Mùa xuân vắng lặng | Chương 09
Mùa xuân vắng lặng gây chấn động xã hội Mỹ, cảnh tỉnh về môi trường, buộc Tổng thống Kennedy lập ủy ban điều tra thuốc diệt sinh vật.
· 52 phút đọc · lượt xem.
Từ những vùng biển màu xanh lá ngoài khơi Đại Tây Dương có nhiều con đường dẫn về bờ biển. Đây là những con đường để cá bơi theo; dù chúng là những con đường vô hình không nhìn thấy được, chúng có gắn kết với các dòng chảy đổ ra từ các con sông ven biển. Từ hàng ngàn năm, cá hồi đã biết và bơi theo những luồng nước ngọt để dẫn chúng trở về với các con sông, mỗi con lại về với nhánh sông nơi chúng đã sống những tháng đầu tiên của cuộc đời mình. Vậy nên, mùa hè và mùa thu năm 1953, đàn cá hồi của con sông có tên Miramichi ở bờ biển new Brunswick Lại đổ về từ nơi kiếm mồi tận ngoài khơi xa Đại Tây Dương để ngược lên dòng sông quê hương. Mùa thu đó, dưới những luồng chảy tụ lại thành một mạng lưới các dòng sông mát lành, đàn cá hồi đẻ trứng dưới lòng sông đầy sỏi nơi nước chảy mạnh và rất lạnh. Những nơi như thế, các lưu vực với những khu rừng lá kim hùng vĩ gồm rừng vân sam và bóng nước, những khu rừng độc cần và thông, là nơi đẻ trứng thích hợp cho cá hồi để chúng sinh tồn.
Sự kiện này đã được lặp đi lặp lại theo khuôn mẫu từ lâu đời, khuôn mẫu đã giúp Miramichi trở thành một trong những dòng sông tốt nhất cho cá hồi ở Bắc Mỹ. Những năm đó, khuôn mẫu này đã bị phá vỡ.
Trong mùa thu và mùa đông năm đó, trứng cá hồi to và có vỏ dày nằm dưới lòng sông lõm đầy sỏi hoặc phẳng do cá mẹ đào. Trong cái giá lạnh của mùa đông, trứng phát triển chậm theo tự nhiên, và chỉ đến khi mùa xuân đến làm tan băng, giải phóng các dòng sông nhỏ trong rừng thì cá con mới nở.
Ban đầu, chúng trốn sau những viên sỏi ở lòng sông – chỉ là những con cá nhỏ dài hơn 1cm. Chúng không cần ăn mà sống nhờ vào túi lòng đỏ to của trứng. Chỉ khi lòng đỏ được hấp thu hết, chúng mới bắt đầu bơi theo dòng sông tìm côn trùng nhỏ.
Cùng với những con cá hồi mới nở, mùa xuân năm 1954, dưới sông Miramichi còn có những con cá con vừa nở đợt trước, những con cá hồi một hoặc hai tuổi, những con cá hồi con có màu sắc nổi bật với những vết sọc và những chấm đỏ sáng. lũ cá hồi con này rất phàm ăn, tìm ăn đủ thứ côn trùng chúng bắt được ở sông suối.
Khi mùa hè đến, tất cả mọi thứ thay đổi. Năm đó, các lưu vực ở Tây Bắc Miramichi nằm trong chương trình phun thuốc diện rộng mà chính quyền Canada đã khởi động từ năm trước – chương trình nhằm cứu các khu rừng khỏi sâu ăn nụ cây vân sam. Đây là loài côn trùng bản địa tấn công các loại cây thường xanh. Ở miền Đông Canada, số lượng loài sâu này có vẻ lại tăng lên đột biến sau mỗi 35 năm. Đầu những năm 1950, người ta đã chứng kiến một sự bùng nổ loài sâu này. Để đối phó, họ bắt đầu phun DDT, ban đầu còn ở liều nhỏ rồi thình lình tăng nhanh tỷ lệ vào năm 1953. Hàng triệu mẫu rừng được phun thuốc chứ không chỉ còn là hàng ngàn mẫu như trước để cứu cây bóng nước, là chỗ dựa chính cho ngành công nghiệp giấy.
Vậy nên vào tháng Sáu năm 1954, những chiếc máy bay bay đến các khu rừng Tây Bắc Miramichi và phun thuốc thành những đám sương trắng đọng lại. Thuốc được phun – gần 1 pound rưỡi DDT cho mỗi mẫu dưới dạng dung dịch, lắng qua các tán lá của rừng cây bóng nước và một ít thuốc còn xuống được đến tận mặt đất, xuống sông suối bên dưới. Những viên phi công chỉ tập trung vào nhiệm vụ phun thuốc chứ không hề để ý để né những con sông ra hay tắt vòi phun khi bay ngang chúng, thực ra chỉ với một luồng gió nhẹ cũng đưa thuốc phun tản đi rất xa cho nên nếu họ có né những con sông thì hậu quả cũng chẳng khác là bao.
Không bao lâu sau khi phun thuốc, có những dấu hiệu rõ ràng là mọi chuyện không ổn. Trong vòng hai ngày, cá chết và hấp hối được tìm thấy dọc theo các bờ sông, bao gồm rất nhiều cá hồi con. Trong số những con cá chết còn có loài cá hồi đốm, và trong khu rừng thì người ta thấy những con chim giãy chết. Tất cả sinh vật sống ở dòng sông đều tàn lụi. Trước khi phun thuốc, có rất nhiều thể sinh vật sống dưới nước tạo thành nguồn thức ăn cho cá hồi và cá hồi đốm – những con ấu trùng ruồi caddis sống trong những chiếc kén trắng bằng lá, cuống lá hay những viên sỏi được chúng kết lại bằng nước bọt, những con ruồi đá cái bám vào các hòn đá trong dòng nước xoáy, và ấu trùng của những con ruồi đen nhìn giống như sâu bám vào bờ đá nơi nước cạn hoặc ở nơi dòng nước đổ qua các hòn đá dốc nghiêng.
giờ đây, những loài côn trùng ở sông suối này đã chết do thuốc DDT và những con cá hồi con không còn gì để ăn.
Trong bối cảnh chết chóc tang thương đó, những con cá hồi con khó hy vọng có thể thoát được, và quả thực là chúng không thể. Đến tháng Tám, không còn cá hồi con nào vừa trồi lên từ lòng sông đầy sỏi trong mùa xuân đó còn sống. Cả một năm sinh sản thế là vô ích.
Những con cá con lớn hơn nở ra trước đó một hoặc hai năm cũng không sống được khá hơn bao nhiêu. Cứ mỗi sáu con nở vào năm 1953 đã ở giai đoạn ăn mồi khi máy bay phun thuốc đến thì chỉ có một con còn sống.
Những con cá hồi con nở năm 1952, đã ở giai đoạn chuẩn bị ra biển, thì chết hết 1/3.
Tất cả những số liệu này có được là nhờ Ban nghiên cứu Thủy hải sản Canada đã tiến hành nghiên cứu cá hồi Tây Bắc Miramichi từ năm 1950.
Mỗi năm ủy ban lại lập một bản kiểm kê số cá sống ở dòng sông này. Số Liệu thu thập của các nhà sinh vật học cho thấy số lượng cá trưởng thành lên thượng nguồn để sinh sản, số lượng cá con thuộc mỗi nhóm tuổi, và số lượng bình thường của không chỉ cá hồi mà cả các loài cá khác sống dưới sông. Với bảng thống kê tình trạng đầy đủ trước khi phun thuốc này, người ta có thể đo lường được thiệt hại do phun thuốc gây ra ở một mức độ chính xác hiếm có.
Khảo sát đã cho thấy vấn đề không chỉ là cá con bị chết, nó còn tiết lộ một sự đổi thay nghiêm trọng cho dòng sông. Do bị phun thuốc nhiều lần, môi trường ở dòng sông giờ đây đã biến đổi hoàn toàn, những loài côn trùng nước vốn là nguồn thức ăn cho các loài cá hồi bị giết. Cần rất lâu sau mỗi lần phun thì đa số những con côn trùng này mới phục hồi đủ số lượng để có thể duy trì thức ăn cho lượng cá hồi thông thường – thời gian phục hồi được tính bằng năm chứ không phải bằng tháng.
