Mùa xuân vắng lặng | Chương 06
Mùa xuân vắng lặng gây chấn động xã hội Mỹ, cảnh tỉnh về môi trường, buộc Tổng thống Kennedy lập ủy ban điều tra thuốc diệt sinh vật.
· 50 phút đọc · lượt xem.
Nước, đất và lớp vỏ thực vật màu xanh của trái đất đã tạo nên thế giới cung cấp sự sống cho các loài động vật trên hành tinh này.
Dù loài người hiếm khi chịu nhớ điều này, họ vẫn sẽ không thể nào tồn tại nếu không có thực vật hấp thụ năng lượng mặt trời và sản sinh ra nguồn thực phẩm cần thiết để sống. Nhận thức của con người về thực vật vẫn còn rất hạn hẹp. Một khi chúng ta thấy được giá trị của một loài thực vật nào đó, chúng ta sẽ ra sức nhân rộng nó. Nếu vì bất kỳ một lý do nào đó mà con người nhận thấy sự tồn tại của nó là không cần thiết hoặc không quan trọng, chúng ta sẽ ngay tức khắc kết án tử cho loài cây đó. Bên cạnh những loài cây độc hại cho con người và vật nuôi, hay những loài cây không có giá trị thực phẩm, nhiều loài cây khác cũng bị tàn phá đơn thuần chỉ vì chúng sinh trưởng không đúng nơi và sai thời điểm theo lối suy nghĩ thiển cận của con người. Ngoài ra, nhiều loài bị chặt đi đơn giản vì chúng sinh trưởng cộng sinh với những loài cây vô ích.
Các loài thực vật trên bề mặt trái đất là một phần của mạng lưới sự sống nơi có mối quan hệ mật thiết và tất yếu giữa thực vật và trái đất, thực vật và động vật và giữa các loài thực vật với nhau. Đôi khi, chúng ta buộc phải làm xáo trộn những mối quan hệ này, nhưng trước đó chúng ta cần suy nghĩ kỹ càng và nhận thức thấu đáo bởi hành động của chúng ta có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng về sau. Tuy nhiên, sự khiêm tốn này không có chỗ đứng trong sự bùng nổ ngành công nghiệp thuốc diệt cỏ ngày nay. Doanh Thu tăng vọt và được sử dụng ngày càng nhiều là đặc trưng của ngành sản xuất hóa chất tiêu diệt thực vật.
Một ví dụ thảm khốc đơn cử cho lối hành động khinh suất của chúng ta được ghi nhận tại những cánh đồng cây ngải đắng ở phía tây nước Mỹ, nơi có một chiến dịch tàn phá quy mô lớn và thay thế bằng những cánh đồng cỏ. Nếu doanh nghiệp cần được khai sáng về giá trị lịch sử, về ý nghĩa một cảnh quan thiên thiên thì đây chính là ví dụ mà họ cần. Khung cảnh tự nhiên nơi đây là kết quả của quá trình tác động qua lại giữa những nguồn lực tạo hóa. Trước mắt chúng ta như có một quyển sách với các trang mở sẵn, cho ta biết về quá trình hình thành của vùng đất này và tại sao chúng ta nên bảo tồn sự toàn vẹn của nó. Thế nhưng, chúng ta lại không thèm đọc.
Vùng đất của cây ngải đắng là nơi có những ngọn núi mọc lên trên các bình nguyên ở vùng cao phía tây và những khu vực đất dốc thấp, một khu đất được sinh ra nhờ vào sự bồi đắp của hệ thống núi rocky cách đây hàng triệu năm. Đây là một vùng đất có khí hậu cực kỳ khắc nghiệt: Mùa đông kéo dài khi những cơn bão tuyết kéo xuống từ những ngọn núi và tuyết trắng bao phủ dày đặc bề mặt của các bình nguyên; mùa hè nóng bức chỉ được giảm nhiệt bằng những cơn mưa hiếm hoi, những trận hạn hán ăn sâu vào lòng đất, những cơn gió khô khốc thổi qua lấy đi hơi ẩm từ những tán lá và cả thân cây.
Khi cảnh quan phát triển, chắc chắn các loài thực vật đã trải qua một giai đoạn dài đầy những thử nghiệm và trục trặc khi chúng muốn định cư ở vùng đất lộng gió. Hết loài này đến loài khác thất bại. Cuối cùng, một loài thực vật đã tiến hóa, có được tất cả phẩm chất sinh tồn cần có. Cây ngải đắng, loại cây bụi chậm phát triển, có thể bám trụ ở dốc núi hoặc bình nguyên, và trong những chiếc lá màu xám nhỏ bé của chúng có thể giữ đủ hơi ẩm để chống chọi với những cơn gió khô khan. Không phải tình cờ mà vùng bình nguyên rộng lớn ở phía tây nước Mỹ lại trở thành lãnh địa của những cây ngải đắng, mà đó là kết quả của cả một quá trình chọn lọc tự nhiên lâu dài.
Cùng với đời sống thực vật, động vật cũng từng bước tiến hóa để thích nghi với những đặc tính của vùng đất. Cũng vào thời điểm đó, có hai loài đã điều chỉnh để thích nghi với nơi ở một cách hoàn hảo như loài ngải đắng. Một trong số đó là loài động vật có vú – loài linh dương có gạc nhiều nhánh xinh đẹp và nhanh nhẹn. Một loài khác là loại gà gô ngải đắng – còn được lewis và Clark gọi là gà trống bình nguyên.
Loài gà gô này và loài cây ngải đắng dường như được sinh ra là để dành cho nhau. lãnh địa ban đầu của loài gà này cũng là lãnh địa của loài ngải đắng, và một khi vùng đất của những cây ngải đắng bị thu hẹp, thì số lượng loài chim này cũng bị giảm sút. Cây ngải đắng là tất cả đối với loài gà này ở các bình nguyên. Những dãy ngải đắng thấp mọc ở chân đồi trở thành nơi chúng làm tổ và nơi ở của những con chim non; trong phần lớn dòng đời của mình, chứng chỉ đi lang thang và ngủ ở tổ của chúng; loài ngải đắng cung cấp thực phẩm thiết yếu cho chúng mọi lúc. Tuy nhiên, đây là mối quan hệ hai chiều. Mối quan hệ kỳ lạ này cho thấy những con chim này giúp phần đất bên dưới và xung quanh cây ngải đắng được tơi xốp hơn, và cũng giúp ngăn chặn sự xâm lấn của những loại cỏ mọc ở lãnh địa của loài ngải.
Loài linh dương cũng điều chỉnh lối sống của mình để thích nghi với cây ngải. Chúng là loài động vật chủ chốt ở vùng bình nguyên, và vào mùa đông, khi những trận tuyết đầu mùa xuất hiện, những loài trú ở vùng núi sẽ di chuyển xuống khu vực có những mô đất thấp hơn. Ở đó, cây ngải đắng có thể cung cấp cho chúng nguồn thực phẩm trong suốt mùa đông. Ở nơi mà tất cả các loài cây đều rụng lá thì lá của cây ngải vẫn tươi xanh. Những Chiếc lá màu xanh xám này có vị đắng, có mùi thơm, giàu chất đạm, chất béo và những khoáng chất cần thiết, bám vào thân của những loài cây rậm rạp và cây bụi. Mặc dù tuyết phủ dày đặc, ngọn của những cây ngải vẫn lộ ra hoặc có thể bị bộ móng vuốt sắc nhọn của những con linh dương cào tới.
gà gô cũng ăn ngải, chúng tìm ngải đắng nơi không có tuyết, nơi tuyết bị gió thổi đi hoặc bám theo những con linh dương để kiếm ăn ở nơi tuyết được cào đi.
