Mùa xuân vắng lặng | Chương 04

Mùa xuân vắng lặng gây chấn động xã hội Mỹ, cảnh tỉnh về môi trường, buộc Tổng thống Kennedy lập ủy ban điều tra thuốc diệt sinh vật.

 · 31 phút đọc  · lượt xem.

Mùa xuân vắng lặng gây chấn động xã hội Mỹ, cảnh tỉnh về môi trường, buộc Tổng thống Kennedy lập ủy ban điều tra thuốc diệt sinh vật.

Trên tất cả những nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng ta, nước là nguồn tài nguyên quý báu nhất. Mặc dù phần lớn bề mặt trái đất được bao phủ bởi nước biển, chúng ta lại đang thiếu nước khi sống giữa muôn trùng nước. Nghịch lý thay, hầu hết lượng nước dồi dào của trái đất lại không dùng được cho nông nghiệp, công nghiệp, hay sinh hoạt của con người vì nước biển quá mặn, do đó phần lớn dân số thế giới đang phải đối mặt hoặc bị đe dọa với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Trong một thời đại mà con người đang dần quên đi nguồn gốc và trở nên vô cảm với cả những nhu cầu thiết yếu nhất của sự sống thì nguồn nước cùng với những nguồn tài nguyên khác trở thành nạn nhân của sự thờ ơ của chính con người.

Vấn đề ô nhiễm nguồn nước do thuốc diệt sinh vật gây hại gây nên chỉ có thể hiểu được ở một phạm vi nào đó, một phần nhỏ được bao trùm trong bối cảnh rộng lớn – sự ô nhiễm toàn bộ môi trường của nhân loại. Nguồn Nước của chúng ta bị ô nhiễm vì nhiều nguyên nhân: chất thải phóng xạ từ các lò phản ứng, phòng thí nghiệm, và bệnh viện; bụi phóng xạ từ các vụ nổ hạt nhân; nước thải sinh hoạt từ các thành phố và thị trấn; chất thải hóa học từ các phân xưởng. Một loại bụi phóng xạ mới vừa được thêm vào danh sách đó là loại hóa chất dạng xịt được sử dụng trên đất trồng và vườn tược, trong rừng và cánh đồng. rất nhiều tác nhân hóa học được kết hợp trong các hóa chất vô cùng nguy hiểm này có hiệu quả độc hại giống như chất phóng xạ và thậm chí còn nguy hiểm hơn; hơn nữa, chính các hóa chất trong nhóm này cũng có thể tương tác, biến đổi và tổng hợp để tạo nên những hậu quả vô cùng khốc liệt ít được biết đến.

Kể từ khi các nhà hóa học bắt đầu cho ra đời các chất không hề có trong tự nhiên, việc lọc nước trở nên khó khăn hơn rất nhiều và mối nguy cho người sử dụng nguồn nước không ngừng tăng lên. Như đã thấy, người ta sản xuất các hóa chất tổng hợp này với số lượng lớn ngay từ những năm 1940. Đến nay, việc sản xuất đã lên đến mức độ khiếm hóa chất gây ô nhiễm tràn ngập vào nguồn nước trên khắp các vùng lãnh thổ từng ngày.

Khi được trộn lẫn với nước thải sinh hoạt và các loại chất thải khác có trong nước, đôi khi các hóa chất này không thể bị phát hiện bởi những biện pháp lọc nước thông thường mà các nhà máy sử dụng. Chúng kết hợp chặt chẽ với nhau đến nỗi chúng ta khó mà phá hủy được các liên kết này bằng những quy trình thông thường. Thật khó nhận ra được các hóa chất trong một hỗn hợp như thế. Trong các dòng sông, rất nhiều chất gây ô nhiễm khác nhau kết hợp lại để tạo thành lớp trầm tích mà các nhà kỹ sư vệ sinh thường gọi chung là chất nhờn bẩn. giáo sư rolf Eliassen thuộc Viện Công nghệ Massachusetts đã chứng minh với ủy ban quốc hội rằng không thể tiên đoán được hậu quả khi các chất này kết hợp lại với nhau, cũng như không thể xác định được chất hữu cơ nào được tạo ra từ hỗn hợp này.