Những loài nhỏ hơn, như muỗi vằn, ruồi đen thì phục hồi khá nhanh.
Chúng là thức ăn thích hợp cho những con cá hồi bé nhất, những con cá mới nở được vài tháng tuổi. Còn những con bọ sống trong nước lớn hơn để làm thức ăn cho cá hồi 2 – 3 năm tuổi thì không phục hồi nhanh như vậy.
ruồi caddis, ruồi đá và phù du phải qua các giai đoạn ấu trùng. Thậm chí hay năm sau khi DDT xâm nhập dòng sông, một con cá hồi con phải khó khăn lắm mới tìm được thứ mồi gì đó to hơn một con ruồi đá nhỏ. Để cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên này cho lũ cá, người Canada đã có cấy ấu trùng của ruồi caddis và những loài côn trùng khác vào các bờ đá của sông Miramichi.
Nhưng tất nhiên, những lần phun thuốc sau đó cũng lại quét sạch các ấu trùng này.
Số lượng loài sâu ăn nụ, thay vì thu nhỏ lại như mong đợi, lại duy trì dai dẳng, nên từ năm 1955 đến năm 1957 việc phun thuốc được tái thực hiện ở nhiều vùng khác nhau của tỉnh bang new Brunswick và tỉnh bang Quebec, có nơi còn phun đến ba lần. Đến năm 1957, khoảng gần 15 triệu mẫu đất đã được phun thuốc. Mặc dù lúc đó việc phun thuốc lúc đã được tạm dừng, nạn sâu ăn nụ lại bất ngờ nổi lên dẫn đến việc tái phun thuốc vào năm 1960 và 1961. Thật ra không có bằng chứng nào cho thấy việc phun hóa chất chống sâu ăn nụ này hơn gì một biện pháp chỉ mang tính tạm thời (nhằm cứu cây khỏi chết qua việc làm rụng lá trong vài năm liên tục), cho nên những tác dụng phụ không ai mong chờ lại diễn ra khi việc phun thuốc tiếp diễn. Nhằm giảm thiểu tối đa sự hủy diệt loài cá, các quan chức lâm nghiệp Canada đã giảm nồng độ DDT từ mức xấp xỉ 1/2 pound trước thuốc nhiều lần, môi trường ở dòng sông giờ đây đã biến đổi hoàn đây xuống còn xấp xỉ 1/4 pound mỗi mẫu theo khuyến nghị của Ban nghiên cứu Thủy hải sản.
(Ở Mỹ, nồng độ tiêu chuẩn cao đến độc chết người theo pound/mẫu vẫn còn chiếm ưu thế). giờ đây, sau vài năm quan sát hiệu quả của việc phun thuốc, người Canada thấy vừa có lợi vừa có hại, nhưng vì thiếu thông cảm cho những người thích môn câu cá hồi nên người ta lại tiếp tục phun thuốc.
Một sự kết hợp bất thường các sự kiện khác nhau đã cứu những dòng chảy ở Tây Bắc Miramichi khỏi cái chết được báo trước – một loạt sự kiện cả thế kỷ mới có một lần. Cần phải hiểu chuyện gì đã xảy ra ở đó và lý do tại sao.
Năm 1954, như chúng ta đã biết, các lưu vực của nhánh sông Miramichi Bị phun thuốc nặng nề. Vì vậy, ngoại trừ một vùng hẹp có phun thuốc năm 1956, toàn bộ các lưu vực phía trên nhánh sông này được bỏ ra khỏi chương trình phun thuốc. Vào mùa thu năm 1954, một trận bão nhiệt đới lại cứu giúp cho số phận của bầy cá hồi sông Miramichi. Bão Edna, một trận bão mạnh dữ dội đến tận cùng chuyến đi lên phía bắc của nó, đã trút mưa lũ xuống vùng duyên hải new England và Canada. Kết quả là những dòng nước ngọt mát lành được đưa ra khơi xa, thu hút một lượng lớn bất thường cá hồi. Những lòng sông đầy sỏi đón nhận một lượng trứng khổng lồ từ bầy cá hồi đổ về tìm nơi sinh sản. Những con cá hồi con nở vào mùa xuân năm 1955 ở vùng Tây Bắc Miramichi có được điều kiện sinh tồn lý tưởng. Dù DDT đã giết sạch tất cả các loài côn trùng sống ở sông suối vào năm ngoái, những loài nhỏ nhất – muỗi vằn và ruồi đen – đã trở lại rất nhiều. Chúng là thức ăn thông thường cho cá hồi sơ sinh. Bọn cá hồi con năm đó không chỉ có nhiều thức ăn mà còn vắng kẻ cạnh tranh. Đó là vì sự thật thương tâm rằng những con cá hồi lớn hơn đã chết hết do phun thuốc năm 1954. Nhờ Đó, bọn cá con năm 1955 lớn rất nhanh và sống sót rất nhiều. Chúng hoàn tất chu kỳ phát triển đến giai đoạn trưởng thành và ra biển sớm. Năm 1959, rất nhiều con trong số chúng đã từ biển trở lại dòng sông quê hương.
Đàn cá ở Tây Bắc Miramichi vẫn còn điều kiện sống khá tốt nhờ việc phun thuốc chỉ diễn ra trong một năm. Còn ở các dòng sông khác cùng lưu vực, việc phun thuốc từ năm này sang năm khác đã để lại hậu quả rõ ràng khi số lượng cá hồi đang giảm đến mức báo động. Tất cả các dòng sông bị phun thuốc điều khan hiếm cá hồi mọi kích cỡ. Các nhà sinh vật học báo cáo rằng những con cá hồi con bị quét sạch. Ở khu vực chính Tây nam Miramichi, nơi phun thuốc các năm 1956 và 1957, lượng cá bắt được trong năm 1959 thấp kỷ lục trong vòng một thập kỷ. Những người đánh cá lưu ý về việc khan hiếm nghiêm trọng lượng cá hồi nhỏ – nhóm cá lần đầu trở về nước ngọt. Ở một khu bẫy cá lấy mẫu ở cửa sông Miramichi, số lượng cá hồi nhỏ về nguồn năm 1959 đếm được chỉ bằng ¼ so với năm trước đó.
Năm 1959, toàn bộ lưu vực Miramichi chỉ sản sinh ra được khoảng 600.000 con cá hồi nhỏ (loại cá hồi vừa lớn lần đầu ra biển). Con số này chỉ bằng một phần ba so với ba năm trước đây.
Đương đầu với bối cảnh khó khăn như vậy, tương lai của nghề đánh bắt cá hồi ở new Brunswick có thể phải lệ thuộc nhiều vào việc tìm ra phương án thay thế cho biện pháp tưới rừng bằng DDT.
Tình trạng ở bờ đông Canada không phải là riêng lẻ đặc biệt, ngoại trừ xét về quy mô phun thuốc lên rừng và lượng thông tin dồi dào thu thập được. Ở bang Maine cũng có rừng cây vân sam và bóng nước và cũng gặp vấn đề phải kiềm chế các loại côn trùng trong rừng. Ở Maine cũng có những đàn cá hồi – là vết tích của những đàn cá cực lớn trước đây, là những gì sót lại mà các nhà sinh vật học và các nhà bảo tồn thiên nhiên phải vất vả mới giành được để cứu môi trường sống cho đàn cá hồi sống ở những con sông ô nhiễm do nền công nghiệp và tắc nghẽn do gỗ. Mặc dù việc phun thuốc đã được tiến hành thử để làm vũ khí chống lại lũ sâu ăn nụ đầy rẫy khắp nơi, những khu vực bị ảnh hưởng tương đối nhỏ và không có các dòng sông là nơi sinh sản quan trọng của cá hồi. Tuy vậy, những gì xảy ra cho những con cá suối tại một khu vực mà Phòng Quản lý Đánh bắt cá và Săn Bắn trong nội địa bang Maine quan sát thấy có lẽ lại là điềm báo cho những gì sắp diễn ra.
