Thu Giang | Để trở thành nhà văn (Chương 01)

Thu Giang là hiệu của Nguyễn Duy Cần, một học giả, nhà văn, nhà biên khảo và trước tác kỳ cựu vào bậc nhất Việt Nam giữa thế kỷ 20. Ông sinh năm 1907 tại Mỹ Tho, Tiền Giang và mất năm 1998 tại TP.Hồ Chí Minh…

 · 19 phút đọc.

Thu Giang là hiệu của Nguyễn Duy Cần, một học giả, nhà văn, nhà biên khảo và trước tác kỳ cựu vào bậc nhất Việt Nam giữa thế kỷ 20. Ông sinh năm 1907 tại Mỹ Tho, Tiền Giang và mất năm 1998 tại TP.Hồ Chí Minh…

Thu Giang là hiệu của Nguyễn Duy Cần, một học giả, nhà văn, nhà biên khảo và trước tác kỳ cựu vào bậc nhất Việt Nam giữa thế kỷ 20. Ông sinh năm 1907 tại Mỹ Tho, Tiền Giang và mất năm 1998 tại TP.Hồ Chí Minh.

Bất cứ người nào cũng đều có thể làm nhà văn được cả

Bất cứ người nào cũng đều có thể làm nhà văn được cả, miễn họ có gì muốn nói lắm. Viết ra, không phải là việc khó; cái khó là phải có những câu chuyện gì đáng kể để kể, những tư tưởng gì đáng ghi để ghi.._

Thật vậy, người ta bảo Có bột mới gột nên hồ, có những gì mình muốn nói lắm thì mới có thể nói ra được một cách dễ dàng và tự nhiên. Nhất là những điều gì mình nói hay viết ra, mình phải tin tưởng một cách chân thành. André Gide, trong nhật ký của ông, có viết: Việc khó nhất khi bắt đầu viết văn là phải hết sức thành thực với mình. Vì lo sợ chưa được thành thực mà có cả mấy tháng trời ông không dám viết lách gì cả._ ! Không có nghệ thuật nói, cũng không có nghệ thuật viết (…) sự thành công về tài hùng biện hay về văn chương chỉ có một nguyên nhân này thôi, là thành thực với mình một cách hoàn toàn.

Thành giả, thánh nhi dĩ hĩ.

Ham viết văn, bất cứ loại văn nào, phần nhiều là do một mối bất mãn hoặc ngang trái gì

Ham viết văn, bất cứ loại văn nào, phần nhiều là do một mối bất mãn hoặc ngang trái gì. Có nhà văn tin rằng:

Trong các nhà văn tài hoa nhất, phần nhiều là những người hay đau yếu bệnh hoạn (như Edgar Poe, Marcel Proust, Gustave Flaubert, Tchékov) hoặc là những người mà đời sống sớm bị dở dang trắc trở. Dickens, Balzac, Hugo, Kipling, Stendhal đều là những đứa trẻ bạc phúc, thiếu tình yêu gia đình… Nhiều khi cuộc tranh đấu vất vả không còn ở phạm vi cá nhân hay gia đình nữa mà lại thuộc về phạm vi xã hội hay tín ngưỡng (như trường hợp của Voltaire, Anatole France, Tolstoi). Dĩ nhiên, không phải chỉ cần là người không thích ứng với đời sống chung quanh mới trở thành được một bậc văn tài, nhưng viết ra cũng là giải được một mối tranh chấp với lòng đối với những kẻ có tài. .

Thật vậy, nói lên được nỗi lòng u uất là vơi được chút nào mối khổ tâm. Người viết thấy khoan khoái mà người đọc cũng thấy nhẹ nhàng lây. Alfred de Musset mà không viết ra được thiên tình hận Những Đêm Tháng Năm có lẽ cũng khó mà thoát khỏi sự giải quyết túng cùng của một mối tình tuyệt vọng. Người ta bảo Nguyễn Du sở dĩ tạo nên một tác phẩm bất hủ như Truyện Kiều là do một bất mãn, một uất hận lớn nhất về tình cảm của đời ông.

