Rachel Carson | Mùa xuân vắng lặng | Chương 05
Mùa xuân vắng lặng ra đời gây ảnh hưởng mạnh mẽ trong xã hội Mỹ, như một hồi chuông cảnh tỉnh về môi trường. Tổng thống John F. Kennedy phải thiết lập một ủy ban riêng điều tra về thuốc diệt sinh vật gây hại.
· 22 phút đọc.
Lớp đất mỏng tạo thành mảng chắp vá bao phủ các lục địa, kiểm soát sự tồn tại của chúng ta và của mọi loài vật sống trên đất liền.
Như chúng ta đều biết, thực vật mọc trên đất liền sẽ không thể phát triển được nếu không có đất, và động vật cũng sẽ không sống được nếu không có thực vật.
nhưng nếu đời sống nông nghiệp của chúng ta phụ thuộc vào đất, thì cũng sẽ đúng khi nói rằng, đất phụ thuộc vào cuộc sống, nguồn gốc của đất và việc duy trì bản chất thực sự của nó có liên quan mật thiết đến các loài động thực vật. Vì đất là một thành phần được tạo ra bởi sự sống, nó ra đời bởi sự tương tác diệu kỳ giữa vật thể sống và những vật thể phi sự sống từ rất lâu trước đó. Những nguyên liệu gốc tập hợp lại với nhau khi những dòng dung nham được phun trào từ núi lửa, khi nước tràn lên lớp đá trần của các lục địa để bào mòn ngay cả lớp đá granite cứng nhất, và khi đá bị vỡ và nứt nẻ ra bởi sương giá và băng tuyết. Sau đó, những vật mang sự sống bắt đầu công việc thần kỳ và đầy sáng tạo của mình, để những nguyên liệu trơ này dần trở thành đất. Địa y, lớp che phủ thứ nhất của đá, bằng cách tiết ra axit, nó đã góp phần vào quá trình phân hủy và biến đá thành một nơi trú ngụ tạm thời cho dạng sống khác. rêu sống bám vào một lượng ít loại đất đơn giản – loại đất được tạo nên bởi những mảnh địa y, bởi vỏ của loài côn trùng nhỏ, và bởi mảng vụn của quần thể động vật đang dần nổi lên trên biển.
Sự sống không chỉ hình thành nên đất mà còn có vô số vật sống khác nhau đang tồn tại bên trong nó; nếu không phải vậy, đất chỉ là một vật chết hoàn toàn vô dụng. Nhờ sự hiện hữu và vận động của mình, hằng hà sa số sinh vật trong đất giúp đất có thể nuôi dưỡng lớp phủ xanh của mình.
Đất tồn tại trong điều kiện môi trường luôn thay đổi, tham gia vào những vòng tuần hoàn không có điểm bắt đầu cũng như kết thúc. Những Vật chất mới sẽ luôn được thêm vào trong đất như khi đá bị phân hủy, khi chất hữu cơ tan rã và khi nitrogen cùng với các khí khác hòa lẫn vào nước mưa ở một số nơi. Đồng thời, các vật chất khác sẽ bị lấy đi, được các sinh vật vay mượn để sử dụng tạm thời. rất nhiều biến đổi hóa học tinh vi và quan trọng vẫn luôn diễn ra, chuyển hóa những nguyên tố có nguồn gốc từ trong không khí và nước thành dạng thích hợp để sử dụng cho cây trồng.
Trong tất cả quá trình biến đổi này, sinh vật sống chính là nhân tố xúc tác chủ động.
Không có nhiều những nghiên cứu thú vị hơn, và chúng cũng ít được quan tâm hơn những nghiên cứu về những loài sống đông đúc dưới thế giới không chút ánh sáng của đất. Chúng ta biết rất ít về mối ràng buộc các sinh vật sống trong đất với nhau, với thế giới của chúng và với thế giới bên trên.