Chúng ta không bắt đầu tìm hiểu nó là gì, giáo sư Eliassen nói._Chúng ảnh hưởng như thế nào đến loài người? Chúng ta vẫn chưa biết được._Với một mức độ không ngừng gia tăng, các hóa chất dùng để khống chế côn trùng, loài gặm nhấm, hoặc cỏ dại sẽ góp phần làm tăng số lượng những chất ô nhiễm hữu cơ này. Người ta đổ một số loại hóa chất này vào trong nước nhằm giết chết các loài thực vật, ấu trùng của côn trùng hoặc loài cá có hại. Một số khác được sử dụng trong hoạt động khai phá và bảo vệ rừng, phủ lên diện tích khoảng hai đến ba triệu mẫu của một tiểu bangbằng cách xịt thuốc tiêu diệt một loài côn trùng gây hại nào đó – thuốc xịt trực tiếp vào các dòng chảy hoặc nhỏ giọt từ các vòm lá đến tầng đất rừng, rồi hòa mình vào dòng hơi ẩm đang di chuyển từ từ, bắt đầu một chuyến hành trình dài đến với đại dương bao la. Có lẽ phần lớn các chất gây ô nhiễm này là dư lượng trong nước của hàng triệu cân hóa chất nông nghiệp được dùng để khống chế côn trùng và loài gặm nhấm trên đất canh tác và nhờ mưa mà các chất này được lọc ra khỏi đất, men theo dòng nước chảy ra biển.

Ở khắp mọi nơi, chúng ta đều tìm thấy được những bằng chứng rõ nét về sự hiện hữu của các hóa chất này, trong các dòng chảy và ngay cả trong nguồn nước công cộng. Ví dụ như, với một mẫu nước uống được lấy từ một vùng trồng cây ăn quả tại Pennsylvania, khi đem thử nghiệm trên cá trong phòng thí nghiệm, toàn bộ cá chết chỉ trong bốn giờ đồng hồ đo lượng thuốc trừ sâu có trong nước. Nước từ dòng chảy trong các cánh đồng trồng bông có phun thuốc, sau khi đi qua máy lọc vẫn có thể làm cá chết hàng loạt; và ở mười lăm nhánh sông đổ vào Sông Tennessee ở Alabama, tất cả các loài cá sống ở đây đều bị giết chết bởi dòng nước từ các cánh đồng phun thuốc toxaphene, một hóa chất nhóm hydrocacbon clo hóa. Hai trong số những dòng chảy này là nguồn cung cấp nước cho cả thành phố. Một tuần sau khi phun thuốc trừ sâu, nguồn nước vẫn bị nhiễm độc; minh chứng rõ rệt cho thực trạng này là xác của cá vàng ở dưới hạ nguồn vẫn đang chất đống mỗi ngày.

Bởi vì sự ô nhiễm này gần như vô hình, chỉ hiện hữu khi có hàng trăm, hàng ngàn loài cá chết đi; tuy nhiên, thường là nó không bao giờ bị phát hiện. Các nhà hóa học có trách nhiệm gìn giữ độ tinh khiết của nguồn nước thường không kiểm tra chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước và cũng chưa tìm ra cách để loại bỏ chúng. Tuy nhiên, dù cho có bị phát hiện đi chăng nữa, các thuốc diệt sinh vật gây hại vẫn cứ nằm yên đó, và có thể kết hợp với các chất khác được phun lên mặt đất với diện rộng, để tìm cách len lỏi vào hệ thống sông ngòi chính trên khắp đất nước.

Nếu có ai đó còn nghi ngờ rằng phải chăng nguồn nước của chúng ta gần như bị ô nhiễm toàn bộ bởi thuốc trừ sâu, thì nên tìm hiểu một báo cáo nhỏ do Cục Cá và Động vật hoang dã Hoa Kỳ phát hành vào năm 1960.

Cục đã thực hiện nhiều nghiên cứu nhằm khám phá ra rằng liệu có giống như động vật máu nóng, cá cũng lưu trữ thuốc trừ sâu lại trong mô. Mẫu cá đầu tiên được lấy từ khu rừng phía tây; nơi đây, người ta phun rất nhiều thuốc DDT để diệt sâu ăn mầm nụ cây vân sam. Đúng như dự đoán, toàn bộ cá đều nhiễm DDT. Phát hiện có ý nghĩa thực sự là khi các nhà điều tra chuyển mục tiêu vào nhánh sông ở một vùng xa xôi, cách nơi xịt thuốc diệt sâu của cây vân sam ít nhất khoảng 30 dặm. Nhánh sông này là thượng nguồn của khu rừng phía tây và ngăn cách với khu rừng bằng một thác nước cao. Được biết người dân địa phương chưa từng phun xịt bất kỳ loại thuốc nào xung quanh đây, vậy mà cá trên nhánh sông này vẫn nhiễm DDT.

Phải chăng hóa chất theo mạch nước ngầm để đi đến nhánh sông ở nơi xa xôi này? Hoặc là theo đường không khí, nó ngưng tụ và nhỏ giọt xuống mặt sông nơi đây? Trong một nghiên cứu khác, người ta phát hiện DDT có trong mô cá ở một nơi ươm trứng; nơi này, nước bắt nguồn từ một giếng sâu. Và đây cũng là một nơi mà các loại hóa chất phun xịt chưa từng được tìm thấy. Do đó, dường như cách duy nhất có thể gây ô nhiễm là qua mạch nước ngầm.

