Rachel Carson | Mùa xuân vắng lặng | Chương 10
Mùa xuân vắng lặng ra đời gây ảnh hưởng mạnh mẽ trong xã hội Mỹ, như một hồi chuông cảnh tỉnh về môi trường. Tổng thống John F. Kennedy phải thiết lập một ủy ban riêng điều tra về thuốc diệt sinh vật gây hại.
· 38 phút đọc.
Bắt đầu với quy mô nhỏ ở các nông trại và các khu rừng, việc phun thuốc bằng máy bay đã mở rộng phạm vi và tăng lượng phun đến mức một nhà sinh thái học người Anh phải gọi nó là cơn mưa tử thần khó tin tưới lên bề mặt trái đất. Thái độ của chúng ta đối với các chất độc đã có thay đổi nhẹ. Trước đây các chất độc ở trong thùng chứa được đánh dấu bằng đầu lâu xương chéo; những dịp hiếm hoi chúng được sử dụng thì người ta vô cùng cẩn trọng khi tiếp xúc. Vậy mà khi các loại thuốc trừ sâu hữu cơ mới được phát triển, và số lượng máy bay sau Thế chiến thứ hai trở nên dư thừa nhiều thì người ta quên hết. Mặc dù các chất độc ngày nay còn nguy hiểm hơn tất cả các loại trước đây, khó có thể ngờ rằng người ta lại có thể tưới chúng bừa bãi từ trên trời như vậy. Không chỉ các đối tượng tưới làcôn trùng hay cây cỏ, mà tất cả mọi thứ – người hay vật – trong phạm vi hóa chất đổ xuống đều phải nhận lấy tác hại từ các chất độc này. Không chỉ rừng và các cánh đồng trồng trọt mà cả nơi thành thị giờ cũng bị phun tưới thuốc trừ sâu.
Giờ đây có khá nhiều người hoài nghi việc rải hóa chất chết người xuống hàng triệu mẫu từ trên không này, và hai chiến dịch phun thuốc lớn vào cuối năm 1950 lại càng làm tăng thêm sự ngờ vực. Đó là hai chiến dịch phun thuốc chống sâu bướm ở các bang Đông Bắc và chống kiến lửa ở miền nam. Cả hai loài này đều không phải là côn trùng bản địa nhưng chúng đã có mặt ở đất nước này nhiều năm rồi và chúng chưa gây ra vấn đề gì nghiêm trọng đến nỗi phải tiêu diệt bằng mọi cách. Vậy mà bỗng dưng người ta lại đối phó với chúng một cách mạnh mẽ, nấp dưới triết lý mục đích – biện minh cho phương – tiện mà các đơn vị phòng chống sâu bệnh của Bộ nông nghiệp đã sử dụng bấy lâu.
Chương trình phun thuốc chống sâu bướm đã cho ta thấy mức độ thiệt hại khủng khiếp của việc phun thuốc bừa bãi trên diện rộng thay vì dùng các biện pháp hạn chế sâu bệnh vừa phải và cục bộ. Còn chiến dịch diệt kiến lửa là ví dụ rõ ràng cho những chiến dịch quá lố không cần thiết, được tiến hành một cách ngớ ngẩn không hề theo kiến thức khoa học khi tính liều lượng độc chất để tiêu diệt đối tượng hoặc phá hủy tác động của nó đối với các sinh vật khác. Cả hai chương trình này đều không đạt hiệu quả như mong đợi.
Sâu bướm, loài có nguồn gốc từ châu Âu, đã xâm nhập vào Mỹ gần cả trăm năm. Năm 1869, leopold Trouvelot, một nhà khoa học người Pháp, đã tình cờ để vào con bướm loài này thoát khỏi phòng thí nghiệm của ông ấy ở Medford, Massachusetts, nơi ông cố lai sâu bướm với tằm. Dần dần, sâu bướm có mặt khắp vùng new England. Tác nhân chính cho việc mở rộng lãnh thổ nhanh chóng của chúng là gió; sâu bướm ở giai đoạn ấu trùng hay sâu còn rất nhẹ và có thể bị gió cuốn đi rất cao và rất xa. Một nguyên nhân khác là khi người ta vận chuyển thực vật có ổ trứng, là hình thức tồn tại của loài này trong mùa đông. Sâu bướm ở giai đoạn ấu trùng ăn lá cây sồi và những loài cây gỗ cứng khác đang có mặt ở tất cả các bang vùng new England. Chúng cũng xuất hiện rời rạc ở new Jersey nơi chúng đến lần đầu vào năm 1911 theo một đợt vận chuyển cây vân sam từ Hà lan và ở Michigan nhưng không ai biết chúng được đưa đến theo cách nào. Trận bão new England năm 1938 đưa sâu bướm đến Pennsylvania và new York, nhưng đường tiến của chúng về hướng tây đã bị chặn bởi dãy núi Adirondack, vùng rừng rậm với những loài cây không được sâu bướm ưa thích.
Nhiệm vụ giữ cho sâu bướm không phát tán đến phía đông bắc của đất nước đã được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong 100 năm kể từ khi chúng đến lục địa này lần đầu, nỗi lo rằng chúng sẽ tấn công những khu rừng vĩ đại ở phía nam dãy núi Appalachian chưa bao giờ được chứng minh. Mười ba loài ký sinh và ăn thịt sâu bướm được nhập khẩu từ nước ngoài và xác lập lãnh thổ của chúng ở vùng new England. Chính Bộ Nông nghiệp có công nhập khẩu những loài này để giảm tần suất và mức độ phá hoại của nạn sâu bướm khá hiệu quả. Phương thức dựa vào tự nhiên này cùng với các phương pháp cách ly và phun thuốc cục bộ đã đạt được thành tựu mà năm 1955 Bộ nông nghiệp miêu tả là xuất sắc hạn chế sâu hại lây lan phá hoại.
