Mùa xuân vắng lặng | Chương 03

Mùa xuân vắng lặng gây chấn động xã hội Mỹ, cảnh tỉnh về môi trường, buộc Tổng thống Kennedy lập ủy ban điều tra thuốc diệt sinh vật.

 · 51 phút đọc.

Mùa xuân vắng lặng gây chấn động xã hội Mỹ, cảnh tỉnh về môi trường, buộc Tổng thống Kennedy lập ủy ban điều tra thuốc diệt sinh vật.

Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, tất cả mọi người đều tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm, từ lúc mới biết nhận thức đến tận lúc chết đi. Được con người sử dụng trong gần hai thập kỷ qua, các loại thuốc diệt sinh vật gây hại tổng hợp này đã được phân phối đi khắp thế giới đến nỗi ở đâu chúng ta cũng có thể tìm thấy chúng. Chúng được phát hiện ở hầu hết các con sông lớn và ngay cả trong những mạch nước ngầm trong lòng đất mà chúng ta không nhìn thấy được. Phần hóa chất còn thừa này sẽ lưu lại trong đất một thời gian dài, nơi mà nhiều năm trước đây người ta đã gieo nó xuống. Chúng xâm nhập và tích tụ trong cơ thể các loài cá, chim, bò sát, các loài vật nuôi và động vật hoang dã nhiều đến nỗi các nhà khoa học khi thực hiện thí nghiệm trên động vật nhận thấy rằng gần như không thể tìm được con vật nào không nhiễm hóa chất. Những hóa chất này có trong cơ thể loài cá sống trong các ao hồ xa xôi trên núi, trong giun đất, trong trứng chim và cả trong cơ thể con người. Hóa chất hiện đang tích tụ trong cơ thể của hầu như tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác.

Chúng có trong sữa mẹ và có lẽ cả ở trong mô của rất nhiều đứa trẻ chưa ra đời.

Mọi việc xảy ra là do sự tăng trưởng đột ngột và phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp sản xuất hóa chất nhân tạo hoặc tổng hợp có đặc tính diệt trừ sâu bọ. Ngành công nghiệp này là con đẻ của Thế chiến thứ hai.

Khi các tác nhân của cuộc chiến hóa học đang ngày càng phát triển, người ta phát hiện ra rằng một số hóa chất được tạo ra trong phòng thí nghiệm có khả năng giết chết côn trùng. Không phải ngẫu nhiên mà người ta phát hiện ra điều đó: Côn trùng vốn thường được sử dụng phổ biến trong việc thử nghiệm thuốc độc chết người thay cho người thật.

Kết quả là những chuỗi thuốc trừ sâu tổng hợp xuất hiện không ngừng.

Bằng biện pháp nhân tạo – sử dụng khéo léo các phân tử, nguyên tử thay thế, thay đổi trình tự của chúng – chúng sẽ trở nên khác biệt rõ rệt so với các loại thuốc trừ sâu thông thường sử dụng trước chiến tranh. Các loại thuốc này có nguồn gốc từ khoáng vật và sản phẩm cây trồng trong tự nhiên – hợp chất bao gồm arsenic (thạch tín), đồng đỏ, chì, manganese, kẽm và các khoáng vật khác, thuốc trừ sâu làm từ hoa khô của loài hoa cúc, nicotine sulphate được làm từ một số loài họ hàng với cây thuốc lá, thuốc trừ sâu rotenone chế tạo từ các cây họ đậu vùng Trung Ấn.

Điều làm những loại thuốc trừ sâu tổng hợp mới này trở nên khác biệt so với các sản phẩm cùng loại đó là sự hiệu nghiệm sinh học vượt trội của chúng. Các loại thuốc này có năng lực vô cùng mạnh mẽ, không chỉ có thể gây nhiễm độc mà còn có thể xâm nhập vào các hoạt động sống trong cơ thể và làm các hoạt động này trở nên xấu đi và thường dẫn đến cái chết.

Do đó, như chúng ta sẽ thấy, những hóa chất này phá hủy rất nhiều enzyme có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại; chặn đứng quá trình oxy hóa, ngăn không cho cơ thể hấp thụ năng lượng; cản trở hoạt động của nhiều cơ quan khác nhau; làm cho một số tế bào dần biến đổi đến mức không thể cứu chữa được và cuối cùng trở thành khối u ác tính.

Vậy mà mỗi năm, danh sách các hóa chất mới và có khả năng nguy hiểm chết người lại càng tăng lên cùng nhiều cách thức sử dụng mới được phát minh khiến việc tiếp xúc với thuốc sâu trở nên phổ biến toàn cầu. Sản Lượng thuốc diệt sinh vật gây hại tổng hợp tại Hoa Kỳ tăng vọt từ 124.259.000 pound năm 1947 lên 637.666.000 pound năm 1960 – tăng hơn 5 lần. Tổng giá trị của các sản phẩm này đã vượt mức 250 triệu dollar.

Tuy nhiên, theo dự kiến và triển vọng của ngành, con số khổng lồ này mới chỉ là sự khởi đầu.

Vì vậy, tên của các loại thuốc diệt sinh vật gây hại là thứ để tất cả chúng ta quan tâm. Nếu như chúng ta đang chung sống gắn kết với các hóa chất này – thứ có trong cả đồ ăn và thức uống, và tận trong xương tủy của mình – thì chính chúng ta nên trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết về bản chất và sức ảnh hưởng của các loại hóa chất đó.

Dù Thế chiến thứ hai đã đánh dấu một bước đột chuyển từ hóa chất vô cơ làm thuốc diệt sinh vật gây hại sang một thế giới diệu kỳ của phân tử cacbon, có một vài chất liệu cũ vẫn còn tồn tại. Đứng đầu trong số này đó là arsenic, vẫn là thành phần cơ bản tạo nên hầu hết các sản phẩm diệt cỏ dại và côn trùng. Arsenic là khoáng vật có độc tính cao, thường bắt gặp chung với nhiều quặng kim loại khác nhau và chiếm một lượng nhỏ trong các núi lửa, trong nước biển và nước suối. Nó có nhiều mối liên kết quan trọng với con người. Bởi vì nhiều hợp chất được tạo ra từ arsenic là những chất không vị, nên từ rất lâu, trước cả thời của tộc Borgia cho đến nay, arsenic được xem là tác nhân gây chết người được ưa chuộng nhất. Arsenic có thể được tìm thấy trong bồ hóng của các ống khói ở Anh và cùng với hydrocacbon thơm được cho là tác nhân gây ung thư của bồ hóng, một bác sĩ người Anh đã nhận ra điều này gần hai thế kỷ trước đây. lịch sử ghi nhận những trận bệnh dịch kéo dài do ngộ độc asen mãn tính ảnh hưởng đến toàn thể mọi người trong khu vực. Môi trường nhiễm asen cũng là tác nhân gây dịch bệnh và dẫn đến cái chết cho nhiều loài như ngựa, bò, dê, lợn, nai, cá và ong; bất kể những ghi nhận này, việc phun xịt arsenic vẫn còn phổ biến. Tại những miền quê trồng bông phía nam Hoa Kỳ, nơi arsenic được phun khá rộng rãi thì nghề nuôi ong gần như đã tàn lụi. Những nông dân phun xịt arsenic trong thời gian dài khổ sở vì nhiễm độc asen mãn tính, vật nuôi bị nhiễm độc do thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc diệt cỏ dại có chứa arsenic. Những hạt thuốc arsenic từ vùng đất trồng việt quất đã lan sang các trang trại lân cận, làm ô nhiễm các con suối, làm nhiễm độc và giết chết ong, bò và là nguyên nhân gây bệnh cho người.Khó mà… sử dụng arsenic một cách coi thường sức khỏe hơn cách của đất nước chúng ta trong những năm gần đây được nữa. Tiến sĩ W. C. Hueper, Viện Ung thư Quốc gia, chuyên gia về ung thư do môi trường phát biểu.Những ai từng chứng kiến những người phun xịt thuốc trừ sâu chứa thạch tín làm việc hẳn đều kinh ngạc trước sự phân tán vô cùng bất cẩn những chất độc này.