Đoạn trường ai có qua cầu mới hay… Người ta cũng thường nói: Những dân tộc hạnh phúc không có lịch sử, cũng như những kẻ hạnh phúc hoàn toàn không có gì phải thổ lộ. Tuy không phải là một chân lý tuyệt đối, nhưng đó là việc thường đúng với thực tế nhất. Văn sĩ André Maurois quả quyết rằng: Những nhà văn hoàn toàn bằng lòng với số phận xã hội chung quanh mình đều là những nhà văn dở cả!. Phần đông là những kẻ bi quan nhiều hay ít. Phật, Lão, Khổng và cả Jésus, Mohamed… phải chăng là những tâm hồn bất mãn bi quan đối với nhân tâm thế sự, mỗi người một cách, đưa ra một giải pháp cứu thế? André Gide nói: Khi nào lòng tôi thấy không còn phẫn khái nữa là tôi đã bắt đầu già. . Đừng sợ đau khổ, cũng đừng lẩn trốn đau khổ. Đau khổ là nguồn hứng bất tận của nhà văn, cẩn phải biết khai thác nó.

Muốn thành nhà văn đứng đắn, cũng cần phải có một nhân sinh quan rõ rệt và vững vàng. Bằng không, sẽ không làm gì ảnh hưởng được độc giả.

Bất cứ một đại văn gia nào cũng đều có một bảng giá trị riêng về sự vật. Không có một đại văn gia nào mà không có một đại triết gia ẩn núp trong những tác phẩm của mình. Nguyễn Du, Ôn Như Hầu… cũng như Shakespeare, Ibsen, A. Gide, P. Valéry, Romain Rolland, Sartre, Camus… đều trước hết là những nhà tư tưởng sâu sắc cả. Thiếu một căn bản triết học không bao giờ trở thành một nhà văn đứng đắn, xứng đáng với danh từ của nó. Dù là một nhà viết tiểu thuyết không luận đề, ít ra mình cũng phải nói lên một cái gì… hay muốn nói lên một cái gì…

Ở nước ta, trước đây ít có thi sĩ hay văn sĩ nào có một lập trường tư tưởng tân kỳ vững chắc, nên thi sĩ, hay văn sĩ đại tài rất hiếm. Thường họ chỉ có những quan niệm lờ mờ về những lập trường tư tưởng của Tam giáo chưa được tiêu hóa, nên chi họ phần nhiều chưa gây được một ấn tượng nào sâu sắc như một Lâm Ngữ Đường của Trung Hoa hay một Tagore của Ấn Độ. Nếu là một nhà văn theo trào lưu tư tưởng Tây phương mới, thì một phần đông lại, nếu chưa tiêu hóa nổi những lý thuyết hiện sinh của một Jean-Paul Sartre hay một Gabriel Marcel thì cũng là những kẻ chưa tiêu hóa nổi những lý thuyết duy vật biện chứng của Karl Marx hay Lénine. Vì vậy mà một số đông tác phẩm ngày này không chịu nổi sự thử thách của thời gian và có khi chỉ là một ngọn lửa rơm, phừng lên, để rồi tắt mất…

Muốn chịu nổi sự thử thách của thời gian, tác phẩm phải được đặt trên những giá trị vĩnh cửu, và tác giả cũng phải có điều gì muốn nói với kẻ đồng thời. Viết một quyển sách có những thích ứng với thời cuộc, đồng thời sâu sắc và chứa đựng những giá trị vĩnh cửu, bất di bất dịch là điều rất khó, nhưng phải có được như thế thì tác phẩm mới trường tồn. Một cuốn Guerre et Paix của Tolstoi tả xã hội thời bấy giờ một cách chân xác, thế mà đến ngày này người ta, dù Đông hay Tây, đọc vẫn thấy hay. Là tại sao? Tuy sự việc xảy ra lồng trong một khung cảnh của một thời gian và không gian nhất định, nhưng chân lý về người và việc là chân lý của thiên thu. Vì vậy, nó là sách hay.

Có loại sách chỉ cần nên đọc phớt qua thôi; có loại cần nên đọc ngấu đọc nghiến; cũng có loại cần phải nên đọc một cách nghiền ngẫm suy tư.

