vào việc ứng dụng sức mạnh kiểm soát đến từ tự nhiên. Điều này tạo ra rất nhiều lợi ích về tính ổn định và an toàn.

Trong vài chục năm đầu tiên đổ bộ vào nước Mỹ, số lượng loài bọ cánh cứng tăng một cách nhanh chóng, không bị kiềm chế bởi những yếu tố chỉ có ở vùng đất bản địa của chúng. Nhưng đến năm 1945, nó chỉ còn là một loại sâu hại thứ yếu ở những vùng đất mà nó lấn tới. Sự suy giảm của loài này phần lớn là nhờ vào kết quả của sự du nhập nhiều loại côn trùng ký sinh từ miền Viễn Đông và hình thành những sinh vật có thể gây tử vong cho loài bọ này.

Khoảng thời gian giữa năm 1920 và 1933, nhờ vào kết quả của công cuộc nghiên cứu miệt mài trong vùng đất bản địa của loài bọ này, trong một nỗ lực nhằm tạo ra thiên địch cho loài này, khoảng 34 loài côn trùng ăn thịt hay côn trùng ký sinh được du nhập từ phương Đông. Năm trong số những loài này đã phát triển rất tốt tại miền Đông Hoa Kỳ. loài sinh vật mang đến hiệu quả cao nhất và được nhân rộng nhất là một loài ong bắp cày ký sinh đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc có tên gọi Tiphia vernalis. Con Tiphia cái có thể tìm thấy ấu trùng bọ cánh cứng dưới lòng đất, tiêm một loại chất lỏng gây tê liệt và gắn một quả trứng vào phía bên dưới con ấu trùng. Con Ong non nở ra thành ấu trùng, ăn con bọ bị tê liệt và sau đó tiêu diệt nó.

Trong khoảng 25 năm, loài ong bắp cày Tiphia đã được giới thiệu rộng rãi đến 14 bang ở miền Đông trong một chương trình hợp tác giữa các cơ quan của bang và liên bang.

Loài ong bắp cày được nhân rộng ở vùng đất này phần lớn nhận được sự đồng tình của các nhà côn trùng học, những người có vai trò rất quan trọng trong việc khống chế loài bọ cánh cứng.

Một loài vi khuẩn thậm chí còn đóng vai trò quan trọng hơn, chúng gây bệnh tác động đến họ hàng của loài bọ cánh cứng nhật Bản – loài bọ hung.

Đây là một sinh vật rất đặc thù, không tấn công những loài côn trùng khác, vô hại đối với giun đất, động vật máu nóng và thực vật. Bào tử của loài vi khuẩn này phát sinh trong đất. Khi bị những con ấu trùng bọ cánh cứng ăn vào bụng, chúng nhân lên nhanh chóng trong máu của ấu trùng, khiến máu của ấu trùng chuyển sang màu trắng bất thường nên tên gọi thông thường của loại bệnh này là bệnh máu sữa.

Căn bệnh này được phát hiện ở new Jersey vào năm 1933. Đến năm 1938, chúng đã khá phổ biến ở những vùng đất trước đây từng có dấu tích phá hoại của loài bọ cánh cứng nhật Bản. Vào năm 1939, một chương trình đã được tiến hành để đẩy nhanh tốc độ lan truyền của loài bệnh này. Không Có phương pháp nào được phát triển để loài sinh vật này gây bệnh trong môi trường nhân tạo, nhưng chúng lại là một biện pháp thay thế khiến mọi người rất hài lòng. Những con ấu trùng bị nhiễm bệnh chui ra khỏi mặt đất, chết khô và trên thân có phấn trắng. Trong một hỗn hợp tiêu chuẩn, một gram bụi đất chứa 100 triệu bào tử. giữa năm 1939 và 1953, khoảng 94.000mẫu đất thuộc 14 bang phía đông đã áp dụng biện pháp này trong một chương trình hợp tác giữa bang và liên bang, những vùng đất liên bang khác cũng được xử lý bằng biện pháp này, và những vùng đất rộng lớn khác đã được xử lý bởi những cơ quan tư nhân hoặc các cá nhân. Đến năm 1945, bệnh máu sữa đã được lan rộng trong quần thể bọ cánh cứng ở Connecticut, new York, new Jersey, Delaware và Maryland. Trong một vài vùng đất thử nghiệm, tỷ lệ ấu trùng bọ nhiễm bệnh lên đến 94%. Chương trình nhân rộng không còn được thực hiện bởi doanh nghiệp nhà nước vào năm 1953, mà được bàn giao cho một phòng thí nghiệm tư nhân, họ tiếp tục cung cấp những sản phẩm này cho các cá nhân, những câu lạc bộ làm vườn, các hiệp hội công dân và những người có hứng thú với việc kiểm soát loài bọ cánh cứng.

Những khu vực phía đông, nơi bắt đầu những chương trình kiểm soát loài bọ cánh cứng giờ đây có thể tận hưởng sự bảo vệ nghiêm ngặt từ thiên nhiên. Những sinh vật này vẫn còn tồn tại dưới đất trong vài năm nên có thể đạt được mục tiêu tồn tại vĩnh viễn, phát triển hiệu quả và tiếp tục được lây lan bởi những tác nhân tự nhiên.

