Rachel Carson | Mùa xuân vắng lặng | Chương 14

Mùa xuân vắng lặng ra đời gây ảnh hưởng mạnh mẽ trong xã hội Mỹ, như một hồi chuông cảnh tỉnh về môi trường. Tổng thống John F. Kennedy phải thiết lập một ủy ban riêng điều tra về thuốc diệt sinh vật gây hại.

 · 52 phút đọc.

Mùa xuân vắng lặng ra đời gây ảnh hưởng mạnh mẽ trong xã hội Mỹ, như một hồi chuông cảnh tỉnh về môi trường. Tổng thống John F. Kennedy phải thiết lập một ủy ban riêng điều tra về thuốc diệt sinh vật gây hại.

Cuộc chiến của Sự Sống chống lại ung thư bắt đầu cách đây rất lâu đến nỗi nguồn gốc của chúng đã mất theo thời gian. Nhưng chắc hẳn nó đã bắt đầu ở một môi trường tự nhiên, nơi sự sống trên trái đất chịu ảnh hưởng, tốt hoặc xấu, từ mặt trời, bão và điều kiện tự nhiên thuở sơ khai. Một số yếu tố môi trường đã tạo nên những hiểm nguy mà sự sống phải thích nghi với chúng hoặc diệt vong. Phóng xạ cực tím từ ánh sáng mặt trời có thể tạo ra khối u ác tính. Phóng xạ từ đá, hoặc thạch tín bị xói mòn từ đất hoặc đá có thể làm ô nhiễm nguồn nước và thức ăn.

Môi trường đã có những yếu tố xấu này thậm chí trước khi có sự sống, và qua hàng triệu năm, chúng nhiều không đếm được và đa dạng bất tận.

Vượt qua những bất lợi của tự nhiên, sự sống được điều chỉnh bằng vũ lực hủy diệt khi quá trình chọn lọc tự nhiên loại ra những thành viên không thích nghi và những thành viên có tính kháng cự mạnh mẽ nhất tồn tại.

Những tác nhân gây ung thư này vẫn là yếu tố tạo nên khối u ác tính; tuynhiên, số lượng của chúng không nhiều và chúng là thứ vũ lực chọn lọc dành cho sự sống từ xưa đến nay.

Với sự ra đời của con người, hoàn cảnh đã bắt đầu thay đổi, cách sống của con người có thể tạo ra chất gây ung thư, thuật ngữ y học gọi là chất sinh ung thư. Một số chất sinh ung thư do con người tạo ra đã trở thành một phần của môi trường trong nhiều thế kỷ qua. Muội than chứa hydrocacbon thơm là một ví dụ. Ở buổi đầu của thời đại công nghiệp, thế giới thay đổi nhanh chóng và không ngừng.

Thay cho môi trường tự nhiên là môi trường nhân tạo thay thế nhanh chóng được tạo nên từ những tác nhân hóa học và vật lý mới mà rất nhiều trong số đó có khả năng gây ra biến đổi sinh học. Con người không có sự bảo vệ nào để chống lại chất sinh ung thư do những hoạt động của họ tạo ra, vì những tài sản sinh học mà họ được thừa kế phát triển chậm nên sự thích nghi với những điều kiện mới cũng chậm hơn. Kết quả là những chất có tác động mạnh này có thể dễ dàng phá vỡ hàng rào bảo vệ yếu ớt của cơ thể.

Lịch sử bệnh ung thư đã có từ rất lâu, những kiến thức nhận biết những tác nhân tạo ra chúng thì chậm được hoàn thiện. Một bác sĩ người Anh là người đầu tiên phát hiện ra rằng, những tác nhân môi trường hoặc bên ngoài có thể tạo ra thay đổi ác tính cách đây gần hai thế kỷ. Năm 1775, ngài Percivall Pott tuyên bố rằng bệnh ung thư bìu phổ biến ở những người thợ lau ống khói gây ra do muội than tích tụ trong cơ thể của họ. Ông ấy không thể cung cấp bằng chứng mà chúng ta cần, nhưng những phương pháp nghiên cứu hiện đại ngày nay đã tách ra được hóa chất gây chết người trong muội than và chứng minh nhận định đúng đắn của ông ấy.

Khoảng một thế kỷ, hoặc hơn, sau phát hiện của Pott, dường như có rất ít phát hiện rằng những hóa chất nào đó trong môi trường của con người có thể gây ra ung thư nếu lặp đi lặp lại việc tiếp xúc qua da, hít hay nuốt vào.

Đúng là bệnh ung thư da phổ biến ở những công nhân tiếp xúc với khói arsenic trong các lò nấu đồng và xưởng đúc thiếc ở Cornwall và Wales đã được cảnh báo. Người ta cũng nhận thấy rằng những công nhân tại các mỏ coban ở Saxony và mỏ urani ở Joachimsthal, Bohemia phải chịu một căn bệnh phổi, mà sau đó được xác định là ung thư. Nhưng đó là hiện tượng của thời kỳ tiền công nghiệp, trước sự hình thành của các ngành công nghiệp mà sản phẩm của chúng tràn ngập khắp môi trường.

Sự công nhận những khối u ác tính có nguồn gốc từ thời kỳ công nghiệp đã xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX. Trong khi Pasteur đang chứng minh nguồn gốc từ vi khuẩn của các bệnh lây nhiễm, thì những nhà nghiên cứu khác đã phát hiện nguồn gốc từ hóa chất của bệnh ung thư – ung thư da ở những công nhân trong ngành công nghiệp than non ở Saxony và công nghiệp đá phiến sét Scotland, cùng với những bệnh ung thư khác gây ra bởi hắc ín và dầu hắc ín. Cuối thế kỷ XIX, người ta đã tìm thấy một số nguồn gốc của chất sinh ung thư từ công nghiệp; thế kỷ XX đã tạo ra vô số hóa chất gây ung thư và khiến con người tiếp xúc với chúng. Trong gần hai thế kỷ kể từ nghiên cứu của Pott, tình trạng môi trường đã thay đổi rất nhiều.

Không chỉ có thể tiếp xúc những hóa chất độc hại từ công việc, mà chúng đã đi vào môi trường sống của mọi người – thậm chí là những đứa trẻ chưa được sinh ra. Điều này hầu như không bất ngờ, vì thế chúng ta đang nhận thức được sự gia tăng đáng sợ của những căn bệnh khối u ác tính.

Sự gia tăng này không phải là cảm giác chủ quan. Báo cáo hàng tháng của Cơ quan thống kê dân số vào tháng Bảy năm 1959 cho thấy khối u ác tính, bao gồm những khối u mạch bạch huyết và các mô hình thành máu chiếm 15% ca tử vong vào năm 1958 so với 4% ở năm 1900. Đánh giá tỷ lệ mắc phải của căn bệnh này, Hội Ung thư Hoa Kỳ ước lượng có 45.000.000 người Mỹ đang sống cuối cùng sẽ mắc bệnh ung thư. Nghĩa là bệnh khối u ác tính sẽ tấn công hai trong số ba gia đình.

Tình trạng này đối với trẻ em thậm chí còn đáng lo ngại hơn. Cách đây một phần tư thế kỷ, ung thư ở trẻ em được xem là một hiện tượng y học hiếm có. Ngày nay, nhiều trẻ em Hoa Kỳ ở tuổi đang đi học chết vì bệnh ung thư nhiều hơn các bệnh khác. Tình trạng này nghiêm trọng đến mức Boston đã thành lập bệnh viện chuyên trị ung thư cho trẻ em đầu tiên ở Hoa Kỳ. 12% trẻ em chết ở độ tuổi từ 1 – 14 do ung thư. rất nhiều khối u ác tính đã được phát hiện lâm sàng ở trẻ em dưới năm tuổi, nhưng một sự thật tàn nhẫn là số lượng đáng kể của những khối u này xuất hiện từ lúc sinh ra hoặc trước khi được sinh ra. Tiến sĩ W. C. Hueber của Viện Ung thư Quốc Gia, một chuyên gia lỗi lạc về bệnh ung thư do môi trường, cho rằng bệnh ung thư bẩm sinh và ung thư ở trẻ nhỏ có thể liên quan đến hoạt động của những tác nhân gây ung thư mà người mẹ đã tiếp xúc trong suốt thời kỳ mang thai và chúng đã thâm nhập vào nhau thai để hoạt động ở mô bào thai đang phát triển. Thí nghiệm cho thấy rằng khi động vật càng nhỏ chịu ảnh hưởng của những tác nhân gây ung thư thì càng dễ bị mắc bệnh ung thư.