Vậy mà chỉ một năm sau khi bộ bày tỏ sự hài lòng với các biện pháp của mình, Phòng Kiểm soát sâu hại trực thuộc bộ lại tiến hành kêu gọi phun thuốc phủ khắp vài triệu mẫn mỗi năm và họ công khai ý định là muốn tận diệt hoàn toàn loài sâu bướm. (Tận diệt nghĩa là tiêu diệt hoàn toàn lần cuối cùng một loài nào đó trong phạm vi sống của chúng. Thế mà khi các chương trình thế này liên tục thất bại, Bộ nông nghiệp lại phải đề xuất những lần tận diệt lần 2, lần 3 trong cùng khu vực).
Cuộc quyết chiến với sâu bướm bằng hóa chất của Bộ nông nghiệp được tiến hành trên một quy mô đầy tham vọng. Năm 1956, gần 400.000 mẫu ở các bang Pennsylvania, new Jersey, Michigan và new York được phunthuốc. Nhiều người dân trong vùng bị phun thuốc đã khiếu kiện do bị thiệt hại. Các nhà bảo tồn thiên nhiên ngày càng bức xúc khi việc phun thuốc trên phạm vi rộng trở thành một mô hình quen thuộc. Khi kế hoạch phun thuốc hơn 1, 2 triệu mẫu được công bố vào năm 1957, người ta càng phản đối dữ hơn. Quan chức nông nghiệp của bang và liên bang thì vẫn chỉ nhún vai mặc kệ những khiếu nại này.
Vùng long Island nằm trong chương trình phun thuốc diệt sâu bướm vào năm 1957 gồm các thành thị và vùng ngoại ô đông dân cư, các vùng duyên hải bao bọc bởi các đầm nước mặn. Hạt nassau ở long Island là địa hạt đông dân nhất của bang new York nếu không tính thành phố new York. Sự ngu xuẩn tăng cao khi người ta biện minh rằng cần phải tiến hành chương trình này vì sâu bướm đe dọa tấn công các vùng đô thị trung tâm của thành phố new York. Sâu bướm là loài côn trùng sống trong rừng, tất nhiên là chúng không sống ở thành phố. Chúng cũng không sống ở đồng cỏ, ruộng đồng, vườn tược hay đầm lầy. Vậy mà đội máy bay do Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ và Sở nông nghiệp và Thị trường new York thuê năm 1957 lại vô tư phun tưới DDT – được – chỉ – định – pha – với – dầu – nhiên – liệu. Họ tưới thuốc xuống các khu vườn di động trên xe tải, xuống các nông trại sữa, xuống các ao cá và xuống các đầm nước mặn. Họ tưới thuốc xuống các lô đất chỉ rộng 1.000 métvuông ở ngoại thành, tưới ướt cả bà nội trợ đang cố gắng che cho vườn cây của mình khi máy bay kéo đến, tưới thuốc lên cả bọn trẻ đang chơi đùa và tưới những người đang đợi xe ở nhà ga. Ở Setauket, một con ngựa giống Quarter uống nước trong máng ở cánh đồng nơi máy bay bay qua đã chết sau đó 10 giờ. Xe cộ bị lốm đốm những vết dầu, hoa và nụ bị héo. Chim, cá, cua và các loài côn trùng có ích cũng bị tiêu diệt.
Một nhóm công dân long Island được dẫn đầu bởi nhà điểu cầm học nổi tiếng robert Cushman Murphy đã đề nghị tòa án ra lệnh cấm phun thuốc vào năm 1957. Không chấp nhận một lệnh cấm sơ bộ những công dân biểu tình đành phải chấp nhận việc DDT tiếp tục được phun, nhưng sau đó họ kiên quyết đấu tranh cho một lệnh cấm vĩnh viễn. Vì việc phun thuốc đã tiến hành rồi, tòa án đành giữ hồ sơ khởi kiện này ở nhóm _để thảo luận._Vụ kiện được đưa lên tận Tòa án tối cao nhưng không được xem xét. Thẩm Phán William o. Douglas, người cực lực phản đối quyết định từ chối xem xét vụ kiện, cho rằng: _Cảnh báo mà các chuyên gia và các quan chức đưa ra về hiểm họa DDT nhấn mạnh vào lợi ích cộng đồng trong vụ kiện này._Vụ kiện của các công dân long Island ít nhất cũng thu hút được sự chú ý của công chúng đến xu hướng sử dụng thuốc trừ sâu trên diện rộng, đến quyền và khuynh hướng của những cơ quan kiểm soát sâu hại khi họ bất chấp các quyền bảo vệ tài sản của công dân.
Tình trạng sữa và nông sản ở các nông trại mà máy bay phun thuốc bay qua đã làm nhiều người bất ngờ và không bằng lòng. Chuyện xảy ra ở nông trại Waller rộng 80 mẫu ở phía bắc hạt Westchester, new York đã phơi bày sự thật. Bà Waller trước đó đã đặc biệt yêu cầu các quan chức Bộ nông nghiệp không tưới thuốc khi qua đất nhà bà, bởi vì phun thuốc ở vùng rừng thì không thể né các bãi cỏ chăn thả gia súc được. Bà ấy đề nghị họ kiểm tra khu đất của mình xem có sâu bướm không và đề nghị được phun cục bộ từng khu vực nhỏ. Dù người ta đã đảm bảo là họ không tưới thuốc lên bất kỳ nông trại nào hết, nhưng nông trại của bà vẫn hứng trực tiếp hai đợt tưới và bị dính thuốc thêm hai lần khác nữa. Các mẫu sữa từ những con bò guernsey thuần giống ở nông trại Waller 48 giờ sau đó bị nhiễm DDT hàm lượng 14 phần triệu. Các mẫu cỏ được lấy từ cánh đồng thả bò tất nhiên cũng bị nhiễm độc. Mặc dù Sở Y tế của hạt đã được thông báo về vấn đề này, họ không đưa ra hướng dẫn nào để cấm bán sữa này. Đây là một trường hợp điển hình cho tình trạng người tiêu dùng không được bảo vệ vốn đã quá phổ biến. Dù Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm quốc gia không cho phép trong sữa có bất kỳ dư lượng thuốc diệt sinh vật gây hại nào, việc cấm các loại sữa nhiễm độc không những thiếu chính sách đầy đủ mà nó còn chỉ được áp dụng với việc vận chuyển sữa từ bang này sang bảng khác. Các quan chức của bang và hạt không bắt buộc phải tuân theo các hướng dẫn về dư lượng thuốc diệt sinh vật gây hại cho phép của liên bangtrừ khi luật lệ địa phương cũng quy định tương đồng – điều ít khi xảy ra.