Nếu viết sách, và nếu có thể được, nên viết những sách về loại thứ ba này hơn. André Gide nói: Tôi viết là để được người ta đọc đi đọc lại. Ông lại cũng nói: Những lý do thúc giục tôi viết, rất nhiều, nhưng những lý do quan trọng nhất dường như lại là những lý do thầm kín nhất. Nhất là nguyên do này: Để bảo vệ cho một cái gì khỏi bị cái nạn mục nát diệt vong và chính vì thế khiến cho tôi hay đi tìm kiếm những cái gì ít bị thời gian ảnh hưởng được, và nhờ thế mà nó thoát khỏi những sự mê say hào nhoáng cấp thời. Muốn được cảm kích, chỉ có cách là thành thật.

Tóm lại, một tác phẩm hay phải là một tác phẩm mà giá trị vượt thời gian và không gian, tức là có những giá trị vĩnh cửu. Nghĩa là nó phải có giá trị đối với bất cứ ở thời buổi nào, bất cứ ở xã hội nào, dĩ nhiên là phải có giá trị đáp ứng với thời buổi và xã hội của tác giả đang sống.

Có nhiều quyển sách được quần chúng đương thời hoan nghênh nhiệt liệt, nhưng thời buổi qua không bao lâu, đã bị chìm trong quên lãng. Sách hay là sách có tính cách vĩnh cửu.

Thường cũng có những sách đi trước thời đại, phải đợi một thời gian rất lâu mới được người đời thưởng thức. Nguyễn Du đã phải than:

Bất tri tam bách dư niên hậu,

Thiên hạ thùy nhân khấp Tố Như.

Những sách của Hermann de Keyserling, Guglielmo, Ferrero, Aldous Huxley, René Guénon, Rabindranath Tagore đều có tính cách tiên tri! và đi trước thời đại, mặc dù họ chỉ bàn về hiện tại của xã hội họ. Không gì lạ cả: Họ là những người đã nắm được những chân lý vĩnh cửu gần như tuyệt đối, những chân lý mà bất xuất hộ nhi tri thiên hạ, theo như lời Lão Tử đã nói.

Anh chỉ thành được nhà văn khi nào anh có tính say mê

Nhà văn Charles Braibant khuyên ta: Anh chỉ thành được nhà văn khi nào anh có tính say mê. . Tuy vậy, ta cần nên chọn tinh thần của phái cổ điển hơn là tinh thần của phái lãng mạn. Nói đến cổ điển không phải là nói đến sự khô khan tình cảm, mà thực sự là nói đến sự tiết chế thị dục. Khi nói đến tiết chế, đó là mặc nhiên nhìn nhận có sự bồng bột mãnh liệt của thị dục, và chính có tiết chế được nó, mới tỏ ra được sức mạnh của tâm hồn. Trái lại, để cho dục vọng buông lung lôi cuốn là biểu hiện sự hèn kém của tâm hồn, không thể gây được những ấn tượng tốt đẹp của cái Chân, Thiện, Mỹ nơi lòng ai được. Đừng hiểu lầm rằng cổ điển là thiếu nhiệt tình nhiệt dục.

Muốn thành nhà văn cũng cần phải đọc sách cho thật nhiều

Muốn thành nhà văn cũng cần phải đọc sách cho thật nhiều. Tôi chưa từng thấy một nhà văn nào mà đọc sách ít, hay không thích đọc sách. Voltaire nói: Chapelain có một cái học vô cùng rộng rãi, vì vậy, nhãn thức của ông rất sâu rộng và nhờ vậy ông đã trở thành một trong những nhà phê bình sáng suốt nhất. Dưới trời không có gì mới lạ cả, tất cả những gì ta suy nghĩ, những ý kiến mà ta gọi là tân kỳ nhất, trước giờ người ta nghĩ ra và đã nói ra rồi cả. La Bruyere có nói rất đúng: Thảy đều đã được nói ra hết cả rồi, và ta đã đến rất muộn hơn bảy nghìn năm, từ khi có loài người… Người ta chỉ còn có lượm lặt lại của người xưa và của những bậc tài giỏi ngày này mà thôi.

Đọc sách sẽ giúp cho ta này sinh nhiều ý tưởng bất ngờ, đó là nguồn cảm hay nhất cho nhà văn, không bao giờ làm cho ta cạn hứng.

