Mùa xuân vắng lặng | Chương 12

Mùa xuân vắng lặng gây chấn động xã hội Mỹ, cảnh tỉnh về môi trường, buộc Tổng thống Kennedy lập ủy ban điều tra thuốc diệt sinh vật.

 · 28 phút đọc.

Mùa xuân vắng lặng gây chấn động xã hội Mỹ, cảnh tỉnh về môi trường, buộc Tổng thống Kennedy lập ủy ban điều tra thuốc diệt sinh vật.

Khi cơn sóng hóa chất trong Thời đại công nghiệp ập đến và nhấn chìm môi trường của chúng ta, bản chất tự nhiên của hầu hết các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng của cộng đồng đã có sự thay đổi mạnh mẽ.

Chỉ mới hôm qua, khi nhân loại còn phải chung sống trong nỗi sợ hãi những dịch bệnh như đậu mùa, dịch tả, dịch hạch mà chỉ một lần đi qua đã càn quét toàn bộ các quốc gia đối mặt với chúng. Nhưng hiện nay, mối quan tâm chính của chúng ta không còn là các sinh vật gây bệnh đã từng có mặt khắp nơi vì môi trường vệ sinh tốt hơn, điều kiện sống tốt hơn, và các loại thuốc mới giúp chúng ta kiểm soát được bệnh nhiễm trùng ở mức độ cao. Ngày nay, chúng ta quan tâm đến mối nguy hiểm khác đang ẩn nấp trong môi trường sống của chúng ta – một mối nguy hiểm mà chính chúng ta đã đưa vào thế giới của mình khi lối sống hiện đại ngày càng phát triển.

Có rất nhiều vấn đề mới về sức khỏe môi trường – gây nên bởi phóng xạ, bằng tất cả các hình thức của phóng xạ, bởi các dòng hóa chất bất tận trong đó một bộ phận là các loại thuốc diệt sinh vật gây hại đang tác động lên chúng ta, theo cách trực tiếp, gián tiếp, riêng lẻ hoặc tổng thể. Sự có mặt của chúng phủ lên nhân loại một cái bóng đáng sợ không kém bởi vì nó không có hình dáng rõ rệt và không dễ nhận biết được; vì đơn giản chúng ta không thể đoán trước được các hậu quả của việc tiếp xúc cả đời với các tác nhân vật lý và hóa học, mà chúng không phải là một phần trong sự trải nghiệm sinh học của con người.

Tất cả chúng ta sống với nỗi sợ hãi sâu thẳm và dai dẳng không biết rằng điều gì có thể làm cho môi trường trở nên tồi bại đến mức con người có thể chung số phận tuyệt chủng với khủng long. Tiến sĩ David Price Thuộc Dịch vụ Y tế Công cộng Hoa Kỳ nói._Và khó chịu hơn nữa là khi chúng ta biết số mệnh của chúng ta có thể sẽ được định đoạt trong hai mươi năm hoặc nhiều năm hơn nữa trước khi các triệu chứng phát triển._Các loại thuốc diệt sinh vật gây hại nằm ở vị trí nào trong bức tranh về bệnh môi trường? Chúng ta thấy rằng, hiện nay thuốc trừ sâu đang làm ô nhiễm đất, nước, thức ăn và chúng có đầy quyền lực khi khiến cho những con suối của chúng ta không còn một con cá và vườn tược cũng như đất rừng của chúng ta im lìm không chim chóc. Vậy mà nhân loại, vốn là một phần của tự nhiên, dường như lại muốn làm ngơ trước sự việc ngược đời này. liệu họ có thể thoát khỏi tình trạng ô nhiễm mà hiện nay đã phát tán triệt để trên toàn thế giới?Chúng ta biết rằng chỉ phơi nhiễm một ít các hóa chất này, với hàm lượng đủ lớn, có thể gây ngộ độc cấp tính ngay lập tức. Nhưng đây không phải là vấn đề chính. Việc người nông dân, những người phun xịt thuốc, những phi công, và những người khác tiếp xúc với số lượng đáng kể các thuốc diệt sinh vật gây hại, dẫn đến bệnh tật hoặc tử vong đột ngột là rất bi thảm và không nên xảy ra. Đối với tất cả mọi người, chúng ta phải quan tâm nhiều hơn nữa đến các tác hại chậm (về lâu dài) khi hấp thụ nhiều lượng nhỏ các loại thuốc diệt sinh vật gây hại, gây ô nhiễm không nhìn thấy được cho thế giới chúng ta.