Một loài khác cũng tìm loài ngải đắng là hươu la. Chứng hay ăn loại cỏ này. Ngải đắng có thể sống sót qua mùa đông để làm nguồn thức ăn cho thú nuôi. Cừu có thể được chăn thả trong mùa đông ở nơi có nhiều bụi ngải to.
Trong suốt nửa năm, ngải đắng là thức ăn chủ yếu cho cừu, có giá trị năng lượng cao hơn cả cỏ linh lăng. Những bình nguyên trên cao khắc nghiệt, những bụi ngải đắng khô màu tím, những con linh dương hoang dã nhanh nhẹn cùng với những con gà gô là một hệ thiên nhiên với sự cân bằng hoàn hảo. Nhưng đã có thay đổi, ít nhất là ở những vùng rộng lớn đang phát triển nơi con người cố cải tạo thiên nhiên. Nhân danh tiến bộ, các cơ quanquản lý đất bắt đầu phục vụ cho lòng tham vô đáy của những người chăn nuôi gia súc muốn có thêm đất cho việc chăn nuôi của họ. Họ muốn nói đến những đồng cỏ không có sự xuất hiện của cây ngải đắng. Vì thế, ở những vùng đất mà trong tự nhiên cỏ có thể mọc xen với ngải đắng dưới sự che chở của cây ngải, người ta đề xuất việc loại bỏ cây ngải và tạo nên những cánh đồng toàn cỏ. Ít ai quan tâm, xem xét xem liệu đồng cỏ có phải là một mục tiêu lâu dài và đáng mong đợi cho vùng này hay không. Chắc Chắn câu trả lời từ thiên nhiên là ngược lại. Khu vực này rất ít mưa nên lượng mưa hằng năm không đủ để cung cấp cho loại cỏ mọc thành thảm, chỉ phù hợp cho loại cỏ lâu năm có thể phát triển dưới gốc cây ngải đắng.
Vậy mà chương trình diệt tận gốc cây ngải đắng vẫn đang được tiến hành trong nhiều năm. Hàng loạt cơ quan chính phủ rất tích cực trong vấn đề này, ngành công nghiệp cũng tham gia rất nhiệt tình nhằm đẩy mạnh và khuyến khích doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường cả về hạt giống trồng cỏ và số lượng lớn máy móc cắt, cày và gieo hạt. Sử dụng hóa chất là ý kiến mới nhất được bổ sung vào các giải pháp. Ngày nay, mỗi năm có hàng ngàn mẫu đất mọc ngải đắng bị phun thuốc.
Kết quả là gì? Hiệu quả của việc diệt sạch cây ngải đắng và gieo hạttrồng phần lớn chỉ mang tính phỏng đoán. Những người có nhiều kinh nghiệm về vùng đất này cho biết rằng cỏ mọc xen kẽ, mọc bên dưới lá của cây ngải đắng thì tốt hơn là khi mọc đồng nhất toàn cỏ, vì khi đó hơi nước tích trữ bởi ngải đắng đã mất đi.
Nhưng ngay cả khi mục tiêu trước mắt của chương trình này được hoàn thành, rõ ràng là những yếu tố gắn chặt với sự sống cũng sẽ bị rạn nứt. loài linh dương và gà gô sẽ biến mất cùng với cây ngải đắng. loài hươu cũng phải hứng chịu hệ lụy này, bên cạnh đó, đất cũng sẽ trở nên nghèo nàn hơn bởi mất đi các loài hoang dã sinh sống ở đây. Thậm chí các loài vật nuôi vốn tưởng là được hưởng lợi từ chương trình này cũng phải chịu đựng hậu quả, không có loài cỏ xum xuê mọc trong mùa hè nào có thể giúp những con cừu tránh đói trong các cơn bão tuyết vì thiếu cây ngải, cây bụi lá đắng cũng như các loài thực vật khác của bình nguyên.
Đó là những ảnh hưởng đầu tiên và rõ rệt nhất. ảnh hưởng thứ hai là loại ảnh hưởng chĩa súng vào thẳng tự nhiên, đó chính là việc phun làm chết rất nhiều cây vốn không phải mục tiêu cần tiêu diệt. Trong một quyển sách gần đây của mình mang tên Chốn hoang vu của tôi: Từ phía đông đến Katahdin (My Wilderness: East to Katahdin), Justice William o. Douglas đã nhắc đến một ví dụ kinh hoàng về việc phá hủy hệ sinh thái do Cục Kiểm Lâm Hoa Kỳ gây ra ở Khu rừng Quốc gia Bridger. Cục này đã phun thuốc lên khoảng 10.000 mẫu ngải đắng, gây áp lực cho những người chăn nuôi gia súc phải trồng thêm nhiều cánh đồng cỏ nữa. Như dự tính, những cây ngải đắng bị tiêu diệt, thế nhưng những dãy liễu xanh mướt đầy nhựa sống mọc dài qua các đồng bằng, uốn mình theo những con suối quanh co cũng chết. loài nai sừng tấm Bắc Mỹ đã từng sống trong những bụi cây liễu, đốivới nai sừng tấm thì cây liễu có giá trị như cây ngải đắng với linh dương vậy. Những con hải ly cũng từng sống ở đó, chúng kiếm ăn từ cây liễu, quật ngã những cây này và làm thành chiếc đập vững chắc bắc qua suối nhỏ. Hồ được tích nước nhờ công sức này của những con hải ly. Những Con cá hồi ở sông suối trên núi hiếm khi dài quá 6 inch, những con sống ở hồ thì lại lớn nhanh bất thường và nhiều con có thể nặng đến 5 pound.
Ngay cả loài chim nước cũng bị cái hồ này thu hút. Chỉ đơn giản nhờ sự hiện diện của cây liễu và những con hải ly phụ thuộc vào chúng, nơi đây trở thành khu tiêu khiển tuyệt vời dành cho những người yêu thích câu cá và săn bắn.
Tuy nhiên, với chương trình cải tạo được khởi xướng bởi Cục Kiểm Lâm, cuối cùng loài liễu cũng chung số phận với loài ngải đắng, bị tiêu diệt không do dự bởi cùng loại hóa chất. Khi Justice Douglas đến thăm vùng đất này vào năm 1959, năm mà người ta phun hóa chất, ông đã bị sốc khi chứng kiến những cây liễu có héo lại và đang chết dần – theo ông là một sự hủy diệt khó tin trên quy mô rộng lớn. Điều gì sẽ xảy ra với loài nai sừng tấm, với loài hải ly và với thế giới nhỏ bé mà chúng đã xây dựng?Một năm sau ông ấy trở lại để tìm kiếm câu trả lời ở mảnh đất hoang tàn này. loài nai sừng tấm đã biến mất và loài hải ly cũng vậy. Con đập chủ chốt của chúng đã bị vỡ vụn vì thiếu bàn tay chăm sóc của những kiến trúc sư lành nghề và hồ cũng cạn nước. Cũng không còn những con cá hồi lớn.
Không loài nào có thể tồn tại trong những lạch nước bé tí còn lại chảy luồn lách qua một vùng đất trơ trụi. Thế giới của sự sống đã bị hủy hoại hoàn toàn.