Thuốc trừ sâu hiện đại vẫn nguy hiểm hơn. Hầu hết những loại thuốc này đều thuộc một trong hai nhóm hóa chất lớn. Một nhóm, tiêu biểu là thuốc trừ sâu DDT, được biết đến như là chất có chứa hydrocacbon clo hóa. Nhóm còn lại là nhóm các thuốc trừ sâu có chứa phosphorus hữu cơ, mà điển hình là thuốc trừ sâu malathion và parathion khá quen thuộc với chúng ta. Cả hai nhóm này đều có một điểm tương đồng. Như đã nói ở phần trên, các thuốc trừ sâu này đều được hình thành trên cơ sở của nguyên tử cacbon, nguyên tử này là nền tảng không thể thiếu được trong việc tạo nên thế giới sống, và vì thế carbon được xếp vào nhóm hữu cơ.

Để biết rõ hơn về nguyên tử này, chúng ta phải tìm hiểu xem chúng tạo nên những thứ gì và bằng cách nào, mặc dù có liên quan đến những yếu tố hóa học cơ bản của mọi sự sống, nhưng các nguyên tử này lại tự biến đổi để trở thành tác nhân gây chết người. Nguyên tố cơ bản carbon này là nguyên tố chứa nguyên tử có khả năng liên kết vô hạn lẫn nhau trong các chuỗi, vòng và trong các cấu trúc khác nhau, và có thể liên kết với nguyên tử của các chất khác. Sự đa dạng của các sinh vật từ loài vi khuẩn nhỏ bé cho đến loài cá voi xanh to lớn phần lớn đúng là đều do nguyên tử cacbon tạo nên. Phân tử protein hỗn hợp cũng như phân tử glixerol, carbohydrate, enzyme và vitamin đều có nguyên tử cơ sở là carbon. Còn đối với rất nhiều những vật thể phi sự sống thì carbon không hẳn là biểu tượng của cuộc đời.

Một số hợp chất hữu cơ đơn giản là được tạo nên nhờ sự kết hợp của carbon và hydrogen. Một ví dụ đơn giản nhất cho những hợp chất này là khí methane, hình thành trong tự nhiên do vi khuẩn làm phân hủy các chất hữu cơ trong nước. Hòa lẫn trong không khí ở một mức độ thích hợp, methane trở thành một loại khí mỏ than rất nguy hiểm. Cấu trúc của hợp chất này vô cùng đơn giản, gồm một nguyên tử cacbon gắn kết với bốn nguyên tử hydrogen:Các nhà hóa học đã khám phá ra rằng chúng ta có thể tách một hoặc cả bốn nguyên tử hydrogen ra khỏi phân tử và thay thế bằng các nguyên tố khác. Ví dụ như, khi thay một nguyên tử hydrogen bằng một nguyên tử chlorine, chúng ta sẽ có được hợp chất methyl chloride; Hợp chất gây mê chloroform được tạo nên khi thay ba nguyên tử hydrogen bằng ba nguyên tử chlorine; Khi thay tất cả nguyên tử hydrogen bằng nguyên tử chlorine, kết quả thu được sẽ là hợp chất carbon tetrachloride, dung dịch tẩy rửa quen thuộc; Với ví dụ có thể nói là đơn giản nhất này, việc thay đổi trên cơ sở phân tử metan sẽ giúp phác họa được khái niệm về hydrocacbon clo hóa.

Tuy nhiên, ví dụ này chỉ có thể khắc họa đôi chút về tính phức tạp của hợp chất hydrocacbon, ứng dụng của nó như việc các nhà hóa học hữu cơ có thể tạo ra rất nhiều chất liệu khác nhau. Thay vì chỉ sử dụng phân tử metan đơn giản với một nguyên tử cacbon thì nhà hóa học hữu cơ vẫn có thể dùng phân tử metan chứa nhiều nguyên tử carbon được sắp xếp theo cấu trúc dạng vòng hoặc dạng chuỗi, có chuỗi hoặc nhánh phụ, các nguyên tử hydrogen, chlorine không chỉ liên kết chặt chẽ với nhau và còn với rất nhiều những nguyên tố hóa học khác. Ví dụ như khi có những thay đổi nhỏ, dường như không đáng kể xảy ra, cũng sẽ làm cho toàn bộ đặc tính của chất bị ảnh hưởng theo; kể cả các nguyên tử gắn kết và môi trường liên kết của nguyên tử cacbon. Việc vận dụng khôn ngoan này đã tạo ra hàng loạt những chất độc có năng lực thực sự phi thường.

Thuốc DDT (viết tắt của từ dichloro diphenyl trichloroethane) được tạo ra lần đầu tiên bởi một nhà hóa học người Đức vào năm 1874, nhưng mãi đến năm 1939 người ta mới khám phá ra đặc tính của nó như một loại thuốc trừ sâu. Ngay lập tức, DDT được chào đón nồng nhiệt, được xem là biện pháp dập tắt nguồn bệnh do côn trùng gây ra và trong chốc lát giúp nông dân chiến thắng những kẻ phá hoại mùa màng. Nhà khám phá người Thụy Điển, Paul Müller, đã được trao giải nobel danh giá.

Ngày nay, thuốc DDT được sử dụng rất rộng rãi, đến mức hầu như trong suy nghĩ của mọi người, sản phẩm này là một người đồng hành quen thuộc và vô hại. lời đồn về sự vô hại của thuốc DDT có lẽ dựa trên việc một trong những ứng dụng đầu tiên của nó, được sử dụng trong thời chiến để xịt lên hàng ngàn binh lính, người tị nạn và tù binh để diệt rận. Nhiều Người tin rằng bởi vì đã có rất nhiều người tiếp xúc với thuốc DDT và ngay lúc đó chẳng có dấu hiệu bệnh tật gì nên học tin chắc rằng thuốc này là vô hại. Có thể hiểu tại sao có quan niệm sai lầm này, vì không giống như những hợp chất hydrocacbon clo hóa khác – thuốc DDT dạng bột không dễ hấp thụ qua da. DDT chắc chắn là chất độc khi hòa tan vào dầu như bình thường. Nếu nuốt phải, thuốc sẽ thấm dần vào đường tiêu hóa và cũng có thể thấm qua phổi. Một khi đi vào trong cơ thể, thuốc sẽ lưu lại trên diện rộng ở các cơ quan giàu chất béo (vì bản thân DDT là chất hòa tan trong chất béo) như tuyến thượng thận, tinh hoàn hay tuyến giáp. Cũng có một lượng khá lớn thuốc DDT được ký gửi ở gan, thận, mỡ, màng bảo vệ quấn quanh ruột.

Việc tồn trữ DDT bắt đầu ngay từ lượng hấp thụ nhỏ nhất (được gọi là tồn dư trong hầu hết các loại thực phẩm) và tiếp tục đến các mức độ cao hơn. Kho trữ chất béo hoạt động như những bộ khuếch đại, để khi tiếp nhận thức ăn vào cơ thể ở mức rất ít như 1/10 của một phần triệu sẽ phóng đại lên thành 10 đến 15 phần triệu, tăng gấp một trăm lần hoặc có thể nhiều hơn. Đây là những thuật ngữ rất đỗi quen thuộc với các nhà hóa học hoặc nhà dược học, nhưng lại khá xa lạ với hầu hết chúng ta. Một phần triệu nghe như một con số rất nhỏ và đúng thật là như vậy. Tuy nhiên, vì những chất này có hiệu lực quá mạnh, chỉ một lượng rất nhỏ thôi cũng đủ để gây ra những thay đổi to lớn cho cơ thể. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy với 3 phần triệu thuốc trừ sâu có thể làm ức chế enzyme cần thiết trong cơ tim; chỉ cần 5 phần triệu cũng có thể làm hoại tử và phân hủy tế bào gan; và chỉ với 2, 5 phần triệu những hóa chất gần giống là dieldrin và chlordane cũng sẽ gây ra những hậu quả tương tự.