Các nhà chức trách y tế công cộng đã chỉ ra rằng tác hại về mặt sinh học của hóa chất sẽ tích lũy dần theo thời gian dài, và nguy hiểm tác động đến từng người phụ thuộc vào tổng số những lần tiếp xúc trong suốt cuộc đời của họ. Chính vì những lý do này, các mối nguy hiểm dễ dàng bị bỏ qua.

Bản tính con người thường xem nhẹ những điều có vẻ chỉ là mối đe dọa mơ hồ về một thảm họa trong tương lai._Theo lẽ tự nhiên, đa số con người chỉ ấn tượng và ghi nhớ những dịch bệnh có triệu chứng rõ ràng,_một bác sĩ thông thái, bác sĩ rené Dubos nói,_Tuy nhiên những kẻ thù nguy hiểm nhất lại âm thầm đi vào cơ thể họ._Đối với mỗi chúng ta, khi nói về chim cổ đỏ ở Michigan hoặc cá hồi ở Miramichi, đây là một vấn đề của sinh thái, của mối tương quan, và của sự phụ thuộc lẫn nhau. Chúng ta đầu độc những con sâu bọ cánh lông trong con suối và như thế cá hồi sẽ giảm bớt lại và chết đi. Chúng ta đầu độc những con ruồi nhuế trong hồ và chất độc đó đi từ mắt xích này đến mắt xích khác của chuỗi thức ăn và không lâu sau chim chóc hai bên bờ hồ sẽ trở thành nạn nhân của chất độc này. Chúng ta phun thuốc trừ sâu lên những cây du và như thế mùa xuân những năm về sau, không còn nghe thấy khúc hát của những chú chim cổ đỏ nữa, không phải vì chúng ta đã phun xịt trực tiếp lên những chú chim cổ đỏ, mà bởi vì chất độc lan truyền đi, từng bước, thông qua vòng tuần hoàn quen thuộc: lá cây đu – giun đất – chim cổ đỏ. Những vấn đề này là sự thật ai cũng biết, dễ dàng thấy được và cũng là một phần của thế giới hữu hình xung quanh chúng ta. Chúng Phản ánh số phận sống – chết mà các nhà khoa học gọi đó là sinh thái học.

Nhưng vẫn còn có một hệ sinh thái bên trong cơ thể của chúng ta. Trong Thế giới vô hình này, những nguyên nhân tuy nhỏ lại sản sinh ra những hậu quả vô cùng hãi hùng. Hậu quả này, hơn thế nữa, thường có vẻ bề ngoài không liên quan đến nguyên nhân, xuất hiện trong một bộ phận cơ thể xã khu vực chính bị tổn thương. Một tổng kết mới đây của hiện trạng nghiên cứu y khoa nhận định: Thay đổi tại một điểm, thậm chí trong một phân tử, có thể tác động dội lại suốt toàn bộ hệ thống để hình thành những thay đổi trong những mô và tế bào dường như không mấy liên quan. Khi một ai đó quan tâm đến cách hoạt động bí ẩn và tuyệt vời của cơ thể con người, thì nguyên nhân và hậu quả là những mối quan hệ không đơn giản và không dễ dàng chứng minh được. Chúng có thể được phân chia một cách rộng rãi về không gian và thời gian. Việc khám phá tác nhân của bệnh tật và chết chóc phụ thuộc vào việc bệnh nhân đó xâu chuỗi lại với nhau nhiều sự việc có vẻ như không liên quan và khác biệt, đã phát triển thông qua nhiều nghiên cứu, trong những lĩnh vực riêng biệt nhau trên phạm vi rộng.