Trong toàn bộ vấn đề về ô nhiễm nguồn nước này, không có việc gì có thể gây phiền toái hơn nguy cơ ô nhiễm mạch nước ngầm đang lan rộng.

Chỉ cần nguồn nước ở một nơi nào đó bị nhiễm thuốc diệt sinh vật gây hại thì cũng đủ làm cho độ tinh khiết của nước ở khắp mọi nơi đều bị đe dọa.

Thiên nhiên chưa bao giờ sống khép kín và tách biệt với muôn loài và nó cũng sẽ không ích kỷ, cứ ôm lấy nguồn nước mà không san sẻ cho thế giới xung quanh. Mưa rơi xuống đất, xuyên qua các lỗ thủng và các khe hở trên đất đá dầm thấm sâu vào trong đất cho đến khi nước mưa có thể lấp đầy các khe hở trong đá; tạo thành một đại dương tối tăm dưới mặt đất, mọc bên dưới những ngọn đồi, nhấn chìm các thung lũng ở dưới thấp. Mạch nước ngầm này di chuyển không ngừng, tốc độ rất chậm, đôi khi chỉ với vận tốc chưa đến 50 feet trên một năm, có lúc lại nhanh hơn, đi được gần một phần mười dặm trong một ngày. Nó men theo những dòng chảy vôhình cho đến khi được lộ diện ở khắp nơi trên mặt đất, hoặc có thể có tách ra một phần nào đó, lẫn vào nguồn nước trong giếng. Nhưng hầu như nó thường sẽ hòa vào những dòng suối và các con sông. Trước đây, ngoại trừ nước mưa và dòng chảy trên mặt đất trực tiếp đổ vào nguồn nước của chúng ta thì dòng nước chảy khắp nơi trên bề mặt trái đất đều là nước ngầm. Thế nên, sẽ là một sự thật rất đáng sợ, nếu mạch nước ngầm bị ô nhiễm, toàn bộ nguồn nước của chúng ta sẽ bị ô nhiễm theo.

Biển nước ngầm tối tăm kia hẳn là nguyên do để các hóa chất độc hại có thể đi từ một nhà máy sản xuất tại Colorado đến với một vùng nông trại ở cách xa rất nhiều dặm đường; làm nhiễm độc các giếng nước nơi đó, làm con người và gia súc ngã bệnh và phá hoại mùa màng – hiện trạng bất thường này có thể chỉ là khởi đầu cho nhiều sự kiện diễn ra sau đó. Nói ngắn gọn, lịch sử của nó là thế này. Kho đạn núi rocky, thuộc Tập đoàn Hóa chất Quân đội, nằm ở gần Denver, đã bắt đầu sản xuất dụng cụ chiến tranh từ năm 1943. Tám năm sau đó, các trang thiết bị của trung tâm này đã được một công ty dầu khí tư nhân thuê lại để sản xuất thuốc trừ sâu. Tuynhiên, trước khi chuyển đổi phương thức hoạt động, đã có nhiều sự việc bất thường xảy ra. Nông dân sống ở cách xa nhà máy rất nhiều dặm đường cho hay vật nuôi của họ đột nhiên bị mắc bệnh, và họ còn than phiền mùa màng bị hư hại trên diện rộng. lá cây đồng loạt chuyển sang màu vàng, cây trồng không thể lớn nổi, và rồi chết sạch, chẳng thu hoạch được gì cả.

Con người cũng nhiễm bệnh, và người ta tin rằng một trong số đó có liên quan đến sự kiện nêu trên.

Nguồn nước tưới tiêu cho nông trại được lấy từ các giếng cạn trong vùng. Khi tiến hành thử nghiệm với nước trong các giếng này (trong một nghiên cứu năm 1959, với sự tham gia của nhiều cơ quan của tiểu bang và liên bang), người ta phát hiện trong nước có chứa nhiều loại hóa chất khác nhau. Chloride, chlorate, muối của axit phosphonic, fluoride and arsenic là những chất được thải từ Kho Đạn núi rocky vào trong các ao chứa trong suốt thời gian trung tâm còn hoạt động. Dường như mạch nước ngầm ở giữa kho đạn và khu vực trang trại đều bị ô nhiễm và phải mất khoảng thời gian từ 7 đến 8 năm để các chất thải này có thể đi được quãng đường dài 3 dặm ở trong lòng đất tính từ ao chứa chất thải đến với nông trại gần nhất.

Quá trình này tiếp tục lan rộng rồi làm ô nhiễm những vùng đất xa xôi mà chúng ta không đoán trước được đó là nơi nào. Các nhà điều tra cho biết rằng vẫn chưa có cách nào để ngăn chặn hoặc kìm hãm sự ô nhiễm này.