Có lẽ những sinh vật thiết yếu nhất trong đất là những sinh vật nhỏ nhất – những vật chủ ký sinh vô hình cho vi khuẩn và các loại nấm sợi. Kết quả thống kê về sự đông đúc của những sinh vật này ngay lập tức cho chúng ta một con số vô cùng lớn. Có hàng tỷ vi khuẩn sống trong một muỗng nhỏ đất mặt. Mặc dù có kích thước nhỏ bé, tổng trọng lượng của vi khuẩn có trong một foot đất của một mẫu đất màu mỡ lại rất lớn, lên đến 1.000pound. Nấm tia, sinh trưởng trong những chỉ nhị dài và mảnh, không đông đúc bằng vi khuẩn, nhưng vì kích thước chúng lớn hơn nên tổng trọng lượng của chúng trong cùng khối lượng đất cũng tương đương vi khuẩn.
Cùng với những tế bào nhỏ màu xanh gọi là tảo, chúng tạo nên đời sống thực vật trong đất.
Vi khuẩn, nấm và tảo là những tác nhân chính của quá trình phân hủy, làm biến đổi phần bã của các loài động thực vật thành những thành phần khoáng vật của chúng. Sự vận động theo chu kỳ của các nguyên tố hóa học như carbon và nitrogen trong đất, không khí và mô sống sẽ không thể tiếp diễn nếu không có sự tồn tại của những loài thực vật cực kỳ nhỏ bé này. Ví dụ như, nếu không có loài vi khuẩn điều chỉnh nitrogen, thì dù cho được bao bọc bởi không khí chứa đầy nitrogen đi nữa, cây cỏ vẫn sẽ chết vì thiếu nguyên tố này. Những sinh vật khác hình thành nên hợp chất carbon dioxide, như axit carbonic, đã góp phần phân hủy đá. Các vi khuẩn khác trong đất thực hiện nhiều quá trình oxy hóa và khử khác nhau; trong quá trình này, những khoáng vật như sắt, manganese và lưu huỳnh được biến đổi phù hợp cho cây hấp thụ.
Cũng tồn tại với một số lượng rất đáng kể đó là loài ve cực nhỏ và loài côn trùng không cánh từ thời cổ đại được gọi là bọ đuôi bật. Trái ngược với kích thước nhỏ bé của mình, chúng có vai trò rất quan trọng trong việc phân hủy bã thực vật, tham gia vào quá trình chuyển dần phần rơm rác trên tầng đất rừng vào sâu trong đất. Sự chuyển hóa trong nhiệm vụ sống của một số sinh vật nhỏ thật khó có thể tin được. lấy những loài ve làm ví dụ, chúng có thể bắt đầu sự sống chỉ trong những chiếc lá rụng của cây vân sam. Khi trú ẩn ở đây, chúng sẽ gặm nhấm các mô bên trong lá cây. loài chỉ có thể trưởng thành hoàn toàn, chỉ còn lớp vỏ bên ngoài của các tế bào được giữ lại. Nhiệm vụ thực sự khó khăn để xử lý một số lượng cực lớn nguyên liệu thực vật có trong những chiếc lá rụng hàng năm sẽ phải thuộc về những loài côn trùng nhỏ trong đất và trong nền đất rừng. Chúng sẽ làm mềm dần rồi tiêu hóa hết những chiếc lá này và sẽ trộn lẫn vật chất được phân hủy vào trong lớp đất mặt.
Bên cạnh đám sinh vật bé nhỏ làm việc không ngừng này, dĩ nhiên vẫn còn có nhiều sinh vật khác lớn hơn đang tồn tại, bởi vì đất là nơi nuôi dưỡng vô số loài sinh vật từ vi khuẩn cho đến động vật có vú. Một số đang trú ẩn ở những vùng tối dưới mặt đất, một số đang ngủ đông hoặc đang trải qua những giai đoạn nào đó của chu kỳ sống trong một không gian bao kín dưới mặt đất, và một số khác lại tự do di chuyển giữa háng của chúng với môi trường bên ngoài hang. Nhìn chung, kết quả của mọi quá trình di cư vào trong lòng đất thường có lợi ích là làm thông khí, và để cải thiện quá trình thoát nước và thẩm thấu của nước trên khắp các tầng đất mà cây trồng có thể sinh trưởng được.