Thực sự chẳng có gì phải ngạc nhiên. Đối với những tính chất hóa học thông thường trong cơ thể con người, thường sẽ có sự khác biệt giữa nguyên nhân và kết quả. Ví dụ cụ thể, một chênh lệch nhỏ lượng i – ốt tương ứng với hai phần mười ngàn gram cũng có thể báo hiệu một người đang khỏe mạnh hay đang mắc bệnh. Bởi vì những lượng nhỏ thuốc diệt sinh vật gây hại được tích tụ dần và được bài tiết ra rất chậm, dẫn đến nguy cơ nhiễm độc mãn tính và suy giảm chức năng gan và các cơ quan khác.

Các nhà khoa học thống nhất với nhau về lượng thuốc DDT có thể lưu lại trong cơ thể con người. Tiến sĩ Arnold lehman, trưởng khoa Dược của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, phát biểu rằng không có mức sàn và cũng không có mức trần cho lượng hấp thụ và tích trữ DDT.

Mặt khác, Tiến sĩ Wayland Hayes thuộc Dịch vụ Y tế Công cộng Hoa Kỳ Cho rằng, mỗi cá thể có một mức cân bằng, nếu thuốc DDT vượt khỏi mức này sẽ bị thải ra. Trong thực tế, quan điểm của các vị này không có ý nghĩa quan trọng. Chúng ta đã tiến hành điều tra kỹ lưỡng hiện tượng tồn trữ DDT trong cơ thể người, và biết rằng một người trung bình mang trong mình một lượng đủ để có nguy cơ gây hại. Dựa trên rất nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy, những người được biết là không ăn các loại cây trồng có phun thuốc trừ sâu (trừ người có chế độ ăn bình thường) sẽ giữ lại trong cơ thể trung bình 5, 3 phần triệu đến 7, 4 phần triệu chất này; người làm nông nghiệp sẽ lưu trữ 17, 1 phần triệu; và người tiếp xúc trực tiếp với những cây trồng này chiếm tỷ lệ khá cao, đó là 648 phần triệu! Phạm vi lưu trữ này tương đối lớn, và quan trọng hơn là, giá trị thấp nhất cũng vẫn trên mức gây tổn hại gan và các cơ quan khác hay các mô.

Một trong những ác tính nguy hiểm nhất của DDT và các loại hóa chất có liên quan chính là cách mà chúng truyền từ sinh vật này sang sinh vật khác thông qua mọi mối liên kết trong chuỗi thức ăn. Ví dụ như với những cánh đồng cỏ linh lăng sử dụng thuốc DDT; sau đó loại cỏ này dùng làm thức ăn cho gà mái; gà đẻ trứng, trứng gà mang trên mình chất DDT. Hoặc Các loại cỏ khô, tồn dư 7 đến 8 phần triệu chất này, được dùng làm thức ăn cho bò. DDT sẽ xuất hiện trong sữa bò với hàm lượng khoảng 3 phần triệu, tuy nhiên trong bơ được làm từ sữa bò cô đặc sẽ chứa tới 65 phần triệu chất này. Trải qua quá trình chuyển đổi, khởi đầu với một lượng DDT rất nhỏ lại có thể kết thúc bằng một sự tích tụ thật to lớn. Ngày nay, nông dân khó mà tìm ra được nguồn cỏ khô không bị nhiễm chất độc hại làm thức ăn cho bò sữa của mình, mặc dù Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã ngăn cấm việc vận chuyển sữa có chứa dư lượng thuốc trừ sâu trong hoạt động mậu dịch giữa các tiểu bang.

Chất độc cũng có thể truyền từ mẹ sang con. Các nhà khoa học thuộc Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã tiến hành phân tích dư lượng thuốc trừ sâu được tìm thấy trong các mẫu sữa mẹ. Điều này có nghĩa là mỗi ngày, những đứa trẻ bú sữa mẹ đang tiếp nhận các lượng nhỏ chất độc để nuôi lớn cơ thể. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên chúng tiếp xúc với chất độc này: Có lý do để tin rằng quá trình này đã bắt đầu ngay khi trẻ vẫn còn nằm trong bụng mẹ. Ở những loài động vật dùng làm thí nghiệm, thuốc trừ sâu có chứa hydrocacbon clo hóa sẽ đi xuyên qua nhau thai, đây là tấm chắn bảo vệ vững chắc giữa phôi thai và các chất gây hại trong cơ thể mẹ. Mặc dù lượng chất có hại mà những đứa trẻ hấp thụ được thường khá ít, nhưng chúng vẫn có sức ảnh hưởng vô cùng lớn bởi vì trẻ em dễ bị nhiễm độc hơn người lớn rất nhiều. Điều này còn có nghĩa là trung bình một người vừa bắt đầu cuộc đời đã nhận được một lượng các loại hóa chất vốn sẽ ngày càng tăng dần về sau.

Tất cả những việc này – tồn trữ từ mức độ thấp, tích lũy lại và dễ dàng làm tổn thương gan ngay cả ở những người có chế độ ăn uống bình thường, là nguyên nhân khiến các nhà khoa học của Cục Quản lý Thực Phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ trước năm 1950 phải tuyên bố rằng: Rất có thể chúng ta đã đánh giá thấp mối hiểm họa tiềm ẩn của thuốc DDT.

Chưa có trường hợp tương tự nào xảy ra trong lịch sử y học. Thế nên cũng chưa ai biết được kết quả cuối cùng sẽ như thế nào.

Chlordane, một loại hydrocacbon clo hóa khác, mang tất cả các đặc tính xấu của DDT cộng với một vài thuộc tính của riêng nó. Dư lượng của nó tồn tại vĩnh viễn trong đất, trong thức ăn, hoặc trên bề mặt những thứ mà nó tiếp xúc. Chlordane đã mở hết mọi cánh cổng có thể để xâm nhập vào cơ thể. Thuốc có thể thấm qua da, đi theo hơi thở, và dĩ nhiên sẽ hấp thụ vào đường tiêu hóa nếu ăn phải thức ăn có chứa dư lượng thuốc. Tương tự như mọi loại hydrocacbon clo hóa khác, việc ký thác này diễn ra trong cơ thể dưới dạng tích lũy. Chế độ ăn có chứa một lượng nhỏ chlordane tương đương 2, 5 phần triệu sẽ làm cơ thể lưu trữ 75 phần triệu dư lượng thuốc trong mỡ của các loài động vật được thí nghiệm.

năm 1950, dựa vào kinh nghiệm vốn có của mình, nhà dược học và cũng là Tiến sĩ lehman đã mô tả chlordane là một trong những thuốc trừ sâu độc hại nhất – bất cứ ai tiếp xúc với loại thuốc này đều có thể bị nhiễm độc.