Những người làm vườn di động trên xe tải cũng bị thiệt hại. Một số rau ăn lá bị cháy vàng và đốm không thể bán được. Những loại khác thì có dư lượng thuốc rất cao; một mẫu đậu được đem đi phân tích tại Trung tâm Thí Nghiệm nông nghiệp ở Đại học Cornell chứa từ 14 – 20 phần triệu DDT.
lượng tối đa để gây chết người chỉ là 7 phần triệu. Những người trồng rau vì vậy hoặc phải chịu lỗ nặng hoặc đành phải bán nông sản có dư lượng thuốc bất hợp pháp. Một vài người trong số họ đã bỏ công tính toán và liệt kê thiệt hại.
Khi việc phun DDT bằng máy bay ngày càng tăng thì số lượng các đơn kiện gửi lên tòa án cũng ngày càng nhiều. Trong số đó có những đơn từ những người nuôi ong ở một số khu vực thuộc bang new York. Thậm chí trước khi phun thuốc năm 1957, người nuôi ong đã chịu thiệt hại nặng nề do người ta sử dụng DDT trong các vườn trái cây rồi.Cho đến năm 1953, tôi vẫn tin tưởng như tin Kinh Thánh những thứ được dạy trong các trường nông nghiệp hay những gì mà Bộ nông nghiệp tuyên truyền, một người nuôi ong cay đắng nói. Tháng năm năm đó, người này tổn thất 800 bầy ong sau khi bang này phun thuốc diện rộng. Thiệt hại còn lan rộng nặng nề không kém sang 14 người nuôi ong khác cùng đứng tên trong đơn kiện với ông ấy vì tổn thất 250.000 dollar.
400 đàn ong của một người nuôi ong khác vô tình trở thành mục tiêu của đợt phun thuốc năm 1957, ông ta bảo rằng 100% số ong thợ bên ngoài (những con ong thợ ra ngoài để lấy mật hoa và phấn về cho tổ) đã chết trong các khu rừng và chết 50% ong ở các khu nông trại được phun thuốc ít hơn.
Ông ấy viết: _Thật là buồn khi bước vào sân vườn trong tháng năm mà không nghe tiếng vo ve nào._Các chương trình phun thuốc diệt sâu bướm có nhiều hành vi vô trách nhiệm được ghi nhận. Vì các máy bay phun thuốc được thuê tính tiền theo gallon (đơn vị đo lường của Mỹ, 1 gallon hơn 3, 5 lít) chứ không phải tính theo mẫu nên họ không quan tâm bảo vệ gì hết, và có nhiều khu đất bị phun tưới không chỉ một mà nhiều lần. Trong các hợp đồng thuê máy bay tưới thuốc này có ít nhất một hợp đồng ký với một hãng bay nằm ngoài bảng không có văn phòng ở bang, không đăng ký với nhà chức trách của bạn theo quy định của pháp luật để bảo đảm trách nhiệm trước pháp luật. Với Trường hợp cực kì nan giải này, những người bị tổn thất về kinh tế do các vườn táo hay đàn ông bị thiệt hại không biết phải thưa kiện ai.
Sau đợt phun thuốc thảm họa năm 1957, chương trình bất ngờ được rút ngắn sớm. Các quan chức phát biểu mập mờ rằng đang đánh giá hiệu quả của các lần phun trước và đang thử nghiệm các loại thuốc thay thế. Thay vì phun gần 1, 5 triệu mẫu, các vùng được phun thu hẹp lại còn hơn 200.000mẫu vào năm 1958 và khoảng 40.000 mẫu vào các năm 1959, 1960, và1961. Trong quãng thời gian này, các cơ quan kiểm soát sâu hại nhận được những tin tức đáng ngại từ long Island. Sâu bướm xuất hiện trở lại tại khu vực đó với số lượng lớn. Chiến dịch phun thuốc tốn kém này đã khiến mất nhiều uy tín trước công chúng – chiến dịch được thực hiện với ý định quét sạch sâu bướm vĩnh viễn trên thực tế lại chẳng thu được gì.
Trong khi đó, những người ở Phòng Kiểm soát sâu hại trực thuộc bộ đã tạm quên lũ sâu bướm vì họ bận tiến hành một chương trình còn đầy tham vọng hơn ở miền nam. Từ tận diệt lại được bộ in ra một cách tùy tiện; lần này thông cáo báo chí hứa hẹn sẽ tận diệt kiến lửa.
Kiến lửa, tiếng Anh là fire ant, được đặt tên theo cái đốt bỏng rát như lửa của nó, dường như đã xâm nhập vào Hoa Kỳ từ nam Mỹ qua cửa khẩu hạt Mobile, Alabama, nơi người ta thấy chúng lần đầu ở Mỹ vào cuối Thế Chiến thứ nhất. Đến 1928 kiến lửa đã lan đến các vùng ngoại ô ở hạ tMobile và từ đó tiếp tục xâm lấn đến gần như tất cả các bang miền nam.