Trong tất cả các loài cư trú trong lòng đất, có lẽ không sinh vật nào có vai trò quan trọng hơn loài giun đất. Hơn 75 năm trước, Charles Darwin đã xuất bản một quyển sách có tựa đề Sự tạo tầng mùn thực vật nhờ các hoạt động của giun đất (The Formation of Vegetable Mould, through the Action Of Worms, with Observations on Their Habits). Trong quyển sách này, ông mang đến cho cả thế giới sự hiểu biết đầu tiên về vai trò chủ yếu của loài giun đất, chúng như là những tác nhân địa lý giúp vận chuyển đất – một hình ảnh về lớp đá trên bề mặt dần bị bao phủ bởi đất mùn do những con giun mang lên từ dưới lòng đất, với số lượng giun hàng năm lên đến hàng tấn trong các cánh đồng ở những nơi thuận lợi nhất. Cùng lúc đó, vật chất hữu cơ chứa trong lá và cỏ (khoảng 20 pound cho một thước Ảnh vuông trong sáu tháng) được mang xuống hạng rồi lận vào trong đất. Darwin trù liệu rằng công việc vất vả của giun đất có thể sẽ tạo thành một tầng đất dày 1 – 1, 5 inch trong thời gian mười năm. Và bấy nhiêu chưa phải là tất cả những gì chúng làm: Hang của chúng giúp đất được thông thoáng, giữ đất và giúp rễ cây đâm vào đất. Sự có mặt của loài giun đất làm tăng khả năng nitrat hóa của vi khuẩn trong đất và giảm quá trình phân hủy đất. Vật chất hữu cơ sẽ bị tan rã khi nó đi qua hệ tiêu hóa của loài giun và chất do chúng bài tiết ra sẽ làm đất màu mỡ hơn.
Quần thể sống trong đất là một mạng lưới các sự sống gắn bó với nhau, và các sự sống này đều có liên quan chặt chẽ với nhau, mỗi loại lại có mối quan hệ thế này hay thế kia với loài khác – sinh vật sống nhờ đất, những đất chỉ có thể là một yếu tố thiết yếu của trái đất cho đến khi nào còn các quần thể này sinh sôi phát triển.
Vấn đề làm chúng ta trăn trở ở đây lại ít nhận được sự quan tâm xem xét: Điều gì sẽ xảy ra cho những cư dân vô cùng đông đảo nhưng lại cần thiết trong lòng đất khi các hóa chất độc hại này được mang vào thế giới của chúng, hoặc là trực tiếp đưa vào như một loại thuốc diệt trùng cho đất, hoặc theo nước mưa đã nhiễm đủ lượng gây chết người khi nó được lọc qua những vòm lá trong rừng, vườn cây ăn quả và các vùng đất canh tác khác? liệu có hợp lý không khi cho rằng, chúng ta có thể sử dụng thuốc trừ sâu kháng sinh phổ rộng để tiêu diệt ấu trùng của loài côn trùng phá hoại mùa màng, mà thuốc này không làm tổn hại đến những côn trùng có lợi có nhiệm vụ phân hủy vật chất hữu cơ? Hoặc là chúng ta có thể sử dụng thuốc diệt nấm không đặc hiệu nhưng không làm chết loại nấm sống trên rễ cây thuộc một quần thể có lợi, giúp cây hút chất dinh dưỡng từ đất hay không?Sự thật là ngay cả các nhà khoa học cũng thờ ơ với chủ đề cực kỳ quan trọng trong sinh thái học về đất này, và những người làm công tác kiểm soát dịch hại thì phớt lờ nó hoàn toàn. Việc khống chế côn trùng bằng hóa chất được thực hiện trên giả thuyết rằng đất có thể và sẽ chịu đựng mọi tổn thương khi tiếp nhận chất độc mà không có phản ứng gì. Người ta phớt lờ bản chất về thế giới của đất.
Qua những nghiên cứu đã được thực hiện, bức tranh về tác động của thuốc diệt sinh vật gây hại lên đất đang dần hiện rõ. Không bất ngờ khi biết rằng các nghiên cứu này không phải lúc nào cũng nhận được sự đồng tình, bởi vì có vô số loại đất khác nhau cho nên một tác động có thể có hại đối với loại đất này nhưng có thể sẽ vô hại đối với loại đất khác. Đất cát xốp sẽ chịu tác động nặng nề hơn so với đất mùn. Việc sử dụng kết hợp các loại hóa chất dường như sẽ độc hại hơn khi dùng riêng lẻ từng loại.