Chúng ta quen với việc chờ đợi những tác động lớn và tức thời, cũng như quen với việc phớt lờ hết những kết quả khác. Chúng ta sẽ không chấp nhận sự tồn tại của các mối nguy hại, trừ phi điều này xuất hiện ngay lập tức và tồn tại ở hình dạng có thể nhìn thấy mà chúng ta không thể nào bỏ qua được. Thậm chí, các nhà nghiên cứu gặp trở ngại do không có đầy đủ các biện pháp phát hiện tình trạng ban đầu của tổn thương. Sự thiếu hụt các biện pháp tinh tế thích hợp cho việc phát hiện tổn thương trước khi xuất hiện triệu chứng là một trong những vấn đề lớn không giải quyết được trong y học.

Nhưng, sẽ có người phản đối,Tôi đã sử dụng thuốc trừ sâu Dieldrin Nhiều lần trên bãi cỏ nhưng chưa bao giờ bị co giật giống như những người phun xịt của Tổ chức Y tế Thế giới – như vậy thì thuốc này không gây hại cho tôi. Không đơn giản như vậy. Dù không có những triệu chứng dữ dội và đột ngột nhưng khi cần những hóa chất này trên tay, con người không thể nào ngờ rằng những hóa chất độc hại này đang trữ lại trong người của họ. Như chúng ta đã biết, hydrocarbon clo hóa tích trữ và thấm dần, bắt đầu từ liều dùng nhỏ nhất. Các chất độc hại được tích dần trong các mô mỡ của cơ thể. Khi trữ lượng chất béo bị lấy đi, thì chất độc sẽ tấn công nhanh chóng. Một tạp chí y khoa mới đây của new Zealand đã đưa ra một minh chứng. Một người đàn ông đang được điều trị béo phì, bỗng nhiên phát triển các triệu chứng ngộ độc. Qua quá trình kiểm tra, phát hiện mỡ của ông ấy có trữ dieldrin, chất này được giải phóng khi ông ấy đã giảm cân. Điều tương tự cũng có thể xảy ra khi sụt cân do bệnh.

Các kết quả của việc tích trữ, mặt khác, có thể còn khó thấy hơn. Nhiều Năm trước, tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã cảnh báo mạnh mẽ về những mối nguy hiểm của việc tích thuốc trừ sâu trong mô mỡ, họ đã chỉ ra rằng với các loại thuốc và hóa chất bị tích lũy vào cơ thể cần phải thận trọng nhiều hơn so với những loại không có xu hướng tích trữ vào mô. Mô mỡ, loại mô đã được cảnh báo, không chỉ đơn thuần là nơi lắng đọng chất béo (chiếm khoảng 18% trọng lượng cơ thể) mà còn có nhiều chức năng quan trọng, nếu bị trữ chất độc có thể gây nên trở ngại. Hơn thế nữa, các chất béo được phân phối đi rất rộng trong các cơ quan và các mô của toàn cơ thể, thậm chí còn là thành phần cấu tạo của các màng tế bào. Vì vậy, cần phải nhớ rằng: các thuốc trừ sâu tan trong chất béo sẽ tích trữ dần vào các tế bào riêng lẻ, đây là vị trí chúng ở lại để cản trở hầu hết các chức năng oxy hóa và sản sinh năng lượng thiết yếu. Khía cạnh quan trọng của vấn đề này sẽ được đề cập ở chương sau.

Một trong những dữ kiện quan trọng về các thuốc trừ sâu có hydrocacbon clo hóa là chúng ảnh hưởng đến gan. Trong tất cả các cơ quan của cơ thể, gan là bộ phận có nhiệm vụ đặc biệt nhất. Vì gắn điều khiển rất nhiều hoạt động thiết yếu, chỉ một hư hại nhỏ nhất của gan cũng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Không chỉ vì gan cung cấp mật cho quá trình tiêu hóa chất béo mà còn bởi vì vị trí của gan và các con đường tuần hoàn đặc biệt, các con đường này hội tụ lại với gan, gan nhận máu trực tiếp từ đường tiêu hóa và tham gia sâu vào quá trình trao đổi chất của tất cả các loại thực phẩm chính. gan lưu trữ đường dưới dạng glycogen và giải phóng nó như glucose theo số lượng được đo lường cẩn thận, để giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường. gan tạo nên protein cho cơ thể, bao gồm một vài thành phần thiết yếu của huyết thanh có liên quan đến việc đông máu. gan chứa cholesterol với mức độ thích hợp trong huyết thanh và làm các hormone nam giới và nữ giới bất hoạt khi chúng vượt quá mức.