Trong hơn 40 năm kể từ khi chúng đến Mỹ, kiến lửa gần như không bị ai chú ý. Nhiều nhất thì chúng cũng chỉ bị coi là phiền phức ở một số bang do trứng làm tổ lớn hoặc làm thành những cái gò cao đến 30cm và có khi hơn.
Những cái tổ, gò này gây vướng khi vận hành các loại máy nông nghiệp.
Tuy nhiên, chỉ có hai bảng liệt kiến lửa vào nhóm 20 loài côn trùng có hại nhất, và chúng đứng gần cuối danh sách. Chưa từng có cá nhân hay cơ quan nào nghĩ rằng kiến lửa là mối đe dọa cho mùa màng hay gia súc.
Khi hóa chất có sức mạnh tiêu diệt hàng loạt phát triển, thái độ của các cơ quan công quyền đối với kiến lửa bất ngờ thay đổi. Năm 1957, Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ tiến hành một trong những chiến dịch lớn nhất và được công chúng biết đến nhiều nhất trong lịch sử của bộ. loài kiến lửa bỗng dưng trở thành mục tiêu cấp tập của các thông cáo từ chính phủ, của phim ảnh, và những câu chuyện do chính phủ thêu dệt biến kiến lửa thành kẻ cướp nông sản ở miền nam, thành sát thủ đối với chim chóc, vật nuôi và con người. Một chiến dịch hoành tráng được công bố, theo đó chính phủ liên bang sẽ hợp tác với các bang bị ảnh hưởng bởi kiến lửa để phun thuốc cho khoảng 8 triệu mẫu ở chín bang miền nam.
Các nhà sản xuất thuốc diệt sinh vật gây hại ở Mỹ có lẽ đã trúng đậm các quả lớn khi Bộ nông nghiệp ngày càng có nhiều chương trình diệt sâu hại quy mô lớn, một tờ báo thương mại năm 1958 hồ hởi viết, lúc chương trình diệt kiến lửa được tiến hành.
Chưa từng có chương trình diệt sâu hại nào bị gần như tất cả mọi người nguyền rủa triệt để và xứng đáng như vậy. Tất nhiên trong số người nguyền rủa không có những kẻ trúng đậm các quả lớn. Chương trình này là ví dụ hoàn hảo cho việc thử nghiệm phương pháp kiểm soát sâu hại được lập kế hoạch không chính xác, được thực hiện một cách kém cỏi, chỉ toàn gây hại, là một thí nghiệm tốn kém, hủy diệt đời sống động vật, làm mất lòng tin của dân chúng vào Bộ nông nghiệp mà vẫn được rót tiền một cách khó hiểu.
Ban đầu chương trình được sự ủng hộ của Quốc hội nhờ những phát ngôn trở nên tai tiếng về sau. Kiến lửa bị miêu tả là mối đe dọa nghiêm trọng cho ngành nông nghiệp miền nam do chúng tàn phá mùa màng và là mối đe dọa cho động vật vì chúng tấn công chim non trong tổ. Cú đốt của kiến lửa được cho là đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.
Những tuyên bố này nghe đáng tin đến mức nào? những phát biểu của Bộ nông nghiệp nhằm tìm kiếm sự ủng hộ ngân sách không khớp với những gì đã được Bộ nông nghiệp nhắc đến trong các ấn phẩm chính của mình.
Tập san Insecticide Recommendations… for the Control of Insects Attacking Crops and Livestock (Khuyên dùng thuốc trừ sâu… Để hạn chế côn trùng tấn công mùa màng và vật nuôi) in năm 1957 không hề đả động nhiều đến kiến lửa – một sự bỏ sót thật kỳ lạ nếu như bộ thực sự tin vào những gì mà mình đang tuyên truyền. Ngoài ra, quyển sách bách khoa Yearbook (Niên Giám) năm 1952 viết về côn trùng dài 500.000 chữ cũng chỉ có một đoạn ngắn nói về kiến lửa.
Đối lập với những tuyên bố không căn cứ sách vở của bộ rằn kiến lửa phá hoại mùa màng, tấn công vật nuôi là những nghiên cứu của Trạm thí nghiệm nông nghiệp ở bang Alabama, bang có trải nghiệm gần gũi nhất với loài côn trùng này. Theo các nhà khoa học ở Alabama,nói chung là chúng hiếm khi gây ra thiệt hại cho thực vật. Tiến sĩ F. S. Arant, một nhà côn trùng học ở Học viện Bách khoa Alabama và là chủ tịch Hiệp hội Côn trùng học Hoa Kỳ năm 1961, cho biết khoa của ông ấy chưa từng nhận một báo cáo về tổn hại trên thực vật nào do kiến lửa gây ra trong 5 năm qua… Vật nuôi cũng chưa từng thấy bị hại. những nhà khoa học này, những người thực sự quan sát lũ kiến ngoài thực địa và trong phòng thí nghiệm, nói rằng, lũ kiến chủ yếu ăn các loài côn trùng khác trong số đó có những loài có hại đối với con người. Người ta đã thấy kiến lửa lôi ấu trùng mọt ăn quả ra khỏi kén.
Hoạt động đào gò mối làm tổ của kiến lửa có lợi ích thông khí và tháo nước cho đất. Các nghiên cứu ở Alabama được những nghiên cứu ở Đại học bangMississippi chứng minh và chúng ấn tượng hơn xa các minh chứng do Bộ Nông nghiệp đưa ra mà rõ ràng chỉ là những minh chứng dựa trên những cuộc nói chuyện với nông dân, những người có thể nhầm lẫn các loại kiến hoặc dựa trên nghiên cứu cũ. Các nhà côn trùng học tin rằng tập quán ăn mồi của kiến lửa đã thay đổi khi số lượng chúng tăng lên, cho nên các quan sát được thực hiện trước đây mấy thập kỷ giờ không còn nhiều giá trị.