Bên cạnh hơn bốn triệu mẫu đất chăn thả tự nhiên bị phun thuốc diệt cỏ mỗi năm, một diện tích lớn những loại đất khác cũng đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt bởi những phương pháp kiểm soát cỏ dại bằng hóa chất. Đơn cử là một vùng đất có diện tích lớn hơn cả tổng diện tích đất trang trại của new England – đâu đó khoảng 50 triệu mẫu – đang thuộc quyền quản lý của một tập đoàn dịch vụ công cộng và phần lớn diện tích khu đất đang bị phun xịt hóa chất mỗi ngày để kiểm soát cây bụi. Ở phía tây nam, ước tính một vùng đất khoảng 75 triệu mẫu cây mesquite cần được kiểm soát, và phun xịt hóa chất là một biện pháp được chủ động đẩy mạnh nhất. Một diện tích rất lớn nhưng chưa thống kê được đất trồng cây lấy gỗ đang bị phun thuốc diệt cỏ bằng máy bay nhằm loại bỏ những cây gỗ cứng ra khỏi cây lá kim có khả năng kháng thuốc hơn. Xử lý đất nông nghiệp bằng thuốc diệt cỏ đã tăng gấp bội trong thập kỷ sau năm 1949 với tổng diện tích lên đến 53 triệu mẫu trong năm 1959. Và tổng diện tích của những bãi cỏ tư nhân, công viên, và sân golf đang bị xử lý bằng hóa chất đạt đến một con số đáng kinh ngạc.
Hóa chất diệt cỏ là món đồ chơi mới sáng giá. Chúng đạt hiệu quả một cách ngoạn mục. Chúng mang đến cho người sử dụng ý nghĩ rằng họ có năng lực thống trị tự nhiên, và vì sử dụng trong thời gian dài mà không có những tác động rõ rệt – tác động của chúng dễ dàng bị lờ đi như sự tưởng tượng của kẻ bi quan. Những kỹ sư nông nghiệp vô tình khuyến khích xử lý đất bằng những máy phun hóa chất thay vì sử dụng những chiếc lưỡi cày thông thường. Những người đứng đầu của hàng ngàn thị trấn sẵn sàng vểnh tai lên lắng nghe lời khuyên của những thương nhân buôn hóa chất diệt cỏ và những nhà thầu hăm hở muốn giải thoát lề đường khỏi cỏ dại – cho một cái giá nào đó. Phương pháp này rẻ tiền hơn sử dụng máy cắt, đó là lời quảng cáo. Chúng có lẽ sẽ là những dãy số đẹp xuất hiện trong sổ sách của các cơ quan địa phương; nhưng liệu cái giá phải trả thực sự có được thống kê vào sổ sách, cái giá tiêu tốn không chỉ được tính bằng dollar mà còn bằng nhiều món nợ lớn tương đương mà chúng ta phải quan tâm ngay từ bây giờ, tổng doanh số bán ra của những loại hóa chất đang ngày càng tăng lên, điều này đồng nghĩa với việc chúng sẽ có tác hại khôn lường đến sức sống của cảnh quan thiên nhiên và của cả những loài sống phụ thuộc vào cảnh quan ấy.
Lấy ví dụ là thiện chí của du khách – loại mặt hàng được đánh giá cao bởi các phòng thương mại. Ngày càng tăng thêm những cuộc biểu tình phẫn nộ phản đối việc dùng phun xịt hóa chất làm biến dạng những vệđường xinh đẹp thay bằng những mảng nâu buồn thảm, làm héo úa những cây dương xỉ và những đóa hoa dại, những cây bụi bản địa được tô điểm đẹp mắt với hoa và cả những quả mọng.Chúng ta đang khiến cho hai bên vệ đường chúng ta đi hằng ngày trở nên bẩn thỉu, lụi tàn và hỗn độn, một phụ nữ ở new England viết một cách đầy căm phẫn cho tờ báo của cô ấy.
Đây không phải là điều mà những vị khách du lịch trông đợi, nó không xứng đáng với toàn bộ số tiền mà chúng tôi đang bỏ ra để quảng bá phong cảnh tuyệt đẹp này. Vào mùa hè năm 1960, các chuyên gia đến từ nhiều bảng khác nhau đã tụ họp tại một hòn đảo yên bình ở Maine để chứng kiến chủ đảo giới thiệu hòn đảo với Hiệp hội Quốc gia Audubon. Ngày hôm đó, tâm điểm xoay quanh vấn đề bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và mạng lưới sự sống phức tạp đan xen từ vi khuẩn đến loài người. Những bối cảnh chung của các cuộc hội thoại giữa những vị du khách trên hòn đảo là sự phẫn nộ về những con đường mà họ từng đặt chân qua bị tước đoạt vẻ đẹp. Trước đây, đi tản bộ dọc theo những con đường xuyên qua những cánh rừng thường xanh, những con đường rợp bóng cây thanh mai, dương xỉ, cây trăn và cả cây việt quất thật là tuyệt vời. Bây giờ, tất cả chỉ còn là một đống hoang tàn màu nâu. Một nhà bảo tồn đã kể lại chuyến hành hương vào tháng Tám Của ông đến đảo Maine rằng: Khi trở về, tôi cảm thấy rất phẫn nộ vì sự tước đoạt vẻ đẹp của lề đường ở Maine. Nhiều năm trước đây, những con đường cao tốc nơi đây được bao bọc bởi hoa dại và các loài cây bụi xinh xắn. Thế nhưng bây giờ chỉ còn lại tàn tích của những thảm thực vật đã chết kéo dài nhiều dặm liền. Xét về mặt kinh tế, liệu Maine có thể lấy lại được cái nhìn thiện cảm từ khách du lịch trong khi những cảnh quan xấu xí này vẫn còn tồn tại? Những vệ đường ở Maine chỉ đơn thuần là một ví dụ cho sự tàn phá cảnh quan vô lý dưới danh nghĩa kiểm soát cỏ dại trên khắp nước Mỹ. Điều Này đã khiến cho những người có tình yêu mãnh liệt đối với vẻ đẹp phong cảnh nơi đây cảm thấy vô cùng đau lòng.
Các nhà thực vật học ở Vườn ươm thuộc bang Connecticut tuyên bố rằng việc tiêu diệt các loài cây bụi và hoa dại xinh đẹp bản địa đã đạt đến mức gọi là khủng hoảng lề đường. Cây đỗ quyên, cây nguyệt quế vùng núi, cây việt quất xanh, cây nham lê, hoa tú cầu, cây dương đào, cây thanh mai, cây dương xỉ, những cây cọ mọc thấp, cây đào đông, cây anh đào dại, cây mận dại đang chết dần, chết trước khi chúng bị phun ồ ạt các loại hóa chất. Những loài cống hiến vẻ đẹp kiều diễm của mình cho cảnh quan nơi đây có thể kể đến là cây hoa cúc, cúc vàng mắt đen; đến cả cây cà rốt dại, cây cúc hoàng anh, cúc tây mùa thu cũng cùng chung số phận.
