Tom Clancy | Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ | Chương 27
Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ (The hunt for the Red October) là tiểu thuyết tình báo của Tom Clancy, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1984 và được chuyển thể thành phim cùng tên vào năm 1990.
· 15 phút đọc.
NGÀY THỨ MƯỜI.
CHỦ NHẬT, NGÀY 12 THÁNG 12.
Tại Tòa nhà Kiểm soát SOSUS (Hệ thống Giám sát và Kiểm soát Sonar).
Độ nhạy hiển thị của Hệ thống Giám sát và Kiểm soát Sonar Norfolk ngày càng thấp, do Hoa Kỳ vẫn chưa làm chủ được công nghệ theo dõi tàu ngầm trong lòng biển sâu. Các máy thu của hệ thống giám sát và điều khiển sonar đang được sử dụng chủ yếu được đặt rải rác ở các khu vực nước nông và dưới đáy các rặng núi hoặc cao nguyên dưới nước. Tình trạng công nghệ này chắc chắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược của các nước NATO. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh quy mô lớn với Liên Xô, các nước NATO có thể sử dụng hệ thống SOSUS dọc theo tuyến Greenland – Iceland – Anh như một hệ thống báo trộm tạo thành chiếc kiềng ba chân khổng lồ. Nếu tàu ngầm Liên Xô tiến vào khu vực này và có ý định vượt qua vòng vây, các tàu ngầm và máy bay tuần tra chống ngầm của quân đồng minh sẽ tìm kiếm, tấn công và tiêu diệt các mục tiêu dưới nước này.
Cơ mà chiếc barrier SOSUS này chưa khi nào được hy vọng sẽ ngăn cản được một nửa số tàu ngầm tấn công của Liên Xô và những chiếc nào thành công vượt qua sẽ phải được xử lý theo cách khác. Các lưu vực biển sâu đơn giản là rất rộng và rất sâu – độ sâu trung bình là trên 2 dặm – quá ít điểm có thể đặt cảm biến ở đây. Thực tế là không thể kiểm soát được tất cả. Nhiệm vụ chính của NATO là bảo vệ các tuyến đường biển xuyên Đại Tây Dương và tiếp tục duy trì tuyến thương mại xuyên lục địa, trong khi Liên Xô muốn can thiệp và tiêu diệt. Các tàu ngầm được phân bổ trên một vùng biển rộng, bao phủ nhiều nhất có thể các tuyến đường. Vì vậy, chiến lược của NATO phía sau hàng rào SOSUS là tổ chức một hạm đội hộ tống quy mô lớn bao gồm tàu khu trục, trực thăng, máy bay – trực thăng/ máy bay cánh cố định. Hạm đội hộ tống này sẽ tạo nên một vòng tròn bảo vệ rộng hơn 100 dặm. Các tàu ngầm quân thù sẽ không thể tiến vào vòng tròn đó. Nếu kẻ thù cố tình đi vào vòng tròn bảo vệ thì sẽ bị tìm thấy và đánh chìm – hoặc chỉ đơn giản là kéo dài thời gian đủ để tàu thương mại tăng tốc vượt qua. Do đó, hệ thống giám sát sonar SOSUS được thiết kế để bao phủ một vùng biển rộng cố định và an toàn với mục tiêu bảo vệ giao thông hàng hải ở Bắc Đại Tây Dương, nhưng đồng thời các khu vực phòng thủ chống tàu ngầm di động cũng có thể được thiết lập trên các tuyến đường và lưu vực biển sâu nhất định.
Đây là một chiến lược thông minh, nhưng không thể thực hiện được trong điều kiện thực tế và không may là phần lớn vô dụng trong thời điểm này. Với tất cả các tàu ngầm Liên Xô lớp A và V đã gần đến vùng bờ, và theo sau là tàu lớp C, E và N vừa đến các điểm chỉ định của họ, phụ trách theo dõi màn hình Chỉ huy Quentin đang nhìn chằm chằm vào các điểm không còn chấm rời rạc mà là các vòng tròn lớn. Các dấu chấm hay vòng tròn trên màn hình thể hiện vị trí của tàu ngầm Liên Xô. Vòng tròn đại diện cho vị trí tàu ước tính, được tính toán dựa trên tốc độ tàu ngầm có thể di chuyển không gây ra tiếng động đủ lớn để các thiết bị cảm biến định vị chính xác. Một số vòng tròn có đường kính khoảng 10 dặm, một số 50 dặm, một khu vực 2000 dặm vuông đếm được 78 con tàu ngầm.