Tuyên bố cho rằng, loài kiến này đe dọa sức khỏe của con người và cuộc sống cũng đã bị cải biên khá nhiều. Bộ nông nghiệp tài trợ cho một bộ phim tuyên truyền (để giành được sự ủng hộ cho chương trình diệt kiến) trong đó những cảnh kinh dị xoay xung quanh việc bị kiến đốt. Thực sự mà nói thì kiến lửa đốt đau thật và mọi người được khuyên nên tránh bị kiến lửa đốt giống như tránh ong hay tò vò thôi. Những phản ứng nghiêm trọng hiếm khi xảy ra và chỉ ở những người cực kỳ mẫn cảm, và lịch sử y vẫn chỉ mới ghi nhận một trường hợp tử vong có thể, chứ không chắc chắn, do nọc độc của kiến lửa. Ngược lại, Văn phòng thống kê sinh tử ghi nhận năm 1959 có đến 33 trường hợp chết do bị ong và tò vò đốt. Vậy mà đã có ai đòi _tận diệt_hai loài ấy đâu. lại một lần nữa, các chứng cứ từ các nhà khoa học địa phương có tính thuyết phục nhất. Dù kiến lửa đã sống ở Alabama 40 năm của chúng tập trung ở đó nhiều nhất, quan chức y tế của bang Alabama tuyên bố: Ở Alabama chưa từng có trường hợp người tử vong do bị loài kiến lửa ngoại nhập cột và cho rằng, những ca bệnh bắt nguồn từ việc bị kiến lửa đốt chỉ là ngẫu nhiên. Các gò tổ kiến ở bãi cỏ hay các sân chơi có thể là vấn đề vì trẻ con sẽ dễ bị đốt, nhưng đây không thể là lý do để người ta tưới thuốc độc xuống hàng triệu mẫu được. Vấn đề này có thể được dễ dàng giải quyết bằng cách phá từng cái gò.
Thiệt hại lũ kiến gây ra cho chim chóc cũng chỉ là lập luận thiếu căn cứ.
Người có đủ uy tín để nói về vấn đề này chính là lãnh đạo Phòng nghiên cứu Động vật Hoang dã ở Auburn, Alabama, Tiến sĩ Maurice F. Baker, người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Ý kiến của tiến sĩ ngược lại hẳn với tuyên bố của Bộ nông nghiệp. Ông cho biết: _Ở nam Alabama và Tây Bắc Florida chúng tôi săn chim rất dễ dàng và có nhiều chim cút mặt nạ sống chung với kiến lửa ngoại nhập… trong gần 40 năm từ khi bang Alabama có kiến lửa, số chim để săn vẫn duy trì đều và còn tăng nhẹ. Nếu kiến lửa đe dọa đến các loài động vật khác thì những điều kiện này sao có thể xảy ra được._Hậu quả mà động vật hoang dã phải chịu do phun thuốc diệt kiến lại là một vấn đề khác. Các hóa chất được dùng là dieldrin và heptachlor đều tương đối mới. Hai loại này chưa từng được sử dụng nhiều ngoài thực địa, và không ai biết chúng sẽ tác động thế nào với chim, cá, thú hoang dã khi được sử dụng trên quy mô lớn. Tuy nhiên, người ta biết rõ rằng hai chất nào độc hơn DDT gấp nhiều lần và chúng đã giết nhiều chim và cá chỉ với tỷ lệ 1 pound mỗi mẫu. liều lượng dùng glixerol và heptachlor còn nặng hơn – 2 pound mỗi mẫu dưới mọi điều kiện, hoặc 3 pound nếu người ta muốn diệt luôn cả bọ cánh cứng vân trắng. Nói về ảnh hưởng lên chim chóc, thì lượng dùng chỉ định heptachlor tương đương với tỷ lệ khoảng 20 pound thuốc DDT cho mỗi mẫu, tức là 120 pound dieldrin!Nhiều cuộc biểu tình khẩn đã nổ ra bởi các cơ quan bảo tồn thiên nhiên của bang, các cơ quan bảo tồn của quốc gia, các nhà sinh thái học và cả một số nhà côn trùng học, kêu gọi Bộ trưởng Bộ nông nghiệp Ezra Benson phải hoãn chương trình phun thuốc lại ít ra là đến khi họ hoàn tất các nghiên cứu xác định tác động của heptachlor và dieldrin lên động vật hoang dã và vật nuôi, đồng thời xác định hàm lượng tối thiểu để hạn chế loài kiến. Bộ mặc kệ những cuộc biểu tình này và vẫn tiến hành chương trình trong năm1958. Năm đầu tiên có hơn một triệu mẫu được phun thuốc. rõ ràng là bất kỳ nghiên cứu nào rồi cũng chỉ mang tính chất hậu kỳ.
Khi chương trình tiếp tục diễn ra, các số liệu bắt đầu được tích lũy từ các nghiên cứu của những nhà sinh vật học của bang, các cơ quan quản lý động vật hoang dã liên bang và các trường đại học. Các nghiên cứu đã cho thấy tổn thất lên đến mức ở một số vùng phun thuốc, động vật hoang dã bị hủy diệt hoàn toàn. gia cầm, gia súc và thú cưng cũng chết. Bộ nông nghiệp phủi sạch tất cả các bằng chứng tổn thất này, cho rằng chúng phóng đại và không đúng sự thật.