Tiến sĩ Francis ray ở Đại học Florida cảnh báo rằng _Chúng ta có thể bắt đầu căn bệnh ung thư ở trẻ em ngày nay bằng cách thêm hóa chất [vào thức ăn]… Chúng ta sẽ không biết tác động sẽ như thế nào, trong một hoặc hai thế hệ._Vấn đề liên quan đến chúng ta ở đây là những loại hóa chất chúng ta đang sử dụng trong nỗ lực điều khiển tự nhiên đóng vai trò trực tiếp hay gián tiếp gây ra ung thư. Với bằng chứng thu được từ thí nghiệm ở động vật, chúng ta có thể thấy rằng năm hoặc sáu loại thuốc diệt sinh vật gây hại được xem là chất sinh ung thư. Danh sách sẽ được nối dài hơn bởi các bác sĩ nếu chúng ta thêm những chất được cho là gây bệnh bạch cầu ở các bệnh nhân. Đây là một chứng cứ gián tiếp vì chúng ta không thể thí nghiệm ở con người, nhưng dù sao nó cũng rất ấn tượng. Những loại thuốc diệt sinh vật gây hại khác vẫn có thể được thêm vào khi chúng ta tính đến những chất mà tác dụng của chúng lên các mô và tế bào sống có thể được xem là nguyên nhân gián tiếp của khối u ác tính.

Một trong những loại thuốc diệt sinh vật gây hại dẫn đến ung thư sớm nhất là arsenic, sodium arsenite như một tác nhân diệt cỏ, calcium arsenate và những hợp chất khác. Sự liên quan giữa asen và bệnh ung thư ở người và động vật có tính lịch sử. Một ví dụ hấp dẫn về hậu quả của việc tiếp xúc với asen liên quan đến công trình nghiên cứu về vấn đề này ở những khối u do môi trường làm việc được thực hiện bởi Tiến sĩ Hueper.

Thành phố reichenstein ở Silesia là nơi có lịch sử ngàn năm khai thác những quặng vàng và bạc, và hàng trăm năm khai thác quặng arsenic. Qua Hàng thế kỷ, chất thải asen tích tụ ở vùng xung quanh các giếng mỏ và hòa vào dòng suối chảy từ trên núi xuống. Nước ngầm cũng trở nên ô nhiễm, và asen xâm nhập vào nguồn nước uống. Trải qua nhiều thế kỷ, nhiều dân cư ở vùng này mắc căn bệnh được gọi là bệnh reichenstein – bệnh mạn tính do asen kèm theo rối loạn các chức năng gan, da, hệ thống dạ dày và thần kinh. Căn bệnh này thường kèm theo khối u ác tính.

Bệnh reichenstein giờ đây hầu như chỉ còn trong lịch sử vì cách đây một phần tư thế kỷ, người ta đã cung cấp những nguồn nước mới loại bỏ arsenic. Tuy nhiên, tại tỉnh Cordoba ở Argentina, ngộ độc asen mãn tính kèm theo ung thư da là căn bệnh địa phương vì sự ô nhiễm nước uống bắt nguồn từ sự hình thành đá chứa loại hóa chất này.

Sẽ không khó để tạo những điều kiện gây bệnh giống như ở reichenstein vs Cordoba nếu cứ tiếp tục sử dụng thuốc trừ sâu có chứa arsenic. Ở Hoa Kỳ, đất trồng bị nhiễm arsenic của những khu đất trồng cây thuốc lá, vườn cây ăn quả ở miền Tây Bắc, và những vùng đất trồng cây việt quất ở miền Đông sẽ sớm dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.

Môi trường bị ô nhiễm asen ảnh hưởng không chỉ đến con người mà còn cả động vật. Có một báo cáo đáng chú ý từ Đức năm 1936. Ở một số vùng như Freiberg, Saxony, những lò nấu bạc và chì thải khí arsenic ra ngoài không khí; khí này lan sang những vùng quê lân cận và bám vào cây cối. Theo Tiến sĩ Hueper, ngựa, bò, dê, và heo ăn những thực vật nào có biểu hiện bị tổn hại về lông và độ dày của da. loài hươu sống ở những khu rừng bên cạnh thỉnh thoảng có những đốm màu bất thường và những cái bướu báo trước bệnh ung thư. Cả vật nuôi trong nhà và động vật hoang dã đều bị ảnh hưởng bởi _bệnh viêm ruột, loét dạ dày, và xơ gan do arsenic._Cừu được nuôi gần các lò nấu kim loại mắc căn bệnh ung thư xoang mũi;arsenic được tìm thấy ở não, gan, và bướu của chúng. Trong vùng này cũng ghi nhận cái chết bất thường ở côn trùng, đặc biệt là ong. Sau những trận mưa rửa trôi bụi arsenic từ lá cây và đưa chúng đến nguồn nước ở suối, ao tù, có rất nhiều cá chết.

Một ví dụ về chất sinh ung thư thuộc nhóm thuốc diệt sinh vật gây hại hữu cơ mới là một loại hóa chất được sử dụng rộng rãi để chống lại ve và bét. lịch sử của nó đưa ra rất nhiều bằng chứng rằng, mặc dù các biện pháp bảo vệ được pháp luật đưa ra, cộng đồng có thể tiếp xúc với chất sinh ung thư trong nhiều năm trước khi các thủ tục pháp lý chậm chạp có thể kiểm soát được tình trạng này. Câu chuyện thú vị từ một quan điểm khác chứng minh rằng cái mà hôm nay cộng đồng buộc phải chấp nhận là an toàn có thể trở nên thực sự nguy hiểm vào ngày mai.

Khi hóa chất này được giới thiệu vào năm 1955, nhà sản xuất đã xin cho phép chấp nhận một dư lượng nhỏ ở cây trồng sau khi được phun thuốc. Theo yêu cầu của pháp luật, ông ấy phải thử nghiệm hóa chất trên cơ thể động vật thí nghiệm và trình kết quả kèm theo giấy xin phép của ông ấy. Tuy nhiên, các nhà khoa học của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ làm sáng tỏ thí nghiệm này cho thấy xu hướng gây ung thư có thể xảy ra và ủy viên hội đồng đã đề nghị mức dư lượng cho phép bằng zero; đó là một cách khẳng định rằng theo pháp luật, không thể có những chất độc hại tồn dư ở thực phẩm. Những nhà sản xuất có quyền hợp pháp để xin cấp phép và sẽ được xem xét bởi ủy ban. Quyết định của ủy ban là một thỏa hiệp: mức cho phép với tỷ lệ 1 phần triệu sẽ được thực hiện và sản phẩm sẽ được bán trong vòng hai năm. Trong suốt thời gian này, sẽ có thêm nhiều thí nghiệm để xác định hóa chất có phải là một chất sinh ung thư hay không.