Gan cũng là nơi lưu trữ nhiều loại vitamin, một vài loại vitamin lần lượt đóng góp thích hợp vào chức năng gan. Nếu không có được lá gan hoạt động bình thường thì cơ thể sẽ bị giải trừ – không có khả năng chống chọi lại các chất độc khác nhau liên tục tấn công nó. Một trong những chất độc này là các sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất, đây là quá trình mà gan khử độc một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng việc rút lượng nitrogen của các chất độc. Đối với các chất độc không có vị trí bình thường trong cơ thể cũng có thể bị gan khử độc.

Các thuốc trừ sâu vô hại như malathion và methoxychlor thì ít độc hại hơn các họ hàng của chúng, vì có một loại enzyme trong gan có thể xử lý chúng, thay thế các phân tử của chúng, để chức năng gây hại được giảm đi.

Theo cách tương tự, gan xử lý đa số các chất độc hại mà chúng ta được tiếp xúc.

Con đường chống lại các chất độc xâm nhập từ bên ngoài hoặc các chất độc từ bên trong hiện giờ đã bị yếu lại và đang vỡ vụn. Một lá gan bị phá hoại bởi các loại thuốc diệt sinh vật gây hại thì không chỉ mất khả năng bảo vệ chúng ta khỏi các chất độc, mà toàn bộ các phạm vi hoạt động của nó còn có thể bị cản trở. Không chỉ là những hậu quả ảnh hưởng sâu rộng, mà còn bởi vì chúng đa dạng và sự thật là chúng có thể không xuất hiện ngay lập tức, cho nên không được xem là nguyên nhân thực sự.

Trong mối liên hệ với việc sử dụng gần như phổ biến của thuốc trừ sâu gây độc hại cho gan, cũng ghi nhận được sự gia tăng mạnh của bệnh viêm gan bắt đầu từ những năm 1950, và nó đang tiếp tục tăng lên kèm theo dao động bất thường. Bệnh xơ gan cũng được báo cáo là đang gia tăng. Trong Khi đó, làm việc với con người thực sự khó khăn hơn rất nhiều so với khi làm việc với các động vật trong phòng thí nghiệm; để chứng minh rằng nguyên nhân A dẫn đến Kết quả B, chỉ cần dùng thường thức cũng thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ tăng cao của bệnh gan và sự lan tràn các chất độc hại gan trong môi trường không chỉ là một sự trùng khớp ngẫu nhiên. Cho Dù hydrocacbon clo hóa có phải là nguyên nhân chính hay không, thì trong trường hợp chúng ta tự tiếp xúc với các chất độc hại khó mà chứng minh được khả năng gây hại của chúng đến gan và làm cho gan ít kháng bệnh hơn.

Cả hai loại chính của thuốc trừ sâu, là hydrocacbon clo hóa và phosphate hữu cơ, đều ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, mặc dù có chút khác biệt. Điều này đã được làm rõ bởi rất nhiều cách thí nghiệm trên động vật và cũng như bởi các quan sát ở người. Như đối với thuốc trừ sâu DDT, một loại thuốc trừ sâu hữu cơ mới đầu tiên, được sử dụng rộng rãi, nó có tác động chính lên hệ thần kinh trung ương của con người; tiểu não và vỏ não vận động cao hơn được cho là có các vùng chủ yếu bị ảnh hưởng.

Những cảm giác bất thường như: cảm giác kiến bò, nóng rát hay ngứa, cũng như rung động hoặc thậm chí co giật có thể xảy đến sau khi bị phơi nhiễm với một lượng đáng kể, theo giáo trình chuẩn về độc chất học.