Phải biết quan sát

Nhưng cần thiết là phải biết quan sát. Hãy bắt chước Claude Bernard, khi ông thí nghiệm cái gì, dường như mắt của ông nó mọc cùng đẩu. Biết quan sát là tất cả bí quyết của thành công trong nghề viết văn.

(…) Phải biết nhìn kỹ tất cả những gì mình muốn viết ra, phải biết nhìn cho lâu và hết sức chăm chú để tìm thấy một khía cạnh đặc biệt mà trước giờ chưa ai nhìn thấy và viết ra. Trong tất cả mọi sự vật đều cũng có một vài chỗ chưa có ai khám phá, là vì chúng ta thường hay có thói nhìn thấy một việc gì theo quan điểm của những người đã thấy trước ta và nói lại cho ta nghe. Nghĩa là ta thường nhìn thấy sự vật với cặp mắt thành kiến. Vì vậy, bất cứ một sự vật nhỏ nào cũng còn một vài chỗ chưa ai để ý đến. Vậy, ta hãy tìm cho ra những khía cạnh đặc biệt ấy. Muốn tả một ngọn lửa cháy, hay một cội cây giữa đồng, hãy nhìn nó đến khi nào nhận thấy nó không còn giống với một ngọn lửa hay một cội cây nào khác nữa.

Chỉ có cách đó mình mới trở nên tân kỳ được!

Đã đặt thành chân lý rằng trong đời không bao giờ có hai hột cát giống nhau, hai con muỗi giống nhau, hai bàn tay, hai cái mũi giống nhau, Flaubert bắt tôi phải diễn tả ra, bằng vài câu thôi, một người hoặc một vật nào để nó có những cái đặc biệt rõ ràng không giống với những người, vật nào khác cùng giống cùng loại.

Khi anh thấy một anh bán hàng ngồi trước cửa tiệm của anh ta, hoặc một người giữ cửa ngậm ống bíp… thì anh hãy tả cho tôi thấy anh bán hàng ấy, hoặc anh giữ cửa ấy bằng một vài nét đặc biệt để tôi không lẫn lộn họ với bất cứ anh bán hàng hay anh giữ cửa nào khác, cũng như anh tả thế nào để tôi không lầm lẫn con ngựa kéo xe này với cả năm chục con khác đi sau nó hay đi trước nó . Đó là cách mà Flaubert dạy Guy de Maupassant phép tả người, tả vật.

Sự thật ngoài đời là tài liệu bất tận của ta

Trong Défense des Lettres, Georges Duhamel khuyên ta: Sự thật ngoài đời là tài liệu bất tận của ta.

Trái chín trên cây là trái ngọt tự nhiên, trái bị bẻ sớm là trái chát, dù được giú ép cũng không ngon ngọt bằng. Một quyển sách viết ra, cũng như thế! Nó phải là kết tinh của một đề tài được lâu ngày ấp ủ.

Alfred de Vigny nói: Khi một ý tưởng nào mới lạ, đứng đắn, thú vị, không biết từ đâu lại rơi rớt vào lòng tôi, thì không còn có cái gì có thể trục xuất nó ra được nữa: nó mọc gốc mọc rễ như một hạt giống trong luống đất cày, và nhờ óc tưởng tượng của tôi bổi dưỡng nó. Vô ích, dù tôi nói, tôi làm, tôi viết, tôi nghĩ đến việc khác, tôi vẫn cảm thấy nó vẫn mọc lên mãi trong lòng tôi, rồi bông lúa ấy càng ngày càng cao và chín đỏ. Không bao lâu tôi hái nó để xay thành một thứ bột và làm ra một thứ bánh lành mạnh cho công chúng dùng hàng ngày…

Tôi có viết ra quyển sách đâu, mà chính nó tự viết ra đấy. Nó như một quả trái mọc và chín muồi trong đầu óc của tôi.

Thiếu hàm dưỡng, không có một tác phẩm nào trường cửu được

Thiếu hàm dưỡng, không có một tác phẩm nào trường cửu được. Càng được hoài bão lâu ngày, đứa con tinh thần của ta mới được khỏe mạnh và cứng cáp.