Săn tàu ngầm chủ yếu là nhiệm vụ của Orion P – 3C.Mỗi con máy bay tuần tra chống ngầm Orion đều được trang bị phao sonar thả trên không và các thiết bị sonar chủ động và thụ động trên không…Nếu phát hiện thấy điều gì bất thường, chiếc phao cơ sẽ báo về máy bay mẹ. Để tránh bị rơi vào tay kẻ thù, phao sẽ tự động chìm xuống biển khi hoàn thành công việc. Loại phao này không có nhiều năng lượng điện và do vậy phạm vi hoạt động nhỏ. Tệ hơn nữa là số lượng cung cấp có hạn và lượng tồn kho dự trữ cũng đang thấp ở mức báo động vì vậy nó sẽ sớm bị đưa vào diện sử dụng hạn chế. Ngoài ra, mỗi chiếc P – 3C còn được trang bị hệ thống phát hiện hồng ngoại nhìn về phía trước (FLIR forward – looking infrared scanners) để xác định các tín hiệu nhiệt của tàu ngầm hạt nhân, và máy dò trạng thái bất thường từ trường (MADs – magnetic anomaly detectors) để phát hiện một vật thể đen kim loại lớn tương tự tàu ngầm làm thay đổi từ trường Trái Đất. MAD có thể hoạt động trong phạm phi bán kính 600m dọc theo hai bên trái và phải máy bay và khi bật máy lên thì máy bay cần bay ở độ thấp, mức tiêu hao nhiên liệu tăng lên đáng kể và tầm nhìn của phi công cũng bị hạn chế. FLIR cũng có hạn chế tương tự.
Do vậy, công nghệ thường được sử dụng để phát hiện mục tiêu đầu tiên phải tính đến SOSUS nhưng để quét.
– phân biệt. một vật thể đi qua đại dương có phải vô tình hay không thì không chỉ đơn giản là dùng thiết bị dò tìm dưới biển sâu.
Quentin nghiên người nhìn về phía trước màn hình hiển thị và thấy một vòng tròn vừa biến thành một chấm đỏ. Một chiếc P – 3C vừa thả một quả bom nổ âm sâu để xác định chính xác vị trí của tàu ngầm Liên Xô lớp E ở 500 dặm phía nam Bãi Cạn (Grand Banks) Đại Tây Dương. Suốt 1 giờ họ đã có được giải pháp gần như chắc chắn để kiểm soát hỏa lực của con tàu lớp E này, đó là máy bay Orion có thể sử dụng ngư lôi chống ngầm Mark 46 ASW.
Quentin nhấp một ngụm cà phê. Bụng dạ ông nôn nao vì uống quá nhiều cafein và ông nhớ lại 4 tháng hóa trị địa ngục. Nếu có một cuộc chiến thì đây chắc chỉ là điểm khởi đầu. Cùng một lúc, tất cả các tàu ngầm của họ đều đột ngột dừng lại. Không cần phải lẻn để tiêu diệt các tàu giữa đại dương mà tấn công gần bờ luôn, giống như cách người Đức đã làm trước đây…và tất cả cảm biến của người Mỹ đặt sai chỗ hết rồi. Một khi dấu chấm đỏ phát triển thành vòng tròn, thậm chí to hơn thì nhiệm vụ tìm kiếm tàu ngầm trở nên khó khăn hơn. Động cơ của chúng sẽ đứng yên, con tàu trở thành một cái bẫy vô hình với các tàu thương mại đi ngang qua và các tàu chiến chạy đua để mang đồ cứu sinh đến cho người dân Châu Âu. Tàu ngầm cũng không như bệnh ung thư, căn bệnh mà ông vừa đánh bại. Con tàu xấu xa, vô hình này sẽ tìm được một nơi, dừng lại để tìm cách phá hoại. Khối u trên màn hình sẽ luôn tim cách lớn lên cho đến khi từ phòng này ông điều một chiếc máy bay tấn công nó. Nhưng giờ thì ông chưa thể tấn công, ông chỉ giám sát.