Kiến thức đầu tiên của chúng tôi về các triệu chứng khi bị ngộ độc cấp tính DDT đã được cung cấp bởi nhiều nhà điều tra Anh, họ đã cố tình tự tiếp xúc để tìm hiểu những hậu quả. Hai nhà khoa học tại Phòng Thí Nghiệm Sinh lý học Hải quân Hoàng gia Anh đã cho DDT hấp thụ qua da bằng cách tiếp xúc trực tiếp với những bức tường được phủ một lớp sơn tan trong nước, có chứa 2% DDT, được che bởi một màng dầu mỏng. ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh có thể thấy rõ, thông qua sự mô tả các dấu hiệu một cách hùng hồn của họ: _Sự mệt mỏi, nặng nề, và đau chân tay là điều thực tế nhất và các trạng thái tinh thần cũng là điều gây đau đớn nhất… [có cảm giác] cực khó chịu… chán ghét vô cùng đối với bất kỳ loại công việc nào… một cảm giác bất lực về tinh thần khi giải quyết các nhiệm vụ tinh thần đơn giản nhất. Đôi khi có những cơn đau khớp khá dữ dội._Một nhà thí nghiệm người Anh khác, người đã bôi dung dịch aceton chứa DDT lên da, đã tường thuật lại sự nặng nề và đau tay chân, sự yếu ớt của các cơ, và các cơn co thắt căng thẳng thần kinh cực độ. Ông ấy đã nghỉ một ngày và đã phục hồi trở lại, nhưng khi trở lại với công việc, tình trạng sức khỏe của ông ấy lại xấu đi. Ông ấy phải nằm trên giường suốt 3 tuần, chịu đựng khổ sở bởi đau liên tục ở chân tay, mất ngủ, căng thẳng thần kinh, và cảm giác lo lắng cấp tính. Thỉnh thoảng, có các cơn rung động toàn bộ cơ thể của ông ta – kiểu rung khá quen thuộc của những chú chim bị nhiễm độc bởi DDT. Nhà thí nghiệm này đã mất 10 tuần không làm việc, và đến cuối năm, khi vụ việc của ông được báo cáo trong một tạp chí y học của Anh, thì ông ấy vẫn chưa hoàn toàn phục hồi.

(Dù có bằng chứng này, một số nhà nghiên cứu người Mỹ vẫn tiến hành một thử nghiệm với DDT trên đối tượng tình nguyện viên, đã bác bỏ chứng bệnh đau đầu và cơn đau trong từng chiếc xương như thể rõ ràng là có nguồn gốc loạn thần kinh chức năng).

Hiện nay, có nhiều trường hợp được ghi nhận trong đó có cả những triệu chứng và toàn bộ quá trình căn bệnh chỉ rõ các loại thuốc trừ sâu chính là nguyên nhân. Điển hình như, một bệnh nhân đã bị phơi nhiễm một loại thuốc trừ sâu, các triệu chứng của ông đã giảm khi được điều trị, đã bao gồm việc loại trừ tất cả các loại thuốc trừ sâu khỏi môi trường của ông và đáng kể nhất là các triệu chứng của ông trở lại mỗi khi tiếp tục tiếp xúc các hóa chất đã mắc phải. loại chứng cứ này – và không cần thêm loại nào khác nữa – hình thành nên kiến thức căn bản của một số lượng lớn các liệu pháp y tế trong nhiều chứng bệnh rối loạn khác. Không có lý do gì điều này không được dùng như một lời cảnh báo rằng, thật không hợp lý khi liều mình với khả năng thất bại đã được dự tính trước của việc làm cho thuốc diệt sinh vật gây hại tràn ngập môi trường của chúng ta.

Tại sao mọi người không có cùng triệu chứng khi xử lý và sử dụng thuốc trừ sâu? Đây là vấn đề về sự nhạy cảm của từng cá nhân. Có một số bằng chứng cho thấy rằng phụ nữ dễ bị mắc phải hơn nam giới, người trẻ dễ mắc hơn người trưởng thành, những người ít vận động, ở trong nhà dễ mắc hơn những người sống một cuộc sống khỏe khi làm việc hoặc vận động ngoài trời. ngoài những khác biệt này là những điều khác nhưng không thực tế, vì chúng vô hình. Điều khiến cho một người bị dị ứng bụi hay phấn hoa, dễ nhạy cảm với chất độc, hoặc dễ bị nhiễm trùng trong khi người khác thì không, hiện nay đang là một ẩn số y học không có lời giải thích. Vấn đề đấy vẫn tồn tại và ảnh hưởng đáng kể đến số lượng dân số.