Mặc dù kết quả có khác nhau, nhưng những bằng chứng chắc chắn về tổn hại đang dần tích lũy gây nên nỗi lo sợ cho một bộ phận nhà khoa học.
Trong một số trường hợp, sự chuyển biến và thay đổi về mặt hóa học ở phần trung tâm của thế giới sống đang bị ảnh hưởng. Sự nitrat hóa làm cho nitrogen trong không khí trở nên phù hợp các loài thực vật sử dụng là một ví dụ cụ thể. Thuốc diệt cỏ 2, 4D là nguyên nhân gây ra sự gián đoạn tạm thời quá trình nitrat hóa. Trong những thí nghiệm gần đây tại Florida, thuốclindane, heptachlor và BHC (benzene hexachloride) đã làm giảm sự nitrat hóa chỉ sau hai tuần có mặt trong đất; BHC và DDT là hai chất vẫn còn có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, một năm sau khi thuốc được sử dụng. Những thí nghiệm khác, tất cả các thuốc BHC, aldrin, lindane, heptachlor & DDD đều ngăn không cho vi khuẩn cố định đạm hình thành các mẫu rễ cần thiết trên những cây họ đậu. Mối tương quan diệu kỳ và có lợi giữa nấm và rễ của những cây trồng cao hơn chúng đã bị phá vỡ nghiêm trọng.
Đôi khi, vấn đề lại là sự cân bằng số lượng của các loài mà nhờ đó thiên nhiên chạm được các mục tiêu xa vời của mình. Một số loài sinh vật trong đất bùng nổ dân số trong khi số lượng của một số loài khác lại bị thuốc trừ sâu làm giảm đi, thực trạng này đã gây xáo trộn mối quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi. Việc thay đổi này có thể dễ dàng làm biến đổi quá trình trao đổi chất và ảnh hưởng đến năng suất của đất. Điều này cũng đồng nghĩa với việc những sinh vật tiềm ẩn khả năng gây hại trước đây đã bị kìm hãm lại nay có thể sẽ thoát khỏi sự khống chế của thiên nhiên và tăng khả năng phá hoại hơn nữa.
Một trong những điều quan trọng nhất mà chúng ta luôn phải nhớ mỗi khi nhắc đến thuốc trừ sâu đó là khả năng tồn tại lâu dài trong đất, không thể đo bằng đơn vị tháng mà là bằng năm. Aldrin vẫn được tìm thấy sau bốn năm, cả dưới dạng một phần nhỏ và dạng nhiều hơn được chuyển hóa thành dieldrin. Chất hóa học toxaphene vẫn còn nguyên vẹn trong đất cát mười năm sau khi nó được sử dụng để diệt mối. Benzene hexachloride vẫn tồn tại ít nhất là mười một năm, và ít nhất là chín năm đối với heptachlor hay một hóa chất được chuyển hóa có độc tính cao hơn. Người ta vẫn phát hiện được sự tồn tại của chlordane mười hai năm sau khi nó được sử dụng, với một lượng bằng 15% số lượng ban đầu.
Sử dụng thuốc trừ sâu dù ở mức độ vừa phải trong nhiều năm liền có thể làm tích tụ một lượng thuốc vô cùng lớn trong đất. Bởi vì hợp chất hydrocacbon clo hóa tồn tại rất dai dẳng và bền vững, nên mỗi lần chúng ta sử dụng chúng nghĩa là chúng ta lại bổ sung vào lượng hóa chất đã được tích tụ trước đó. Câu nói cho rằng: Một pound DDT trên một mẫu không đủ gây hại là vô nghĩa nếu việc phun thuốc được lặp đi lặp lại. Đất trồng khoai tây được phát hiện có chứa đến 15 pound DDT trên một mẫu, và đất trồng bắp lai chưa đến 19 pound. Cũng trong nghiên cứu này, trong một mẫu đất trồng cây nam việt quất vẫn còn đọng lại 34, 5 pound DDT. Mẫu Đất được lấy từ vườn trồng táo dường như nhiễm độc đạt đến đỉnh điểm, lượng DDT tích tụ trong đất có tỷ lệ gần như bằng lượng thuốc được sử dụng hằng năm. Với những vườn cây ăn quả được phun thuốc trừ bốn lần trở lên trong một mùa vụ, dư lượng DDT có thể đạt mức đỉnh điểm từ 30 đến 50 pound. Với việc dùng thuốc liên tục trong nhiều năm, phạm vi tích tụ ở cây là từ 26 đến 60 pound trên một mẫu; còn bên dưới những cây này, phạm vi tích tụ lên đến 113 pound.