Không chỉ được lên kế hoạch bất hợp lý, việc phun thuốc còn bị lạmdụng tràn lan khắp nơi. Ở một ngôi làng nhỏ thuộc phía nam new England, một nhà thầu khoán đã hoàn tất công trình của mình nhưng hóa chất vẫn còn tồn trong những bể chứa. Ông ta xả các hóa chất này dọc theo lề đường ở những khu rừng nơi không được phun thuốc. Hậu quả là cộng đồng mất đi vẻ đẹp xanh mướt và lấp lánh của những con đường vào mùa thu mà người dân nơi đây vẫn thường thấy. Trên những con đường này, hoa cúc tây và các loài cúc khác khoe sắc rất đẹp và xứng đáng cho ta chiêm ngưỡng. Ở một vùng khác ở new England, một nhà thầu khoán đã thay đổi những thông số phun thuốc mà không cho cơ quan kiểm soát đường cao tốc biết, phun thuốc cao đến 8 feet trong khi giới hạn cho phép nhiều nhất chỉ là 4 feet. Hậu quả là chỉ còn lại một vùng rộng lớn những bụi cỏ mang màu nâu héo úa, trơ trụi và xấu xí. Ở bang Massachusetts, các quan chức của một thị trấn đã mua thuốc diệt cỏ từ một người bán hóa chất mà họ không biết rằng những loại thuốc này có chứa chất arsenic. Hậu quả đáng buồn từ việc phun thuốc trừ sâu lên những lề đường ở đây là hàng chục con bò bị ngộ độc arsenic mà chết.
Cây cối trong Khu vực ươm tự nhiên ở bang Connecticut bị tổn hại nghiêm trọng khi thị trấn Waterford ở đây phun thuốc trừ sâu cho lề đường với các loại hóa chất được sử dụng từ năm 1957. Thậm chí, những cây to cũng bị ảnh hưởng dù thuốc không phun trực tiếp lên chúng. lá của những cây sồi bắt đầu săn lại và chuyển sang màu nâu dù đang là mùa xuân tươi tốt. Những chồi non cũng bắt đầu lộ diện và phát triển nhanh lạ thường, khoác cho cây một diện mạo thật ủ rũ. Qua hai mùa tiếp theo, những cành cây to của các cây này chết đi, những cành khác thì trụi lá, trong khi tác động làm cây biến dạng rũ xuống vẫn còn đó.
Tôi biết một đoạn đường mở rộng có cảnh quan tự nhiên là hai hàng cây gồm những cây dương tía, cây hoa tú cầu, dương xỉ và cây bách xù. Những Bông hoa sáng rực và quả của những loại cây này thay đổi rõ rệt theo mùa và tạo thành từng chùm vào mùa thu. Con đường này không phải gánh lưu lượng giao thông lớn, gần như không có đoạn cong gắt hay giao lộ nào mà các bụi cây cản trở tầm nhìn của tài xế. Thế nhưng, những người phun thuốc trừ sâu tiếp nhận đoạn đường này, và suốt hàng dặm dọc theo con đường đó người ta chỉ muốn lướt qua thật nhanh, chỉ có duy nhất khung cảnh về một thế giới cằn cỗi và ghê gớm ám ảnh trong tâm trí của mọi người – một thế giới mà chính chúng ta đang để cho những chuyên viên kiến tạo nên. Tuy nhiên, chính quyền địa phương đây đó đã phần nào do dự và nhờ một sai sót khó lý giải mà xuất hiện những ốc đảo xinh đẹp nằm ngay giữa các khu vực mộc mạc đã được đưa vào kiểm soát – nhưng ốc đảo này lại càng khiến việc báng bổ vẻ đẹp thiên nhiên của đoạn đường lớn hơn thêm khó chấp nhận. Ở những nơi đó tâm hồn của tôi bị cuốn theo những cây cỏ ba lá tinh khôi cùng những đám đậu tằm tim tím và màu hoa ly đỏ rực.
Chỉ những ai sống nhờ vào ngành buôn bán và sử dụng hóa chất mới coi những loại hoa cỏ trên là cỏ dại. Trong một tập biên bản của một trong các hội thảo về kiểm soát diệt cỏ hiện rất phổ biến ở các cơ quan, tôi đã từng đọc một câu triết lý lạ thường của một người diệt cỏ. Tác giả của câu nói này ủng hộ việc diệt những cây có lợi chỉ đơn giản vì chúng mọc chung với những cây có hại. Ông ta nói mình thấy những người than phiền về việc tàn phá hoa dại dọc theo lề đường giống như những nhà hoạt động phản đối dùng thú vật để thí nghiệm với câu nói nếu phán xét ai đó dựa trên hành vi của họ, thì mạng sống của một con chó có khi còn đáng giá hơn mạng sống của một đứa trẻ.
Theo tác giả của bài viết này, hầu hết chúng ta nghi ngờ và kết án không cần thắc mắc một sự thay đổi đặc tính sâu sắc nào đó, đấy là vì chúng ta ưu ái hơn hình ảnh của cây đậu tằm và cỏ ba lá cũng như lily qua vẻ đẹp mỏng manh và ngắn ngủi của chúng hơn là những vệ đường khô héo, những bụi cây nhỏ màu nâu và cây dương xỉ diều hâu ngày nào còn tự hào vươn cao, những cành lá ren của chúng giờ đây khô héo và rũ rượi. Chúng ta yếu đuối một cách đáng trách khi cho phép những thứ cỏ dại kia được sống, khi chúng ta không ủng hộ việc loại bỏ chúng, khi chúng ta không thấy được niềm vui chiến thắng khi đánh bại thiên nhiên đáng thương.
Justice Douglas nói về buổi gặp gỡ với các quan chức liên bang khi họ đang thảo luận về những công dân chống đối việc phun thuốc trừ sâu lên cây ngải đắng mà tôi đã đề cập ở chương trước. Những quan chức này nghĩ thật là hài hước vì có một bà già đi phản đối kế hoạch của họ chỉ vì lọ hoa dại sẽ bị diệt.nhưng bà ta không có quyền tìm một đài hoa hay một đóa lily cho riêng mình như cách mà những người chăn nuôi gia súc tìm cỏ và các nhà buôn gỗ tìm kiếm gỗ hay sao? vị luật giao thông thái và nhân đạo ngày hỏi.những giá trị thẩm mỹ của thiên nhiên hoang dã cũng đáng giá như những gì chúng ta thụ hưởng được từ các mỏ đồng và vàng ở những ngọn đồi và như rừng cây trên núi. Dĩ nhiên việc cố gắng bảo tồn cây cỏ mọc bên vệ đường còn quan trọng hơn nhiều so với việc xem xét những giá trị thẩm mỹ của nó. Trong tự nhiên, thực vật hoang dại có một vai trò hết sức quan trọng. Những hàng rào bằng cây xanh trên khắp đất nước và các cánh đồng ngăn biên cung cấp thức ăn, nơi trú ẩn và nơi làm tổ cho các loài chim cũng như các loài động vật nhỏ khác. Có khoảng 70 loài cây bụi và cây keo chủ yếu mọc bên vệ đường ở các bang phía đông, trong số đó có khoảng 65 loài là nguồn thức ăn quan trọng cho động vật hoang dã.