Mặc dù ủy ban không nói nhưng quyết định của họ biến cộng đồng thành những chú chuột lang thí nghiệm cho những chất được nghi là chất sinh ung thư cùng với chó và chuột thí nghiệm. Những động vật thí nghiệm cho kết quả nhanh hơn; và sau hai năm, rõ ràng tác nhân diệt ve bét này thực sự là một chất sinh ung thư. Thậm chí vào thời điểm này, năm 1957, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ không thể hủy bỏ ngay mức cho phép những chất độc hại tồn dư trong thực phẩm mà cộng đồng đang dùng. Cần phải có thêm một năm để thực hiện rất nhiều thủ tục pháp lý. Cuối cùng, vào tháng Mười Hai năm 1958, quyết định không cho phép tồn dư thuốc mà ủy viên hội đồng đưa ra vào năm 1955 mới có hiệu lực.

Đó không phải là chất sinh ung thư được biết duy nhất trong các loại thuốc diệt sinh vật gây hại. Ở thí nghiệm trên cơ thể động vật trong phòng thí nghiệm, DDT tạo ra khối u gan. Các nhà khoa học của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, những người báo cáo sự phát hiện ra các khối u này, không chắc làm thế nào để phân loại chúng nhưng họ cảm thấy rằng có lý do để cho rằng chúng là ung thư biểu mô tế bào gan độ thấp. Tiến sĩ Hueber đã phân loại DDT là một _tác nhân hóa học gây ung thư._Hai loại thuốc diệt cỏ thuộc nhóm carbamate, IPC và CIPC, được phát hiện đóng một vai trò trong việc gây ra những khối u dưới da ở chuột. Một Số khối u trong số đó là ác tính. Những hóa chất này bắt đầu sự chuyển đổi thành ác tính, và sau đó những hóa chất phổ biến khác trong môi trường sẽ hoàn thành sự chuyển đổi này.

Tác nhân diệt cỏ aminotriazole đã gây ra bệnh ung thư tuyến giáp ở động vật thí nghiệm. Nhiều người trồng cây nam việt quất năm 1959 đã lạm dụng loại hóa chất này, tạo ra những chất độc hại tích tụ lại ở trái cây bán trên thị trường. Trong cuộc tranh luận theo sau việc tịch thu trái nam việt quất gây bệnh của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, sự thật rằng hóa chất thực sự gây ung thư đã bị nghi ngờ, thậm chí bởi những người làm trong lĩnh vực y tế. Những sự kiện khoa học được đưa ra bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã chỉ rõ đặc tính gây ung thư của aminotriazole ở chuột trong phòng thí nghiệm. Khi loài động vật này được cho dùng hóa chất ở tỷ lệ 100 phần triệu trong nước uống (hoặc đẩy một thìa cà phê hóa chất trong 10.000 thìa cà phê nước), chúng bắt đầu phát triển khối u tuyến giáp ở tuần thứ 68. Sau hai năm, những khối u như vậy xuất hiện ở hơn một nửa số chuột được thí nghiệm. Chúng được chẩn đoán thuộc nhiều loại khối u lành tính và ác tính khác nhau. Khối u cũng xuất hiện khi chó ăn ở mức độ thấp hơn – trong thực tế, không tìm thấy được mức độ không gây ảnh hưởng.

Vẫn chưa đủ thời gian để phát hiện đầy đủ ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hydrocacbon clo hóa mới và các loại thuốc diệt cỏ hiện đại. Nhiều sự độc hại phát triển chậm đến mức bệnh nhân phải trải qua một khoảng thời gian đáng kể mới thấy được biểu hiện của những triệu chứng lâm sàng. Vào đầu những năm 1920, những người phụ nữ vẽ hình dạ quang lên mặt đồng hồ nuốt phải một lượng nhỏ radium do họ chạm bút lông vào môi; một vài người trong số họ bị mắc căn bệnh ung thư sau quãng thời gian khoảng 15 năm hoặc hơn. Một số căn bệnh ung thư do công việc tiếp xúc với các tác nhân hóa chất gây ung thư sẽ có biểu hiện sau 15 đến 30 năm hoặc hơn.

Khác với việc tiếp xúc những chất sinh ung thư khác nhau này, những tiếp xúc đầu tiên với DDT đã có từ khoảng năm 1942 đối với những nhân viên quân sự và từ khoảng năm 1945 đối với thường dân, và mãi cho đến đầu những năm năm mươi, một lượng lớn hóa chất bảo vệ thực vật mới được sử dụng. Sự phát triển mầm mống độc hại đã được gây ra bởi những hóa chất này.

Tuy nhiên, có một ngoại lệ cho việc tình trạng ác tính thường ngấm ngầm trong một khoảng thời gian dài. Trường hợp ngoại lệ này là bệnh bạch cầu. Những người còn sống sót ở Hiroshima bắt đầu mắc bệnh bạch cầu chỉ sau ba năm kể từ trận thả bom nguyên tử, và bây giờ đó là lý do để tin rằng tình trạng ác tính có thể bộc phát nhanh hơn. Những loại bệnh ung thư khác có thể được phát hiện trong thời gian tương đối ngắn như vậy, nhưng hiện tại bệnh bạch cầu là trường hợp ngoại lệ đối với quy luật chậm phát triển của bệnh.

Trong thời kỳ số lượng các thuốc diệt sinh vật gây hại ngày càng tăng, tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu cũng tăng đều. Con số thống kê của Cơ quan thống kê dân số quốc gia cho thấy sự tăng lên về số lượng của các bệnh ác tính ở các mô hình thành máu. Năm 1960, chỉ riêng bệnh bạch cầu đã gây tử vong 12. 290 bệnh nhân. Tử vong do các bệnh ác tính ở máu và bạch huyết lên tới 25.400 người, tăng rõ rệt so với con số 16. 690 ở năm 1950.

Sự gia tăng này không chỉ giới hạn ở Hoa Kỳ; ở các quốc gia, tử vong do bệnh bạch cầu ở mọi lứa tuổi đang tăng ở mức 4 – 5%/năm. Điều này có nghĩa là gì? Có phải tần suất ngày nay con người tiếp xúc với những tác nhân gây chết người ngày càng tăng hay không?Những cơ quan nổi tiếng thế giới như Mayo Clinic nhận vào hàng trăm bệnh nhân mắc bệnh ở các cơ quan tạo máu. Tiến sĩ Malcolm Hargraves và cộng sự của ông ở Khoa huyết học của tổ chức Mayo Clinic báo cáo rằng hầu hết không có ngoại lệ, những bệnh nhân này đã từng tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại, bao gồm những thuốc phun chứa DDT, chlordane, benzene, lindane, và sản phẩm chưng cất dầu mỏ.

Tiến sĩ Hargraves tin rằng những căn bệnh từ môi trường liên quan đến việc sử dụng nhiều chất độc hại ngày càng tăng,đặc biệt trong mười năm qua. Từ thử nghiệm lâm sàng tổng quát, ông cho rằng _đa số bệnh nhân mắc chứng bệnh rối loạn tạo máu và bệnh bạch huyết đã có tiếp xúc đáng kể với nhiều hydrocacbon có trong các loại thuốc diệt sinh vật gây hại hiện nay. Chuyên gia này đang lưu giữ rất nhiều tiền sử bệnh chi tiết của mỗi bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu và chứng thiếu máu không tái tạo mà ông đã gặp. Ông nói rằng: _Họ đã tiếp xúc khá nhiều với những tác nhân môi trường này._Những lịch sử bệnh này thể hiện điều gì? Một trường hợp có liên quan đến một người nội trợ vô cùng ghét loài nhện. Vào giữa tháng Tám, bà ấy đi kiểm tra tầng hầm với một bình xịt thuốc trừ sâu chứa DDT và sản phẩm chưng cất dầu mỏ. Bà ấy xịt khắp tầng hầm, dưới cầu thang, trong tủ trái cây và những khu vực xung quanh trần nhà và xà. Sau khi xịt xong, bà ấy bắt đầu cảm thấy không được khỏe, buồn nôn, bà thực sự lo lắng và hốt hoảng. Tuy nhiên, vài ngày sau bà cảm thấy khỏe hơn và dường như không nghi ngờ về lý do bà bị như vậy. Bà ấy lặp lại việc làm đó vào tháng Chín, trải qua hai lần xịt, bà bị bệnh, rồi lại tạm thời hồi phục và xịt thêm lần nữa. Sau lần thứ ba sử dụng thuốc xịt, triệu chứng mới đã xuất hiện: sốt, đau ở khớp xương và khó chịu, viêm tĩnh mạch cấp tính ở một chân. Khi Được Tiến sĩ Hargraves chẩn đoán, bà ấy bị phát hiện mắc bệnh bạch cầu cấp tính. Và đã chết sau đó một tháng.