Dù vậy những số liệu thực tế vẫn tiếp tục được tích lũy. Ví dụ như ở hạt Hardin, Texas, chồn ô – ốt, tatu và rất nhiều gấu mèo Bắc Mỹ gần như biến mất sau khi hóa chất trút xuống. Hai mùa thu sau đó, động vật vẫn còn rất khan hiếm. Chỉ có vài con gấu mèo Bắc Mỹ được tìm thấy sau đó trong khu vực này và trong mô chúng có tồn dư thuốc trừ sâu.
Chim chết trong các khu vực phun thuốc vì đã hấp thụ hoặc nuốt độc chất diệt kiến lửa, bằng chứng rõ ràng là kết quả phân tích hóa chất trong mô của chúng. (loài chim duy nhất sống sót là chim sẻ, và ở các khu vực khác cũng có bằng chứng cho thấy một số trong số chúng tương đối miễn nhiễm với độc chất). Một miền đất được phun thuốc năm 1959 ở Alabama, hết nửa số chim đã bị giết. Những loài chim sống nơi mặt đất hoặc sống ở những bụi cây thấp chết 100%. Một năm sau khi phun thuốc, những loài chim hót lần lượt kéo nhau chết sạch trong mùa xuân để lại những lãnh thổ làm tổ vắng lặng và những tổ chim bỏ không. Ở Texas, chim hét, chimdickcissel, và chim sáo Bắc Mỹ được tìm thấy đã chết trong tổ và có nhiều tổ thì bỏ không. Khi các mẫu chim chết từ Texas, louisiana, Alabama, georgia và Florida được gửi đến Cục Cá và Động vật hoang dã để phân tích, hơn 90% mẫu chim chết có dư lượng dieldrin hoặc một dạng heptachlor lên đến 38 phần triệu.
Chim dẽ gà, loài chim mùa đông sống ở louisiana nhưng sinh sản ở miền Bắc giờ đây đã bị vấy thuốc trừ sâu. Nguồn nhiễm độc là từ đâu thì đã quá rõ. Chim dẽ gà ăn chủ yếu là giun đất, thứ mà chúng tìm bằng cái mỏ dài của mình. Những con giun còn sống sót ở louisiana có đến 20 phần triệu heptachlor trong mô của chúng sau khi khu vực này được phun thuốc 6 – 10 tháng. Một năm sau chúng vẫn còn 10 phần triệu. Hậu quả của việc nhiễm độc dưới mức gây tử vong ở chim dẽ gà là tỷ lệ chim con so với chim trưởng thành giảm hẳn, được phát hiện sau lần phun thuốc đầu tiên một mùa.
Một trong những tin buồn nhất cho những người thích săn bắn thể thao ở miền nam có liên quan đến loài chim cút bobwhite. loài chim làm tổ và ăn mồi dưới đất này đã bị tiêu diệt hoàn toàn tại những vùng phun thuốc. Ví Dụ như ở Alabama, các nhà sinh học của Phòng nghiên cứu Động vật Hoang Dã Alabama tiến hành một cuộc điều tra sơ bộ số lượng loài chim cút này ở vùng đất được quy hoạch phun thuốc rộng 1.500 mẫu. Có 13 tổ chim – 121con chim cút – trong khu vực này. Hai tuần sau khi phun thuốc, người ta chỉ tìm được chim cút đã chết. Tất cả những mẫu chim được gửi đến Cục Cá và Động vật hoang dã để phân tích đều có thuốc trừ sâu ở hàm lượng đủ gây tử vong cho chim. Các kết quả phân tích ở Texas cũng giống như Alabama, nơi chết toàn bộ chim cút trong một khu vực phun heptachlor rộng hơn 1.000 mẫu. Cùng với chim cút, 90% lượng chim hót cũng biến mất. Kết quả phân tích lại cho thấy có sự hiện diện của heptachlor trong mô của chim chết.
Bên cạnh chim cút, số lượng gà tây hoang dã cũng bị giảm nghiêm trọng do chương trình phun thuốc trừ kiến. Trước khi phun heptachlor người ta đếm được 80 con gà tây ở một vùng thuộc hạt Wilcox, Alabama, và đến mùa hè sau khi phun thì người ta chẳng tìm được con nào ngoại trừ một đống trứng không nở và một con gà chết. lũ gà tây hoang có lẽ đã chịu chung số phận với lũ gà tây nuôi, vì ở những nông trại bị phun thuốc số gà tây con ra đời cũng rất ít. Hiếm có trứng nở và hầu như không con gà con nào sống. Ở những vùng lân cận không phun thuốc thì không có chuyện này.
Số phận của lũ gà tây không có gì quá đặc biệt. Tiến sĩ Clarence Cottam, một trong những nhà sinh vật học nổi tiếng và đáng kính nhất đất nước đã phỏng vấn một số nông dân ở các trang trại bị phun thuốc. Bên cạnh nhận xét rằng: Tất cả những loài chim nhỏ trên cây có vẻ như đã biến mất khỏi vùng đất phun thuốc, những người này còn báo cáo các tổn thất về gia súc, gia cầm và vật nuôi trong nhà. Tiến sĩ Cottam kể có một người _nổi giận với những công nhân phun thuốc khi ông ta nói ông đã chọn và vứt 19 con bò chết do nhiễm độc và ông biết còn có 3 – 4 con nữa cũng chết vì lý do này. Những con bê chết chỉ uống sữa từ khi được sinh ra._Những người mà Tiến sĩ Cottam phỏng vấn bối rối trước những chuyện ập đến vài tháng sau khi người ta phun thuốc lên đất của họ. Một người phụ nữ kể bà đã mất vài con gà mái sau khi những vùng xung quanh bị phủ độc chất,và vì lý do gì đó bà không biết mà rất ít gà con được sinh ra hay sống sót. Một người nông dân khác nuôi heo nhưng suốt 9 tháng sau khi người ta tưới độc chất, ông ấy không nuôi được con heo con nào. Đàn heo con mới ra đời đã chết hoặc cũng không sống được sau đó. Người khác cũng bảo rằng 37 đàn heo con của ông có đến 250 con, nhưng chỉ có 31 cái sống được. Người này cũng không thể nuôi được gà trên vùng đất nhiễm độc.