Một số bác sĩ ước tính rằng có khoảng 1/3 số bệnh nhân của họ hoặc nhiều hơn, cho thấy các dấu hiệu của nhạy cảm, và con số đó đang tăng lên. Và Không may, sự nhạy cảm có thể đột ngột phát triển trong một người, trước đó vốn không nhạy cảm. Thực tế, một số nhà y học tin rằng sự phơi nhiễm không liên tục với các hóa chất có thể tạo ra loại dễ nhạy cảm này. nếu điều này là sự thật, có thể giải thích tại sao một vài nghiên cứu trên người phải chịu sự tiếp xúc liên tục trong nghề nghiệp lại đưa ra rất ít bằng chứng về ảnh hưởng của chất độc. Bằng sự tiếp xúc liên tục của họ với hóa chất, khiến cơ thể họ bớt nhạy đi – giống như một bác sĩ chuyên trị dị ứng khiến các bệnh nhân của ông ấy giảm bớt nhạy cảm nhờ tiêm một lượng nhỏ chất dị ứng và lặp đi lặp lại.

Toàn bộ vấn đề của ngộ độc thuốc diệt sinh vật gây hại là vô cùng phức tạp bởi vì thực sự không giống như các động vật thí nghiệm sống trong những điều kiện được kiểm soát cố định, con người không chỉ bị phơi nhiễm với một loại hóa chất duy nhất. giữa các thuốc trừ sâu chính với nhau, giữa chúng với các hóa chất khác, có những sự tương tác và có những tiềm năng rất đáng sợ. Cho dù bị thải ra đất, nước hoặc máu người, những hóa chất không liên quan này không còn tách biệt; có những thay đổi bí ẩn và không nhìn thấy được, mà nhờ đó một chất sẽ làm thay đổi sức mạnh của chất khác để gây hại.

Thậm chí có một sự tương tác giữa hai nhóm thuốc trừ sâu chính thường được cho là có tác dụng hoàn toàn khác biệt. Sức mạnh của phosphate hữu cơ, những kẻ đầu độc các dây thần kinh bảo vệ enzyme cholinesterase, có thể mạnh hơn nếu trước đó cơ thể đã tiếp xúc với hydrocacbon clo hóa, chất làm tổn thương gan. Điều này bởi vì, khi chức năng gan bị rối loạn, mức độ cholinesterase giảm xuống dưới mức bình thường. Tác dụng trầm cảm được thêm vào của phosphate hữu cơ sau đó có thể đủ để kết tủa các triệu chứng cấp tính. Và như chúng ta đã thấy, một cặp phosphate hữu cơ có thể tự tương tác với nhau theo chiều hướng tăng độc tính lên gấp trăm lần.

Hoặc là các phosphate hữu cơ có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác hoặc với các chất tổng hợp, phụ gia – ai có thể đưa ra được số lượng vô hạn các chất nhân tạo mà hiện nay đang thâm nhập khắp thế giới của chúng ta? Ảnh hưởng của một chất hóa học thiên nhiên được cho là vô hại có thể bị thay đổi đáng kể do tác động của một chất hóa học khác; một trong những ví dụ cụ thể nhất đó là một họ hàng gần của DDT được gọi là methoxychlor. (Thực sự, methoxychlor có thể không tách khỏi các chất nguy hiểm như đã từng biết, đối với nghiên cứu gần đây trên động vật thí nghiệm cho thấy một tác động trực tiếp vào tử cung và tác dụng gây trở ngại mạnh trên một số các hormon tuyến yên – nhắc nhở chúng ta một lần nữa rằng đây là những hóa chất có tác dụng sinh học rất lớn. Một số nghiên cứu khác cho thấy methoxychlor tiềm tàng khả năng có thể gây tổn hại cho thận. ) Bởi vì, khi đứng ra một mình, nó không thể tích tụ cho bất kỳ phạm vi lớn nào, cho nên chúng ta cho rằng methoxychlor là hóa chất an toàn. những điều này không thực sự đúng hoàn toàn. nếu gan đã bị phá hủy bởi một tác nhân khác, và methoxychlor được trữ vào cơ thể nhiều hơn 100 lần tỷ lệ bình thường, thì nó sẽ bắt chước DDT với tác động kéo dài lên hệ thần kinh. Tuy nhiên, các tổn thương gan dẫn đến điều này có thể là nhẹ, được xem như cho qua, không được chú ý đến. Đó có thể là kết quả của bất kỳ tình huống phổ biến nào – như là sử dụng thuốc trừ sâu khác, sử dụng một chất lỏng làm sạch có chứa tetrachloride carbon (CCl4), hoặc dùng một trong những loại gọi là thuốc an thần, một số (nhưng không phải tất cả) hydrocarbon clo hóa trong số đó được clo hóa và có thể sở hữu sức mạnh gây tổn hại cho gan.