Một bệnh nhân khác của Hargraves là một người làm việc trong văn phòng ở một tòa nhà cũ kỹ đầy gián. Cảm thấy bị quấy rối bởi những con gián này, anh ấy đã tìm được biện pháp xử lý. Anh ấy dành cả một ngày chủ nhật để xịt thuốc ở tầng hầm và tất cả những khu vực không có người.

Thuốc xịt là DDT 25% trong một dung môi chứa methylated phamethaneola. Chỉ trong một thời gian ngắn, anh ấy bị thâm tím cơ thể và xuất huyết. Anh ấy bị chảy máu lâm sàng do xuất huyết. Những nghiên cứu ở máu của bệnh nhân này cho thấy sự suy nhược tủy xương nghiêm trọng, gọi là bệnh suy tủy xương. Trong năm tháng rưỡi tiếp theo, anh ấy được truyền máu 59 lần cùng với phương pháp điều trị khác. Anh ấy đã được hồi phục từng phần nhưng khoảng chín năm sau đó đã phát triển thành bệnh bạch cầu gây tử vong.

Ở những nơi có thuốc diệt sinh vật gây hại, những hóa chất dễ thấy nhất trong lịch sử bệnh là DDT, lindane, benzene hexachloride, nitrophenol, paradichlorobenzene (băng phiến) diệt bướm đêm, chlordane, và những dung môi chứa chúng. Như vị bác sĩ này nhấn mạnh, việc chỉ tiếp xúc với một hóa chất là một trường hợp ngoại lệ. Sản phẩm công nghiệp thường chứa các hợp chất của nhiều loại hóa chất, lơ lửng trong phần chưng cất dầu mỏ với một số tác nhân phân tán. Hydrocacbon thơm và hydrocacbon no của tá dược có thể là một yếu tố chính làm tổn hại cơ quan hình thành máu. Từ thực tế thay vì quan điểm y học, sự đặc biệt này ít quan trọng vì các dung môi dầu mỏ là một phần không thể tách rời của hầu hết việc phun xịt.

Tài liệu y học về đề tài này và của những quốc gia khác chứa nhiều trường hợp đặc biệt chứng minh niềm tin của Tiến sĩ Hargraves về quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa hóa chất với bệnh bạch cầu và những rối loạn về máu. Chúng ảnh hưởng đến mọi người trong cuộc sống hằng ngày như những người nông dân phải hứng chịu thuốc rơi xuống từ thiết bị xịt hoặc máy bay phun, một sinh viên đại học phải xịt kiến trong phòng học và ở lại đó để học bài, một người phụ nữ đặt một bình xịt lindane trong nhà, một công nhân ở cánh đồng bông được phun chlordane và toxaphene. Chúng Mang đến những câu chuyện về bi kịch của con người như câu chuyện về hai anh em họ ở Czechoslovakia. Họ sống ở cùng một thị trấn, lúc nào cũng cùng làm việc và vui chơi cùng nhau. Công việc cuối cùng và nguy hiểm nhất của họ là dỡ những bao thuốc trừ sâu (benzene hexachloride).

Tám tháng sau, một trong hai cậu trai này chết vì mắc bệnh bạch cầu cấp tính. Cũng khoảng thời gian đó, người anh em của cậu trai này cũng bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và lên cơn sốt. Trong khoảng ba tháng, triệu chứng của cậu ấy ngày càng nặng hơn và phải nhập viện. Một lần nữa chẩn đoán cho thấy đó là bệnh bạch cầu cấp tính, và một lần nữa căn bệnh lạ gây chết người.

Và có một trường hợp của một nông dân người Thụy Điển, gợi nhớ lại người đánh cá nhật Bản Kuboyama của tàu cá ngừ Lucky Dragon. giống như Kuboyama, người nông dân này từng là một người khỏe mạnh, kiếmsống từ đất trồng cũng như Kuboyama kiếm sống từ biển. Ở mỗi người, một loại chất độc mang đến một bản án tử hình. Người nông dân này phải bảo vệ khoảng 60 mẫu đất bằng bụi thuốc chứa DHA và benzene hexachloride. Khi ông ấy làm việc, những luồng gió mang những đám bụi nhỏ xoáy quanh người ông. Một báo cáo từ phòng khám đa khoa ở lund nói rằng: Vào buổi tối, ông ấy cảm thấy mệt mỏi bất thường, và trong suốt những ngày tiếp theo ông cảm thấy yếu ớt cả người, đau lưng, đau chân như bị cảm lạnh, và buộc phải nằm trên giường. Tình trạng của ông ngày càng tệ hơn, tuy nhiên, vào ngày 19 tháng năm [một tuần sau ngày phun thuốc] ông xin nhập viện ở một bệnh viện địa phương. Ông bị sốt cao, và đếm tế bào máu cho thấy sự bất thường. Ông được chuyển đến phòng khám đa khoa. Ông đã mất tại đây sau khoảng hai tháng rưỡi nằm viện. Xét Nghiệm sau khi chết cho thấy tủy xương đã bị suy yếu hoàn toàn.

Một quá trình thiết yếu và bình thường như sự phân bào có thể trở nên thay đổi như thế nào là một vấn đề thu hút sự quan tâm của vô số nhà khoa học và chiếm số tiền nghiên cứu nhiều vô kể. Điều gì xảy ra trong một tế bào để biến sự nhân lên của nó thành một sự gia tăng dữ dội và không kiểm soát của bệnh ung thư?Chắc hẳn sẽ có nhiều câu trả lời được tìm thấy. Ung thư là một căn bệnh mang nhiều lốt vỏ, xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau về nguồn gốc, diễn biến phát triển, và những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoặc giảm đi của chúng. Vì thế chắc chắn sẽ có rất nhiều nguyên nhân. Có thể chỉ có một vài dạng tổn thương cơ bản đến tế bào là nguyên nhân gây ra.

Trong những nghiên cứu được thực hiện rộng rãi, có khi không phải là nghiên cứu về bệnh ung thư, chúng ta sẽ thấy được những khái niệm mơ hồ mà một ngày nào đó sẽ được làm sáng tỏ.

Một lần nữa, chúng ta thấy rằng, chỉ bằng cách nhìn vào một số đơn vị nhỏ nhất của sự sống, như tế bào và nhiễm sắc thể, chúng ta có thể nhận ra cần có tầm nhìn xa hơn để hiểu thấu những bí ẩn này. Trong thế giới vi mô, chúng ta phải tìm kiếm những yếu tố khiến những cơ cấu chức năng tuyệt diệu của tế bào chệch ra khỏi khuôn mẫu bình thường của chúng.

Một trong những học thuyết ấn tượng nhất về nguồn gốc của tế bào ung thư được trình bày bởi một nhà sinh hóa học người Đức, giáo sư otto Warburg của Viện Sinh lý tế bào Max Planck. Warburg đã tận tụy cả đời để nghiên cứu về những quá trình phức tạp của sự oxy hóa bên trong tế bào.

Bên ngoài nền tảng hiểu biết rộng lớn này đã tạo ra sự giải thích dễ hiểu và thú vị về cách một tế bào bình thường trở thành ác tính.