– ƯỚC TÍNH XÁC SUẤT TIÊU DIỆT TRONG 1 GIỜ.
– CHẠY. ông nhập các dòng lệnh vào máy tính.
– 23. máy tính trả lời tức thì. Quentin nhăn mày. 24 giờ trước, xác suất tiêu diệt (PK – probability of a kill) là 40 – tức là xác suất bắn chìm tàu địch trong 1 giờ đầu tiên kể từ khi nhận được lệnh bắn là 40. Xác suất tiêu diệt hiện tại chỉ bằng một nửa so với ban đầu, con số thì như muối bỏ bể vì để đạt được số liệu này thì mọi điều kiện phải lý tưởng như trong tiểu thuyết. Vì vậy ông đoán chắc số tiêu diệt thực chắc dưới 10, không bao gồm các tàu ngầm quân ta. Họ đang bám theo quân Nga mà theo lệnh còn không được phép tiết lộ vị trí. Các đồng minh năm thì mười họa của ông là tàu ngầm Sturgeons, Permits và Los Angeles đang chơi trò ASW theo các quy định riêng trong tác chiến tàu ngầm.Thỉnh thoảng ông cũng muốn coi tàu ngầm là bạn lắm, nhưng thường thất bại. 20 năm phục vụ hải quân, ông luôn coi tàu ngầm là kẻ thù. Trong chiến tranh, chúng là kẻ thù hữu dụng, nhưng trong bất kỳ một cuộc chiến trải rộng nào thì cũng chẳng có cái gọi là tàu ngầm thân thiện.
Máy bay ném bom tầm xa chiến lược B – 52.
Phi công máy bay ném bom B – 52 biết chính xác người Nga đang ở đâu. Máy bay tuần tra Orion của Hải Quân và máy bay Sentry của Không quân đã theo dõi họ trong suốt vài ngày nay. Một ngày trước nghe nói Liên Xô đã cử một máy bay chiến đấu từ tàu KIEV tiếp cận với Sentry. Có thể là một nhiệm vụ tấn công, có thể không, trong bất kỳ trường hợp nào thì nó cũng là hành động khiêu khích vũ trang.
4 giờ trước, phi đội 14 chiếc đã bay khỏi Plattsburgh, New York lúc 3.30 để lại một chùm khói đen đằng sau và biến mất vào bóng tối trước khi bình minh lên. Mỗi chiếc máy bay được nạp đầy nhiên liệu, mang được 12 tên lửa, tất nhiên là máy bay được thiết kế để mang được nhiều bom hơn, nhưng mang thế này thì máy bay có thể thực hiện chuyến bay dài an toàn hơn.
Đây chính xác là thứ họ cần. Biết được quân Nga đang ở đâu chỉ là một nửa cuộc chiến. Nửa còn lại là làm thế nào để tiêu diệt quân địch. Nhiệm vụ này nói thì dễ chứ thực hiện khó hơn nhiều. Tại chiến trường Việt Nam, khi B – 52 không kích Hà Nội, nó đã bị tấn công bằng tên lửa đất đối không SAM. Từ cuộc chiến này, người ta thấy rằng phương pháp không kích tốt nhất là chiếm ưu thế trên không và tấn công mục tiêu từ nhiều điểm.
– giống như trói tay trói chân một con gấu đang giận dữ. theo cách nói của chỉ huy phi đội trong buổi họp giao ban phổ biến tình hình, một hình ảnh theo ông là đầy chất thơ. Chỉ huy chia phi đội thành 2 nhóm, một nhóm bay thẳng theo hướng mục tiêu, còn nhóm kia đổi hướng bay bay vòng cánh. Tuy nhiên, tất cả đều phải bay ngoài tầm ngắm radar của đối phương và bật tín hiệu chính xác để chuyển hướng bất kỳ lúc nào.