Mọi thứ đã rất đỗi tệ hại, thế mà vẫn chưa dừng lại, điểm bất thường nhất, quan trọng nhất trong toàn bộ sự kiện và hầu như chắc chắn sẽ xảy ra trong hành trình dài này đó là việc phát hiện ra thuốc diệt cỏ 2, 4D trong một số giếng nước và trong ao chứa chất thải của kho đạn. Chắc chắn rằng bằng chứng về sự hiện hữu này đủ để lý giải cho những thiệt hại xảy ra ở các vụ mùa sử dụng nguồn nước này trong việc tưới tiêu. Tuy nhiên, thực tế này lại ẩn chứa một điều khó lý giải: Kho đạn không sản xuất thuốc 2, 4D trong suốt thời gian hoạt động của mình.

Sau một thời gian dài nghiên cứu kỹ lưỡng, các nhà hóa học tại nhà máy kết luận rằng 2, 4D là chất tự tạo thành trong các bồn trũng trầm tích. Nó Được tạo nên từ các chất khác do kho đạn thải ra; chỉ cần nhờ vào không khí, nước và ánh nắng mặt trời, mà không cần đến sự can thiệp từ phía các nhà hóa học, các ao chứa chất thải này cũng có thể trở thành phòng thí nghiệm hóa học sản xuất ra một hóa chất mới – có khả năng thiêu rụi hầu hết cây trồng bị dính phải.

Câu chuyện về nông trại Colorado và những vụ mùa bị hư hại của vùng đất này mang một ý nghĩa thật to lớn, hơn cả ý nghĩa của nó tại địa phương này. Những tình huống tương tự nào có thể xảy ra tại Colorado và ngay cả bất kỳ một vùng đất nào khác, nơi mà sự ô nhiễm hóa chất có thể đi vào nguồn nước công cộng? Ở khắp các ao, hồ, và sông, suối, khi được xúc tác bởi không khí và ánh nắng mặt trời, những chất nguy hiểm nào sẽ được sinh ra từ các thế hệ hóa chất mang trên mình nhãn hiệu vô hại?Thật vậy, một trong những yếu tố đáng lo ngại nhất của sự ô nhiễm nguồn nước do hóa chất gây ra đó là thực tế mà tại đây – trong những dòng sông, ao, hồ, và cả trong những cốc nước uống trên bàn ăn tối của chúng ta – có rất nhiều chất hóa học hòa lẫn vào nhau; đây là sự kết hợp mà các nhà hóa học có trách nhiệm, đang làm việc trong các phòng thí nghiệm chưa bao giờ dám nghĩ đến. Những tương tác có thể xảy ra với các hóa chất tự do kết hợp này đang gây rắc rối cho các nhân viên của Dịch vụ Y tế Công cộng Hoa Kỳ, họ cảm thấy lo sợ khi nghĩ đến việc phạm vi bao phủ của chất độc hại được tạo ra từ những hóa chất tương đối vô hại đang ngày càng lan rộng. Các phản ứng xảy ra có thể được tạo nên giữa hai hay nhiều chất khác nhau, hoặc giữa các chất với chất thải phóng xạ đang được thải ra sông ngòi với khối lượng ngày càng tăng. Dưới ảnh hưởng của tia bức xạ ion hóa, trật tự nguyên tử có thể dễ dàng được sắp xếp lại, làm thay đổi đặc tính của các hóa chất mà chúng ta không thể đoán trước hay kiểm soát được.

Và một điều chắc chắn rằng không những nước ngầm mà ngay cả nước chảy trên mặt đất như trên các khe suối, con sông, trong nước tưới tiêu đều đang dần ô nhiễm. Minh họa cụ thể cho vấn đề nan giải này được thể hiện rõ rệt ở các vùng di trú của động vật hoang dã trong nước ở Tule lake và lower Klamath, tại California. Đây là một phần trong chuỗi vùng di trú bao gồm cả Upper Klamath lake, nằm trên đường biên giới của oregon. Có lẽ do định mệnh sắp đặt mà tất cả các vùng di trú này đều được liên kết với nhau bởi một nguồn nước chung, và rồi tất cả đều chịu ảnh hưởng vì những vùng đất này như hòn đảo nhỏ nằm trong một lòng biển bao la là những dải đất nông nghiệp rộng lớn – đất được cải tạo bằng hệ thống thoát nước và dòng chảy lệch hướng so với vùng đầm lầy và nguồn nước mở.

Vùng đất nông nghiệp xung quanh các nơi cư trú này hiện đang sử dụng nước tưới tiêu lấy từ Upper Klamath lake. Nguồn nước, lấy từ các cánh đồng sau khi tưới tiêu, được bơm vào Tule lake và từ đây đi đến lower Klamath. Mọi nguồn nước ở các vùng di trú cho động vật hoang dã dựa vào hai hồ nước này đều là hệ thống tháo nước của đất làm nông. Cần Phải nhớ điều này khi liên hệ với những gì xảy ra gần đây.