Xem xét một cách khách quan mà nói, chlordane là lựa chọn hàng đầu trong công tác diệt trừ cỏ dại ở các vùng ngoại ô, do đó lời cảnh báo này sẽ không đem lại hiệu quả như mong đợi. Thực tế tác động của thuốc không gây ảnh hưởng ngay lập tức cho người dân sống ở vùng ngoại thành này, mà chất độc sẽ ngủ yên rất lâu trong cơ thể họ, và rồi sẽ thức giấc, lộ diện vào nhiều tháng, nhiều năm sau đó với những triệu chứng rối loạn khó hiểu, hầu như không thể xác định được nguyên nhân. Hơn nữa, cái chết có thể đến rất nhanh theo sau những triệu chứng này. Một nạn nhân đã vô tình làm đổ dung dịch công nghiệp 25% lên da của mình, trong vòng 40 phút sau đó liền xuất hiện triệu chứng trúng độc và đã chết trước khi được đưa đi cấp cứu. Nếu lời cảnh báo trước đó được mọi người đón nhận bằng niềm tin và sự tín nhiệm thì nó đã giúp chúng ta có được biện pháp xử lý kịp thời.

Heptachlor, một trong những thành phần cấu tạo nên chlordane, cũng được chào bán như một sản phẩm riêng biệt. Thuốc được lưu lại trong mỡ với tỷ lệ đặc biệt cao. Với chế độ ăn có chứa ít dư lượng thuốc này, ở mức 1/10 của một phần triệu, cơ thể sẽ giữ lại một lượng heptachlor phải chăng.

Thuốc cũng có một khả năng rất khác lạ nữa, là có thể chịu được những biến đổi khí kết hợp với một chất hóa học khác, sản phẩm tạo thành được biết đó là heptachlor epoxide. Quá trình này diễn ra trong đất, trong mô của cả động, thực vật. Các thử nghiệm trên chim cho thấy epoxide được tạo nên từ việc kết hợp này sẽ độc hại hơn hợp chất gốc của nó rất nhiều, độc gấp bốn lần chlordane.

Vào giữa những năm 1930, một nhóm hydrocacbon đặc biệt, các loại naphthalene clo hóa, được xác định là nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan, một loại bệnh hiếm gặp và gây chết người, thường gặp ở người bị phơi nhiễm hóa chất do đặc thù công việc. Chúng gieo mầm bệnh và gây tử vong cho những công nhân ngành điện, và gần đây, trong nông nghiệp, chất này được xem là nguyên nhân gây ra một căn bệnh bí ẩn và giết chết nhiều gia súc. Xét theo nguồn gốc của những chất này, không ngạc nhiên khi biết rằng ba loại thuốc trừ sâu trong nhóm này là loại thuốc kịch độc hạng nhất trong tất cả các thuốc chứa nhóm hydrocacbon. Đó là dieldrin, aldrin vàendrin.

Dieldrin, được đặt theo tên của nhà hóa học người Đức, Diels, là thuốc độc gấp 5 lần DDT nếu ăn phải thức ăn còn chứa dư lượng thuốc, và sẽ độc gấp 40 lần DDT nếu dung dịch thuốc thấm qua da. Một sự thật mà chúng ta đều biết đó là thuốc tấn công trong chớp nhoáng và để lại hậu quả vô cùng khủng khiếp cho hệ thần kinh, đưa nạn nhân vào trạng thái co giật.

Do đó, những người bị nhiễm độc sẽ rất chậm hồi phục, thể hiện ảnh hưởng mãn tính của loại thuốc này. Như những nhóm hydrocacbon clo hóa khác, ảnh hưởng dài hạn này còn bao gồm những tổn thương nghiêm trọng cho gan. Mặc cho sức tàn phá dữ dội của loại thuốc này đối với động vật hoang dã mỗi khi được sử dụng, dieldrin vẫn là một trong những thuốc trừ sâu được ưa dùng nhất hiện nay vì thời gian dư lượng thuốc còn hoạt động khá dài cùng với tác dụng trừ sâu hữu hiệu của nó. Thử nghiệm trên chim cút và chim trĩ chứng minh rằng dieldrin độc gấp 40 đến 50 lần thuốc DDT.

Có những lỗ hổng lớn trong khối kiến thức của chúng ta về cách mà dieldrin được lưu lại cũng như di chuyển trong cơ thể, hay được bài tiết ra ngoài; bởi vì khả năng phát minh thuốc trừ sâu thiên tài của các nhà hóa học đã từ lâu vượt qua khỏi những tri thức sinh học để biết được cách mà 3 loại chất độc này ảnh hưởng đến sinh vật sống. Tuy nhiên, sẽ có nhiều biểu hiện trong thời gian thuốc được lưu giữ trong cơ thể; ở môi trường này, lượng thuốc trong cơ thể có thể nằm im như các núi lửa vẫn chưa hoạt động, chỉ lóe lên vào những lúc bị áp lực sinh lý, khi cơ thể cần sử dụng đến lượng mỡ tích trữ trong cơ thể. rất nhiều kiến thức chúng ta có được là nhờ học qua kinh nghiệm vất vả trong chiến dịch chống bệnh sốt rét được thực hiện bởi Tổ chức Y tế Thế giới. Ngay khi dieldrin được sử dụng để kiểm soát bệnh sốt rét thay cho thuốc DDT (vì muỗi truyền bệnh sốt rét kháng được thuốc DDT), những ca nhiễm độc từ phía người phun thuốc này bắt đầu xuất hiện. Tình trạng diễn biến rất nghiêm trọng – một nửa đến toàn bộ (có thể nhiều hoặc ít hơn trong các chương trình khác nhau) số người bị nhiễm độc xuất hiện tình trạng co giật và nhiều người đã tử vong.

Một số người bị co giật đến bốn tháng kể từ lần tiếp xúc cuối cùng với thuốc.

Aldrin là một chất khá huyền bí, bởi vì mặc dù nó tồn tại như một thực thể riêng biệt nhưng nó vẫn có liên hệ mật thiết với dieldrin. Người ta phát hiện dư lượng thuốc glixerin có trong cà rốt được thu hoạch từ mảnh vườn phun thuốc aldrin. Sự biến đổi này xảy ra trong mô sống và cũng có trong đất. Việc chuyển đổi hóa học này đã dẫn đến nhiều báo cáo sai lầm, bởi vì nếu một nhà hóa học khi đã biết trước đó rằng có sử dụng thuốc aldrin mà đi tiến hành thử nghiệm lại thì anh ta sẽ nghĩ rằng mọi dư lượng thuốc aldrin đã bị tan biến. Nhưng thật ra dư lượng vẫn còn đó, và là dư lượng thuốc dieldrin; thực tế này đòi hỏi các nhà hóa học phải tiến hành một thử nghiệm khác nữa.

Tương tự như dieldrin, aldrin là loại thuốc cực độc. Thuốc tạo ra những biến đổi làm suy giảm chức năng gan và thận. lượng thuốc vừa bằng với kích thước của một viên aspirin sẽ đủ để giết chết hơn 400 con chim cút.

Có rất nhiều trường hợp nhiễm độc ở người được ghi nhận lại, hầu hết những nạn nhân này đều có dấu hiệu tiếp xúc với hóa chất công nghiệp.

Aldrin, như hầu hết các loại khác trong nhóm thuốc trừ sâu này, là kẻ hủy diệt trong tương lai, mầm mống gây vô sinh. lượng nhỏ chất độc có trong thức ăn không đủ để giết chết loài chim trĩ, nhưng khi chim đẻ trứng, chim con nở ra sẽ sớm chết đi. Hiệu ứng này không chỉ dừng lại ở loài chim. loài chuột khi đã tiếp xúc với aldrin sẽ ít có khả năng mang thai hơn và con chúng sinh ra rất dễ bị bệnh và không sống được lâu. Chó con được sinh ra từ mẹ bị nhiễm chất độc này sẽ chết trong vòng ba ngày. Bằng cách này hay cách khác, các thế hệ sau sẽ bị nhiễm độc từ cha mẹ của chúng.

Chưa ai biết được rằng liệu trường hợp tương tự có xảy ra trên con người hay không, những điều chúng ta đều biết đó là hóa chất này đã được phun trực tiếp từ máy bay xuống khắp vùng ngoại ô và các cánh đồng.