Sự tổn hại đến hệ thần kinh không được định nghĩa là ngộ độc cấp tính;cũng có thể có các tác động chậm (về lâu dài) từ việc phơi nhiễm. Sự tổn hại về lâu dài đến não hoặc các dây thần kinh đã được báo cáo đối với methoxychlor và những chất khác. Đối với dieldrin, bên cạnh các hậu quả ngay tức thời, có thể có những tác động chậm về lâu dài, đa dạng từ mất trí nhớ, mất ngủ, ác mộng cho đến bị điên (rối loạn tâm lý). Đối với lindane, dựa theo những kết quả y khoa, trữ một lượng lớn trong não và mô hoạt động của gan có thể gây ra ảnh hưởng lâu dài và sâu rộng lên hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên, loại hóa chất này, một dạng của benzene hexachloride (benzene hexachloride), được sử dụng nhiều trong máy phun, thiết bị phun ra dòng hơi thuốc diệt côn trùng trong nhà cửa, văn phòng, nhà hàng.

Những phosphate hữu cơ này, thường chỉ được xem xét trong mối quan hệ với những biểu hiện mãnh liệt của chúng trong ngộ độc cấp tính, cũng có sức mạnh tạo ra sự tổn hại lâu dài về vật lý đến các mô thần kinh và, dựa theo những nghiên cứu mới đây, gây rối loạn tâm thần. Nhiều trường hợp bị tê liệt chậm đã xảy ra sau khi sử dụng một trong những thuốc diệt côn trùng này hoặc một loại thuốc diệt côn trùng khác. Chuyện quái gở xảy ra thời kỳ cấm rượu ở Hoa Kỳ trong khoảng năm 1930 là một điềm báo của những gì sắp đến. Điều này xảy ra không phải bởi một loại thuốc trừ sâu mà vì một chất thuốc hóa học thuộc cùng nhóm của thuốc sâu phosphate hữu cơ. Trong suốt giai đoạn đó, một số chất làm thuốc đã được sử dụng tạm thời để thay thế cho rượu thì được miễn luật cấm. Một trong những chất này là gừng Jamaica. Tuy nhiên, sản phẩm này của Dược điển Hoa Kỳ thì đắt tiền, và những người buôn lậu rượu đã nghĩ ra ý tưởng làm gừng Jamaica giả. Họ đã thành công rực rỡ đến mức sản phẩm giả mạo của họ đã vượt qua được những cuộc kiểm tra hóa học và lừa được các nhà hóa học của chính phủ. Để gừng giả có mùi vị cần thiết, họ đã đưa vào đó một chất hóa học mang tên triorthocresyl phosphate. Chất hóa học này, giống như là parathion và các họ hàng của nó, phá hủy đi enzyme bảo vệ cholinesterase. Và hậu quả của việc uống sản phẩm của những kẻ buôn rượu lậu, khoảng 15.000 người đã mắc chứng tê liệt cơ chân, đây là tình trạng mà ngày nay được gọi là Tê liệt gừng (ginger paralysis). Loại tê liệt nay còn kèm theo sự phá hủy vỏ bọc dây thần kinh và sự thoái hóa các tế bào sừng trước của tủy sống. Khoảng hai thập kỷ sau đó, nhiều phosphate hữu cơ khác hẳn được sử dụng như các loại thuốc trừ sâu, như chúng ta đã thấy, và không lâu sau các trường hợp gợi nhớ giai đoạn bị tê liệt gừng bắt đầu xảy ra. Có một công nhân nhà kính tại Đức đã bị tê liệt nhiều tháng trời, sau khi trải qua những triệu chứng ngộ độc nhẹ trong một vài lần sau khi sử dụng parathion. Sau đó, một nhóm ba công nhân nhà máy hóa học đã bị ngộ độc cấp tính kể từ khi phơi nhiễm với các loại thuốc trừ sâu khác thuộc nhóm này. Họ phục hồi sau khi điều trị, nhưng mười ngày sau đó, hai người trong số họ đã bị yếu cơ chân. Triệu chứng này kéo dài mười tháng ở một người trong số họ, người còn lại, là một nhà hóa học trẻ, thì bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, cô bị tê liệt cả hai chân và thêm cả hai tay và cánh tay. Hai năm sau đó, khi trường hợp của cô được báo cáo trên một tạp chí y khoa, thì cô ấy vẫn chưa thể đi lại được.