Mùa hè năm 1960, nhân viên quản lý vùng di trú đã nhặt được hàng trăm xác chim chết và cả những con đang kiệt sức ở Tule lake và lower Klamath. Đa số đều là loài ăn cá – diệc, bồ nông, chim lặn và mòng biển.

Theo kết quả phân tích, người ta phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu được lưu lại trong cơ thể của các loài này, ví dụ như toxaphene, DDD và DDE.

Cá trong hồ cũng được xác định có chứa thuốc trừ sâu, và các sinh vật phù du cũng thế. Người quản lý vùng di trú tin rằng dư lượng thuốc diệt sinh vật gây hại men theo dòng nước tưới trên đất nông nghiệp mà đi đến và hiện đang dần tích tụ trong nước của những vùng di trú này.

Xét theo khía cạnh bảo tồn môi trường thiên nhiên, hậu quả của việc nguồn nước bị nhiễm độc được gây ra bởi tất cả những người đi săn vịt phía tây và những người yêu thích vẻ đẹp và âm thanh của loài chim nước lướt ngang qua vào buổi chiều tà. Nơi trú ẩn riêng biệt này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn loài chim nước phía tây. Chúng tập trung tại một địa điểm được ví như chỗ thắt lại của một chiếc phễu; nơi này được hình thành bởi tất cả tuyến đường di cư của các sinh vật, và còn được gọi là nơi hội tụ của các đường bay dọc Thái Bình Dương (Pacific Flyway).

Trong đợt di cư vào mùa thu, những nơi trú ẩn ngày thu phân hàng triệu loài vịt và ngỗng đến từ nơi chúng làm ổ trải dài từ phía đông Biển Bering cho đến Vịnh Hudson – gần như ba phần tư số lượng chim nước đã di chuyển ở phía nam xuống các tiểu bang thuộc bờ biển Thái Bình Dương vào mùa thu. Mùa hè, những chỗ trú ẩn này là nơi làm tổ cho chim nước, đặc biệt là hai loài có nguy cơ tuyệt chủng, vịt đầu đỏ và vịt ruddy. Nếu ao hồ trong những nơi trú ẩn ngày bị ô nhiễm nghiêm trọng, thì số lượng chim nước ở phía tây Hoa Kỳ có thể bị tổn hại đến mức không thể phục hồi được.

Nước cũng cần phải được xem xét ở khía cạnh sự sống mà nó dùng dưỡng – từ những tế bào màu xanh nhỏ như hạt bụi có trong loài sinh vật phù du mọc khắp nơi, thông qua các ký sinh trùng cực nhỏ trong nước để đến với loài cá ăn sinh vật phù du này và rồi những con cá này lại bị ăn thịt bởi một loài cá khác, loài chim, chồn vizon, hay gấu Bắc Mỹ – trong một vòng luân chuyển tuần hoàn vật chất vô tận từ đời này sang đời kia. Như Chúng ta đều biết những khoáng vật cần thiết có trong nước di chuyển từ mắt xích này đến mắt xích khác trong chuỗi thức ăn. Vậy chúng ta có thể cho rằng, chất độc mà chúng ta cho vào nước sẽ không đi sâu vào vòng tuần hoàn của tạo hóa hay không?

Câu trả lời sẽ được tìm thấy trong lịch sử đáng kinh ngạc của Hồ Clear, California. Clear là hồ nằm ở trên núi, cách 90 dặm về phía bắc San Francisco và đã từ lâu nổi tiếng với loài cá vảy chân. Tên gọi của hồ nghe có vẻ không thích hợp lắm, vì thực tế lớp bùn đen mịn đã bao trùm lấy lòng sông cạn nên nước hồ khá đục. Một điều không may cho ngư dân và những du khách vãng lai sống ở bờ hồ đó là nước trong hồ là môi trường sống lý tưởng cho một loài muỗi mắt nhỏ, có tên khoa học là Chaoborus Stichopus. Mặc dù cũng là họ muỗi, những loài muỗi này không phải là một kẻ hút máu. Tuy nhiên, con người, phải san sẻ môi trường sống của mình với loại muỗi này, cảm thấy khó chịu vì số lượng của chúng là không giới hạn. Họ cố gắng khống chế tình hình này nhưng lại hoàn toàn vô ích, cho đến cuối những năm 1940, khi thuốc trừ sâu nhóm hydrocacbon clo hóa mang đến loại vũ khí mới. Chất hóa học được lựa chọn cho cuộc chiến với loại kẻ thù mới này là DDD, người họ hàng gần với thuốc DDT, tuy nhiên DDD dường như ít gây nguy hại hơn cho cá.

Những biện pháp khống chế mới hứa hẹn tiến hành vào năm 1949 đã được lên kế hoạch thật cẩn thận và không mấy ai cho rằng điều không may sẽ xảy ra. Người ta bắt đầu khảo sát hồ, xác định thể tích và pha loãng thuốc trừ sâu theo tỷ lệ một phần hóa chất ứng với 70 triệu phần nước.