Warburg cho rằng phóng xạ hoặc chất sinh ung thư hóa học hoạt động bằng cách phá hủy sự hô hấp của những tế bào bình thường và lấy đi năng lượng của chúng. Hoạt động này có thể là do thường xuyên nhận được một lượng phóng xạ nhỏ. Khi đã hoàn tất, ảnh hưởng không thể thay đổi được.

Tế bào không chết ngay nhờ vào ảnh hưởng của sự đấu tranh để bù đắp cho phần năng lượng bị mất đi. Chúng không thể tiếp tục chu trình tạo ra một lượng lớn ATP hiệu quả nữa mà quay lại một biện pháp kém hiệu quả hơn, đó là lên men. Cuộc chiến sinh tồn bằng cách lên men tiếp tục trong một thời gian dài. Quá trình này tiếp tục bằng cách đảm bảo sự phân bào để tất cả tế bào con có được phương pháp hô hấp bất thường này. Khi một tế bào mất đi sự hô hấp bình thường thì không thể giữ lại – không phải trong một năm, không phải trong một thập niên hoặc nhiều thập niên. Nhưng dần dần, trong cuộc chiến lấy lại năng lượng bị mất đi này, những tế bào còn sống bắt đầu bù đắp năng lượng bằng cách tăng sự lên men. Đây là một cuộc chiến theo học thuyết C. Darwin, chỉ có những gì khỏe mạnh và thích hợp nhất mới có thể tồn tại. Cuối cùng, chúng đạt đến thời điểm mà sự lên men có thể sản xuất ra nhiều năng lượng như hô hấp. Vào thời điểm này, có thể nói tế bào ung thư đã được tạo ra từ một tế bào thân bình thường.

Học thuyết của Warburg đã làm sáng tỏ nhiều điều cần giải đáp khác.

Quá trình âm ỉ lâu dài của nhiều bệnh ung thư là thời gian cần thiết cho một số lần phân bào nhất định mà trong suốt quá trình này, sự lên men tăng dần lên sau khi quá trình hô hấp bị tổn hại. Thời gian cần thiết cho sự lên men trở nên trội hơn khác nhau ở các loài vì tỷ lệ lên men khác nhau: ở chuột, khoảng thời gian này ngắn và bệnh ung thư bộc phát nhanh chóng;còn đối với người, thời gian dài (thậm chí hàng thập niên), sự phát triển của những khối u ác tính diễn ra chậm.

Học thuyết của Warburg cũng giải thích tại sao việc nhận được lượng phóng xạ nhỏ nhiều lần của một chất sinh ung thư nguy hiểm hơn nhiều so với những tình trạng chỉ nhận được một lượng lớn phóng xạ. Một lượng phóng xạ lớn có thể giết chết tế bào ngay lập tức, trong khi những lượng phóng xạ nhỏ cho phép một số tế bào có thể sống được, dù ở trong tình trạng tổn thương. Những tế bào còn sống sót này sau đó có thể phát triển thành tế bào ung thư. Đó là lý do tại sao không có một lượng phóng xạ nhận được nào là _an toàn._Trong học thuyết của Warburg, chúng ta cũng có thể tìm được sự giải thích cho một sự thật khó hiểu khác – cùng một tác nhân có thể hữu hiệu trong điều trị bệnh ung thư và cũng có thể gây ra bệnh ung thư. Như mọi người đều biết, đó là phóng xạ có thể giết chết tế bào ung thư nhưng cũng có thể gây ra ung thư. Tại sao lại như vậy? Cả hai hình thức của tác nhân này đều gây tổn hại đến sự hô hấp. Tế bào ung thư có sự hô hấp kém, vì thế nếu bị tổn hại thêm chúng sẽ chết đi. Những tế bào bình thường khi bị tổn thương đến hô hấp lần thứ nhất thì không bị giết chết nhưng sẽ bị đặt vào tình trạng có thể dẫn đến khối u ác tính.

Ý nghĩ của Warburg đã được xác nhận vào năm 1953 khi những nhà nghiên cứu khác có thể biến những tế bào bình thường thành tế bào ung thư đơn thuần bằng cách lấy đi oxy của chúng một cách không liên tục trong những khoảng thời gian dài. Sau đó vài năm 1961, một sự xác nhận nữa đã xuất hiện. lúc bấy giờ là từ động vật sống thay vì nuôi cấy mô.

Người ta đã tiêm chất đồng vị phóng xạ vào những chú chuột bị ung thư.

Sau đó bằng cách đo kỹ lưỡng hơi thở của chúng, người ta thấy rằng tỷ lệ lên men cao hơn bình thường một cách rõ rệt, giống như Warburg đã biết trước.

Được đo bởi tiêu chuẩn do Warburg đưa ra, nhiều thuốc diệt sinh vật gây hại hoàn toàn đạt tiêu chuẩn chất sinh ung thư. Như chúng ta đã thấy trong chương trước, nhiều loại hydrocacbon clo hóa, phenol, và một số thuốc diệt cỏ cản trở quá trình oxy hóa và cung cấp năng lượng trong tế bào. Bằng những cách này, chúng có thể tạo ra những tế bào ung thư tiềm ẩn chứa một khối u ác tính nằm yên trong một thời gian dài và không bị phát hiện cho đến cuối cùng – nguyên nhân gây ra ung thư đã bị lãng quên và thậm chí không ai nghi ngờ – nó bùng phát thành căn bệnh ung thư mà ta có thể nhận ra được.

Một con đường khác dẫn đến ung thư có thể là nhiễm sắc thể. Nhiều nhà khoa học xuất sắc nhất trong lĩnh vực này nghi ngờ về tác nhân tổn hại nhiễm sắc thể, cản trở sự phân bào, hoặc gây ra đột biến. Theo quan điểm của những nhà nghiên cứu này, đột biến bất kỳ là một nguyên nhân tiềm ẩn của ung thư. Mặc dù những cuộc thảo luận về đột biến thường liên quan đến đột biến ở nguyên bào, đột biến này có thể ảnh hưởng đến thế hệ tương lai, nhưng cũng có thể gây đột biến ở tế bào thân. Theo thuyết đột biến về nguồn gốc của ung thư, một tế bào, có thể dưới ảnh hưởng của phóng xạ hoặc một hóa chất, hình thành một đột biến cho phép tế bào nào tránh khỏi sự điều khiển phân bào của cơ thể. Vì thế tế bào này có thể nhân lên rất nhiều lần ở một cách dữ dội và mất kiểm soát. Các tế bào mới được sinh ra từ những sự phân bào này cũng có khả năng thoát khỏi sự điều khiển. Và khi đủ thời gian, những tế bào này gom lại tạo thành một căn bệnh ung thư.

Những người điều tra nghiên cứu khác đã chỉ ra sự thật rằng nhiễm sắc thể trong tế bào ung thư không bền; chúng có xu hướng bị phá vỡ hoặc thiệt hại, số lượng có thể thay đổi, và thậm chí có thể ở dạng cặp.

Những người điều tra nghiên cứu đầu tiên phát hiện ra những bất thường của nhiễm sắc thể tạo ra khối u ác tính là Albert levan và John J. Biesele, làm việc tại Viện Sloan – Kettering ở New York. Khi nói về cái xuất hiện trước, khối u ác tính hay sự rối loạn nhiễm sắc thể, những nhà nghiên cứu này không chút ngần ngại khẳng định rằng những sự bất thường ở nhiễm sắc thể xuất hiện trước khối u ác tính. Có lẽ họ nghiên cứu, sau sự tổn thương nhiễm sắc thể ban đầu và dẫn đến sự không ổn định là một thời gian dài thực hiện phương pháp thử và sai qua các thế hệ tế bào (thời kỳ dài âm ỉ của khối u ác tính). Trong suốt thời gian này, các đột biến được tích lũy lại cho phép tế bào tránh khỏi trạng thái được kiểm soát và dẫn đến sự nhân lên mất kiểm soát, đó là ung thư.