Ngay sau đợt phun thuốc năm 1958, Phòng Quản lý báo cáo,_có rất nhiều cá mút gần chết ở Big goddard Brook. Những con cá này có triệu chứng nhiễm độc DDT đặc trưng, chúng bơi lung tung, nổi lên mặt nước để thở, run rẩy và co cứng. Trong 5 ngày đầu tiên sau khi phun thuốc, người ta dùng lưới chặn thu được 668 con cá mút đã chết. Ở little goddard, Carry, Alder, và Blake Brooks, cá tuế và cá mút cũng chết rất nhiều. Người ta thường thấy cá nổi lên mặt nước và trôi về hạ nguồn trong tình trạng yếu ớt, gần chết. Ở vài trường hợp, một tuần sau khi phun thuốc còn có cá hồi bị mù, hấp hối nổi lên và trôi theo dòng.
(Sự thật rằng DDT làm cá bị mù đã được nhiều công trình nghiên cứu khẳng định. Một nhà sinh vật học quan sát đợt phun thuốc ở phía bắc đảo Vancouver năm 1957 đã báo rằng người ta có thể bắt những con cá hồi nhỏ dưới suối bằng tay, vì chúng di chuyển chậm chạp và không cố thoát. Khi Được thăm khám, ở mắt chúng có một màng mỏng trắng đục che phủ cho thấy thị giác của chúng đã bị giảm hoặc hủy hoại. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm do Phòng Quản lý Thủy hải sản Canada tiến hành cho thấy gần như tất cả các loài cá (cá hồi Coho) chưa chết vì phơi nhiễm DDT nồng độ thấp (3 phần triệu) đều có triệu chứng mù lòa với mắt mờ đục.
Ở bất kỳ đâu có những khu rừng lớn, các biện pháp hiện đại để hạn chế côn trùng đều đe dọa đến những loài cá sống ở sông suối bên dưới các tán cây. Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất cho bạn hủy diệt cá ở Hoa Kỳ xảy ra vào năm 1955, là hậu quả của phun thuốc vào Vườn quốc giaYellowstone và gần đó. Đến mùa thu năm đó, cá chết ở sông Yellowstone Nhiều đến nỗi người ta phải báo động cho những người đi câu thể thao và Ban Quản lý Đánh bắt cá và Săn bắn Montana. Khoảng 90 dặm chiều dài con sông đã bị ảnh hưởng. Trong một đoạn bờ sông dài hơn 270m, người ta đếm được 600 con cá chết, gồm cá hồi nấu, cá trắng, cá mút. Những loài côn trùng sống ở sông suối, là nguồn thức ăn tự nhiên cho cá hồi nấu, cũng biến mất.
Các quan chức Cục Kiểm lâm tuyên bố họ thực hiện theo lời khuyên rằng 1 pound DT cho 1 mẫu là liều lượng an toàn. Những hậu quả của đợt phun thuốc đã đủ cho thấy lời khuyên đó không hề đúng. Một nghiên cứu được bắt đầu đồng tiến hành năm 1956 bởi Phòng Quản lý Đánh bắt cá và Săn bắn Montana và hai cơ quan liên bang, Cục Cá và Động vật hoang dã và Cục Kiểm lâm. Đợt phun thuốc ở Montana năm đó diễn ra ở hơn900.000 mẫu; năm 1957, người ta lại phun thêm hơn 800.000 mẫu nữa. Dovậy, các nhà sinh vật học dễ dàng tìm được những khu vực cần cho nghiên cứu của họ.
Và như mọi khi, cái chết được lặp đi lại lại này có một hình hài, đặc tính cụ thể: rừng có mùi DDT, trên mặt nước có váng dầu, trên bờ sông có cá hồi chết. Tất cả những con cá được phân tích, dù còn sống hay đã chết, đều có DDT trong mô của chúng. Ở bờ đông Canada, một trong những tác động nghiêm trọng nhất từ việc phun thuốc là là sự suy giảm nghiêm trọng nguồn thức ăn sinh vật. Tại nhiều khu vực nghiên cứu, các loài côn trùng nước và những loài động vật sống dưới đáy sông suối bị giảm còn 1/10 so với số lượng thông thường của chúng. Một khi đã bị hủy hoại, các quần thể côn trùng này cần rất nhiều thời gian mới có thể phục hồi, mà chúng lại là nguồn thức ăn thiết yếu để cá hồi nấu sinh tồn. Thậm chí đến cuối mùa hè thứ hai sau khi phun thuốc, chỉ có một lượng ít ỏi côn trùng nước phục hồi được, còn ở một con suối nơi mà trước đây dưới đáy có đầy sinh vật sống thì hầu như không còn con nào. Chính tại dòng suối này, số lượng cá câu được giảm 80%.
Lũ cá không cứ phải chết ngay lập tức. Thực tế thì cái chết từ từ còn xảy ra trên phạm vi rộng hơn cái chết tức thời, và như các nhà sinh vật học ở Montana nhận thấy, thì những cái chết này không được phát hiện do chúng xảy ra sau mùa bắt cá. rất nhiều cá chết ở các dòng sông được nghiên cứu trong mùa thu – mùa sinh sản của cá, gồm có cá hồi nấu, cá hồi suối, và cá trắng. Không có gì đáng ngạc nhiên vì khi có áp lực về thể chất, cá cũng như người phải sử dụng mỡ tích trữ làm nguồn năng lượng. Đây chính là khi lượng DDT độc hại tích trong mô phát tác.
Không còn gì phải bàn cãi, phun thuốc với mật độ 1 pound DDT cho gần 1 mẫu đem lại mối đe dọa nghiêm trọng cho cá sống dưới các dòng sông trong rừng. Hơn nữa, người ta vẫn không kiềm chế được nạn sâu ăn nụ và nhiều vùng vẫn lên kế hoạch phun thuốc tiếp tục. Phòng Quản lý Đánh bắt cá và Săn bắn Montana đã kịch liệt phản đối những đợt phun tiếp theo, cho rằng họ không muốn đánh đổi nguồn tài nguyên cá để câu thể thao cho những chương trình phun thuốc không thực sự cần thiết và không đảm bảo thành công. Tuy nhiên, phòng này cũng nói rằng, họ sẽ tiếp tục phối hợp với Cục Kiểm lâm để tìm ra các biện pháp nhằm giảm thiểu các tác dụng có hại.
Nhưng liệu sự phối hợp giữa hai cơ quan này có thực sự cứu được lũ cá hay không? Một học giả nhiều kinh nghiệm ở British Columbia bày tỏ ý kiến của mình. Nạn sâu ăn nụ đầu đen đã bùng phát hoành hành mấy năm rồi. Các quan chức Cục Kiểm lâm sợ rằng thêm một mùa rụng lá nữa thì cây sẽ chết rất nhiều nên quyết định tiến hành các chiến dịch kiềm chế sâu bệnh trong năm 1957. Họ đã tham vấn nhiều lần với Phòng Quản lý săn bắn, nơi có những viên chức quan tâm tới các đàn cá hồi. Cục lâm sinh đã đồng ý điều chỉnh chương trình phun thuốc bằng mọi cách có thể mà không làm giảm hiệu quả phun thuốc quá nhiều để giảm thiểu nguy cơ cho lũ cá.
Dù đã cẩn trọng như vậy, dù người ta đã thật tâm phòng ngừa cho lũ cá, ở ít nhất bốn dòng sông lớn cá hồi vẫn chết gần như 100%.
Ở một trong các dòng sông này, những con cá trẻ trong đàn 40.000 con cá hồi Coho trưởng thành hầu như bị diệt sạch. Hàng ngàn con cá hồi đầu sắt và các loài cá hồi khác ở những giai đoạn đầu đời cũng chịu chung số phận.