Thảm thực vật này cũng là nơi trú ngụ của loài ong hoang dã và các loài côn trùng thụ phấn khác. Con người phụ thuộc vào các loài động vật thụ phấn này nhiều hơn chúng ta vẫn nghĩ. Thậm chí những người nông dân hầu như cũng không hiểu được giá trị của các loài ong hoang dã này, thường họ tham gia vào những hành vi khiến cho lũ ong này không tiếp cận được cây trồng của họ. Các vụ mùa nông nghiệp và rất nhiều các loài cây hoang dã khác cũng phụ thuộc một phần hay toàn bộ vào các loài côn trùng thụ phấn bản địa. Hàng trăm loài ong hoang dã tham gia vào quá trình thụ phấn của những cây được gieo trồng – có riêng 100 loài thụ phấn cho cỏ linh lăng. Nếu không nhờ các loài côn trùng này thụ phấn, những loài cây giúp giữ đất và làm cho đất phì nhiêu ở những vùng chưa khai phá sẽ chết hoàn toàn, từ đó ảnh hưởng sâu rộng đến hệ sinh thái của toàn khu vực. rất nhiều loại dược thảo, cây bụi, cây rừng và cây ở các trang trại phụ thuộc vào các loài côn trùng bản địa để sinh sôi; và nếu không có các loài côn trùng này, vật nuôi và thú hoang sẽ rất khó tìm được nguồn thức ăn cho mình. Ngày nay, ở những vùng canh tác phun thuốc và việc tàn phá các bờ giậu cây cỏ bằng hóa chất đang làm mất đi những nơi trú ngụ cuối cùng của những loài côn trùng thụ phấn này và phá vỡ đi các nhân tố cần thiết cho sự sống.
Những loài côn trùng này, vô cùng có ích cho sản xuất nông nghiệp và cảnh quan như ta đã biết, cho nên chúng đáng được đối đãi tốt hơn thay vì bị tiêu diệt một cách vô lý. ong mật và ong hoang dã phụ thuộc rất nhiều vào những thứ cỏ dại như cây họ cúc, cây mù tạt và cây bồ công anh Trung Quốc để lấy phấn hoa làm thức ăn cho ong non. Cây đậu tằm cung cấp cho loài ong chỗ ở cần thiết trong mùa xuân trước khi cỏ linh lăng nở hoa và giữ chúng trong suốt mùa này để thụ phấn cho cây linh lăng. Vào Mùa thu, khi có ít thức ăn, những con ong này sẽ sống nhờ vào các cây họ cúc để có thể sống sót qua mùa đông. Với bản năng canh thời điểm chính xác, những con ong hoang dã luôn xuất hiện đúng vào ngày những cây liễu bắt đầu nở hoa. Không ít người hiểu được những điều này, nhưng trong số đó không có những người ra lệnh tưới đẫm hóa chất lên thiên nhiên.
Vậy những người hiểu được giá trị của môi trường sống tự nhiên phù hợp trong công tác bảo vệ các loài động vật hoang dã đang ở đâu? rất nhiều người trong số họ đang bận bảo vệ thuốc diệt cỏ vì họ cho rằng, chúng ít độc hại đối với động vật hơn là thuốc trừ sâu. Chính vì vậy, họ nói rằng, dùng thuốc diệt cỏ không có hại gì. Thế nhưng, khi thuốc diệt cỏ được trút lên các khu rừng, đồng lúa, đầm lầy hay các khu chăn nuôi gia súc, chúng đã gây ra những thay đổi đáng kể và thậm chí là phá hủy điện môi trường sống tự nhiên ổn định của các loài sinh vật ở những nơi đó. Việc Phá hủy đi nơi sống và nguồn thức ăn của các loài động vật hoang dã có lẽ còn tệ hại hơn cả khi giết chúng một cách trực tiếp.
Sự trớ trêu giữa chiến dịch tấn công hóa chất tổng lực vào cây cỏ lề đường và việc ứng dụng quyền – mở – đường càng tăng gấp bội. Vấn đề cần được khắc phục mãi không khắc phục được, vì kinh nghiệm đã cho ta thấy phun trải thảm thuốc diệt cỏ cũng không thể nào kiểm soát các loài cây bụi ven đường lâu dài được và người ta cứ phải phun thuốc hết năm này đến năm khác. Một điều mỉa mai khác nữa chính là việc chúng ta cứ khăng khăng phải làm điều tệ hại này dù vẫn biết có phương pháp hữu hiệu khác là phun thuốc có chọn lọc, có thể giúp kiểm soát thảm thực vật lâu dài mà không cần phải phun thuốc diệt cỏ nhiều lần đối với hầu hết các loại cây.
Mục tiêu kiểm soát cây bụi dọc theo hai bên đường không phải để quét mọi thứ thực vật chỉ chừa lại cỏ. Thay vào đó, mục tiêu thực sự chỉ là để loại trừ những cây cao cản trở tầm nhìn các tài xế lái xe hay những sợi dây điện theo quyền mở đường. Ở đây, chủ yếu là nói đến cây cối. Đa phần cây bụi không nguy hiểm vì chúng khá thấp, dương xỉ và hoa dại cũng vậy.
Phương pháp phun thuốc chọn lọc do Tiến sĩ Frank Esler phát triển ở Bảo tàng lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ trong những năm ông làm Chủ tịch Ủy Ban Kiểm soát cây bụi cho quyền – mở – đường. Phương pháp này tận dụng sự ổn định vốn có của thiên nhiên và được xây dựng dựa trên thực tế ở những khu vực có cây bụi phát triển rậm rạp thì cây cối khó có thể mọc chen vào. Khi so sánh, ta có thể dễ dàng thấy được rằng với đất cỏ thì cây dễ dàng xâm chiếm lãnh thổ hơn nhờ gieo hạt. Mục tiêu của phương pháp phun thuốc chọn lọc không phải để cỏ mọc ở vệ đường và vùng mở đường mà là loại bỏ toàn bộ các cây gỗ cao đồng thời giữ lại các loại thực vật khác. Chỉ cần một lần phun là đủ, có thể có những lần phun tiếp theo đối với những loại cây kháng thuốc mạnh, sau đó thì những cây bụi sẽ chiếm quyền kiểm soát và những cây gỗ không thể nào mọc lại. Phương pháp hiệu quả và ít tốn chi phí nhất để kiểm soát thực vật không phải là dùng hóa chất mà là nhờ vào các loài thực vật khác.
Phương pháp này đã được kiểm chứng ở các viện nghiên cứu trên khắp miền Đông nước Mỹ. Kết quả cho thấy rằng nếu được tận dụng hợp lý, một khu vực có thể trở nên ổn định mà không cần phải tái phun thuốc diệt cỏ trong ít nhất 20 năm. Việc phun thuốc có thể thực hiện khi đi bộ, sử dụng những bình phun thuốc mang trên lưng và có thể kiểm soát hoàn toàn thuốc phun. Có khi người ta đặt những máy bơm ép và thuốc vào thùng xe tải, nhưng không hề phun thuốc kiểu trải thảm. Thuốc được phun trực tiếp vào cây gỗ và những cây bụi cao cần tiêu diệt. Cũng chính nhờ cách này mà nguyên trạng của môi trường được giữ gìn; giá trị to lớn của môi trường sống tự nhiên cho thú hoang cũng không bị ảnh hưởng và vẻ đẹp của những cây bụi, dương xỉ và hoa dại cũng không bị mất đi.
Phương pháp phun thuốc chọn lọc để kiểm soát thực vật đã được sử dụng ở một số vùng. Đa phần những nơi còn lại, do thói quen khó bỏ nên việc phun thuốc trải thảm vẫn được sử dụng, mang lại gánh nặng chi phí lấy từ tiền của những người nộp thuế và gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho mạng lưới sinh thái của sự sống. Phương pháp phun trải thảm vẫn còn thịnh hành vì ở những nơi đó người ta không biết sự thật. Khi những người nộp thuế hiểu rằng lẽ ra hóa đơn phun thuốc chỉ đến một lần trong một đời thay vì đến mỗi năm, chắc hẳn họ sẽ vùng lên yêu cầu thay đổi phương pháp.