Endrin là chất độc nhất trong tất cả các nhóm hydrocacbon clo hóa. là hóa chất gần giống với dieldrin những thay đổi nhỏ trong cấu trúc phân tử của endrin đã làm độc tính của nó tăng gấp 5 lần. Chất này làm cho nguyên bản của tất cả các thuốc trừ sâu, DDT, dường như trở nên vô hại. Endrin Độc hơn DDT gấp 15 lần đối với động vật có vú, gấp 30 lần đối với loài cá và khoảng 300 lần với một số loài chim.

Được sử dụng trong thời gian khoảng một thập kỷ, endrin đã giết chết hàng loạt các loài cá, làm nhiễm độc các loài gia súc được thả lan trong các vườn cây ăn quả có phun hóa chất này, làm nước giếng nhiễm độc, và đã giúp đưa ra một lời cảnh báo mạnh mẽ từ các tổ chức y tế tiểu bang rằng việc sử dụng endrin một cách cẩu thả sẽ gây nguy hiểm đến cuộc sống con người.

Trong số những trường hợp bị nhiễm độc endrin bi thảm nhất, có một vụ không hề do bất cẩn; mọi biện pháp để phòng tránh tác hại của nó xem như đã thực hiện đầy đủ. Đứa bé một tuổi người Mỹ đã theo cha mẹ của nó đến sống ở Venezuela. Ngôi nhà nơi họ chuyển đến có gián, và vài ngày sau đó họ đã xịt thuốc diệt gián có chứa endrin. Đứa bé và chú chó nhỏ của gia đình đã được dẫn ra khỏi nhà khoảng chín giờ trước khi tiến hành xịt thuốc vào buổi sáng. Sau khi xịt thuốc xong, nền nhà được lau sạch. Họ Đưa đứa trẻ và chú chó trở lại ngôi nhà vào khoảng giữa trưa. Khoảng hơn một giờ sau đó, chú chó nôn mửa, co giật rồi chết. 10 giờ tối cùng ngày, đứa bé cũng nôn mửa, co giật và bất tỉnh. Sau lần tiếp xúc định mệnh với endrin, đứa trẻ khỏe mạnh, bình thường bỗng trở thành người thực vật – không thể nhìn thấy hay nghe được gì, thường xuyên bị co thắt cơ, dường như cắt đứt mọi liên hệ với thế giới xung quanh. Nhiều tháng điều trị tại bệnh viện new York cũng không làm thay đổi tình hình sức khỏe của đứa trẻ cũng không mang lại chút hy vọng nào cho gia đình. Bác sĩ điều trị cho biết: _Khả năng hồi phục của đứa trẻ là khó xảy ra._nhóm thuốc trừ sâu nguy hiểm thứ hai, alkyl hay phosphate hữu cơ, nằm trong số những hóa chất độc nhất trên thế giới. Mối nguy hại chính và lớn nhất khi sử dụng hóa chất này là việc gây nhiễm độc cấp tính đối với những người trực tiếp xịt thuốc hoặc vô tình tiếp xúc với chất độc này khi chúng được phun xịt ra ngoài, tiếp xúc với cây trồng có xịt thuốc này hoặc với dụng cụ đã từng chứa thuốc này rồi bị vứt đi sau khi sử dụng. TạiFlorida, hai đứa trẻ tìm thấy một cái túi rỗng và đã dùng nó để sửa lại cái xích đu. Không lâu sau đó, cả hai đứa trẻ đã tử vong và ba người bạn cùng chơi với chúng cũng đã mắc bệnh. Chiếc túi đã được dùng để đựng thức thuốc trừ sâu có tên gọi là parathion, một trong những hợp chất phosphate hữu cơ; khám nghiệm sau đó cho thấy nguyên nhân cái chết là do nhiễm độc parathion. Một trường hợp khác nữa, hai cậu bé ở Wisconsin, là anh em họ, cũng đã chết ngay trong đêm đó. Một trong hai cậu bé đang chơi ở trước sân trong khi cha cậu bé đang phun thuốc trừ sâu có chứa parathion cho cây khoai tây ở cánh đồng bên cạnh, đứa bé còn lại chạy giỡn vào trong nhà kho phía sau cha của cậu ấy và đã đặt tay của mình lên trên nắp của bình xịt thuốc.

Các loại thuốc trừ sâu này có nguồn gốc quan trọng một cách mỉa mai.

Mặc dù bản thân một số hóa chất này – những este hữu cơ của axit photphoric – đã phổ biến trong nhiều năm qua, những đặc tính diệt trừ sâu bọ của các hóa chất này mãi đến cuối những năm 1930 mới được phát hiện bởi nhà hóa học người Đức, gerhard Schrader. Ngay sau đó chính phủ Đức Đã công nhận giá trị của các hóa chất này như một loại vũ khí tác chiến mới trong cuộc chiến của nhân loại, và công việc xử lý các hóa chất này được yêu cầu giữ bí mật. Một số hóa chất đã trở thành thứ khí độc chết người. Một số khác, có cấu trúc tương tự, dùng làm thuốc trừ sâu.

Thuốc trừ sâu nhóm phosphorus hữu cơ ảnh hưởng đến sinh vật bằng một cách rất riêng. Chúng có khả năng phá hủy những enzym cần thiết cho hoạt động sống trong cơ thể. Mục tiêu của các loại thuốc này là tấn công vào hệ thần kinh, dù là của côn trùng hay là loài động vật máu nóng.

Trong điều kiện bình thường, có một xung lực được truyền từ dây thần kinh này sang dây thần kinh khác với sự hỗ trợ từ một vật dẫn chất gọi là acetylcholine, một chất thực hiện chức năng quan trọng trong cơ thể rồi sau đó biến mất. Thời gian tồn tại của chất này thật quá ngắn ngủi đến nỗi các nhà nghiên cứu y học không thể lấy được mẫu chất trước khi cơ thể tiêu hủy nó. Đặc tính nhất thời của loại hóa chất có vai trò truyền dẫn này rất cần cho hoạt động của cơ thể. Nếu acetylcholine không bị phá hủy ngay sau khi xung lực của các dây thần kinh đi qua, thì những xung lực này sẽ tiếp tục nhá qua chiếc cầu nối các dây thần kinh, các hóa chất sẽ phát huy tác dụng của chúng một cách mạnh mẽ nhất. Mọi hoạt động trong cơ thể sẽ không còn phối hợp nhịp nhàng với nhau: xuất hiện biểu hiện run, co thắt cơ bắp, co giật, và nhanh chóng dẫn đến cái chết.

Cũng có lúc cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng này. Enzyme bảo vệ, cholinesterase, có thể tiêu hủy các hóa chất truyền dẫn khi nó không cần đến nữa. Điều này đồng nghĩa với việc đã đạt được trạng thái cân bằng thì cơ thể sẽ không sản sinh ra lượng acetylcholine nguy hiểm nào cả. Nhưng Khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu nhóm phosphorus hữu cơ, enzyme bảo vệ lại bị tiêu hủy, và khi số lượng enzyme giảm đi thì chất truyền dẫn sẽ tăng lên.

Với tác động như thế thì các hợp chất phosphorus hữu cơ này tương tự với loại độc alkaloid, có trong nấm độc, nấm tán bay.

Việc tiếp xúc nhiều lần với chất độc có thể làm giảm mức độ của enzyme cholinesterase đến khi người bị nhiễm đạt đến ngưỡng độc cấp tính, đây là ngưỡng mà chỉ cần thêm một tác động nhỏ vào cũng có thể gây ra thương vong nghiêm trọng. Vì lý do đó, nên điều quan trọng mà chúng ta cần làm đó là thực hiện xét nghiệm máu định kỳ đối với những người trực tiếp thực hiện công việc phun thuốc và những người thường xuyên tiếp xúc với thuốc.