Cá hồi Coho có vòng đời ba năm và những đàn cá này gần như chỉ gồm những con cùng một nhóm tuổi. giống các loài cá hồi khác, cá hồi Coho có bản năng về nguồn rất mạnh, chúng tìm về đúng dòng sông sinh ra chúng.
Nếu là dòng sông khác, chúng sẽ không đẻ trứng. Điều này có nghĩa là cứ đến năm thứ ba trong chu kỳ thì đàn cá hồi bơi về sông này sẽ biến mất và chuyện này chỉ chấm dứt khi nào người ta có biện pháp quản lý chu toàn bằng cách nhân giống nhân tạo hay các phương pháp khác để gây dựng lại đàn cá rất có ý nghĩa về mặt kinh tế này.
Đã có vài giải pháp cho vấn đề này – vừa để giữ rừng vừa cứu được đàn cá. Nếu cứ cho rằng chúng ta phải chấp nhận hy sinh để biến những dòng chảy qua thành những dòng sông chết thì chúng ta sẽ chỉ chuốc lấy thất vọng và tâm lý đầu hàng. Chúng ta cần áp dụng rộng rãi hơn những phương thức thay thế mới tìm ra, phải khéo léo và dùng hết nguồn lực để giúp các loài khác phát triển. Đã có những ghi nhận rằng ký sinh tự nhiên giúp hạn chế loài sâu ăn nụ hiệu quả hơn là phun thuốc. Phương pháp hạn chế có nguồn gốc tự nhiên như thế cần được sử dụng triệt để. Có khả năng có thể dùng những thứ thuốc phun ít độc hại hơn, hoặc tốt hơn vẫn là giải phóng những vi sinh vật gây bệnh cho sâu ăn nụ mà không làm ảnh hưởng đến cả mạng lưới sinh thái rừng. Về sau, chúng ta sẽ xem những phương pháp thay thế này là gì và chúng hứa hẹn được gì. Còn bây giờ quan trọng là phải nhận ra được phun hóa chất diệt côn trùng cho rừng không phải là biện pháp duy nhất mà cũng chẳng phải là biện pháp tốt nhất.
Mối đe dọa từ thuốc diệt sinh vật gây hại có thể được chia thành ba phần. Phần một là, như ta đã biết, có liên quan đến những loài cá ở sông suối ở các khu rừng phía bắc và liên quan đến vấn đề khó khăn duy nhất là phun thuốc cho rừng. Nó chỉ nằm trong ảnh hưởng của DDT. Phần thứ hai có tính rộng khắp đó nó liên quan đến nhiều loài cá – cá vược, cá thái dương, cá thu Mỹ, cá mút, và những loài cá khác – sống trong nhiều kiểu vùng nước khác nhau, vùng nước tĩnh hay vùng nước chảy, ở nhiều nơi trên đất nước. Nó còn liên quan đến gần như toàn bộ các loại thuốc diệt côn trùng dùng trong nông nghiệp, mặc dù thường là người ta chỉ chọn dùng những loại chính như endrin, toxaphene, dieldrin và heptachlor. Còn có một vấn đề mà giờ đây chúng ta cần phải xem rằng theo logic thì nó sẽ xảy ra trong tương lai, vì các nghiên cứu cho thấy mọi thứ chỉ mới bắt đầu. Phần Này liên quan đến cá ở các đầm lầy nước mặn, các vịnh và các cửa biển.
Chắc chắn là sự hủy diệt nghiêm trọng các loài cá sẽ diễn ra sau khi các loại thuốc diệt sinh vật gây hại hữu cơ mới được sử dụng rộng rãi. Cá gần như cực kỳ nhạy cảm với hydrocacbon clo hóa là thành phần chính của các loại thuốc trừ sâu hiện đại. Khi hàng triệu tấn hóa chất độc hại này được dùng trên bề mặt đất, chắc chắn sẽ có lượng thuốc ngấm vào vòng tuần hoàn vô tận của nước chảy từ đất liền ra biển.
Các báo cáo về cá chết, một số thể hiện tỷ lệ ở mức thảm họa, được gửi về thường xuyên đến nỗi Dịch vụ Y tế Công cộng Hoa Kỳ đã phải lập một văn phòng để tiếp nhận những báo cáo như vậy từ các bang để lập chỉ số ô nhiễm của nước.
Đây là vấn đề có liên quan đến rất nhiều người. Có khoảng 25 triệu người Mỹ xem câu cá là trò tiêu khiển chính và 15 triệu người khác cũng hay đi câu khi rảnh. Những người này mỗi năm tiêu tốn ba tỷ dollar cho giấy phép câu cá, cần câu, tàu, trang bị cắm trại, xăng dầu và chỗ trú. Nếu có vấn đề gì trước đi môn thể thao của họ thì nó cũng sẽ chạm đến các lợi ích kinh tế và gây ảnh hưởng lớn đến chúng. Các ngành đánh bắt cá thương mại là một trong những lợi ích như vậy, và quan trọng hơn nữa chúng còn là nguồn lương thực trọng yếu. Những nơi đánh bắt cá trong nội địa và ngoài bờ biển (không tính đánh bắt xa bờ) cho khoảng 3 tỷ pound mỗi năm. Vậy Mà, như chúng ta thấy, thuốc diệt sinh vật gây hại xâm nhập sông suối, ao hồ và các vịnh giờ đây đe dọa công việc đánh bắt cá ở cả lĩnh vực giải trí hay thương mại.
Các ví dụ cho sự hủy diệt cá do phun tưới thuốc bảo vệ mùa màng ở đâu cũng có. Như ở California, sau khi người ta phun dieldrin để kiềm chế ruồi lá lúa, nguồn cá câu đã thiệt hại khoảng 60.000 con, phần lớn là cá mangxanh và cá thái dương. Ở louisiana có ít nhất 30 con cá loại nặng ký chết chỉ trong một năm (1960) vì người ta dùng endrin trên các cánh đồng mía. Ở Pennsylvania cá chết hàng loạt do endrin được sử dụng trong các vườn trái cây để diệt chuột. Ở các đồng bằng ở các cao nguyên phía tây người ta dùng chlordane để kiềm chế nạn châu chấu và cá dưới sông chết rất nhiều sau đó.
Có lẽ không có chương trình bảo vệ nông nghiệp nào khác được tiến hành ở quy mô phun tưới lớn đến hàng triệu mẫu đất như chương trình diệt kiến lửa ở miền nam Hoa Kỳ. Heptachlor, loại hóa chất được sử dụng chủ yếu, chỉ thua DDT một chút nếu xét về độ độc hại với cá. Dieldrin, một loại thuốc diệt kiến lửa khác, cũng có bề dày lịch sử trong việc gây nhiễm độc cho các sinh vật dưới nước. Chỉ có endrin và toxaphene mới hơn được nó và độ nguy hiểm đối với cá.
Tất cả các khu vực nằm trong phạm vi diệt kiến lửa, dù là sử dụng heptachlor hay dieldrin, cũng đều có báo cáo về các ảnh hưởng thảm khốc đến các loài thủy sinh. Chỉ một vài trích dẫn sẽ cho ta cái nhìn khái quát về các báo cáo này, được gửi đến từ các nhà sinh vật học nghiên cứu về thiệt hại thủy sinh. Từ Texas,_các sinh vật sống trong nước bị thiệt hại nặng nề dù người ta đã cố bảo vệ các con kênh,_cá chết… ở khắp các vùng nước bị phun thuốc,tình trạng cá chết diễn ra nghiêm trọng và đã kéo dài hơn 3 tuần. Từ Alabama,_Hầu hết cá trưởng thành đều chết (ở hạt Wilcox) trong vòng vài ngày sau khi phun thuốc,cá trong các vũng nước và ở các nhánh sông phù đã bị tận diệt.
Tại louisiana, các nhà nông phàn nàn vì lượng cá bị tổn thất trong ao.