Một trong số rất nhiều lợi ích của phương pháp phun thuốc chọn lọc là giúp giảm thiểu lượng thuốc sử dụng. Hóa chất không được phun rộng mà được tập trung phun vào gốc cây. Do đó, tổn hại gây ra cho động vật được giảm thiểu đến mức tối đa.
Các chất diệt cỏ như 2, 4D; 2, 4, 5T và các hợp chất liên quan được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, những chất này có độc hại hay không vẫn còn là vấn đề của tranh cãi. Những người phun thuốc 2, 4D lên cỏ của họ và bị dính thuốc thường bị viêm dây thần kinh nghiêm trọng và thậm chí là bị tê liệt. Mặc dù những sự cố như vậy là rất hi hữu, giới chức y tế vẫn khuyến cáo người dân không nên sử dụng những hợp chất này. Những mối nguy hiểm khác dù khá mơ hồ nhưng cũng có thể xuất phát từ việc sử dụng loại thuốc 2, 4D này. Bằng thực nghiệm, người ta đã chứng minh được rằng chất này có thể gây rối loạn quá trình sinh lý cơ bản khi hô hấp trong tế bào và giống như các tia X gây hại cho các nhiễm sắc thể. Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng sự sinh sản của chim có thể bị ảnh hưởng xấu bởi những yếu tố này và các loại thuốc diệt cỏ khác dù có hàm lượng thấp hơn cũng có thể giết chết động vật.
Ngoài những tác hại trực tiếp, một số loại thuốc trừ cỏ cũng gây ra những hậu quả gián tiếp bất thường. Người ta thấy cả các loài thú hoang ăn cỏ và các loài vật nuôi thường bị thu hút bởi những cây cỏ bị phun thuốc, thậm chí những cây này còn không phải là nguồn thức ăn tự nhiên của chúng. Nếu sử dụng loại thuốc diệt cỏ cực độc như arsenic thì sẽ gây ra những hậu quả rất thảm khốc và các thảm thực vật chắc chắn sẽ bị héo úa.
Thú ăn cỏ cũng sẽ chết nếu bị thu hút vào những loài cây mà bản thân nó có chứa độc tố, co gai hay có các quả có gai dù thuốc diệt cỏ được phun là loại ít độc hại. Ví dụ như các loài vật nuôi bỗng bị thu hút bởi thứ cỏ độc hay mọc ở các trang trại sau khi phun thuốc, chúng đã phải chết vì cái khẩu vị phi tự nhiên này. Các tài liệu thú y cũng cung cấp rất nhiều những ví dụ tương tự, chẳng hạn như: lợn ăn những cây ké bị phun thuốc rồi bị nhiều bệnh rất nghiêm trọng, những con cừu non thả rông ăn cây ké bị phun thuốc, và ngay cả những con ong cũng bị ngộ độc khi hút mật từ hoa của cây mù tạt bị phun thuốc. lá của cây anh đào chứa chất độc rất nguy hiểm, sau khi được phun thuốc diệt cỏ 2, 4D chúng trở nên hấp dẫn một cách chết chóc với các loại gia súc. rõ ràng là sự rũ xuống sau khi bị phun thuốc(hay bị cắt tỉa) khiến cây cỏ trở nên hấp dẫn hơn với các loài thú. Cúc dại cho ta những ví dụ khác. Các loài vật nuôi thường sẽ tránh ăn thứ cây này trừ những khi thiếu thức ăn vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân. Tuynhiên, chúng lại háo hức ăn khi được cho ăn cúc dại có chứa chất 2, 4D.
Lời giải thích cho hiện tượng kỳ lạ này nằm ở những biến đổi hóa chất trong quá trình trao đổi chất của bản thân các loại cây. Ở một thời điểm nào đó, lượng đường trong cây tăng lên đáng kể và làm cho chúng trở nên hấp dẫn hơn đối với động vật.
Một hiệu ứng kỳ lạ khác của chất 2, 4D lại có những tác động to lớn đối với vật nuôi, thú hoang và cả con người. Các cuộc thí nghiệm thực hiện cách đây khoảng một thập kỷ cho thấy sau khi phun loại thuốc này, hàm lượng nitrat trong bắp và củ cải đường tăng lên rất nhiều. Hiệu ứng tương tự như vậy cũng xảy ra trên cây lúa miến, cây hướng dương, cây rau trai, rau muối, cỏ tam khôi và cây nghể. Một vài loại cây trong số này thường bị các loài gia súc phớt lờ, nhưng chúng lại chịu ăn khi những cây này đã bị phun thuốc 2, 4D. Theo các chuyên gia về nông nghiệp, cỏ bị phun thuốc là nguyên nhân dẫn đến cái chết của gia súc. Mối nguy hiểm nằm ở sự gia tăng nitrat trong chức năng sinh lý của các loài động vật nhai lại, điều này đã đặt ra một vấn đề quan trọng. Hầu hết những con thú này có hệ thống tiêu hóa vô cùng phức tạp, chúng có dạ dày được chia thành bốn ngăn. Việc Tiêu hóa cellulose được thực hiện nhờ hoạt động của các vi sinh vật (vi khuẩn dạ cỏ) tại một trong các ngăn đó. Khi động vật ăn các loại cây có chứa hàm lượng nitrat cao bất thường, các vi sinh vật trong dạ cỏ sẽ tác động lên lượng nitrat đó và biến chứng thành nitrit độc hại. Sau đó, một loạt các hoạt động xảy ra gây tử vong: Các nitrite tác động lên huyết sắc tố để hình thành một dạng chất màu nâu chocolate, chất này chứa khí oxy nhưng chắc chắn không thể dùng cho quá trình hô hấp; chính vì thế, oxy từ phổi không được chuyển đến các mô. Chỉ trong vài giờ sẽ dẫn đến cái chết do bị thiếu oxy huyết. Nhiều bài báo cáo khác nhau giải thích rằng vật nuôi chết là do ăn các loại cỏ bị phun chất 2, 4D, đây là một lý giải hợp lý. Mối Nguy hiểm này cũng đe dọa các loài động vật hoang dã thuộc nhóm động vật nhai lại như nai, linh dương, cừu và dê.
Dù có rất nhiều nhân tố khác nhau có thể dẫn đến sự gia tăng hàm lượng nitrat (như thời tiết hanh khô), không thể bỏ qua ảnh hưởng do việc mua bán và sử dụng chất 2, 4D đang ngày càng tăng cao. Tình hình này được Phòng Thí nghiệm nông nghiệp của trường Đại học Wisconsin cho là đủ quan trọng để phát ra cảnh báo vào năm 1957. Kết quả cho thấy rằng_những cây chết do bị phun thuốc 2, 4D có thể chứa hàm lượng nitrat rất cao._ Những mối nguy hiểm đối với con người cũng như động vật giúp giải thích sự tăng lên bất thường của những ca tử vong trong kho chứa lương. Khi bắp, cây yến mạch và lúa miến chứa một lượng lớn nitrate được ủ, chúng sẽ sinh ra khí nitrogen oxide độc hại có thể làm chết bất kỳ ai đi vào kho chứa. Chỉ cần hít một hơi khí này thì chúng cũng có thể khuếch tán ra và gây ra bệnh viêm phổi. Trong số rất nhiều trường hợp được nghiên cứu ở trường Đại học Y khoa Minnesota, cuối cùng tất cả đều tử vong.