Ojvind Winge, một trong những người đề xướng đầu tiên của học thuyết về tính không ổn định của nhiễm sắc thể nhận định rằng sự nhân đôi nhiễm sắc thể là đặc biệt quan trọng. Có một sự trùng hợp là benzene hexachloride và những chất cùng loại, và lindane tạo nên sự nhân đôi nhiễm sắc thể ở thực vật thí nghiệm – và những hóa chất này liên quan đến những trường hợp đã được dẫn chứng của bệnh thiếu máu gây tử vong. Tác nhân nào trong những thuốc diệt sinh vật gây hại khác cản trở sự phân bào, phá vỡ nhiễm sắc thể, gây ra đột biến?Rất dễ để hiểu tại sao bệnh bạch cầu có thể là một trong những bệnh phổ biến nhất được gây ra khi tiếp xúc với phóng xạ hoặc hóa chất. Mục tiêu chính của các tác nhân vật lý hoặc hóa học gây đột biến là những tế bào phải trải qua sự phân chia đặc biệt. Tủy xương là nơi chủ yếu tạo ra hồng cầu trong suốt quá trình sống, mỗi giây chuyển 10 triệu tế bào máu mới vào dòng máu trong cơ thể người. Bạch cầu được hình thành ở tuyến bạch huyết và trong một số tế bào tủy với tỷ lệ có thể thay đổi nhưng vẫn cao.

Một số hóa chất, một lần nữa nhắc chúng ta nhớ đến sản phẩm phóng xạ như strontium 90, rất thích tủy xương. Benzene, một thành phần thường gặp của dung môi thuốc trừ sâu, xâm nhập vào tủy và ở lại đó trong một thời gian khoảng 20 tháng. Trong tài liệu y học, từ lâu benzene được thừa nhận là một tác nhân của bệnh bạch cầu.

Những mô đang phát triển nhanh chóng của một đứa bé sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các tế bào ung thư. Sir Macfarlane Burnet đã chỉ ra rằng không chỉ bệnh bạch cầu đang tăng lên khắp thế giới mà nó còn trở nên phổ biến ở độ tuổi từ ba đến bốn tuổi. Theo vị chuyên gia này,_Cao điểm giữa độ tuổi ba và bốn hầu như không có sự giải thích nào khác ngoài việc tiếp xúc của cơ thể non nớt với tác nhân gây đột biến ở gần thời điểm sinh ra._Một tác nhân gây đột biến khác tạo ra ung thư là urethane. Khi chuột mẹ đang mang thai bị nhiễm loại hóa chất này thì không chỉ chuột mẹ bị mắc bệnh ung thư phổi mà chuột con cũng sẽ bị mắc bệnh. Sự tiếp xúc với urethane trước khi sinh của chuột con trong những thí nghiệm nào chứng minh rằng những hóa chất này chắc hẳn đã thâm nhập qua nhau thai. Như Tiến sĩ Hueber đã cảnh báo, ở những người đã tiếp xúc với urethane hay những hóa chất tương tự, có thể những khối u đã hình thành ở những đứa trẻ do tiếp xúc trước khi sinh.

Urethane cũng như một carbamate về phương diện hóa học có liên quan đến thuốc diệt cỏ IPC và IPC. Mặc dù đã được cảnh báo bởi các chuyên gia về ung thư, hiện nay carbamate vẫn được sử dụng rộng rãi, không chỉnh thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, và thuốc diệt nấm mà còn có ở rất nhiều sản phẩm như chất hóa dẻo, thuốc, quần áo, và vật liệu cách ly.

Con đường dẫn đến ung thư cũng có thể là một con đường gián tiếp.

Một chất không phải là chất sinh ung thư ở khả năng bình thường có thể làm rối loạn chức năng của một số bộ phận cơ thể như cách mà khối u ác tính tạo ra. Các căn bệnh ung thư, đặc biệt ở hệ sinh sản, là những ví dụ quan trọng. Những bệnh ung thư này xuất hiện liên quan đến sự rối loạn cân bằng hormone giới tính. Những rối loạn trong một số trường hợp có thể là kết quả của một số tác nhân làm ảnh hưởng đến khả năng của gan trong việc duy trì mức độ thích hợp của những hormone này. Những Hydrocacbon chứa clo chính là một tác nhân tạo ra loại chất sinh ung thư gián tiếp này bởi vì tất cả chúng đều độc hại đối với gan.

Hormone giới tính có mặt bình thường trong cơ thể và thực hiện chức năng kích thích tăng trưởng trong mối quan hệ với những tế bào sinh sản.

Nhưng cơ thể có sẵn sự bảo vệ chống lại sự tích lũy quá mức, đối với những hoạt động của gan để giữ sự cân bằng thích hợp giữa hormone nam và nữ (cả hai đều được sản xuất trong cơ thể của cả hai giới tính nhưng khác nhau về số lượng) và ngăn sự tích lũy quá mức. Tuy nhiên, cơ thể sẽ không thể thực hiện việc này nếu bị tổn thương bởi bệnh hay hóa chất, hoặc nếu nguồn cung cấp vitamin B tổng hợp bị giảm đi. Dưới những điều kiện này, estrogen tăng lên ở mức độ cao bất thường.

Vậy ảnh hưởng là gì? Đã có nhiều bằng chứng từ thí nghiệm ở động vật.

Một nhà nghiên cứu điều tra ở Viện Rockefeller trong một nghiên cứu y tế nhận thấy rằng thỏ bị tổn thương ở gan do bệnh cho thấy tỷ lệ mắc phải khối u tử cung rất cao. Những khối u tử cung này được cho là hình thành do gan đã không còn khả năng ngăn hoạt động của estrogen trong máu, vì thế chúng chuyển thành cấp độ sinh ung thư. Những thí nghiệm mở rộng ở chuột, chuột lang và khỉ cho thấy sự kiểm soát estrogen trong một thời gian dài (không nhất thiết ở cấp độ cao) đã tạo nên thay đổi ở mô của các cơ quan sinh dục. Những khối u ở cật chuột đồng đã được tạo ra bằng cách kiểm soát estrogen.

Mặc dù có nhiều ý kiến y học khác nhau nhưng đã có nhiều bằng chứng hỗ trợ cho quan điểm rằng ở mô người cũng có thể xảy ra ảnh hưởng giống như vậy. Những nhà nghiên cứu điều tra tại Bệnh viện hoàng gia Victoria ở Đại học Mcgill nhận thấy hai phần ba trong số 150 trường hợp ung thư tử cung mà họ nghiên cứu cho ra bằng chứng về mức độ estrogen cao bất thường. Trong 90% của một nhóm 20 trường hợp khác, hoạt tính của estrogen cũng cao như vậy.

Tổn thương tế bào gan có thể đủ để cản trở sự bài tiết estrogen mà không cần sự phát hiện tổn thương bằng thử nghiệm. Tổn thương này có thể được gây ra dễ dàng bằng hydrocacbon clo hóa, như chúng ta đã thấy chúng tạo nên thay đổi ở tế bào gan chỉ với một lượng nhỏ. Chúng cũng có thể làm mất đi vitamin B. Điều này thực sự quan trọng cho những bằng chứng khác chứng minh vai trò bảo vệ của những vitamin chống ung thư này. C. P. rhoads, nguyên giám đốc Viện Sloan – Kettering về nghiên cứu ung thư thấy rằng những động vật thí nghiệm tiếp xúc với một chất sinh ung thư hóa học cực mạnh không bị ung thư nếu chúng được cho ăn men, một nguồn giàu vitamin B tự nhiên. Sự thiếu những vitamin này đã được tìm thấy đi kèm với bệnh ung thư miệng và ung thư ở những nơi khác trong bộ máy tiêu hóa. Điều này không chỉ được quan sát ở Hoa Kỳ mà còn ở những khu vực miền Bắc xa xôi của Thụy Điển và Phần lan, những nơi chế độ ăn uống thường thiếu vitamin. Nhóm người có thể bị ung thư gan nguyên phát, ví dụ như bộ tộc Bantu ở châu Phi, thường bị suy dinh dưỡng.