Dọc theo một con kênh có hơn 500 con cá chết nổi bụng hoặc dạt vào bờ sông chỉ ở một đoạn dài chưa tới 400m. Ở một giáo khu, cứ 4 con cá thái dương còn sống thì có đến 150 con đã chết. Năm loài cá khác ở vùng này cũng gần như chết sạch.
Ở Florida, cá trong các ao bị dính thuốc có hàm lượng tồn dư heptachlor là một loại hóa chất đã chuyển hóa là heptachlor epoxide. Trong số cá này có cá thái dương và cá vược, là những loài cá ưa thích cho dân đi câu và là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình. Những loại hóa chất tồn trong cá bị Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm liệt vào danh mục cực kỳ nguy hiểm nếu con người hấp thụ dù chỉ một lượng nhỏ.
Các báo cáo chết chóc về cá, ếch nhái và các loài thủy sinh khác trong các vùng nước này cũng bao phủ rộng khắp đến nỗi Hiệp hội các nhà ngữ học và Bò sát học Hoa Kỳ, một tổ chức khoa học có uy tín chuyên nghiên cứu cá, bò sát và loài lưỡng cư, đã ban hành một nghị quyết vào năm 1958 kêu gọi Bộ nông nghiệp và các cơ quan liên kết cấp bang ngừng phunheptapachlor, dieldrin và các chất độc tương tự bằng máy bay – trước khi gây tổn hại đến mức không thể cứu vãn. Hiệp hội kêu gọi quan tâm đến nhiều loài cá và những loài sống ở vùng Đông nam Hoa Kỳ, bao gồm cả những loài đặc biệt chỉ có ở vùng này chứ không có ở đâu khác trên toàn thế giới.rất nhiều trong số chúng, hiệp hội cảnh báo,chỉ có những lãnh thổ rất nhỏ và vì vậy chúng có thể sắp bị tận diệt.
Lũ cá ở các bang miền nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi thuốc trừ sâu diệt trừ côn trùng gây hại cho cây bông. Mùa hè năm 1950 là một mùa thảm họa cho vùng quê trồng bông ở Bắc Alabama. Trước năm đó, thuốc trừ sâu hữu cơ chỉ được dùng hạn chế để kiểm soát mọt ăn nang. Nhưng vào năm 1950 mùa đông không quá lạnh khiến lũ mọt tăng nhiều, khoảng 80 – 95% nhà nông khẩn xin các cơ quan tại địa hạt cho dùng thuốc trừ sâu. loại hóa chất mà những nhà nông này hay dùng nhất là toxaphene, một trong những loại thuốc có tính hủy diệt cao nhất đối với cá.
Mùa hè đó mưa liên tục và nặng hạt. Mưa cuốn trôi hóa chất xuống sông, và vì vậy nhà nông lại càng dùng nhiều thuốc hơn. Trung bình 1 mẫu trồng bông năm đó được phun khoảng 63 pound toxaphene. Có những nhà nông còn dùng đến hơn 200 pound mỗi mẫu; và cá biệt có người vì sốt sắng thái quá, dùng đến hơn 0, 25 tấn cho mỗi mẫu.
Hậu quả có thể dễ dàng được đoán trước. Những gì xảy ra ở vùng Flint Creek, nhánh sông chảy qua 50 dặm đất trồng bông ở Alabama trước khi đổ vào Hồ chứa Wheeler, là ví dụ điển hình cho cả khu vực. Vào ngày 1 tháng Tám, mưa tuôn như thác xuống hạ lưu Flint Creek. Nước từ những dòng chảy nhỏ, từ các con suối, con lạch, và sau cùng là từ những cơn lũ đổ về các dòng sông. Mực nước ở Flint Creek lên cao đến 15cm. Đến sáng hôm sau thì rõ ràng là không chỉ có nước mưa đổ về sông mà bao nhiêu là cá bơi vô định vòng vòng gần mặt nước. Thỉnh thoảng lại có con tự ném mình lên bờ sông, người ta bắt dễ dàng và có một nông dân đã bắt vài con đem thả vào hồ gần suối. Ở đó, nhờ nguồn nước suối thanh khiết, những con cá này đã hồi phục khỏe mạnh. Nhưng ở ngoài sông, cá chết nổi lên mặt nước. Đây Chỉ là đoạn khởi đầu cho những cái chết về sau, vì cứ mỗi trận mưa lại có thêm thuốc trừ sâu trôi ra sông và giết thêm nhiều cá nữa. Trận mưa ngày 10 tháng Tám kéo theo một đợt hủy diệt cá tàn khốc khắp con sông, đến nỗi chỉ còn vài con sống sót để lại bị trúng độc vào ngày 15 tháng Tám. Sự hiện diện của các hóa chất độc hại được chứng minh khi người ta đặt một lồng nuôi cá vàng xuống sông, chúng chết chỉ trong vòng một ngày.
Những con cá vô phúc ở Flint Creek gồm rất nhiều cá thu Mỹ trắng, loại cá ưa thích của người đi câu. Trong số cá chết còn có cá vược và cá thái dương bị giết rất nhiều ở hồ chứa Wheeler là nơi nhánh sông chảy vào.
Toàn bộ số lượng cá thuộc các loài không được dân câu ưa chuộng trong các vùng nước này cũng bị tiêu diệt – cá chép, cá trâu, cá trống, cá mòi chấm và cá trê. Không con nào có biểu hiện mắc bệnh – chúng chỉ có những cử động thất thường và mang thì có màu đỏ như rượu bất thường.
Ở những vùng ao hồ khép kín trong nông trại, điều kiện sống gần như đầy chết chóc đối với lũ cá khi mà thuốc diệt côn trùng được sử dụng ngay bên cạnh. Như nhiều ví dụ khác đã cho thấy, chất độc bị mưa và dòng chảy ngầm từ các vùng đất xung quanh cuốn theo. Đôi khi, các áo không chỉ nhận những dòng chảy ngầm nhiễm độc mà còn bị xịt thuốc trực tiếp những người lái máy bay phun thuốc không tắt vòi phun khi bay qua ao.
Thậm chí là nếu không có điều kiện phức tạp như vậy thì việc dùng thuốc bình thường trong nông nghiệp cũng đã khiến cho loài cá phải phơi nhiễm nồng độ hóa chất nặng nề hơn xa mức gây tử vong rồi. Nói cách khác, việc giảm rõ rệt lượng thuốc tính bằng cân cũng khó mà thay đổi tình trạng chết chóc hiện nay, vì chỉ cần phun hơn 0, 1 pound cho mỗi mẫu cũng đủ gây ngộ độc rồi. Và chất độc một khi đã vào nguồn nước rồi thì khó mà tẩy được.
Có một cái áo được phun DDT để diệt loài cá shiner, dù người ta đã tháo nước, thụt rửa nhiều lần nhưng độc chất vẫn còn và 94% lượng cá thái dương thả vào sau đó đã chết. rõ ràng là do hóa chất tích lại trong bùn dưới đáy ao.
Tình trạng hiện nay so với khi các loại thuốc diệt côn trùng hiện đại được sử dụng lần đầu không khác mấy. Năm 1961, Cục Bảo tồn Động vật Hoang dã oklahoma cho biết các báo cáo thiệt hại về cá trong ao ở các trang trại và trong các hồ nhỏ đổ về hầu như mỗi tuần, và số lượng báo cáo ngày càng tăng. Những điều kiện gây ra các thiệt hại này ở oklahoma cũng tương tự như những điều kiện hình thành quen thuộc được lặp đi lặp lại từ năm này sang năm khác: dùng thuốc diệt côn trùng cho mùa vụ, mưa lớn, chất độc bị cuốn xuống ao.