Parathion là một trong những hợp chất phosphate hữu cơ được sử dụng rộng rãi nhất. Hợp chất này cũng là một trong những chất có tác động mạnh nhất và nguy hiểm nhất. Khi tiếp xúc với chất độc này, loài ong mật sẽ trở nên hết sức kích động và hiếu chiến, càn quét một cách điên dại, và gần như chết đi trong vòng nửa giờ đồng hồ. Một nhà hóa học, người luôn tìm kiếm mọi biện pháp khả thi nhất để nghiên cứu lượng chất độc gây nguy hiểm cho người, đã nuốt một lượng nhỏ chất độc khoảng. 00424 ounce. Ngay sau đó, ông lập tức bị tê liệt toàn thân đến nỗi không kịp uống thuốc giải độc đã chuẩn bị sẵn từ trước, nên ông đã tử vong. Tại Phần lan, parathion được biết đến như là cách tự sát mà mọi người thường tìm đến mỗi khi không muốn sống nữa. Trong những năm gần đây, theo báo cáo của bang California, trung bình mỗi năm có hơn 200 trường hợp vô tình bị trúng độc parathion. Ở nhiều nơi trên thế giới, tỷ lệ tử vong do chất độc parathion gây ra thật đáng kinh ngạc: 100 ca tử vong tại Ấn Độ và 67 ca tại Syria năm 1958, và trung bình có 336 người chết hàng năm tại nhật Bản.

Vậy mà 7.000.000 pound parathion hiện đang được sử dụng trên khắp các cánh đồng và vườn cây ăn quả tại Hoa Kỳ – với mọi hình thức: xịt bằng tay, bằng máy phun xịt và cả bằng máy bay. Một cơ quan y tế cho biết, chỉ với lượng thuốc được sử dụng trên các trang trại tại California Cũng có thể cung cấp một lượng chất độc vừa đủ để giết chết 5 đến 10 lần toàn bộ dân số thế giới.

Có một thực tế đã cứu chúng ta thoát khỏi sự tuyệt chủng đó là parathion và các chất khác trong nhóm này bị phân hủy khá nhanh. Dư Lượng thuốc trên cây trồng được phun những hóa chất này chỉ tồn tại trong khoảng thời gian khá ngắn so với những hợp chất hydrocacbon clo hóa. Dù Vậy, thuốc cũng hiện hữu đủ lâu để gây ra hàng loạt hiểm họa và kết quả cuối cùng hoặc là bị tổn thương nghiêm trọng hoặc tử vong. Tại vùng riverside, California, mười một trong số ba mươi người thu hoạch cam đều mắc bệnh rất nặng và tất cả đã được yêu cầu nhập viện ngay sau đó. Họ có triệu chứng nhiễm độc parathion. Người ta đã phun thuốc parathion cho vườn cam khoảng hai tuần rưỡi trước đó; dư lượng thuốc đã làm cho những nạn nhân này rất khổ sở vì bị ói mửa, gần như không nhìn thấy đường nữa, nửa tỉnh nửa mê trong khoảng thời gian từ mười sáu đến mười chín ngày. Không có ghi nhận về những biểu hiện xảy ra sau đó. Tình trạng tương tự cũng xuất hiện trên những vườn cây ăn quả được phun thuốc trong một tháng trước, và dư lượng thuốc đã được phát hiện trong vỏ quả cam sáu tháng sau khi phun thuốc.

Mối nguy hại đối với tất cả những người tiếp xúc với thuốc trừ sâu chứa hợp chất phosphorus hữu cơ trên các cánh đồng, vườn cây ăn quả và vườn nho là vô cùng lớn, đến mức tại một số tiểu bang có sử dụng hóa chất này, người ta đã xây các phòng thí nghiệm để các bác sĩ có thể hỗ trợ mọi người chẩn đoán và điều trị bệnh. Chính những bác sĩ này cũng có thể gặp nguy hiểm nếu họ không mang găng tay cao su khi tiếp xúc với nạn nhân nhiễm độc. Thế nên dĩ nhiên người thợ giặt ủi có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi parathion khi giặt quần áo của những nạn nhân này.

Malathion, một hợp chất phosphate hữu cơ khác, phổ biến như DDT, được các nhà làm vườn sử dụng rộng rãi, có trong các loại thuốc trừ sâu gia đình, trong thuốc xịt muỗi, và trong các chiến dịch diệt côn trùng trên diện rộng – gần một triệu mẫu tại cộng đồng Florida – để diệt ruồi đục quả Địa Trung Hải. Malathion được xem là chất ít độc hại nhất trong nhóm các hóa chất này, do đó mọi người đều tin rằng họ có thể thoải mái sử dụng mà không lo ngại gì cả. Hơn nữa, quảng cáo về các loại thuốc này đã góp phần khuyến khích người dùng lạc quan hơn khi sử dụng.

Sự an toàn ngụy tạo của chất malathion trên đất đã không bị phát hiện mãi cho đến nhiều năm sau khi sử dụng. Malathion là chất an toàn là vì gan của động vật có vú – một cơ quan có khả năng bảo vệ đặc biệt – làm cho chất này trở nên vô hại. Một trong các enzyme có trong gan có nhiệm vụ thực hiện công việc giải độc. Tuy nhiên, nếu có những thứ nào đó phá hủy enzyme này hoặc gây cản trở cho hoạt động của enzyme, người bị nhiễm malathion sẽ phải gánh chịu mọi tác động do chất độc này gây ra.

Thật không may cho chúng ta, bởi vì khả năng xảy ra trường hợp này là nhiều vô số kể. Vài năm trước đây, một nhóm các nhà khoa học thuộc Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã khám phá ra rằng nếu malathion và các hợp chất phosphate hữu cơ khác hoạt động cùng lúc sẽ tạo thành một chất độc cực mạnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng gấp 50 lần, điều này đã được tiên đoán trên cơ sở pha trộn độc tính của hai hợp chất lại với nhau. Mặt khác, 1/100 liều lượng có thể gây chết người của mỗi hợp chất cũng vẫn có khả năng gây thiệt mạng khi kết hợp hai lượng chất đó với nhau.

Khám phá này đã làm xuất hiện các thử nghiệm của những sự kết hợp khác. Hiện nay, ta biết rằng nhiều cặp thuốc trừ sâu chứa nhóm phosphate hữu cơ thực sự nguy hiểm, độc tính ngày càng tăng cao hoặc có nguy cơ cao do được tạo nên từ sự kết hợp. Nguy cơ này có thể xảy ra khi một trong hai hợp chất sẽ phá hủy enzyme trong gan, có tác dụng khử độc của hợp chất còn lại. Hai hợp chất này không nên xuất hiện cùng một lúc. Sự Nguy hại sẽ không chỉ đến với người trực tiếp phun thuốc trừ sâu ở nhiều thời điểm khác nhau, mà còn với cả người tiêu dùng các sản phẩm đã được phun thuốc nữa. Do đó, một bát rau trộn thông thường chúng ta nhìn thấy cũng có thể là sản phẩm kết hợp nhiều loại thuốc trừ sâu nhóm photphat hữu cơ. Và điều chúng ta cần biết đó là dư lượng của các loại thuốc dùng trong giới hạn quy định cũng có thể tương tác với nhau gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh vật.