Việc kiểm soát muỗi mắt đã bước đầu thành công; tuy nhiên, trước năm 1954 biện pháp này được thực hiện lại một lần nữa; lần này tỷ lệ pha trộn sẽ là một phần thuốc tương ứng với 50 triệu phần nước. Đa số mọi người đều nghĩ rằng muỗi mắt gần như đã bị tiêu diệt hoàn toàn.

Điềm báo đầu tiên xuất hiện vào những tháng mùa đông sau đó, một sự sống khác bị đe dọa: loài chim lặn phía tây sống trên hồ bắt đầu chết dần, rồi chẳng mấy chốc số lượng chim chết lên đến hơn trăm con. Chim lặn phía tây ở Hồ Clear là loài chim sinh sản và di trú vào mùa đông, chúng bị cuốn hút bởi vô số loài cá khác nhau trong hồ. Đây là loài chim rất đẹp và có tập quán rất thú vị là xây tổ nổi trên những hồ cạn phía tây Hoa Kỳ và Canada. Người ta còn gọi loài chim này là chim lặn thiên nga, bởi vì chim có thể lượn quả và tạo thành một gợn sóng lăn tăn trên mặt hồ; cổ chim nhỏ, màu trắng cùng với cái đầu màu đen sáng lúc nào cũng ngẩng cao. Những chú chim non mới nở được khoác lên mình lớp áo bằng lông tơ xám mịn; chỉ trong vài giờ sau đó chúng đã có thể tự uống nước và cưỡi lên lưng bố mẹ chúng, rúc mình dưới đôi cánh chim bố mẹ.

Những con muỗi mắt lì lợm nhất bắt đầu đợt tấn công thứ ba vào năm 1957, làm cho số lượng chim lặn chết hơn trước rất nhiều. Năm 1954, quả thật là không có bằng chứng cho thấy có phát hiện bệnh truyền nhiễm trong cuộc khám nghiệm được thực hiện trên xác những con chim đã chết. Tuynhiên, khi tiến hành phân tích mô mỡ của chim lặn, người ta lại tìm thấy thuốc DDT có trong mô này với nồng độ rất đáng kinh ngạc, 1.600 phần triệu.

Nồng độ thuốc tối đa khi pha với nước chỉ là 0, 02 phần triệu. Vậy thì bằng cách nào hóa chất này có thể tăng đến mức độ kinh hoàng như thế trong cơ thể chim lặn? Và đương nhiên, chim lặn là loài ăn cá. Khi cá trong Hồ Clear cũng được phân tích thì mọi việc bắt đầu rõ ràng – chất độc được tìm thấy ở những sinh vật nhỏ nhất, cô đặc lại và đi vào trong cơ thể của loài động vật ăn thịt lớn hơn. Người ta xác định cơ thể sinh vật phù du có chứa khoảng 5 phần triệu thuốc trừ sâu (nhiều hơn khoảng 25 lần nồng độ tối đa đạt được khi pha trong nước), loài cá ăn thực vật sẽ tích lũy từ 40 đến 300 phần triệu hóa chất này trong cơ thể, và những loài ăn thịt sẽ lưu trữ gần như toàn bộ. Cá bống biển nâu là loài có nồng độ tích lũy rất đáng kinh ngạc, 2.500 phần triệu. Quá trình này là một chuỗi con này ăn con kia giống như bài vần cho trẻ em a house that Jack built, loài cá lớn sẽ nuốt cá bé, cá bé sẽ nuốt động vật ăn cỏ cây, động vật ăn cỏ cây này sẽ nuốt sinh vật phù du, và loài sinh vật phù du bé nhỏ này lại hút chất độc có trong nước.

Nhiều khám phá còn lạ hơn đã được tìm ra sau đó. Không ai tìm được vết tích của thuốc DDT trong nước trong một thời gian ngắn sau khi phun thuốc. Thực tế chất độc này không lưu lại trong hồ mà nó ăn sâu vào lớp cấu trúc của các sinh vật mà hồ này đang nuôi dưỡng. Hai mươi ba tháng sau khi quá trình xử lý bằng hóa chất này ngừng lại, loài phù du vẫn còn mang trên mình 5, 3 phần triệu chất độc. Trong khoảng thời gian gần hai năm đó, bao nhiêu phù du đã tiếp nối sinh ra rồi chết đi nhưng chất độc vẫn được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác dù nó không còn tồn tại trong nước hồ. Nó tồn tại nhờ vào sự sống của những sinh vật trong hồ.