Ở một số nơi trên thế giới, cá nuôi trong ao là nguồn thực phẩm cực kỳ thiết yếu. Ở những nơi đó, ai dùng thuốc trừ sâu mà không thèm quan tâm đến hậu quả xảy ra cho cá sẽ tạo ra vấn đề ngay lập tức. Ví dụ ở rhodesia, đàn cá tráp Kafue mới lớn chết do phơi nhiễm DDT 0, 04 phần triệu ở các ao cạn. Thậm chí lượng thuốc nhỏ hơn như vậy cũng đủ gây chết cá rồi.
Nước cạn là nơi sinh sản ưa thích của muỗi. Vấn đề hạn chế muỗi mòng đồng thời bảo tồn nguồn cá quan trọng cho bữa ăn của khu vực Trung Phi Chưa bao giờ được giải quyết ổn thỏa.
Các trại cá măng sữa ở Philippines, Trung Quốc, Việt nam, Thái lan, Indonesia và Ấn Độ cũng gặp vấn đề tương tự. Ở những nước này, cá măng sữa được nuôi trong các hồ nước cạn dọc theo bờ biển. Những đàn cá con bất chợt xuất hiện ở các vùng nước duyên hải (mà không ai biết chúng đến từ đâu) được vớt lên và thả vào hồ nuôi cho lớn. loài cây này là nguồn protein động vật quan trọng với hàng triệu người ăn lúa gạo ở Đông nam á và Ấn Độ đến nỗi Đại hội Khoa học Thái Bình Dương đã đề xuất phải có một nỗ lực tầm cỡ quốc tế để tìm ra các vùng sinh sản của loài cá này nhằm phát triển quy mô nuôi lớn hơn. Vậy mà, việc phun thuốc vẫn được cho phép, gây nên thiệt hại khủng khiếp cho các hồ nuôi. Ở Philippines, phun thuốc bằng máy bay diệt muỗi gây thiệt hại cho các chủ ao nuôi không ít.
Chỉ trong một ao nuôi 120.000 con cá có đến hơn phân nửa số cá chết khi máy bay phun thuốc bay qua mặc dù chủ ảo đã cố gắng làm loãng chất độc bằng cách bơm nước ngập ao.
Một trong những lần cá chết dữ dội nhất trong những năm gần đây xảy ra tại sông Colorado chảy qua thành phố Austin, Texas năm 1961. Sáng sớm Chủ nhật ngày 15 tháng Một, không lâu sau khi mặt trời ló dạng, xác cá nổi đầy trong Hồ Town ở Austin và dưới sông cách hồ khoảng 5 dặm. Mới Hôm trước còn chưa ai thấy con cá nào chết. Sang thứ hai, có báo cáo về cá chết ở hạ nguồn cách đó khoảng 50 dặm. Đến lúc này, người ta biết rõ là có một đợt hóa chất độc hại đã trôi theo dòng sông. Đến ngày 21 tháng Một, có cá chết ở hạ nguồn cách đó 100 dặm gần la grange, và một tuần sau thì các hóa chất này giết tiếp lũ cá ở hạ nguồn cách Austin 200 dặm. Trong tuần lễ cuối của của tháng Một, người ta khóa cửa Kênh Intracoastal lại để ngăndòng nước độc chảy vào Vịnh Matagorda và chuyển hướng chúng vào Vịnh Mexico.
Trong khi đó, các nhà điều tra ở Austin nhận thấy trong nước có mùi giống với thuốc trừ sâu chlordane và toxaphene. Mùi này đặc biệt mạnh trong nước xả từ một trong các cống xả mưa lũ. Cống này trước đây từng có liên quan đến vấn đề xả thải công nghiệp, và khi các viên chức của Ban Quản lý Đánh bắt cá và Săn bắn Texas đã lần đến nó từ Hồ Town, họ nhận thấy có mùi như benzene hexachloride ở tất cả những ngõ ra vào, xa đến tận phía sau hồ như tuyến đường phụ vào một nhà máy hóa chất. Trong Những sản phẩm chính của nhà máy này có DDT, benzene hexachloride, chlordane và toxaphene, cùng những lượng nhỏ các thuốc trừ sâu khác.
Quản lý nhà máy thừa nhận rằng gần đây có một lượng thuốc diệt côn trùng dạng bột đã bị cuốn xuống cống xả lũ và quan trọng hơn nữa là ông ta thừa nhận nhà máy đã bỏ thuốc trừ sâu bị đổ hoặc bị tồn dư xuống cống như vậy hơn mười năm qua.
Khi nghiên cứu sâu hơn, các viên chức bảo vệ nghề cá phát hiện ra những nhà máy khác để nước mưa hoặc nước rửa nhà máy cuốn thuốc trừ sâu xuống cống. Thông tin này cung cấp chuỗi mắt xích còn thiếu cuối cùng, được khám phá ra do vài ngày trước khi nước trong hồ và dưới sông trở nên độc hại cho cá, hệ thống xả lũ đã xả cao áp hàng triệu gallon nước ra ngoài để đẩy đi hết các thứ vụn vỡ sau cơn bão. Việc xả nước này rõ ràng đã đưa thuốc trừ sâu bám vào sỏi, cát và đá vụn xuống hồ và ra sông, nơi mà các xét nghiệm sau đó đã chứng minh sự hiện diện của thuốc trừ sâu trong nước.
Khi lượng lớn thuốc độc trôi xuống sông Colorado, nó mang theo tử thần cùng đi. Suốt 140 dặm từ hồ xuống hạ nguồn, cá chết gần như toàn bộ. Khi người ta thả lưới để tìm xem có con cá nào còn sống hay không thì chỉ kéo lên được lưới trống. 27 loài cá chết được nghiên cứu, tổng số cá chết ở đoạn bờ sông dài một dặm là khoảng 1.000 pound. Có cá trê lạch, loại cá được câu nhiều nhất ở sông. Còn có cá trê xanh và cá trê đầu dẹp, cá đầu bò, bốn loài cá thái dương, cá shiner, cá đác, cá lăn đá, cá vược miệng lớn, cá chép, cá đối và cá mút. lại có lươn, cá láng, cá chép, cá chép hút, cágizzard, và cá trâu. Trong số này có một vài con thuộc họ cá sông mà xem kích cỡ thì ta biết chúng đã lớn tuổi – nhiều con cá trê đầu dẹp nặng đến hơn 25 pound, có vài con cư dân địa phương tìm được dọc bờ sông nặng đến 60 pound, và có con cá trê xanh khổng lồ chính thức được ghi nhận cân nặng là 84 pound.
Ban Quản lý Đánh bắt cá và Săn bắn dự đoán rằng ngay cả khi trong tương lai không bị ô nhiễm thêm nữa thì số lượng các loài cá phân bố ở sông này vẫn còn bị biến động trong nhiều năm. Một vài loài – đã chạm đến giới hạn tự nhiên của chúng – có lẽ không bao giờ còn phục hồi số lượng lại được, còn những loài cá khác thì có thể với điều kiện phải có các chiến dịch nuôi thả do chính quyền bang hỗ trợ.
Người ta đã biết thảm họa cá chết ở thành phố Austin lớn đến mức này, nhưng gần như chắc chắn là sẽ còn hậu quả nối tiếp nữa. Nước độc dưới sông sau khi chảy thêm 200 dặm xuống hạ nguồn vẫn còn khả năng gieo chết chóc. Người ta phải thừa nhận rằng dòng nước này quá nguy hiểm nếu chúng đổ ra Vịnh Matagorda vốn là bãi sò và là nơi đánh bắt tôm, cho nên toàn bộ dòng nước độc được chuyển hướng cho chảy vào vùng vịnh rộng hơn. ảnh hưởng của chất độc ở đó sẽ là gì? Và những dòng sông khác cũng mang chất độc mạnh không kém trong nước thì sao?Hiện giờ, với những câu hỏi đó chúng ta chỉ có những câu trả lời mang tính phỏng đoán là chủ yếu, mà các quan ngại về ảnh hưởng của ô nhiễm thuốc diệt sinh vật gây hại ở các cửa biển, các đầm lầy nước mặn, các vịnh và các vùng biển ven bờ lại đang tăng lên. Những vùng này không chỉ nhận nước thải nhiễm độc theo các con sông đổ về mà chúng còn bị phun thuốc trực tiếp để hạn chế muỗi và các loài côn trùng khác.