Nói về arsenic, có một trường hợp kinh điển về chất độc tồn tại gần như vĩnh viễn trong đất. Từ giữa những năm 1940, người ta đã gần như không còn dùng asen để phun trên cây thuốc lá đang tăng trưởng và thay thế bằng các loại thuốc trừ sâu hữu cơ tổng hợp khác; tuy nhiên, hàm lượng asen trong thuốc lá được sản xuất từ cây thuốc lá trồng ở Mỹ vẫn tăng hơn 300% vào khoảng thời gian giữa năm 1932 và 1952. Những Nghiên cứu sau đó cho thấy hàm lượng này tiếp tục tăng lên rất nhiều, ở mức 600%. Tiến sĩ Henry S. Satterlee, một nhà nghiên cứu về độc tính của arsenic, cho biết rằng dù thuốc trừ sâu hữu cơ đã được sử dụng để thay cho arsenic trên diện rộng, những cây thuốc lá vẫn còn tích tụ asen, vì các đồn điền trồng thuốc lá đã hoàn toàn thấm hết dư lượng của loại chất độc cực mạnh và gần như không thể hòa tan được, đó là arsenate chì. Quá trình này sẽ tiếp tục giải phóng arsenic ra bên ngoài dưới dạng hòa tan được.
Theo Tiến sĩ Satterlee, đất ở những vùng trồng cây thuốc lá rộng lớn đều nhiễm độc chồng chất và gần như là vĩnh viễn. Cây thuốc lá trồng ở vùng quê phía đông Địa Trung Hải, nơi người dân không sử dụng thuốc trừ sâu có chứa arsenic, có hàm lượng asen không tăng lên.
Vậy nên, chúng ta phải đối mặt thêm với vấn đề thứ hai. Chúng ta không chỉ phải quan tâm điều gì đang xảy ra với đất, mà phải tự hỏi rằng thuốc trừ sâu ngấm vào đất bị ô nhiễm và đi vào trong mô thực vật đến mức độ nào. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào loại đất, vụ mùa, bản chất và nồng độ của thuốc trừ sâu. Đất có lượng vật chất hữu cơ cao sẽ phóng thích lượng chất độc ít hơn các loại đất khác. Trong các cây trồng được nghiên cứu, cà rốt có khả năng hấp thụ thuốc trừ sâu nhiều hơn các loại cây khác; nếu hóa chất được sử dụng vô tình là thuốc lindane, cà rốt sẽ tích tụ nồng độ chất độc này cao hơn so với nồng độ ban đầu của nó trong đất. Trong tương lai, chúng ta cần phải phân tích thuốc trừ sâu trong đất trước khi trồng loại cây lương thực nào đó. Nếu không thì ngay cả những cây trồng không được xịt thuốc vẫn có thể hấp thụ một lượng thuốc trừ sâu từ đất đủ để làm thị trường không chấp nhận sản phẩm của chúng.
Loại nhiễm độc này tạo ra vô số vấn đề cho ít nhất một hãng sản xuất thực phẩm trẻ em hàng đầu, họ không muốn mua bất kỳ loại rau củ nào đã được phun thuốc trừ sâu độc hại. loại hóa chất mà họ lo ngại nhất đó là benzene hexachloride (BHC), được rễ và củ của cây trồng hấp thụ, có vị và mùi mốc. Khoai lang trồng trên những cánh đồng ở California, nơi mà thuốc BHC được sử dụng hai năm trước, vẫn còn tồn đọng dư lượng thuốcnày và phải đem bỏ toàn bộ. Có một năm, họ đã ký hợp đồng với các nông dân ở South Carolina để có được tổng nhu cầu khoai lang mà họ cần, rồi vì phần lớn diện tích đất trồng đã bị nhiễm độc nên công ty buộc phải mua khoai lang ngoài thị trường và chịu lỗ nặng. Nhiều năm qua, rất nhiều loại rau củ quả, trồng ở nhiều tiểu bang khác nhau, không được thị trường chấp nhận. Vấn đề dai dẳng nhất liên quan đến cây đậu phộng. Ở các tiểu bangphía nam, đậu phộng thường được trồng luân canh với bông, loại cây trồng mà người dân thường sử dụng thuốc BHC trên diện rộng. Những cây đậu phộng được trồng trên đất này sau vụ trồng bông sẽ hấp thụ một lượng thuốc trừ sâu đáng kể. Trên thực tế, chỉ một lượng nhỏ thuốc trừ sâu cũng đủ để tạo thành mùi và vị mốc. Hóa chất tẩm vào hạt và không thể trục ra được. Quá trình chế biến khó loại bỏ được mùi mốc mà đôi khi còn làm nó nổi bật hơn. Cách giải quyết duy nhất mà xưởng sản xuất có thể khiến sản phẩm của họ không có dư lượng thuốc BHC là từ chối toàn bộ nông sản có sử dụng thuốc BHC hoặc được trồng trên đất đã nhiễm hóa chất này.