Một năm sau khi ngưng sử dụng hóa chất, cá, chim và ếch đều được mang đi thử nghiệm, chúng vẫn còn có thuốc DDD trong mình. lượng thuốc tìm thấy trong cơ thể những loài vật này luôn cao hơn rất nhiều lần nồng độ ban đầu của chúng trong nước. Những con mang chất độc – là những con cá nở ra chín tháng sau đợt sử dụng thuốc DDD cuối cùng, là những con chim lặn và mòng biển California tích lũy thuốc với nồng độ hơn 2.000phần triệu. Trong khi đó, số lượng đàn chim lặn đang làm tổ đã dần suy giảm – từ hơn 1.000 cặp trước khi phun thuốc trừ sâu lần đầu tiên giảm xuống còn khoảng 30 cặp vào năm 1960. Và ngay cả ba mươi cặp chim này dường như cũng chỉ làm tổ vô ích, bởi vì không ai nhìn thấy chú chim lặn con nào xuất hiện trên hồ kể từ lần phun thuốc DDD cuối cùng.

Toàn bộ quá trình lan truyền chất độc này dường như đều dựa trên những loài thực vật nhỏ – đóng vai trò là những chiếc máy cô đặc đầu tiên.

Vậy còn đối tượng ở đầu kia của chuỗi thức ăn – con người, có thể do không biết chuỗi sự kiện đang diễn ra này nên vẫn cứ vác cần câu ra Hồ Clear, bắt được nhiều cá rồi mang chúng về nhà và chuẩn bị cho bữa tối – thì như thế nào? Một lượng DD cực lớn hay các liều lượng DD lặp đi lặp lại sẽ gây ra những gì cho con người?Mặc dù Sở Y tế Công cộng California đã tuyên bố DDD vô hại, đến năm 1959 việc sử dụng thuốc DDT trong hồ cũng bị buộc phải ngừng lại.

Tuy nhiên, xét về hiệu nghiệm sinh học to lớn của hóa chất này, có vẻ như hành động này chỉ là một biện pháp giữ an toàn tối thiểu. Hiệu quả sinh lý học của chất DD có lẽ là khác thường nhất trong số các loại thuốc trừ sâu, vì nó phá hủy một phần tuyến thận – các tế bào thuộc lớp vỏ bên ngoài hay còn gọi là vỏ thận – nơi tiết ra hormone cortin. Tác động gây hủy hoại này, được biết đến từ năm 1948, ban đầu được xác định chỉ xuất hiện trên chó, bởi vì ở những con vật khác được đem đi thử nghiệm như khỉ, chuột hay thỏ, người ta không tìm thấy biểu hiện tương tự. Tuy nhiên, nó làm chúng ta nhớ lại rằng biểu hiện trên cơ thể chó do DDD gây ra giống như thứ đã từng xảy ra trên người, cụ thể là bệnh Addison. Một nghiên cứu y học gần đây cho thấy DDD đã kiềm chế mạnh mẽ chức năng của vỏ thận ở người. Hiện nay, về phương diện lâm sàng, khả năng phá hủy tế bào của hóa chất này đã được tận dụng trong việc điều trị một loại ung thư hiếm gặp, xảy ra ở tuyến thận.

Trường hợp của Hồ Clear nêu lên một câu hỏi mà cộng đồng cần phải đối mặt: Đó là khôn ngoan hay ngu dại khi chúng ta sử dụng các chất gây tác động mạnh mẽ đến hoạt động sống của cơ thể với mong muốn khống chế côn trùng, đặc biệt là khi những biện pháp khống chế này gồm cả việc đưa trực tiếp các hóa chất vào trong cơ thể hay vào trong nước? Thực tế sử dụng thuốc trừ sâu với một lượng cực ít cũng là vô nghĩa khi khả năng bùng phát của chúng trong chuỗi thức ăn đã được minh họa trong Hồ Clear.

Hồ Clear là ví dụ điển hình trong vô vàn trường hợp mà ở đó giải pháp cho một vấn đề rất nhỏ nhặt sẽ tạo ra một vấn đề khác nghiêm trọng hơn mà lại khó nhận thấy hơn. Vấn đề của những người bị lũ muỗi mắt quấy rầy đã được giải quyết, nhưng cái giá phải trả đó là tất cả những sinh vật tiếp xúc với nguồn thức ăn và nước trong hồ phải gánh chịu một rủi ro chưa được xác định rõ và có thể cũng khó mà hiểu rõ được.

Một điều rất kỳ lạ là việc cố tình bỏ chất độc vào bể chứa nước đang trở thành thói quen khá phổ biến. Mặc dù nước cần phải được xử lý với một khoản chi phí nhất định để có thể sử dụng làm nước uống, những mục đích của việc bỏ thuốc vào nước chỉ là để quảng bá những cách sử dụng mang tính chất tiêu khiển. Khi các vận động viên câu cá ở một vùng nào đó muốn cải thiện việc đánh bắt cá trong hồ nước, họ sẽ thuyết phục chính quyền địa phương đổ hàng loạt chất độc xuống hồ nhằm giết chết những con cá không cần đến, và thay thế bằng loài cá được tạo thành nhờ ươm ấp, thích hợp hơn cho khẩu vị của các vận động viên này. Quy trình này có một điểm đặc trưng rất lạ, như cuộc phiêu lưu của Alice ở xứ sở thần tiên.