15 phút trước, những chiếc B – 52 đã đổi hướng theo hướng dẫn của máy bay Sentry. Viên phi công ngoặt 1 khúc để áp sát đội bay của Liên Xô và tình cờ đi vào đường bay của chiếc máy bay thương mại. Khi quay đầu, anh đã chuyển công tắc IFF từ.
– thông thường. sang.
– quốc tế… Anh bay sau chiếc máy bay thương mại 747 cách 50 dặm, phía trước 1 con máy bay khác 30 dặm, và trên radar của Liên Xô thì có tất cả 3 con Boeing đều có vẻ vô hại.
Biển tối hẳn, chưa thấy rõ hạm đội Liên Xô bước vào trạng thái báo động chiến đấu. Các máy bay chiến đấu của Liên Xô chỉ có khả năng bay trực quan (VFR – visual flight rules), vì vậy việc cất cánh và hạ cánh từ tàu mẹ trong bóng tối là cực kỳ nguy hiểm, và trong điều kiện thời tiết xấu còn nguy hiểm gấp đôi.
– Có trưởng. giọng viên sĩ quan tác chiến điện tử vang lên trên thiết bị liên lạc nội bộ.
– Chúng tôi nhận được thiết bị băng tần L – và S – . Họ thực sự coi chúng ta là máy bay dân dụng.
– Đã hiểu. Họ có bỏ qua chúng ta không?
– Xác nhận. Nhưng họ có lẽ nghĩ chúng ta là hãng hàng không Pan Am. Hiện vẫn chưa có dữ liệu điều khiển hỏa lực, chỉ có radar tìm kiếm trên không hoạt động như bình thường.
– Khoảng cách đến mục tiêu?
– 1 – 3 – 0 dặm.
Vậy sắp đến lúc rồi. Nhiệm vụ được giao là đánh vào điểm quanh vòng tròn 125 dặm cùng lúc.
– Mọi thứ sẵn sàng chưa?
– Sẵn sàng.
Viên phi công thở phào nhẹ nhõm và chờ tín hiệu.
FLASHLIGHT, FLASHLIGHT, FLASHLIGHT. Tín hiệu từ kênh radio kỹ thuật số.
– Đúng là nó rồi! Hãy để họ biết chúng ta đã ở đây. chỉ huy phi đội ra lệnh.
– Tuân lệnh. sĩ quan tác chiến điện tử mở nắp nhựa trên thiết bị điều khiển hệ thống gây nhiễu của máy bay, để lộ một số công tắc bật tắt và nút xoay. Đầu tiên anh bật nguồn, khởi động mất vài giây. Các hệ thống điện tử trên chiếc B – 72 đều là sản năm từ những năm 70, nếu không thì phi đội đã không đóng vai trò thứ yếu. Tuy nhiên đây vẫn là công cụ huấn luyện tốt và viên trung úy hy vọng sẽ được chuyển sang lái máy bay B – 1B loại mới do Rockwell lắp ráp ở California. Trong 10 phút, các thiết bị tác chiến điện tử ÉM đặt trên mũi và đầu cánh máy bay đã thu được các tín hiệu từ radar Liên Xô, phân loại tần số, tốc độ lặp lại xung, công suất và các đặc tính riêng của máy phát. Đây là lần đầu tiên viên trung úy chơi trò này. Anh vừa tốt nghiệp Trường Tác Chiến Điện Tử, thành tích đứng đầu lớp. Anh cân nhắc những gì làm trước tiên, rồi sau đó chọn một chế độ gây nhiễu từ một loạt các tùy chọn trong bộ nhớ, không phải chế độ tốt nhất.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 01 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 02 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 03 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 04 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 05 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 06 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 07 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 08 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 09 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 10 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 11 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 12 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 13 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 14 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 15 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 16 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 17 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 18 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 19 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 20 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 21 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 22 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 23 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 24 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 25 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 26 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 27 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 28 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 29 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 30 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 31 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 32 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, chương 33 tại đây.
Đọc Cuộc săn lùng tàu tháng 10 đỏ, toàn tập tại đây.