Tôi có quen một nhà văn trẻ tuổi mà tài hoa, viết truyện ngắn rất hay. Tôi hỏi anh đã làm cách nào viết được mau lẹ và hay như thế. Anh bảo: Tuy tôi chỉ viết trong vài giờ, nhưng sự thật tôi đã ôm ấp nó lâu ngày. Phần nhiều những truyện mà tôi vừa ý nhất, lại là những truyện mà tôi ôm ấp lâu ngày nhất…

Nhà văn lại cũng cần biết hạn chế lấy mình

Nhà văn lại cũng cần biết hạn chế lấy mình. Bất cứ một bài văn nào cũng phải có một ý chính làm cốt tủy. Thiếu nó, không có một cái gì trong văn nghệ mà đứng vững được.

Nhắm vào điểm chính yếu, nhà văn cần phải tiết kiệm các chi tiết và nhất định sa thải tất cả những gì không ăn vào đề.

Khổng Tử nói: Ngô đạo nhất dĩ quán chi. (Đạo của ta trước sau chỉ có một lý, mà thông suốt cả mọi việc).

Cái một đó là căn bản của tất cả nghệ thuật và tư tưởng. Một học thuyết, một tác phẩm, một bài văn hoặc một bức họa… đều phải có một điểm chính nào dùng làm trụ cột.

Thiếu nó là thiếu cái hồn của nó vậy. Một bức danh họa bao giờ cũng gợi cho ta một cảm tưởng gì. Cảm tưởng ấy mạnh hay yếu cũng nhờ nơi sự khéo lựa chọn một cách cẩn thận cân nhắc những chi tiết vừa đủ để gây cho ta cái cảm giác ấy. Nếu trái lại, họa sĩ phung phí những chi tiết quá vụn vặt không ăn vào đề, thì đó là một bức họa thiếu tính cách nhất quán, một bức họa hỏng. Người ta xem nó, không hiểu nó muốn nói cái gì…

Sự thuần nhất trong một tác phẩm văn chương hay hội họa là điều khó thi hành nhất. Có gì dễ bằng chồng chất một cách cẩu thả khinh suất những chi tiết rất ngộ rất hay nhưng tuyệt nhiên không ăn chịu gì với ý chính của tác phẩm. Trong những ý tưởng hoặc cảm giác hỗn độn do sự kích thích của ngoại giới đưa đến cho ta, hãy biết lựa chọn những gì trọng yếu nhất, ăn sát với đề tài để sắp đặt và trình bày một cách khéo léo, hầu gây cho người đọc hay người xem một cảm tưởng thuần nhất mạnh mẽ. Không khác nào người trồng nho, họ tỉa bớt những cành lá không cần thiết, hoặc đèo đẹt, để tăng sinh lực cho những cành khác có thể trổ sinh nhiều trái đẹp hơn, nhà văn cũng như nhà họa sĩ, cũng cần phải biết hy sinh những chi tiết không cần thiết hoặc còn bạc nhược để cho tác phẩm mình thêm nhiều sinh lực. Có nhiều nhà văn, tư tưởng họ dồi dào quá, họ phung phí tư tưởng họ trên mặt giấy, không khác nào những cành lá rườm rà của đám nho rừng.

Viết một vài bài văn hay, đâu phải là dễ. Người viết, trước nhất phải có chủ ý rõ rệt, rồi lại phải biết gìn giữ trong khi giãi bày những ý phụ, đừng cho sa đà ra ngoài đề. Giá trị của một nghệ sĩ là chỗ biết giản lược những gì phiền phức rườm rà, nghĩa là phải biết hy sinh. Dù là những chi tiết hay, những tài liệu quý, nhưng nếu thấy nó không cần thiết cho đầu đề thì phải có gan mà hy sinh tất cả. Nó là những thứ chùm gởi không nên dung dưỡng trong tác phẩm của mình.

Muốn viết văn hay, phải biết tư tưởng đúng. Mà tư tưởng đúng, đâu phải tư tưởng sa đà… mà phải tự buộc mình ở trong ranh giới của vấn để mình đề cập, nghĩa là phải biết hy sinh tất cả những gì không ăn chịu với vấn đề, dù là những đề tài không kém lý thú…

Boileau căn dặn ta: Kẻ nào không biết tự hạn chế, không bao giờ biết viết văn.