Hồ nước này được tạo nên để làm nguồn cung cấp nước công cộng; tuy nhiên, cộng đồng, có thể đã không được thông báo về dự án của các vận động viên này nên buộc phải uống nước có chứa dư lượng chất độc hoặc phải trả tiền thuế cho việc xử lý nước để loại bỏ chất độc – còn những quá trình xử lý này lại không đảm bảo rằng mọi người đều có thể sử dụng được.

Khi đất và mặt nước bị nhiễm thuốc diệt sinh vật gây hại và các loại hóa chất khác, có nguy cơ không chỉ chất độc mà còn có cả chất gây ung thư được cho vào nguồn nước công cộng. Tiến sĩ W. C. Hueper, Viện Ung thư Quốc gia, cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ung thư do việc sử dụng nước uống bị nhiễm hóa chất sẽ tăng đáng kể trong tương lai gần. Thật vậy, một nghiên cứu được thực hiện tại Hà lan vào đầu những năm 1950 cũng đồng tình với quan điểm này, rằng nguồn nước bị ô nhiễm có nguy cơ gây ra bệnh ung thư. Những thành phố nhận được nguồn nước uống từ các con sông sẽ có tỷ lệ người chết vì ung thư cao hơn nơi mà nước uống của người dân được lấy từ nguồn ít bị ô nhiễm hơn như nước giếng. Arsenic, một chất có trong môi trường và là minh chứng rõ rệt nhất về nguyên nhân gây ra ung thư ở người, có mặt trong hai sự việc đã từng xảy ra, trong đó những nguồn nước bị ô nhiễm là tác nhân gây bệnh ung thư. Ở một trong hai trường hợp này, arsenic được lấy từ đống phế liệu của các công ty khai mỏ; và trong trường hợp còn lại, được lấy từ đá có hàm lượng asen tự nhiên cao. Những trường hợp như thế này sẽ dễ dàng tăng lên gấp bội theo số lượng thuốc trừ sâu chứa asen được sử dụng rộng khắp. Đất ở những vùng này cũng đều bị nhiễm độc. Và rồi mưa sẽ mang một phần arsenic đến với các con suối, sông, và ao hồ, cũng như vào trong vùng biển ngầm rộng lớn trong lòng đất.

Một lần nữa, chúng ta được gợi nhớ rằng trong tự nhiên mọi thứ đều không tồn tại riêng lẻ. Thế nên, để có thể hiểu rõ rằng sự ô nhiễm trên trái đất đang diễn ra như thế nào, chúng ta cần xem xét một nguồn tài nguyên cơ bản khác nữa, đó là đất.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 01 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 02 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 03 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 04 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 05 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 06 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 07 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 09 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 10 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 11 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 12 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 13 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 14 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 15 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 16 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 17 tại đây.

Đọc Mùa xuân vắng lặng, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Gieo trồng hạnh phúc | Chương 40

Gieo trồng hạnh phúc | Chương 40

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Gieo trồng hạnh phúc | Chương 09

Gieo trồng hạnh phúc | Chương 09

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Hiểu về trái tim | Chương 44

Hiểu về trái tim | Chương 44

Hiểu về trái tim giúp hiểu và chữa lành trái tim tâm hồn của mình để mọi người cùng được sống trong hạnh phúc và yêu thương.

Niên lịch miền gió cát | Chương 20

Niên lịch miền gió cát | Chương 20

Niên lịch miền gió cát hòa quyện lịch sử tự nhiên nghệ thuật miêu tả phong cảnh và triết học qua ghi chép về sinh vật tại trang trại Wisconsin.

Hiểu về trái tim | Lời tác giả

Hiểu về trái tim | Lời tác giả

Hiểu về trái tim giúp hiểu và chữa lành trái tim tâm hồn của mình để mọi người cùng được sống trong hạnh phúc và yêu thương.

Gieo trồng hạnh phúc | Chương 43

Gieo trồng hạnh phúc | Chương 43

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Nói với tuổi hai mươi | Chương 04

Nói với tuổi hai mươi | Chương 04

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Mùa xuân vắng lặng | Chương 08

Mùa xuân vắng lặng | Chương 08

Mùa xuân vắng lặng gây chấn động xã hội Mỹ cảnh tỉnh về môi trường buộc Tổng thống Kennedy lập ủy ban điều tra thuốc diệt sinh vật.

Chia sẻ điều cần nói

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.

nhavantuonglai · Ghiblis Music Piano Playlist