Bộ nông nghiệp liên tục phủ nhận các tổn thất về vật nuôi có liên quan đến chương trình diệt kiến. Tuy nhiên, một bác sĩ thú y ở Bainbridge, georgia, bác sĩ otis l. Poitevint, người được gọi đến chữa bệnh cho nhiều con vật bị ảnh hưởng, đã tổng kết những nguyên nhân tử vong là do thuốc trừ sâu gây ra. Trong vòng từ hai tuần đến vài tháng sau khi phun thuốc, trâu, bò, dê, ngựa, gà, chim và các loài động vật khác bắt đầu mắc một chứng bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ thần kinh. Chỉ những con vật ăn, uống ở nguồn thức ăn nước uống nhiễm độc mới bị ảnh hưởng. Động vật nuôi trong chuồng thì không sao. Tình hình này chỉ xuất hiện ở những vùng có phun thuốc diệt kiến lửa. Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho kếtquả âm tính. Những triệu chứng mà bác sĩ Poitevin và các bác sĩ khác quan sát thấy là những triệu chứng nhiễm độc dieldrin hoặc heptachlor được miêu tả trong các y văn có căn cứ.
Bác sĩ Poitevin còn miêu tả một trường hợp thú vị về một con bê hai tuổi có triệu chứng trúng độc heptachlor. Con vật này phải trải qua nhiều cuộc xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm quan trọng duy nhất là heptachlor 79 phần triệu trong mỡ của nó. Nhưng đấy là 5 tháng sau khi phun thuốc. Con Bê này nhiễm độc trực tiếp do ăn cỏ hay gián tiếp từ sữa mẹ hay nhiễm từ khi còn trong bào thai? nếu là từ sữa, bác sĩ Poitevin đặt nghi vấn,_thì tại sao không có biện pháp phòng ngừa nào để bảo vệ trẻ em là đối tượng uống sữa từ những trang trại sữa địa phương?_Báo cáo của bác sĩ Poitevin khơi ra một vấn đề nghiêm trọng về sữa nhiễm độc. Khu vực nằm trong chương trình diệt kiến lửa chủ yếu là các cánh đồng nuôi trồng nông nghiệp. Vậy những đàn gia súc lấy sữa được chăn thả ở đó thì sao? Trên các cánh đồng được phun thuốc, cỏ chắc chắn là có tồn dư heptachlor không ở dạng này thì dạng khác, và nếu bò ăn vào thì nó sẽ có trong sữa. Sự chuyển tiếp heptachlor trực tiếp vào sữa này đã được chứng minh bằng thí nghiệm năm 1955, rất lâu trước khi chương trình kiểm soát kiến lửa được tiến hành, và sau đó cũng có kết quả đối với dieldrin là chất cũng được dùng trong chương trình diệt kiến lửa.
Các ấn phẩm hàng năm của Bộ nông nghiệp giờ đây liệt heptachlor và dieldrin vào nhóm hóa chất không được dùng cho rau cỏ, là loại thức ăn cho các loài gia súc nuôi lấy sữa và lấy thịt, nhưng các ban kiểm soát sâu hại của bộ vẫn thúc đẩy những chương trình phun heptachlor và dieldrin khắp các vùng chăn thả lớn ở miền nam.
Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ hẳn sẽ trả lời rằng bộ đã khuyến cáo nông dân không đưa bò sữa ra đồng từ 30 đến 90 ngày. Xét về quy mô nhỏ của nhiều trang trại và quy mô lớn của chương trình – mà phần nhiều hóa chất được phun tưới bằng máy bay – rất khó để người ta có thể làm theo khuyến cáo này. Thời gian chỉ định ngưng chăn thả cũng không đủ nếu xét về bản chất tồn dư lâu dài của hóa chất.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm dù không bằng lòng với sự hiện diện của thuốc diệt sinh vật gây hại trong sữa nhưng cũng không có mấy động thái xử lý. Ở hầu hết các bang nằm trong chương trình diệt kiến lửa, ngành sản xuất sản phẩm từ sữa còn nhỏ và các sản phẩm này cũng không bán sang các bang khác. Sự an toàn cho nguồn cung cấp sữa bị đe dọa bởi một chương trình cấp liên bang nên các bang phải tự bảo vệ lấy. Nhiều yêu cầu gửi đến các quan chức y tế và các cơ quan có liên quan khác cho ta thấy họ chưa làm cuộc xét nghiệm nào nên đơn giản là không biết được sữa có nhiễm thuốc diệt sinh vật gây hại hay không.
Trong khi đó, công trình nghiên cứu đáng lẽ phải thực hiện trước chứ không phải sau khi tiến hành chương trình phun thuốc nhằm tìm hiểu bản chất đáng ngại của heptachlor. Chính xác mà nói thì chẳng qua là người tađọc lại những nghiên cứu đã xuất bản trước đây, vì những thông tin cơ bản để đưa đến các hành động sau này của chính phủ là những thông tin đã được tìm ra từ mấy năm trước, và đáng lẽ nó phải có ảnh hưởng đến giai đoạn ban đầu của chương trình phun thuốc. Đó là thông tin rằng heptachlor, sau một thời gian tồn tại trong cơ thể của động vật, thực vật hay trong đất sẽ chuyển hóa thành một dạng còn độc hơn nữa là heptachlor epoxide. Dạng oxit thường được biết đến như một sản phẩm của quá trình oxy hóa tạo thành dưới tác động của thời tiết. Việc chuyển hóa này đã được biết đến từ năm 1952, khi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm phát hiện những con chuột cái được cho ăn 30 phần triệu heptachlor thì chỉ hai tuần sau, trong chúng sẽ có 165 phần triệu epoxy độc hại hơn.