Ở Hy lạp, sau chiến tranh, bệnh ung thư vú ở nam tăng lên vào thời kỳ xảy ra nạn đói.

Tóm lại, luận cứ về vai trò gián tiếp của thuốc diệt sinh vật gây hại đối với bệnh ung thư dựa trên khả năng đã được chứng minh của chúng về sự gây hại đến gan và giảm nguồn cung cấp vitamin B, dẫn đến tăng estrogen_nội sinh_ hoặc do cơ thể tự sản xuất. Thêm vào đó là nhiều loại estrogen tổng hợp mà chúng ta tiếp xúc ngày càng nhiều – trong mỹ phẩm, thuốc, thực phẩm. Tác động kết hợp là một vấn đề rất đáng lo ngại.

Sự tiếp xúc của con người với hóa chất gây ung thư (bao gồm thuốc diệt sinh vật gây hại) không thể hạn chế và rất đa dạng. Một người có thể tiếp xúc với cùng một loại hóa chất bằng nhiều cách. Ví dụ như arsenic.

Arsenic tồn tại trong môi trường của mỗi người bằng nhiều lớp vỏ: như một chất gây ô nhiễm không khí và nước, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm, trong thuốc, mỹ phẩm, chất bảo quản gỗ, hoặc chất tạo màu trong sơn và mực. Nếu chỉ có một sự tiếp xúc trong số này thì không thể đủ để làm khối u ác tính sớm xuất hiện – tuy nhiên, một lượng được cho là an toàn có thể đủ để tạo nên một tỷ lệ cao khi kết hợp với những_lượng an toàn_ khác.

Sự tổn hại có thể được gây ra bởi hai hoặc nhiều chất sinh ung thư hoạt động với nhau, vì thế có sự kết hợp tác động của chúng. Ví dụ, một người tiếp xúc với DDT hầu hết chắc chắn đã tiếp xúc với những hydrocarbon gây tổn hại đến gan được sử dụng rộng rãi như dung môi, thuốc tẩy sơn, chất tẩy nhờn, dung dịch làm sạch khí, và thuốc gây mê. Đâu có thể là một_liều lượng an toàn_ của DDT?Tình hình thậm chí phức tạp hơn vì một hóa chất có thể tác động một hóa chất khác để thay đổi tác dụng của nó. Ung thư thỉnh thoảng có thể đòi hỏi hoạt động kết hợp của hai loại hóa chất. Một trong số chúng kích thích tế bào hoặc mô để sau đó dưới hoạt động của chất còn lại hoặc tác nhân thúc đẩy ung thư, khối u ác tính có thể hình thành. Vì thế, thuốc bảo vệ thực vật IPC và IPC có thể hoạt động như một chất khởi đầu sự hình thành khối u da, gieo mầm mống cho khối u ác tính và những khối u này có thể được tạo nên nhờ vào một chất khác – có thể là một loại thuốc tẩy sạch thông dụng.

Cũng có một sự tương tác giữa các tác nhân vật lý và hóa học. Bệnh Bạch cầu có thể xảy ra theo một quá trình gồm hai bước, thay đổi ác tính được khởi nguồn từ tia X, và sau đó là hoạt động thúc đẩy của một hóa chất, chẳng hạn như urethane. Sự tiếp xúc ngày càng tăng của con người với phóng xạ từ nhiều nguồn khác nhau cùng sự tiếp xúc với một loạt các hóa chất đặt ra một vấn đề nghiêm trọng mới cho thế giới hiện đại.

Sự ô nhiễm nguồn nước do các vật chất mang tính phóng xạ dẫn đến một vấn đề mới. Những vật chất như vậy tồn tại như một chất gây ô nhiễm trong nước chứa hóa chất. Chúng có thể thay đổi đặc tính của hóa chất bằng ảnh hưởng của bức xạ ion hóa, sắp xếp lại các nguyên tử để tạo ra những hóa chất mới.

Những chuyên gia về ô nhiễm nước khắp Hoa Kỳ lo lắng về vấn đề thuốc tẩy sạch đang là một chất gây ô nhiễm rắc rối và phổ quát của nguồn nước công cộng. Không có cách xử lý thực tế nào để loại bỏ chúng. Một số chất tẩy sạch có thể sinh ung thư một cách gián tiếp. Chúng có thể thúc đẩy ung thư bằng cách hoạt động ở lớp ngoài của bộ máy tiêu hóa, thay đổi các mô để chúng có thể hấp thu những hóa chất nguy hiểm, làm tác động của chúng mạnh hơn. Nhưng ai có thể dự báo trước và thay đổi những hoạt động này. Đâu là một lượng có thể an toàn của một chất sinh ung thư trừ một lượng bằng không?Chúng ta đã liều cả tính mạng của mình khi cho phép các tác nhân gây ung thư ở trong môi trường của chúng ta như đã được chứng minh rõ bởi việc vừa xảy ra. Mùa xuân năm 1961, một nạn dịch bệnh ung thư gan đã xuất hiện ở cá hồi cầu vồng tại những nơi ấp trứng của liên bang, tiểubang và tư nhân. Cá hồi của cả những khu vực miền Đông và miền Tây Hoa Kỳ đều bị ảnh hưởng. Thực tế ở một số vùng, 100% cá hồi trên ba năm tuổi đều mắc bệnh ung thư. Phát hiện này được tìm thấy do kế hoạch đã được đề ra trong báo cáo về khối u ở cá giữa Bộ phận ung thư do môi trường của Viện Ung thư Quốc gia và Cục Cá và Động vật hoang dã Hoa Kỳ nên đã có những cảnh báo rất sớm về thảm họa ung thư ở người do tác nhân gây ô nhiễm nước.

Mặc dù nghiên cứu vẫn được thực hiện để xác định nguyên nhân chính xác của nạn dịch ở khắp một vùng rộng lớn. Bằng chứng tốt nhất được chỉ ra là một số chất có trong thức ăn được chuẩn bị ở nơi ấp trứng. Các thức ăn này chứa nhiều phụ gia hóa học và những chất dùng để làm thuốc cùng với những thực phẩm cơ bản.

Câu chuyện về cá hồi là một ví dụ quan trọng từ nhiều lý do, nhưng chủ yếu là ví dụ cho điều có thể xảy ra khi một chất sinh ung thư có tác dụng mạnh được đưa vào môi trường của bất kỳ một loài sinh vật nào. Tiến sĩ Heuer đã mô tả nạn dịch này như một lời cảnh báo rằng chúng ta cần phải quan tâm nhiều để kiểm soát số lượng và sự đa dạng của các chất sinh ung thư từ môi trường. Tiến sĩ Hueper nói rằng, nếu không thực hiện những biện pháp ngăn ngừa thì thảm họa tương tự sẽ nhanh chóng xảy ra ở con người.

Như một nhà điều tra nghiên cứu đã phát biểu, sự phát hiện chúng ta đang sống trong một biển chất sinh ung thư thực sự gây hoang mang, có thể dễ dẫn đến những phản ứng tuyệt vọng và tư tưởng chủ bại. Sự phản ứng thường là: Đó không phải là một tình trạng vô vọng chứ? Không Phải là dù có nỗ lực cũng không xóa bỏ được những tác nhân gây ung thư đúng không? Không phải là chúng ta không nên lãng phí thời gian để thử nghiệm thay vì nỗ lực nghiên cứu để tìm ra một phương thuốc trị bệnh ung thư phải không?