Tiến sĩ C. J. Beijer, một nhà khoa học Hà lan có vốn kiến thức rất quý báu, nói rằng: lại một lần nữa, chúng ta đang bước đi trong tự nhiên giống như một con voi nhốt trong một cái chuồng bằng sứ. C. J. Bieber đã đưa ra kết luận về việc sử dụng thuốc diệt cỏ của con người: _Theo ý kiến của tôi thì chúng ta đã coi thường việc này quá mức. Chúng ta không biết liệu tất cả cỏ dại mọc ngoài đồng đều có hại hay thực ra có một số loài cỏ là có ích._Câu hỏi về mối quan hệ giữa đất và cỏ vẫn hiếm khi được nhắc đến. Cólẽ, theo quan điểm hạn hẹp và bản tính tư lợi cá nhân của chúng ta, đó là mối quan hệ có ích. Như chúng ta vẫn biết, đất và các sinh vật sống trên bề mặt và trong lòng đất có một mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và cùng có lợi. Có lẽ, cỏ lấy đi thứ này nhưng cũng mang lại thứ khác cho đất. Một ví dụ tiêu biểu là những công viên trong một thành phố ở Hà lan. Ở đây, những cây hoa hồng đang phát triển rất tệ, những mẫu đất cho thấy trong đất có rất nhiều giun tròn. Các nhà khoa học ở Dịch vụ Bảo vệ Thực vật của Hà lan khuyến cáo nên trồng cây vạn thọ xen kẽ những cây hoa hồng này thay vì phun hóa chất hay xử lý đất. loài cây này, đối với những người theo chủ nghĩa thuần túy thì trong một vườn hồng nó tất nhiên sẽ là cỏ dại; tiết ra từ rễ một loại chất có thể giết chết những con giun tròn. lời khuyên này được thực hiện, người ta trồng những khóm hoa vạn thọ vào một số vườn hoa hồng, một vài vườn hồng khác thì dùng biện pháp phun thuốc xử lý. Điều này đã đưa đến những kết quả hết sức bất ngờ. Nhờ có hoa vạn thọ, những cây hoa hồng phát triển rất tốt; còn với những khu vườn kiểm soát bằng thuốc thì chúng rất ốm yếu và hay bị bệnh. Cây vạn thọ giờ đây được sử dụng ở nhiều nơi để chống lại loài giun này.
Tương tự, có lẽ chúng ta không biết rằng các loài thực vật mà chúng ta đang tàn nhẫn phá đi lại có thể đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phì nhiêu của đất. Tuy bị xem là cỏ dại nhưng một số loài cây lại có vai trò rất hữu ích, chúng là chỉ dấu cho ta biết tình trạng của đất. Dĩ nhiên, khi con người phun thuốc diệt cỏ thì chức năng hữu dụng này cũng mất đi.
Những người tìm giải pháp cho các vấn đề về phun thuốc cũng không quan tâm một vấn đề khoa học quan trọng – sự cần thiết phải bảo vệ một số nhóm cây tự nhiên. Chúng ta cần những loài cây này để làm tiêu chuẩn đo lường những biến đổi do chính chúng ta gây ra. Chúng ta cần những cây này để làm môi trường sống tự nhiên cho các loài côn trùng và những sinh vật khác duy trì số lượng của chúng. liên quan đến vấn đề này, Chương 16 sẽ trình bày rõ hơn về sự kháng thuốc diệt côn trùng đang làm thay đổi các yếu tố di truyền của côn trùng cũng như các sinh vật khác. Một nhà khoa học cũng đã từng đề xuất nên thành lập một loại hình sở thú để bảo vệ các loài côn trùng, ve và các loài tương tự trước khi cấu trúc di truyền của chúng bị biến đổi nhiều hơn.
Nhiều chuyên gia đã cảnh báo về những biến đổi dù nhỏ nhưng lan xa ở thực vật do sử dụng thuốc diệt cỏ. loại thuốc 2, 4D làm chết các loại cây lá to, tạo điều kiện cho các loại cỏ vườn phát triển mạnh do không còn cạnh tranh, giờ cỏ vườn lại trở thành cỏ dại, làm phát sinh thêm vấn đề mới và khiến vòng tuần hoàn kiểm soát cỏ dại thêm một vòng luẩn quẩn. Sự việc kỳ lạ này được ghi nhận trong một bài báo nói về canh tác: _Việc sử dụng thuốc 2, 4D để kiểm soát cây lá to, đặc biệt là cỏ dại đã trở thành mối đe dọa tới năng suất bắp và đậu tương._Cỏ phấn hương, nguyên nhân gây bệnh cho những người bị sốt mùa hè, cho ta một ví dụ thú vị về những nỗ lực kiểm soát thiên nhiên nhưng đôi khi lại bị phản ứng ngược lại. Hàng ngàn lít hóa chất đã được thải ra dọc theo những lề đường dưới danh nghĩa kiểm soát cỏ phấn hương. Thếnhưng, sự thật không may là việc phun thuốc trên diện rộng không giúp phá bớt loại cỏ này mà còn làm cho chúng mọc nhiều hơn. Cỏ phấn hương là loại cỏ chỉ sống được trong vòng một năm, hạt của nó cần có đất tơi xốp để sinh sôi sau mỗi năm. giải pháp bảo vệ tốt nhất của chúng ta là duy trì các loại cây bụi, dương xỉ hay các loại cây lâu năm khác. Việc phun thuốc diệt cỏ thường xuyên sẽ phá hủy thảm thực vật bảo vệ, tạo ra những khu vực hoang tàn và cằn cỗi mà cỏ phấn hương sẽ nhanh chóng mọc lên đầy rẫy. Hơn nữa, có lẽ là phấn hoa trong không khí không liên quan đến những cây cỏ phấn hương mọc trên lề đường mà bắt nguồn từ những cây cỏ phấn hương trong thành phố và những cánh đồng hoang vu.
Sự bùng nổ về doanh số bán thuốc diệt cỏ bông tua là một ví dụ khác cho những phương pháp không an toàn có thể phổ biến nhanh thế nào. Có Một cách tiết kiệm và hiệu quả hơn để tiêu diệt cỏ bông tua thay vì cố dùng hóa chất để diệt chúng từ năm này sang năm khác. Cách này chính là buộc nó phải cạnh tranh với một loài cỏ khác mà nếu có loài đó, nó sẽ không thể sống sót được. Cỏ bông tua chỉ sống trong những bãi cỏ trồng bị bệnh. Nó Là triệu chứng chứ không phải nguyên nhân gây bệnh. Bằng cách cung cấp một mảnh đất phì nhiêu và để các loại cỏ trồng sinh trưởng tốt, cỏ bông tua không thể nào mọc được bởi vì nó cần không gian thông thoáng để nảy mầm và mất hàng năm để phát triển từ hạt.
Thay vì xử lý những tình trạng cơ bản, người dân vùng ngoại ô nghe lời khuyên những người làm vườn, những người này thì nghe theo các nhà sản xuất hóa chất, cứ tiếp tục dùng lượng thuốc khổng lồ để diệt cỏ bông tua cho bãi cỏ của mình. Các loại thuốc này được quảng bá có thương hiệu nhưng không nhắc đến bản chất của chúng, mà nhiều loại trong số chúng có chứa các chất độc hại như thủy ngân, thạch tín và chlordane. Mức độ đề xuất sử dụng các loại thuốc này khiến trong cỏ trồng có dư lượng lớn các loại thuốc này. Chẳng hạn như, nếu theo chỉ dẫn thì một người sẽ phun 60 pound chlordane chuyên dụng trên một mẫu. Nếu như họ sử dụng các loại thuốc có sẵn khác, họ sẽ phải phun đến 175 pound chlordane chuyên dụng cho một mẫu. Sự mất mát từ việc chim chết được đề cập ở Chương 8 thật đáng buồn. Người ta vẫn biết được mức ảnh hưởng từ các bãi cỏ này lên con người độc hại đến đâu.