Không nơi nào mà ảnh hưởng thuốc diệt sinh vật gây hại lên sinh vật sống ở đầm lầy nước mặn, cửa biển và các vịnh nhỏ nước lặng lại được minh họa bằng biểu đồ rõ ràng hơn vùng ngoại ô sông Indian ở bờ đông Florida. Tại đó, mùa xuân năm 1955, khoảng 2.000 mẫu đầm lầy nước mặn ở hạt St. lucie được phun dieldrin nhằm tiêu diệt ấu trùng ruồi cát. Nồng độ được sử dụng là khoảng 1 pound thuốc hoạt tính cho 1 mẫu. Hậu quả gây racho các loài sinh vật sống ở vùng nước này thật khủng khiếp. Các nhà khoa học từ Trung tâm nghiên cứu Côn trùng thuộc Hội đồng Y tế bang Florida Đã nghiên cứu sự tàn sát sau khi phun thuốc và báo cáo rằng cá chết gần như toàn bộ. Ở đâu cũng thấy cá chết dạt vào bờ. Từ trên không, người ta nhìn thấy lũ cá mập từ biển kéo để vào ăn những con cá hấp hối trong vùngnước này. Không có loài nào thoát được. Trong số cá chết có cá đối, cásnook, cá mojarras và cá ăn muỗi.
Số lượng tối thiểu cá chết ngay lập tức ở khắp các đầm lầy ngoại trừ vùng ven bờ sông Indian là 20 – 30 tấn, khoảng 1. 175.000 con cá thuộc ít nhất 30 loài (báo cáo của r. W. Harrington, Jr. và W. l. Bidlingmeyer thuộc đội khảo sát).
Các loài thân mềm dường như không hề hấn gì trước dieldrin. Các loài giáp xác thì gần như chết sạch. Toàn bộ cua dưới nước gần như bị tiêu diệt và những con còng cũng bị giết hết, chỉ có vài con ở những khu vực đầm bị đánh thuốc sót là thoát được.
Những loại cá lớn hơn để câu thể thao và để làm thực phẩm là chết nhanh nhất… Đàn cua kéo đến để ăn thịt cá, nhưng đến ngày hôm sau chúng cũng chịu chung số phận. lũ ốc lại đến để ăn tiếp xác cá. Sau haituần, không còn lại dấu vết gì của lũ cá chết.
Hình ảnh bi thảm tương tự được thuật lại bởi Tiến sĩ Herbert r. Mills qua các quan sát của ông ở Vịnh Tampa tại bờ biển đối diện Florida, nơi Hiệp Hội Audubon Quốc gia xây dựng một khu bảo tồn cho các loài chim biển trong khu vực bao gồm cả đảo Whiskey Stump Key. Khu bảo tồn này trớ trêu thay lại trở thành địa điểm tồi tệ cho lũ chim sau khi các quan chức y tế địa phương thực hiện chiến dịch càn quét muỗi trong đầm nước mặn. Cá và cua lại trở thành nạn nhân chính của thuốc. Con còng, loài giáp xác lập dị bénhỏ di chuyển thành đàn trên các bãi bùn, bãi cát như những bầy gia súc chăn thả, không thể nào chống chọi lại với thuốc phun. Sau khi người ta phun liên tục trong mùa hè và các tháng mùa thu (có nơi phun đến 16 lần), tình trạng của lũ còng được Tiến sĩ Mills tóm tắt thế này: _Tình trạng hiếm còng ngày một hiếm đã trở nên rõ ràng. Ở nơi trước đây có 100.000 con còng thì ngày hôm đó (12 tháng Mười) dưới cùng điều kiện thủy triều và thời tiết như vậy lại chỉ có không đến 100 con mà hầu như không thể thấy chúng trên bãi biển, và chúng nếu không chết thì cũng là những con còng bệnh, run rẩy, co giật, hay té ngã, gần như không bò đi đâu được; mặc dù những khu lân cận không phun thuốc vẫn có rất nhiều còng._Còng có một vị trí quan trọng trong hệ sinh thái của thế giới mà chúng sống, không loài nào thay thế được. Chúng là nguồn thức ăn cho rất nhiều loài vật. gấu trúc Mỹ ăn còng. Những loài chim sống ở đầm lầy như chim clapper rail, những loài chim ven bờ và cả những loài chim biển cũng ăn còng. Tại một đầm lầy nước mặn có phun DDT ở new Jersey, số lượng loài mòng biển cười giảm đến 85% trong vài tuần mà nguyên nhân có thể đoán được là sau khi phun thuốc lũ chim này không còn đủ thức ăn. lũ còng ở đầm lầy còn có các vai trò quan trọng khác, là loài dọn xác hữu hiệu và giúp cho bùn được thông khí nhờ các đường hầm chúng đào. Chúng còn được dùng làm mồi để ngư dân bắt cá.
Còng không phải là sinh vật duy nhất sống ở đất đầm thủy triều và các cửa sông bị thuốc diệt sinh vật gây hại đe dọa; những sinh vật khác có giá trị hơn đối với loài người cũng có nguy cơ biến mất. loài cua xanh ở Vịnh Chesapeake và các vùng dọc bờ biển Đại Tây Dương là một ví dụ. loài cá này nhạy cảm với các loại thuốc trừ sâu đến nỗi mỗi lần người ta phun thuốc ở các con lạch, mương, và lao động trong các đầm lầy thủy triều là những con cua xanh sống ở đó lại chết gần hết. Không chỉ có loài cá bản địa, mà những loài di chuyển từ biển vào vùng phun thuốc cũng không chống nổi chất độc còn vương lại. Đôi khi việc nhiễm độc xảy ra gián tiếp, như ở các đầm lầy gần sông Indian, lũ cua ăn xác tấn công đàn cá đang chết để rồi chúng cũng bị chất độc hạ gục. Tình trạng trúng độc ở tôm hùm thì ít được biết đến hơn. Tuy nhiên, tôm hùm cũng nằm chung nhóm chân đốt như cua xanh, có thể chất rất giống nhau nên có thể đoán được là chúng cũng chịu ảnh hưởng như lũ của vậy. Điều này hẳn cũng đúng với cua đá và các loài giáp xác khác có giá trị kinh tế trực tiếp với vai trò là thức ăn cho người.
Các vùng nước gần bờ – vịnh, eo biển, cửa biển, các đầm lầy nước mặn – tạo thành một đơn vị sinh thái cực kỳ quan trọng. Chúng có mối liên kết sâu sắc không thể thiếu với đời sống của nhiều loài cá, loài thân mềm và loài giáp xác, nếu những vùng nước này không còn sinh sống được thì những thứ hải sản kia cũng sẽ biến mất khỏi bàn ăn của chúng ta.
Thậm chí trong số các loài cá có phạm vi sinh sống rộng rãi vùng duyên hải, nhiều loài phải lệ thuộc vào các khu vực ven bờ được bảo vệ để nuôi thả cá con. Những con cá cháo con có rất nhiều trong khu mê cung được tạo thành bởi các dòng sông và các con kênh đầy cây đước bao bọc hạ phần thứ ba của bờ tây Florida. Ở bờ biển Đại Tây Dương, cá hồi biển, cá lù đù, cá đốm và cá trống đẻ trứng ở bờ cát nông chắn những con lạch nối liền các hòn đảo hoặc các bờ cát nằm chắn như một chuỗi dây xích bảo vệ cho bờ biển phía nam new York. Cá con nở ra và được thủy triều cuốn qua những con lạch này. Ở các vịnh và các eo biển – Currituck, Pamlico, Bogue và nhiều nơi khác, cá có nhiều thức ăn và lớn rất nhanh. Nếu không có những vùng dưỡng cá được bảo vệ, nước ấm, giàu thức ăn như vậy thì những loài cá này và cả nhiều loài cá khác đã không thể duy trì số lượng được. Vậy mà chúng ta lại cho phép thuốc diệt sinh vật gây hại theo sông xâm nhập vào các vùng dưỡng cá này bằng cách phun thuốc trực tiếp vào những khu đầm lầy ranh giới này.