Loại thuốc trừ sâu chịu trách nhiệm trong những trường hợp này đã bị bài trừ khỏi thị trường, nhưng một vài trong số chúng đang còn sử dụng hiện nay có thể sẽ gây hại. Malathion (loại ưa chuộng của các nhà vườn) đã gây ra yếu cơ trầm trọng khi thí nghiệm trên gà. Nó còn kèm theo (giống như tê liệt gừng) sự phá hủy vỏ bọc của dây thần kinh tọa và dây thần kinh xoắn ốc.

Tất cả những hậu quả của việc ngộ độc phosphat hữu cơ, nếu còn sống, có thể lại là một khởi đầu tồi tệ hơn. Xét thấy những thiệt hại nghiêm trọng mà chúng gây ra cho hệ thống thần kinh, có lẽ không thể nào tránh khỏi việc những thuốc trừ sâu này cuối cùng cũng sẽ kết nối đến bệnh tâm thần. Sự kết nối đó mới đây đã được cung cấp bởi các nhà điều tra tại Đại học Melbourne và Bệnh viện Prince Henry tại Melbourne, họ đã báo cáo 16 trường hợp mắc bệnh tâm thần. Tất cả đều có lịch sử phơi nhiễm lâu dài với thuốc trừ sâu phosphate hữu cơ. Có ba người là nhà khoa học kiểm tra hiệu quả của thuốc xịt; 8 người làm việc trong nhà kính; 5 người là công nhân nông trại. Các triệu chứng của họ đa dạng từ việc giảm sút trí nhớ cho đến các phản ứng tâm thần phân liệt và trầm cảm. Tất cả đều có tiền sử bệnh bình thường trước khi các chất hóa học họ sử dụng phản ứng lại và hạ gục họ.

Tác hại của thuốc trừ sâu cũng được tìm thấy, như chúng ta đã thấy, phân tán rộng rãi trên toàn y văn, đôi khi liên quan đến các hydrocacbon clo hóa, đôi khi trên các phosphate hữu cơ. Nhầm lẫn, hoang tưởng, mất trí nhớ, điên cuồng (rối loạn tâm lý) – một cái giá đắt phải trả cho sự hủy diệt tạm thời một vài loài côn trùng, tuy nhiên, cái giá mà chúng ta vẫn tiếp tục phải trả khi cố sử dụng hóa chất đó là sự tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh của mình.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 01 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 02 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 03 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 04 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 05 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 06 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 07 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 09 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 10 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 11 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 12 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 13 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 14 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 15 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 16 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 17 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Sợ hãi | Chương 20

Sợ hãi | Chương 20

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Sợ hãi | Chương 09

Sợ hãi | Chương 09

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

An trú trong hiện tại | Chương 04

An trú trong hiện tại | Chương 04

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Phép lạ của sự thức tỉnh

Phép lạ của sự thức tỉnh

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Hiểu về trái tim | Chương 10

Hiểu về trái tim | Chương 10

Hiểu về trái tim giúp hiểu và chữa lành trái tim tâm hồn của mình để mọi người cùng được sống trong hạnh phúc và yêu thương.

Trồng một nụ cười | Chương 09

Trồng một nụ cười | Chương 09

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

An trú trong hiện tại | Chương 07

An trú trong hiện tại | Chương 07

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Bây giờ mới thấy | Chương 07

Bây giờ mới thấy | Chương 07

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Muốn an được an

Muốn an được an

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Gián điệp mạng | Chương 40

Gián điệp mạng | Chương 40

Gián điệp mạng kể về nhà khoa học chuyển nghề thành chuyên gia mạng truy tìm hacker tại Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley California Mỹ.

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.