Thành công của việc ứng dụng phương pháp phun thuốc chọn lọc lên thảm thực vật ở lề đường đã mang đến hy vọng về các phương pháp sinh thái hiệu quả có thể được phát triển và áp dụng trên các thảm thực vật ở nông trại, trong rừng và các dãy núi. Những phương pháp này không nhằm tiêu diệt bất kỳ một loài riêng biệt nào mà hưởng đến việc quản lý thảm thực vật như một sinh vật sống.
Những thành tựu khả quan khác cho thấy những gì có thể thực hiện được trong tương lai. Phương pháp kiểm soát sinh học đã đạt được những thành công to lớn trong việc hạn chế các loại cây không có ích. Bản thân thiên nhiên phải đối mặt với những vấn đề mà giờ đây cũng đang làm phiền chúng ta, và thiên nhiên thường có cách riêng của mình để giải quyết thành công các vấn đề này. Ở đâu mà con người đủ thông minh để quan sát và mô phỏng với thiên nhiên, ở đó họ sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng.
Một ví dụ xuất sắc về việc kiểm soát các loài thực vật cần loại bỏ là cách giải quyết vấn đề về loại cỏ dại Klamath ở California. Mặc dù cỏ Klamath, còn gọi là cỏ sừng dê, có nguồn gốc từ châu Âu (ở đó nó được gọi là St. Johnswort), nó được con người mang theo trong chuyến di cư về phía tây, lần đầu tiên xuất hiện ở Mỹ vào năm 1793 ở khu vực gần lancaster, bang Pennsylvania. Năm 1900, nó đã xuất hiện ở khu vực lân cận của sông Klamath thuộc bang California; chính vì vậy mà nó có tên cỏ Klamath. Năm 1929, loài cỏ này đã chiếm khoảng 100.000 mẫu ở những khu vực chăn thả; và đến năm 1952, chúng mở rộng địa bàn của mình thêm 2, 5 triệu mẫu nữa.
Loài cỏ Klamath hẳn không giống với các loài thực vật bản địa như ngải đắng; và cũng không nằm trong hệ sinh thái của vùng; bên cạnh đó, các loài động vật cũng không cần chúng. Trái lại, ở bất cứ nơi nào chúng xuất hiện, các loài vật nuôi lại trở nên trở chứng, bị sưng miệng và ăn rất nhiều khi ăn loại cỏ độc hại này. giá trị của đất bị giảm, vì thiệt hại do cỏ Klamath Gây ra xem như được cấn vào tiền đất.
Ở châu Âu, cỏ Klamath hay còn gọi là St. Johnswort chưa bao giờ là vấn đề bởi vì ở đó còn có nhiều loài côn trùng khác nhau phát triển; những loài côn trùng này ăn rất nhiều cỏ Klamath đến nỗi cỏ này không mọc được quá nhiều. Đặc biệt, hai loài bọ cánh cứng có kích thước bằng hạt đậu và có màu sắc của kim loại ở miền nam nước Pháp thích nghi rất tốt với loài cỏ này, đến nỗi chúng chỉ ăn và sinh sản nhờ vào loài cỏ này.
Một sự kiện có tính lịch sử diễn ra khi những lô hàng đầu tiên đưa những con bọ cánh cứng tới Mỹ vào năm 1944, đây là lần đầu ở Bắc Mỹ Cố gắng kiểm soát một loài cây bằng côn trùng ăn thực vật. Đến năm 1948, hai loài này trở nên rất phổ biến nên người ta không nhập khẩu chúng nữa.
Sự mở rộng về số lượng của chúng là nhờ vào những con bọ cánh cứng có được ban đầu, sau đó chúng sẽ phân tán ra nhiều nơi với số lượng hàng triệu con mỗi năm. Chỉ trong một khu vực nhỏ, những con bọ cánh cứng cũng có địa bàn phân tán riêng của mình; rồi khi những cây cỏ Klamath ở đó chết đi, chúng sẽ tìm được những bãi cỏ mới với độ chính xác tuyệt vời.
Và khi những con bọ cánh cứng làm thưa dần các đám cỏ này, những loài thực vật có ích cho việc chăn thả có thể quay trở lại.
Một cuộc khảo sát kéo dài 10 năm được hoàn thành vào năm 1959 đã cho thấy việc kiểm soát cỏ Klamath đã đạt hiệu quả hơn cả mong đợi của những người kỳ vọng, thành quả là diện tích cỏ đã giảm xuống chỉ còn 1%so với địa bàn rộng lớn của nó trước đây. lượng cỏ còn lại này là vô hại và thực sự cần thiết để duy trì số lượng loài bọ cánh cứng cũng như đề phòng cỏ sừng dê có thể phát triển mạnh trở lại trong tương lai.
Chúng ta cũng có thể tìm thấy một ví dụ tiêu biểu rất thành công và tiết kiệm chi phí ở nước Úc. Với sở thích mang các loài động thực vật đến một đất nước mới, thuyền trưởng Arthur Philip đã mang rất nhiều loại xương rồng khác nhau đến Úc vào năm 1787 với ý định sử dụng chúng để nuôi các loại côn trùng có sắc đỏ dùng làm thuốc nhuộm. Một số loài xương rồng hoặc lê gai mọc lan ra ngoài khuôn viên vườn của Arthur; đến năm 1925, có khoảng 20 loài được tìm thấy khi chúng mọc ngoài tự nhiên. Lãnh thổ mới này, không có sự kiểm soát của tự nhiên nên chúng phát triển nhanh phi thường, thậm chí chiếm khoảng 60 triệu mẫu. Ít nhất một nửa diện tích đất ở đây trở nên vô dụng.
Năm 1920, một nhà côn trùng học người Úc đến khu vực Bắc Phi và nam Phi để nghiên cứu về kẻ thù của cây lê gai trong môi trường sống tự nhiên của chúng. Sau khi thử nghiệm trên rất nhiều loài; năm 1930, 3 tỷ trứng của một loài bướm Argentina được thả vào Úc. Bảy năm sau, cụm cây lê gai mọc dày cuối cùng đã bị tàn phá và những khu vực từng không thể cư ngụ được mở lại để dùng làm nơi ở và chăn thả gia súc. Chi phí tổng cộng cho mỗi mẫu đất chưa đến 1 xu. Ngược lại, những nỗ lực kiểm soát bằng hóa chất không thành công những năm trước lại tiêu tốn khoảng 10 pound trên một mẫu.
Tất cả những ví dụ này đã cho thấy có thể kiểm soát cực kỳ hiệu quả các loại cây không có ích nếu chúng ta quan tâm sâu sắc hơn đối với các loài côn trùng ăn thực vật. Thế nhưng thực tế này lại bị ngành quản lý trang trại phớt lờ mặc dù những loài côn trùng này cực kỳ khắt khe đối với các loại cỏ chăn thả, và chế độ ăn hạn chế của chúng có thể dễ dàng được tận dụng để có lợi cho con người.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 01 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 02 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 03 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 04 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 05 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 06 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 07 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 09 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 10 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 11 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 12 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 13 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 14 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 15 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 16 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 17 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, toàn tập tại đây.