Ta vẫn chưa biết hết toàn bộ sự tương tác của các hóa chất, tuy nhiên, các phòng thí nghiệm khoa học giờ đây thường xuyên có những phát hiện đáng quan ngại. Một khám phá trong số đó chính là độc tính của hợp chất phosphate hữu cơ có thể tăng lên bởi một tác nhân thứ hai, không hẳn là một loại thuốc trừ sâu. Ví dụ như, một trong số các chất tăng dẻo sẽ có khả năng tác động mạnh hơn thuốc trừ sâu trong việc làm cho malathion trở nên nguy hiểm hơn. Thêm vào đó, chất này lại gây ức chế enzym trong gan – vũ khí dùng để tiêu diệt thuốc trừ sâu độc hại.

Vậy các hóa chất khác trong môi trường sống bình thường của con người thì sao? Cụ thể là các loại thuốc thì như thế nào? Đây là một chủ đề vẫn chưa xác định được điểm khởi đầu, tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng một số hợp chất phosphate hữu cơ (như parathion và malathion) có thể làm tăng độc tính của một vài loại thuốc được sử dụng như thuốc giãn cơ, và nhiều hợp chất phosphate hữu cơ khác (cũng bao gồm malathion) lại có khả năng làm tăng rõ rệt thời gian ngủ của các loại thuốc an thần.

Trong thần thoại Hy lạp, phù thủy Medea nổi giận vì tình địch khiến bà ta bị ông chồng Jason hắt hủi, bà đã tặng cho người vợ mới của ông này chiếc áo choàng ma thuật. Người mặc chiếc áo choàng này sẽ ngay lập tức đón nhận một cái chết thật đau đớn. Hiện tại, cái chết một cách gián tiếp này đã tìm được bản sao của nó,thuốc trừ sâu ngấm vào tận gốc rễ.

Những hóa chất này với đặc tính lạ thường của mình đã được mọi người sử dụng để biến đổi các giống cây trồng và động vật, biến chứng thành vật có độc giống như áo choàng của Medea. Việc làm này nhằm mục đích là tiêu diệt côn trùng đến tiếp xúc với chúng, đặc biệt là đến hút dịch hay máu của chúng.

Thế giới của các loại thuốc trừ sâu này là một thế giới rất lạ thường, hơn cả sức tưởng tượng của anh em nhà grimm – có thể gần giống nhất với thế giới hoạt hình của Charles Addams. Trong thế giới này, khu rừng đầy mê hoặc trong các câu chuyện cổ tích trở thành khu rừng đầy chất độc, giết chết loài côn trùng ăn lá cây hay hút nhựa cây. Nó là một thế giới mà bọ chét sẽ chết đi sau khi cắn một con chó nào đó bởi vì máu của con chó này đã bị nhiễm độc, côn trùng có thể chết vì hơi tỏa ra từ một loài cây nào đó mà loài côn trùng này vẫn chưa từng đụng đến, và là nơi mà loài ong có thể sẽ mang mật hoa đã nhiễm độc về tổ và sản xuất ra mật ong có độc ngày sau đó.

Các nhà côn trùng học bắt đầu mơ ước về cây trồng có đặc tính kháng sâu bọ khi những công nhân trong lĩnh vực nghiên cứu sâu bọ nhận ra gợi ý của thiên nhiên: Họ thấy rằng cây lúa mì sinh trưởng trên đất có chứa sodium selenite có khả năng kháng lại loài rệp vừng hay nhện đỏ.

Selenium, một nguyên tố có trong tự nhiên, được tìm thấy rất ít trong đá và đất ở nhiều vùng trên thế giới và do đó đã trở thành thuốc trừ sâu có khả năng ngấm sâu tận gốc rễ được biết đến đầu tiên.

Có được đặc tính này là nhờ vào khả năng thấm hút và làm nhiễm độc tất cả các mô của động, thực vật. Điểm đặc trưng đó được sở hữu bởi một số hóa chất nhóm hydrocacbon clo hóa và nhóm phosphorus hữu cơ, tất cả các hóa chất được sản xuất tổng hợp, cũng như những chất có trong tự nhiên. Tuy nhiên, trong thực tế, hầu hết các chất thấm sâu vào cơ thể này đều thuộc nhóm phosphorus hữu cơ bởi vì vấn đề về dư lượng thuốc có phần ít nguy cấp hơn.

Các chất này hoạt động dưới nhiều hình thức phức tạp khác nhau. Khi Được áp dụng trên hạt giống, bằng cách ngâm hoặc tẩm carbon, những chất này đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng của chúng lên trên các thế hệ cây trồng tương lai và đã tạo ra cây giống có khả năng truyền độc cho loài rệp vừng và các loài côn trùng khác khi chúng hút phải. Do đó, các loại rau cải như đậu Hà lan, củ cải đường và các loại đậu khác đã được bảo vệ khỏi những loài vật này. Tại California, người ta cũng sử dụng hạt bông đã được ngâm thuốc trừ sâu này trong một khoảng thời gian; nơi đây, vào năm 1959, 25 người làm công trong trang trại trồng bông ở thung lũng San Joaquin đột nhiên mắc bệnh sau khi tiếp xúc với các bào hạt giống đã ngâm thuốc.

Ở Anh, mọi người rất muốn biết điều gì đã xảy ra sau khi đàn ong hút mật hoa từ cây trồng được phun loại thuốc trừ sâu cực độc này. Người ta tiến hành điều tra những vùng đã sử dụng một loại hóa chất có tên gọi schrad an. Mặc dù nông dân phun thuốc cho cây trước khi chúng ra hoa, nhưng ngay sau đó mật hoa được sản sinh ra vẫn chứa chất độc. Kết quả, như đã tiên đoán, mật ong do đàn ông này tạo ra sẽ chứa schrader.

Hóa chất này được sử dụng tập trung để kiểm soát loại ấu trùng sống trên gia súc, ký sinh trùng hủy hoại cơ thể vật nuôi. Việc làm này phải hết sức cẩn thận, phải làm phát huy tác dụng trừ sâu hại của thuốc khi ở trong máu và mô của vật chủ mà không làm cho vật chủ bị nhiễm độc, gây nguy hiểm đến tính mạng. Thật không dễ dàng để làm được việc này, các bác sĩ thú y nhận định nếu thường xuyên sử dụng thuốc với một lượng nhỏ cũng có thể làm cạn kiệt dần nguồn cung cấp enzyme bảo vệ cholinesterase của động vật, tuy nhiên lại không ai cảnh báo rằng thêm thuốc vào với một lượng nhỏ vẫn có thể gây nhiễm độc.

Có nhiều dấu hiệu rõ rệt cho thấy những lĩnh vực quen thuộc với đời sống hàng ngày của chúng ta đang mở ra với hóa chất. Người ta nói rằng, hiện nay chỉ cần cho chó uống một viên thuốc có thể tống khứ được lũ bọ chét trên người nó bằng cách khiến máu nó trở nên độc đối với lũ bọ. Mối Nguy hại được phát hiện trong quá trình điều trị cho gia súc cũng có thể xảy ra ở loài chó. Hiện giờ chưa ai đề xuất thử nghiệm loại thuốc khiến cơ thể người trở nên độc hại với muỗi. Đấy có lẽ là bước tiếp theo.

Cho đến chương này, chúng ta đã thảo luận về các chất gây chết người được sử dụng trong cuộc chiến chống lại côn trùng của chúng ta. Vậy còn cuộc chiến của chúng ta với lũ cỏ dại thì sao?Niềm mong muốn tìm ra biện pháp diệt trừ các loài thực vật không cần thiết đã làm xuất hiện vô số hóa chất khác nhau gọi là các loại thuốc diệt cỏ. Câu chuyện về việc hóa chất này được sử dụng như thế nào, lạm dụng ra sao sẽ được kể tiếp trong Chương 6; câu hỏi mà chúng ta quan tâm đó là liệu chất diệt cỏ này có phải là chất độc và phải chăng chúng ta đang làm môi trường bị nhiễm độc khi sử dụng rộng rãi các hóa chất này.