Với những thành tích ấn tượng như vậy ở phía đông, tại sao những quy trình tương tự không được áp dụng thử tại Illinois và các bang ở vùng trung tây, nơi mà cuộc chiến hóa chất chống lại loài bọ cánh cứng đã quá tốn kém và gây ra quá nhiều sự phẫn nộ?Chúng tôi nhận được câu trả lời rằng, biện pháp truyền các bào tử máu sữa quá đắt đỏ – mặc dù trên thực tế, không ai ở 14 bang phía đông thấy như vậy vào những năm 1940. Và dựa trên phương thức kiểm toán nào mà họ kết luận phương pháp này đắt đỏ. Chắc chắn là không phải phương thức mà họ dùng để tính cái giá thực sự của sự tàn phá gây ra bởi những chương trình như chương trình phun xịt ở Sheldon. Kết luận này còn phớt lờ một sự thật là việc truyền bào tử chỉ cần thực hiện một lần, cái giá lần đầu cũng là cái giá duy nhất.

Chúng tôi còn được họ bảo rằng, truyền bệnh bằng bào tử là phương pháp không thể sử dụng ở vùng ngoại biên phạm vi của loài bọ cánh cứng bởi căn bệnh chỉ phát triển được ở những nơi tập trung đông số lượng ấu trùng dưới mặt đất. giống như những lời phát biểu ủng hộ việc phun hóa chất, khẳng định này cần được chất vấn. Vi khuẩn gây bệnh máu sữa được nhận thấy đã lây nhiễm cho 40 loài bọ cánh cứng khác có khu vực phân bố khá rộng và có thể phát triển ở những nơi có rất ít hay thậm chí không có bọ cánh cứng nhật. Ngoài ra, do khả năng tồn tại lâu dài của bào tử gây bệnh trong đất, chúng có thể truyền bệnh ngay cả khi không có ấu trùng, chúng có thể ở phạm vi rìa của sự xâm lấn của loài bọ và chờ lũ bọ xuất hiện với số lượng đông.

Còn đối với những ai muốn thấy được hiệu quả tức thời, chắc chắn họ sẽ bằng mọi giá tiếp tục sử dụng hóa chất để chống lại loài bọ cánh cứng.

Những người ưa chuộng xu hướng hiện đại hơn là những phương pháp có sẵn cũng sẽ hành động như vậy, vì sử dụng hóa chất là một biện pháp tự kéo dài thời gian, cần lặp đi lặp lại và tốn nhiều chi phí.

Mặt khác, những người sẵn sàng chờ thêm một hoặc hai mùa nữa để những con bọ hoàn toàn mắc căn bệnh máu sữa sẽ nhận được phần thưởng là hiệu quả kiểm soát bộ lâu dài và thậm chí hiệu quả còn cao hơn theo thời gian chứ không phai nhạt đi.

Một chương trình nghiên cứu quy mô lớn đang được tiến hành bởi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và phòng thí nghiệm ở Peoria, Illinois, để tìm cách nuôi cấy vi khuẩn của bệnh máu sữa trong môi trường nhân tạo. Điều này sẽ khiến cho chi phí giảm xuống một cách đáng kể và sẽ làm cho biện pháp này được đưa vào sử dụng rộng rãi. Sau nhiều năm nghiên cứu, đã có nhiều thành công được ghi nhận. Khi bước đột phá này được phát triển hoàn toàn, có lẽ sẽ thức tỉnh được quan điểm của mọi người đối với công cuộc chống lại loài bọ cánh cứng nhật Bản. Không có gì có thể biện minh cho những sự phá hoại tột cùng của những chương trình ác mộng đã diễn ra ở vùng trung tây.

Những sự cố như vụ phun xịt hóa chất ở Illinois đặt ra câu hỏi không chỉ về tính khoa học mà còn về tính đạo đức. Đó là, liệu có nền văn minh nào có thể tiến hành chiến tranh không ngừng nghỉ đối với sự sống mà không làm tổn hại đến bản thân chính nó và giữ được cái quyền được gọi là văn minh.

Những loại thuốc trừ sâu này không phải là những chất độc được chọn lọc, chúng không chỉ gây tác hại lên loài côn trùng duy nhất mà chúng ta muốn loại bỏ. Mỗi loại trong số chúng được sử dụng chỉ vì một lý do đơn giản, chúng là những chất độc chết người. Vì thế, chúng sẽ đầu độc tất cả những sinh vật mà chúng tiếp xúc: con mèo đáng yêu của một gia đình nào đó, gia súc của những người nông dân, con thỏ trên cánh đồng, và cả những chú sơn ca đang bay lượn trên bầu trời. Những sinh vật vô tội này vô hại với con người. Thậm chí, sự tồn tại của chúng và bầy đàn của chúng đã mang đến nhiều niềm vui cho con người. Thế nhưng con người lại ban thưởng cho chúng cái chết không những đột ngột mà còn rất kinh khủng.

Những quan sát khoa học ở Sheldon mô tả triệu chứng của một con chim sáo Bắc Mỹ gần chết được tìm thấy: Mặc dù cơ bắp của chúng đã rã rời và chúng đã không thể bay cũng không thể đứng, chúng vẫn vẫy cánh và đạp chân khi đang nằm. Mỏ của chúng mở ra và hít từng hơi thở một cách khổ sở. Đáng thương hơn nữa là lời chứng không cần lên tiếng của những con sóc đất đã chết._Chúng phơi bày một đặc điểm đặc trưng khi chết. lưng của chúng cong xuống, những bàn chân của chân trước đã bị rút lại siết chặt gần ngực… Đầu và cổ của chúng bị kéo dài ra và trong miệng chúng thường có bùn đất, có thể chúng đã ngoạm liên tục vào đất trong khi hấp hối._Bằng cách ưng thuận cho hành vi có thể dày vò một loại sinh vật như vậy, là con người, liệu có ai trong chúng ta không bị hạ phẩm giá của một con người?

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 01 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 02 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 03 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 04 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 05 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 06 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 07 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 09 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 10 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 11 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 12 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 13 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 14 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 15 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 16 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 17 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.