Đôi khi mối nguy hại lại nằm ở chính bản thân các loại cây trồng – mối đe dọa này tồn tại lâu như thuốc độc nằm trong đất. Một số thuốc trừ sâu tác động lên những cây trồng dễ bị hư hỏng như đậu, lúa mì, lúa mạch, hay lúa mạch đen, làm rễ chậm phát triển hay làm trì trệ quá trình sinh trưởng của cây giống. Kinh nghiệm của những người trồng cây hoa bia tại Washington và Idaho là một điển hình. Mùa xuân năm 1955, nhiều hộ trồng hoa bia đã tham gia một chương trình diệt mọt rễ dâu tây trên quy mô lớn, ấu trùng của loài mọt này phát triển mạnh mẽ trên rễ cây hoa bia. Theo tư vấn của các chuyên gia nông nghiệp và hãng sản xuất thuốc trừ sâu, chọn thuốc heptachlor làm vũ khí khống chế tình trạng này. Trong vòng một năm sau khi sử dụng heptachlor, những dây leo trong vườn trồng có phun thuốc đều tàn héo và chết. Còn với những cánh đồng không sử dụng thuốc thì không có vấn đề gì xảy ra cả, thiệt hại chỉ dừng lại ở ranh giới giữa nơi có phun thuốc và nơi không có. Ngọn đồi được trồng lại với mức chi phí khá cao, tuy nhiên, rễ cây mới vẫn không thể sống sót. Bốn năm sau, đất vẫn còn chứa thuốc heptachlor, các nhà khoa học không thể biết được đến khi nào đất mới không còn độc tố nữa và họ cũng không thể đề xuất một quy trình nào có thể khắc phục tình trạng này. Bộ nông nghiệp liên bang, cuối tháng Ba năm 1959, vẫn cho phép sử dụng hóa chất heptachlor trên cây hoa bia dưới hình thức xử lý đất mặc dù đã biết đặc điểm bất thường của nó, nay dần hủy bỏ việc đăng ký sử dụng loại thuốc này. Trong khi đó, tại các tòa án, những người trồng hoa bia luôn cố gắng tìm cách đòi đền bù cho những thiệt hại của mình.
Khi thuốc diệt sinh vật gây hại vẫn còn được sử dụng rộng khắp và nguồn dư lượng bất tận của chúng vẫn tiếp tục tăng lên trong đất, chắc chắn rằng chúng ta vẫn đang đâm đầu vào rắc rối. Nhận định này đã được nhất trí bởi một nhóm chuyên gia trong một cuộc họp tại trường Đại học Syracuse năm 1960 khi thảo luận về sinh thái học của đất. Họ đã tóm tắt lại những nguy hiểm của việc sử dụng những công cụ có hiệu lực mạnh mẽ mà ít được hiểu rõ như các loại hóa chất và hạt phóng xạ: Chỉ vài bước đi sai lầm của con người cũng có thể làm cho những sản vật của đất bị tàn phá, hủy hoại và rồi nhường chỗ cho loài động vật chân đốt tiếp quản thế giới này.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 01 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 02 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 03 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 04 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 05 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 06 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 07 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 09 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 10 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 11 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 12 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 13 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 14 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 15 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 16 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, chương 17 tại đây.
Đọc Mùa xuân vắng lặng, toàn tập tại đây.