Khi câu hỏi này được đặt ra với Tiến sĩ Hueper, người đã dành nhiều năm để chuyên nghiên cứu về ung thư, ông trả lời với một sự sâu sắc của một người đã tìm hiểu lâu về vấn đề này và dành thời gian cả đời để nghiên cứu và thí nghiệm. Tiến sĩ Hueber tin rằng tình huống ngày nay chúng ta quan tâm về bệnh ung thư rất giống với tình huống con người quan tâm về bệnh lây nhiễm vào những năm cuối thế kỷ XX. Mối quan hệ nguyên nhân kết quả giữa sinh vật gây bệnh và nhiều loại bệnh đã được đưa ra qua nghiên cứu nổi bật của Pasteur và Koch. Các nhà y học và thậm chí là cộng đồng đã nhận thức được rằng có một số lượng khổng lồ những vi sinh vật có khả năng gây bệnh sống trong môi trường của con người cũng giống như các chất sinh ung thư tràn ngập xung quanh chúng ta.

Nhiều bệnh lây nhiễm giờ đây đã được kiểm soát ở mức độ vừa phải và thậm chí một số bệnh đã thực sự bị loại bỏ. Dù tình trạng nổi bật là những người không chuyên môn nghĩ về những viên đạn thần kỳnhững liều thuốc kỳ diệu, nhưng hầu hết những trận đánh quyết liệt trong chiến tranh chống lại bệnh lây nhiễm bao gồm những phương pháp loại bỏ sinh vật gây bệnh từ môi trường. Một ví dụ từ lịch sử liên quan đến sự bùng nổ dữ dội của bệnh dịch tả ở luân Đôn cách đây hơn một trăm năm. Jon Snow, một bác sĩ ở luân Đôn, đã vạch ra sự xuất hiện của các trường hợp bệnh và nhận thấy rằng chúng bắt nguồn từ một vùng, tất cả cư dân ở đây lấy nước về từ một máy bơm nước ở Broad Street. Sau đó dịch bệnh đã được kiềm chế – không phải bằng một viên thuốc thần kỳ mà bằng cách loại bỏ sinh vật gây bệnh từ môi trường. Những phương pháp chữa bệnh có kết quả quan trọng không chỉ trong việc điều trị cho bệnh nhân mà còn giảm ổ dịch của bệnh lây nhiễm. Bệnh lao hiện nay tương đối ít gặp vì một người bình thường ít khi tiếp xúc với vi trùng lao.

Ngày nay chúng ta thấy rằng thế giới của chúng ta tràn ngập những tác nhân gây ung thư. Một sự tấn công ung thư tập trung ở các phương pháp điều trị (thậm chí xem như một phương pháp chữa bệnh có thể tìm thấy)trong ý kiến của Tiến sĩ Hueper sẽ thất bại vì nó để lại những nguồn chất sinh ung thư lớn chưa được động đến. Chúng có thể gây tử vong những bệnh nhân mới nhanh hơn là phương pháp điều trị có thể làm giảm bệnh.

Tại sao chúng ta lại chậm tiếp thu cách tiếp cận vấn đề về ung thư?Tiến sĩ Hueper nói rằng: Mục tiêu điều trị bệnh nhân ung thư thú vị hơn, thiết thực hơn, thu hút hơn và đáng làm hơn việc phòng ngừa. ngăn ngừa ung thư mang tính nhân văn hơn và có thể hiệu quả hơn phương pháp điều trị ung thư. Tiến sĩ Hueper không đủ nhẫn nại với ước muốn rằng _sẽ có một viên thuốc thần kỳ cho chúng ta uống mỗi ngày trước khi ăn sáng_như một sự ngăn ngừa ung thư. Niềm tin của một phần cộng đồng về điều đó là do nhận thức sai lệch rằng ung thư là một căn bệnh được gây ra bởi một nguyên nhân và hy vọng có thể sẽ có một phương pháp điều trị. Điều Đó dĩ nhiên là xa rời với sự thật đã được biết đến. Vì bệnh ung thư từ môi trường được gây ra bởi nhiều tác nhân vật lý và hóa học khác nhau nên bệnh ác tính cũng biểu hiện ở nhiều cách khác nhau và riêng biệt về mặt sinh học.

Nếu phát minh như đã nói trở thành sự thật thì nó cũng không thể là một loại thuốc bách bệnh cho tất cả các loại khối u ác tính.

Mặc dù việc tìm kiếm những phương pháp chữa bệnh vẫn phải tiếp tục được thực hiện để cứu và chữa trị cho những người đã trở thành bệnh nhân của căn bệnh ung thư, những con người sẽ bị làm hại bởi hy vọng rằng sẽ có một giải pháp bất chợt xuất hiện như một kỳ tích. Những điều này sẽ đến rất chậm. Trong khi chúng ta đặt con số hàng triệu vào nghiên cứu và dành hết hy vọng cho những chương trình lớn để tìm ra phương pháp điều trị những trường hợp mắc bệnh ung thư, chúng ta đã xao lãng cơ hội quý báu để phòng ngừa, thậm chí trong lúc chúng ta tìm biện pháp điều trị.

Công việc này không hẳn là vô vọng. Ở một khía cạnh khá quan trọng, triển vọng trong tương lai phấn khởi hơn tình hình bệnh lây nhiễm của thế kỷ. Thế giới lúc bấy giờ xuất hiện đầy mầm bệnh, như ngày nay thế giới đầy những chất sinh ung thư. Những con người không đặt mầm bệnh vào trong môi trường, và họ không cố ý làm lan rộng chúng. Ngược lại, con người đã mang phần lớn chất sinh ung thư vào trong môi trường; và nếu họ muốn họ có thể loại bỏ rất nhiều trong số chúng. Những tác nhân hóa học gây ung thư đã thâm nhập sâu vào thế giới của chúng ta bằng hai cách:thứ nhất là qua sự tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn và dễ dàng hơn của con người; thứ hai, bởi vì sự sản xuất và mua bán những hóa chất này đã trở thành một phần được chấp nhận của nền kinh tế và lối sống của chúng ta.

Việc cho rằng những chất sinh ung thư hóa học có thể hoặc sẽ bị xóa bỏ khỏi thế giới hiện đại là phi hiện thực. Nếu có thể loại bỏ, tổng lượng chất sinh ung thư sẽ giảm đi rất nhiều, và nguy cơ cứ mỗi bốn người sẽ có một người bị mắc bệnh ung thư cũng sẽ giảm đi. Chúng ta cần phải quyết tâm nỗ lực để loại bỏ những chất sinh ung thư mà ngày nay đã nhiễm vào trong thực phẩm, nguồn nước và bầu không khí của chúng ta bởi vì chúng tạo ra những tiếp xúc nguy hiểm nhất – tiếp xúc từng chút một và lặp đi lặp lại trong nhiều năm.

Nhiều nhà nghiên cứu xuất sắc về bệnh ung thư đã có niềm tin như Tiến Sĩ Hueber rằng nhiều bệnh ác tính có thể giảm đi đáng kể bằng những nỗ lực quyết tâm để nhận dạng những tác nhân môi trường và loại bỏ chúng hoặc làm giảm tác động của chúng. Cần phải tiếp tục tìm phương pháp chữa bệnh cho những người mắc bệnh ung thư còn tiềm ẩn hoặc đã có biểu hiện. Nhưng đối với những người chưa mắc bệnh và thế hệ chưa được sinh ra thì phòng ngừa là một nhu cầu cấp bách.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 01 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 02 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 03 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 04 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 05 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 06 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 07 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 09 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 10 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 11 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 12 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 13 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 14 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 15 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 16 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 17 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Thích Nhất Hạnh | Sợ hãi | Chương 17

Thích Nhất Hạnh | Sợ hãi | Chương 17

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân khai sáng chánh niệm giúp…

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.