Những thông tin này được công bố trong các tài liệu sinh học vào năm 1959 khi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm ra tay cấm thực phẩm có bất kỳ dư lượng nào của heptachlor hay dạng oxit của nó. Hành động này ít ra cũng đã có tác động tạm thời đối với chương trình phun thuốc; dù Bộ Nông nghiệp vẫn nỗ lực xin ngân sách hàng năm cho việc diệt kiến lửa, các cơ quan nông nghiệp địa phương bắt đầu miễn cưỡng khi phải khuyến khích nông dân sử dụng hóa chất – việc sẽ khiến cho nông sản của họ không thể bán được nữa theo luật định.
Tóm lại, Bộ nông nghiệp đã khởi động chương trình mà không hề tìm hiểu căn bản trước những kiến thức đã có sẵn về loại hóa chất được dùng – hay nếu họ có tìm hiểu rồi thì họ cũng bất chấp. Bộ cũng không hoàn thành nghiên cứu để xác định lượng hóa chất tối thiểu để phục vụ mục đích trước khi tiến hành. Sau 3 năm dùng những liều lượng rất cao, bộ bất ngờ giảm liều dùng heptachlor từ 2 pound xuống còn 1, 25 pound mỗi mẫu năm 1959;sau đó xuống còn 0, 5 pound/mẫu, áp dụng cho hai đợt mỗi đợt 0, 25 pound, cách nhau từ 3 – 6 tháng. Một quan chức của bộ giải thích rằng một chương trình cải thiện biện pháp mạnh cho thấy tỷ lệ thuốc thấp hơn có tính hiệu quả cao hơn. Nếu bộ nắm thông tin này trước khi chương trình bắt đầu thì hẳn đã tránh được rất nhiều thiệt hại và đã không làm lãng phí tiền thuế của dân một cách khủng khiếp.
Năm 1959, có lẽ vì muốn bù đắp cho những bất mãn ngày càng tăng với chương trình này, Bộ nông nghiệp đã cấp hóa chất miễn phí cho những chủ đất chịu ký giấy miễn trừ trách nhiệm thiệt hại cho chính quyền địa phương, bang và liên bang. Cùng năm đó, vì đã được cảnh báo và quá tức giận với những thiệt hại do hóa chất gây ra, bang Alabama đã từ chối cấp tiếp ngân sách cho dự án. Một quan chức đã đánh giá toàn bộ chương trình là thiếu tư vấn, vội vàng, hoạch định sai lầm, và là một ví dụ rõ ràng cho sự giẫm đạp lên trách nhiệm của các tổ chức nhà nước và tư nhân khác. Dù Ngân sách bang thiếu hụt, tiền từ liên bang tiếp tục được rót cho bangAlabama, và vào năm 1961 cơ quan lập pháp lại bị thuyết phục để cấp một khoản ngân sách nhỏ. Trong lúc đó, các nông dân ở louisiana ngày càng miễn cưỡng khi phải tham gia dự án này khi đã có chứng cứ là việc dùng hóa chất diệt kiến làm bùng phát số côn trùng gây hại cho mía. Hơn nữa, chương trình này không thu được kết quả gì. Năm 1962, tình hình ảm đạm của nó được tóm tắt ngắn gọn bởi Tiến sĩ l. D. Newsom, giám đốc bộ phận nghiên cứu côn trùng của Trạm Thí nghiệm nông nghiệp Đại học Banglouisiana, như thế này: _Chương trình tận diệt loài kiến lửa ngoại nhập được tiến hành bởi các cơ quan của bang và liên bang là một sự thất bại. Ở Louisiana bây giờ kiến lửa còn nhiều hơn so với khi chương trình bắt đầu._Dường như người ta đã bắt đầu chuyển sang một phương pháp hợp lý hơn, bảo tồn thiên nhiên được tốt. Với báo cáo rằng: Ở Florida bây giờ kiến lửa còn nhiều hơn khi chương trình phun thuốc bắt đầu, bang Florida Đã tuyên bố bãi bỏ tất cả những ý tưởng tận diệt trên phạm vi rộng mà thay vào đó ban sẽ tập trung vào kiểm soát kiến lửa cục bộ theo từng địa phương.
Các phương pháp để kiểm soát côn trùng cục bộ theo từng địa phương đã có từ lâu. Thói quen xây gò làm tổ của kiến lửa giúp việc phun thuốc vào từng gò rất đơn giản. Chi phí cho biện pháp hóa chất này chỉ vào khoảng một dollar trên mỗi mẫu. Trường hợp có quá nhiều gò và cần phải có sự trợ giúp của máy móc, Trạm Thí nghiệm nông nghiệp của bang Mississippi đã chế tạo được một loại máy xới để san bằng đất trước rồi sau đó phun thuốc trực tiếp vào các tổ kiến. Phương pháp này có hiệu quả kiểm soát kiến lửa lên đến 90 – 95%. Chi phí chỉ có 1,23 dollar/ 1 mẫu. Ngược lại, chương trình diệt kiến hàng loạt của Bộ nông nghiệp tốn đến 3, 5 dollar/mẫu. là chương trình tốn kém nhất, gây hại nhất và kém hiệu quả hơn cả.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 01 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 02 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 03 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 04 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 05 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 06 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 07 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 09 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 10 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 11 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 12 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 13 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 14 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 15 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 16 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 17 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, toàn tập tại đây.