Tôm cũng vậy, cũng lệ thuộc vào những khu nuôi dưỡng con non ven bờ.
Một loài tôm có số lượng rất nhiều, có phạm vi sinh sống rộng là nguồn lợi kinh tế cho toàn bộ ngành đánh bắt thủy sản phía nam Đại Tây Dương và các bang vùng vịnh. Dù tôm đẻ trứng ở biển, những con tôm con lại bơi vào các vùng cửa biển và các vịnh sau khi được vài tuần tuổi để tiến hành thay vỏ và thay đổi hình dạng. Chúng ở lại đó từ tháng năm hoặc tháng Sáu cho đến mùa thu, ăn những thứ nhỏ vụn dưới đáy biển. Suốt giai đoạn chúng sống ven bờ, sự thịnh vượng của đàn tôm cũng như của ngành công nghiệp dựa vào chúng là do các điều kiện sống ở vùng cửa biển quyết định.
Thuốc diệt sinh vật gây hại có phải là mối đe dọa cho ngành đánh bắt tôm và nguồn tôm cung cấp cho thị trường hay không? Câu trả lời nằm trong các thử nghiệm gần đây trong phòng thí nghiệm do Phòng Đánh bắt Thủy sản Thương mại tiến hành. Nồng độ thuốc trừ sâu mà tôm con có giá trị thương mại vừa qua giai đoạn ấu trùng kháng cự được là cực kỳ thấp – được tính bằng phần trên tỷ chứ không chỉ là phần trên triệu như chuẩn thường lệ. Ví dụ, phân nửa số tôm thử nghiệm đã chết ở mức nồng độ chỉ có 15 phần tỷ. Các hóa chất khác còn độc hơn. Endrin, luôn là một trong những loại thuốc diệt sinh vật gây hại độc hại nhất, giết phân nửa số tôm mà chỉ cần nồng độ 0, 5 phần tỷ.
Với hàu và sò, mối đe dọa còn lớn hơn nhiều lần. Cũng như các loài khác, giai đoạn còn non là giai đoạn yếu ớt nhất. Những loài 2 mảnh này sống dưới đáy các vịnh, các eo biển và các vùng sông thủy triều, từ newEngland cho đến Texas và các vùng bảo tồn ở bờ biển Thái Bình Dương.
Những con trưởng thành không di chuyển mà xả trứng vào nước biển, bọn cò con sẽ sống tự do trong nước biển vài tuần. Một ngày mùa hè, lưới kéo mắt nhỏ gắn sau tàu đánh cá sẽ kéo lên các loại thực vật trôi nổi, các phiêu sinh vật và trong đó có cả những ấu trùng hàu và sò tí hon, mong manh như thủy tinh. Nhỏ như hạt bụi, những ấu trùng trong suốt này bơi qua bơi lại trên mặt nước, ăn các phiêu sinh vật. Nếu những loài thực vật bé tí trên biển này bị thiếu hụt, bọn hàu sò con sẽ chết vì đói. Vậy mà thuốc diệt sinh vật gây hại đang hủy hoại một lượng lớn phiêu sinh vật. Một vài loại thuốc diệt cỏ thường dùng ở các bãi cỏ, các cánh đồng trồng trọt, hai bên đường và thậm chí là ở các đầm lầy ven biển thì lại cực kỳ độc hại cho các loài thực vật phiêu sinh là thức ăn của ấu trùng động vật thân mềm – nồng độ một số loại thuốc chỉ ở mức vào phần tỷ.
Những ấu trùng mỏng manh này còn bị giết trực tiếp bởi các loại thuốc trừ sâu ở lượng rất nhỏ. Thậm chí nếu phơi nhiễm thuốc trừ sâu chưa đến mức tử vong thì lũ ấu trùng này rồi cũng sẽ chết vì chắc chắn tốc độ sinh trưởng của chúng đã bị kéo chậm. lũ hàu và sò phải sống ở giai đoạn ấu trùng lâu hơn, là giai đoạn dễ bị tổn hại do thuốc trừ sâu nên cơ hội phát triển đến giai đoạn trưởng thành của chúng cũng bị giảm.
Những con thuộc ngành thân mềm trưởng thành rõ ràng là ít bị trúng độc trực tiếp, ít nhất là đối với một số loại thuốc diệt sinh vật gây hại. Tuy vậy thông tin này cũng không có gì đáng phấn khởi. Độc tố được các loài hàu và sò tích tụ trong cơ quan tiêu hóa và trong các mô khác của chúng. Những loài này thì hay được ăn nguyên con và có khi là ăn sống nữa. Tiến sĩ Philip Butler của Phòng Đánh bắt Thủy sản Thương mại đã đưa ra một cảnh báo xấu rằng, chúng ta có thể rồi sẽ phải chịu chung số phận với loài chim robin. Ông ấy nhắc lại rằng, chim robin không bị giết trực tiếp do phun thuốc DDT. Chúng chết vì ăn giun đất có tích tụ thuốc diệt sinh vật gây hại trong mo.
Thảm họa diệt vong bất ngờ của hàng ngàn con tôm, cua, cá ở một số dòng sông hay ao hồ đã thể hiện tác động trực tiếp rõ ràng của thuốc diệt côn trùng, một tác động thật khủng khiếp và đáng báo động. Tuy vậy, những tác động gián tiếp của lượng thuốc diệt sinh vật gây hại xâm nhập vào các cửa biển từ sông suối có thể còn thảm khốc hơn. Tình hình này được bao phủ bởi những thắc mắc chưa có câu trả lời thỏa đáng. Chúng ta đã biết rằng các dòng chảy ngầm đưa thuốc diệt sinh vật gây hại từ rừng và nông trại biển, ra những vùng nước mà những dòng sông lớn đổ về. Nhưng chúng ta không xác định được tất cả các loại hóa chất và lượng của chúng, chúng ta cũng không có thí nghiệm nào đáng tin cậy để xác định được các loại hóa chất khi chúng ra tới biển và hòa lẫn trong nước. Dù chúng ta biết rằng thế nào thì các loại hóa chất cũng phải chuyển hóa theo thời gian, chúng ta lại không biết sau khi chuyển hóa chúng độc hại hơn hay lành tính hơn. Một Vấn đề nữa vẫn còn bí ẩn, đó là sự phản ứng của các hóa chất khi chúng tương tác với nhau, vấn đề này càng cần được trả lời cấp thiết hơn khi mà chúng ta đến môi trường biển là môi trường có nhiều khoáng chất hòa lẫn và trung chuyển. Tất cả những câu hỏi này cần được nhanh chóng trả lời chính xác bằng các nghiên cứu sâu rộng, mà nguồn ngân sách để phục vụ cho các mục đích nghiên cứu này thì lại thấp một cách đau lòng.
Ngành đánh bắt thủy sản nước ngọt và nước mặn là nguồn lợi vô cùng quan trọng, có liên quan đến lợi ích của rất nhiều người. giờ đây rõ ràng nó đã bị đe dọa khi hóa chất xâm nhập vào các vùng nước của chúng ta. Nếu Chúng ta thay đổi, chỉ cần chuyển một phần nhỏ số tiền dành để nghiên cứu các loại thuốc trừ sâu mỗi năm cho các nghiên cứu có tính xây dựng hơn, chúng ta có thể tìm ra những thứ ít nguy hiểm hơn để sử dụng và giữ cho các vùng nước không bị nhiễm độc. Đến khi nào thì công chứng mới nhận thức đầy đủ được những thông tin này để cùng yêu cầu cho sự thay đổi đó?
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 01 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 02 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 03 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 04 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 05 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 06 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 07 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 09 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 10 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 11 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 12 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 13 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 14 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 15 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 16 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 17 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, toàn tập tại đây.