Hầu như mọi người đều truyền tai nhau rằng thuốc diệt cỏ chỉ độc đối với cây trồng và không nguy hại gì đến đời sống động vật; nhưng thật không may, đây không phải là sự thật. Có rất nhiều thuốc diệt thực vật gồm nhiều hóa chất khác nhau có thể tác động cả thực vật và động vật. Tác Động lên cơ thể sinh vật của chúng rất đa dạng. Một số hóa chất là các chất độc phổ biến; và một số khác là tác nhân kích thích mạnh mẽ lên quá trình trao đổi chất, làm tăng nhiệt độ cơ thể đến mức tử vong, tạo ra những khối u ác tính do chính hóa chất đó gây nên hoặc do kết hợp với các hóa chất khác, tấn công vào vật liệu gen của các loài bằng cách làm biến đổi gen.

Tương tự như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ chứa những hóa chất đặc biệt nguy hiểm; do đó, với niềm tin rằng các loại thuốc trừ sâu này _an toàn_mà mọi người lại không cẩn thận khi sử dụng thuốc thì có thể gây ra nhiều hậu quả thật thảm khốc.

Mặc dù những hóa chất mới từ các phòng thí nghiệm liên tục được cho ra đời, nhưng các hợp chất arsenic vẫn được sử dụng khá rộng rãi, gồm cả thuốc trừ sâu (như được nói đến ở trên) và thuốc diệt cỏ; trong các sản phẩm này, hợp chất thường có dạng sodium arsenite. lịch sử sử dụng các hóa chất này làm chúng ta cảm thấy bất an. Các thuốc hóa học được phun dọc đường cũng gây thiệt hại rất nhiều cho nông dân, chúng cướp đi mạng sống của những con bọ họ nuôi và vô số các loài sinh vật hoang dã khác.

Xuất hiện trong hồ và bể chứa nước, thuốc diệt cỏ trong nước làm chúng ta không thể uống hoặc thậm chí bơi được trong nguồn nước công cộng.

Hóa chất có trong thuốc dùng để diệt cây dây leo được phun trên các cánh đồng khoai tây có thể gây nguy hại cho sự sống của mọi loài sinh vật.

Tại Anh quốc, thực trạng này đã lan rộng vào khoảng năm 1951 do sự thiếu hụt axit sunfuric, chất được dùng để diệt các loại cây dây leo trên khoai tây. Bộ nông nghiệp cho rằng, cần phải cảnh báo cho mọi người biết về mối nguy hại sắp xảy ra trên các cánh đồng có phun thuốc chứa arsenic;tuy nhiên, gia súc (chúng ta không nói đến động vật hoang dã và loài chim)lại không hiểu được lời cảnh báo này, thế nên các báo cáo cho thấy gia súc bị nhiễm độc do phun thuốc arsenic liên tục tăng lên. Mãi đến khi vợ của một nông dân chết đi do nhiễm độc từ nước có chứa arsenic thì các công ty hóa chất lớn của Anh (năm 1959) mới chịu ngừng sản xuất thuốc có chứa arsenic và thu hồi sản phẩm này từ các đại lý; và không lâu sau đó, Bộ Nông nghiệp đã ra thông báo rằng vì có khả năng gây nguy hiểm cao trên người và gia súc nên hợp chất arsenite bị hạn chế sử dụng rộng rãi. Năm1961, chính phủ Úc cũng ban hành lệnh cấm tương tự. Tuy nhiên, không có một hạn chế nào được đặt ra nhằm ngăn chặn việc sử dụng loại chất độc này tại Hoa Kỳ.

Một số hợp chất dinitro cũng được dùng làm thuốc diệt cỏ. Các hợp chất này được xem là nguy hiểm nhất trong số các loại thuốc diệt cỏ được sử dụng tại Hoa Kỳ. Dinitrophenol là một chất kích thích trao đổi chất vô cùng mạnh mẽ. Vì thế, trước đây chất này được sử dụng như một loại chất khử, nhưng chênh lệch giữa một lượng thuốc cực ít và lượng đủ để gây nhiễm độc hoặc chết người là rất nhỏ – nhỏ đến nỗi có rất nhiều bệnh nhân đã tử vong và nhiều người phải chịu thương tật vĩnh viễn trước khi ngưng sử dụng thuốc.

Một chất cùng loại, pentachlorophenol, còn được gọi tắt là penta, dùng để diệt cỏ dại; cũng như thuốc trừ sâu, chất này được phun dọc các đường ray xe lửa và trong các vùng hoang dã. Penta là một chất rất độc đối với hầu hết các sinh vật từ vi khuẩn cho đến con người. giống như dinitro, penta thường gây cản trở, làm ngưng hẳn quá trình cung cấp năng lượng cho cơ thể, làm cho chính những sinh vật bị nhiễm độc tự đốt cháy hết năng lượng của cơ thể. Đặc tính vô cùng đáng sợ của chất độc này được minh họa cụ thể trong một tai nạn chết người được Sở Y tế California báo cáo gần đây. Một tài xế xe bồn đang trộn lẫn dầu diesel với pentachlorophenol để tạo ra chất làm rụng lá của cây bông, khi ông ta rút chất hóa học được cô đặc này ra khỏi thùng, nắp thùng bất thình lình văng ra phía sau. Ông ta đậy nắp lại bằng tay không. Mặc dù đã ngay lập tức rửa tay thật sạch, nhưng ông vẫn bị bệnh rất nặng và tử vong vào ngày hôm sau.

Trong khi hậu quả mà các chất diệt cỏ như sodium arsenite hoặc phenol ngày càng rõ rệt, thì một số thuốc diệt cỏ khác vẫn đang ngấm ngầm gây tác động tương tự. Ví dụ như, chất diệt cỏ phổ biến hiện nay được dùng cho cây nam việt quất, aminotriazole, hay amitrol, được đánh giá là chất có độc tính tương đối thấp. Tuy nhiên, về lâu dài, nguy cơ tạo ra các khối u ác tính ở tuyến giáp của các loài vật hoang dã và có lẽ cả loài người là rất cao.

Một vài trong số các loại thuốc diệt cỏ được xếp vào nhóm chất gây đột biến, hoặc tác nhân gây biến đổi gen, vật chất di truyền. Tất cả chúng ta đều rất kinh hoàng trước tác động của chất phóng xạ lên gene; và rồi bằng cách nào, chúng ta lại có thể thờ ơ với những hậu quả tương tự đến từ các chất hóa học mà chúng ta gieo rắc khắp nơi trong môi trường?

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 01 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 02 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 03 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 04 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 05 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 06 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 07 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 09 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 10 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 11 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 12 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 13 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 14 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 15 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 16 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 17 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Con đã có đường đi

Con đã có đường đi

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Hiểu về trái tim | Chương 09

Hiểu về trái tim | Chương 09

Hiểu về trái tim giúp hiểu và chữa lành trái tim tâm hồn của mình để mọi người cùng được sống trong hạnh phúc và yêu thương.

Gián điệp mạng | Chương 54

Gián điệp mạng | Chương 54

Gián điệp mạng kể về nhà khoa học chuyển nghề thành chuyên gia mạng truy tìm hacker tại Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley California Mỹ.

Hiểu về trái tim | Chương 48

Hiểu về trái tim | Chương 48

Hiểu về trái tim giúp hiểu và chữa lành trái tim tâm hồn của mình để mọi người cùng được sống trong hạnh phúc và yêu thương.

Hiểu về trái tim | Chương 04

Hiểu về trái tim | Chương 04

Hiểu về trái tim giúp hiểu và chữa lành trái tim tâm hồn của mình để mọi người cùng được sống trong hạnh phúc và yêu thương.

Tĩnh lặng | Chương 03

Tĩnh lặng | Chương 03

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.