Chú thích

Jérôme et Jean Tharaud – Présface du roman d‟André Demaison; Diato. P., Albin Michel.

André Gide, Journal – Bibliothèque de la Pléiade, p. 27-28, 1939.

Ernest Renan, Discours et Conférences, Réponse au discours de M. de Les-seps, Oeuvres complètes, édition définitive, P. Calmann-Lévy, t.I (1947), p. 800.

André Maurois, Comment devenir écrivain. P. Lecture pour Tous. (Avril 1961).

André Maurois, Lecture pour Tous (Avril 1961).

André Gide, Journal, 3 Déc, 1909. P. Gallimard (1940), La Pléiade, p. 278.

Charles Braibant, Le Métier d_Écrivain. P. Corréa, 1951, p. 16.

La Bruyère, Les Caractères, Des ouvrages de l‟ésprit, I.

Guy de Maupassant, Le Roman, Préface de Pierre et Jean.

Alfred de Vigny, Journal d‟un poète, dans Oeuvres complètes, P. Gallimard, La Pléiade, 1948.

Tôi Tự Học (cùng một tác giả).

J.J. Rousseau, Correspondance générale, éd. Dufort, t. III, P.A. Colin, 1930, p. 220 – 221.

Stendhal, Mémoires d‟un touriste, édition publiée par Yves Gandon. P. Crès, 1927, 2 vol, t. II, p. 322.

Sainte-Beuve phê bình La Buyère có viết: L‟art chez lui est grand très grand, mais il riest pas suprême, car il se sent. (Nghệ thuật của ông thì cao, cao lắm, nhưng chưa phải là tuyệt, vì người ta còn cảm thấy có cái nghệ thuật ấy.)

Alfred de Vigny, Journal d‟un poète, dans Oeuvres complètes: Un homme qui se respect n‟a qu‟une chose à faire: publier, ne voir personne et oublier son livre.

Stendhal, Racine et Shakespeare, texte établi et annoté par Henry Debraye et Louis Royer, P. Martino (1925) 1.I, p. 54.

Trường hợp của Corneille: ông đã bỏ ba năm không thèm cầm bút nữa, sau khi bị công kích thậm tệ và mạt sát không tiếc lời.

[18] Paul Léautaud, Entretiens avec Robert Mallet, P. Gallimard, p. 151. Un écriv-ain qui reçoit un prix littéraire est déshonoré.

[19] Philippe Néricault Destouches, Le Glorieux, Acte II, sc. V: La critique est aisée, et lart est difficile

[20] Guy de Maupassant, Le Roman, Préface de Pierre et Jean. P. Ollendorff, p. 4-6. [21] William Shakespeare: Juger autrui, c‟est se juger.

[22] Charles Baudouin.

[23]… Excès de justice, excès d‟injustice. (Quá công bình, quá bất công.)

[24] René Lalou – P. éd. Rieder, Paris, 1937, p. 30.

[25] Tâm hồn của kẻ sống vô tâm như bộ máy (thường gọi là cơ tâm).

[26] Albert Thibaudet, Physiologie de la Critique, 1930. P. éd. de la Nouvelle Critique, p. 153 – 154.

[27] Albert Thibaudet, Physiologie de la Critique, 1930. P. éd. de la Nouvelle Critique, p. 153 – 154.

[28] Trích trong Luận Tùng (trang 110).

Đọc Để trở thành nhà văn, chương 01 tại đây.

Đọc Để trở thành nhà văn, chương 02 tại đây.

Đọc Để trở thành nhà văn, chương 03 tại đây.

Đọc Để trở thành nhà văn, chương 04 tại đây.

Đọc Để trở thành nhà văn, chương 05 tại đây.

Đọc Để trở thành nhà văn, chương 06 tại đây.

Đọc Để trở thành nhà văn, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Du Tử Lê | Lục bát, 70

Du Tử Lê | Lục bát, 70

Du Tử Lê sinh năm 1942 tại Hà Nam. Sau khi vào Sài Gòn ông bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Bút hiệu…

Đăng ký nhận bảng tin hàng tuần

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.