11 xu hướng Marketing khách sạn nổi bật trong năm 2025
Công nghệ và xu hướng Marketing khách sạn ngày một phát triển, kéo theo nhu cầu ngày một phức tạp từ du khách. Nhận biết các xu hướng Marketing khách sạn nổi bật, sẽ trở nên thịnh hành trong năm 2024.
· 17 phút đọc · lượt xem.
Công nghệ và xu hướng Marketing khách sạn ngày một phát triển, kéo theo nhu cầu ngày một phức tạp từ du khách. Nhận biết các xu hướng Marketing khách sạn nổi bật, sẽ trở nên thịnh hành trong năm 2024 sẽ là cơ hội giúp các khách sạn tạo ra sự thay đổi để trở nên nổi bật, hấp dẫn hơn trong mắt du khách và nhận nhiều lượt đặt phòng hơn.
Xu hướng Marketing khách sạn nổi bật trong năm 2024 cần quan tâm
Khi đọc, tìm hiểu các xu hướng Marketing khách sạn nổi bật trong năm 2024 ở dưới đây, các khách sạn hãy xem xét lại chiến lược marketing hiện tại để có những điều chỉnh phù hợp.
Chi phí vận hành tiếp tục tăng
Trong năm 2024, chi phí vận hành, marketing khách sạn tiếp tục tăng bởi tình hình chung, điều tích cực mà chúng đem lại là trải nghiệm của du khách cũng sẽ tốt hơn.
Báo cáo Nguồn cung tổ chức sự kiện tại Bắc Mỹ (Planner Sourcing Survey for North America) năm 2023 cho thấy, 82% đơn vị tổ chức sự kiện (Planner), tiệc cưới cho rằng chi phí vận hành sẽ tăng trong năm 2023, và 48% ý kiến cho rằng tiết kiệm chi phí đóng vai trò chủ đạo trong việc lập kế hoạch của 2023 và 2024. Với ngân sách hạn chế hơn, các Planner đang chuyển dịch cách vận hành, liên kết mạnh mẽ với các khách sạn để tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo ngân sách phải chi ra.
Chiến lược phù hợp:
– Hợp tác với các tổ chức, cá nhân có sức ảnh hưởng (KOLs, travel blogger…) để quảng bá và thu hút thêm lượt đặt phòng mới cho khách sạn.
Giám đốc Marketing có khối lượng công việc nặng nề
Mới đây, HubSpot đã khảo sát hơn 1200 chuyên gia marketing tại doanh nghiệp B2B lẫn B2C để xác định xu hướng biến động và ảnh hưởng đến ngành năm 2023. Kết quả khảo sát nổi bật với thông tin là 70% chuyên gia cho rằng khối lượng công việc của họ đang rất áp lực, nặng nề và nhiều hơn so với đồng nghiệp khác ngành.
Dù tình trạng thiếu hụt nhân viên khách sạn đang cải thiện, thì các chuyên gia trong ngành vẫn cho rằng việc phục hồi hoạt động như trước dịch trong năm tới vẫn chưa thể. Ít nhân viên hơn trong ngành dẫn đến sự mất kết nối giữa các Planner trong khách sạn và đơn vị cung ứng.
Cũng trong khảo sát trên, 33% chuyên gia cho rằng việc xây dựng mối quan hệ với các đối tác là xu hướng phổ biến, đáng ưu tiên nhất trong năm 2024. Việc đánh giá, review lại chiến lược marketing đã áp dụng trong thời gian qua cũng rất cần thiết và quan trọng; ngoài ra các khách sạn cần tập trung vào việc nhắm đúng mục tiêu, đối tượng và sử dụng các nguồn lực marketing phù hợp để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Chiến lược phù hợp:
– Chủ động xây dựng và củng cố mối quan hệ với các Planner trong khách sạn.
– Khuyến khích giao tiếp cởi mở và tạo bầu không khí lành mạnh để thúc đẩy kết nối bền vững hơn và tăng lượt đặt phòng lặp lại.
– Phân tích thành công của từng chiến dịch để xác định kênh, công cụ đặt phòng nào đem lại hiệu quả tốt nhất để tiếp tục đẩy mạnh kênh đó.
Công cụ đặt phòng trực tuyến được ưu tiên
Công nghệ ngày nay không còn là rào cản, cản trở hoạt động trong khách sạn. Thay vào đó, công nghệ giờ đã có thể cải thiện trải nghiệm của khách đặt phòng bằng cách cung cấp trải nghiệm đặt phòng ngay lập tức, không gây gián đoạn. Với nhu cầu ngày một càng tăng về đặt phòng khách sạn và tổ chức sự kiện, việc thiếu hụt nhân sự và khối lượng công việc lớn, thì công cụ đặt phòng trực tuyến trong khách sạn có thể giúp lấp đầy khoảng trống này.
85% planner sự kiện cho biết, họ sẽ chọn một khách sạn hoặc địa điểm có thể tổ chức sự kiện nếu nơi ấy cung cấp công cụ đặt phòng trực tuyến. Và cũng tại các khách sạn áp dụng công nghệ này, tốc độ bán phòng sẽ tăng giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng và hiệu suất làm việc của nhân viên khách sạn.
Chiến lược phù hợp:
– Cung cấp cho các planner sự kiện gói đặt phòng linh hoạt, không theo quy trình bán phòng thông thường nếu họ cần setup không gian nhỏ, đơn giản với số lượng đêm ở thấp.
Hỗ trợ công việc từ trí tuệ nhân tạo (AI)
Nhiều khách sạn đã bắt đầu sử dụng AI để cải thiện hoạt động, hợp lý hóa hiệu suất và mở rộng phạm vi tiếp cận đối tượng của họ. Cụ thể, khách sạn ứng dụng AI để hỗ trợ trò chuyện với du khách (chatbot), cho phép nhân viên khách sạn trả lời nhiều du khách cùng lúc nhanh chóng, giúp nâng cao trải nghiệm và chất lượng dịch vụ khách hàng.
AI hiện đang định nghĩa lại cách quản lý, bán hàng và hoạt động trong khách sạn. Các công cụ Ai giúp đề xuất và cá nhân hóa quảng cáo, thông điệp marketing và các gói bán phòng trong khách sạn tùy chỉnh với nhu cầu cụ thể của từng du khách. Trong nội bộ khách sạn, AI giúp tự động hóa các công việc, nhiệm vụ lặp lại nhập dữ liệu, theo dõi và tạo hồ sơ khách đặt phòng tiềm năng… để khách sạn có thể tập trung vào xây dựng quan hệ khách hàng quan trọng và bán được nhiều hơn.
Các khách sạn cũng có thể sử dụng AI để định giá động dựa trên công suất phòng, nhu cầu thị trường lẫn các yếu tố khác… để thúc đẩy doanh thu khách sạn và bù đắp chi phí trong thời điểm nhu cầu đặt phòng thấp.
Chiến lược phù hợp:
– Khách sạn cần triển khai các công cụ AI để phát triển content chuẩn SEO cho khách sạn, giúp website khách sạn tăng cường sự hiện diện trên công cụ tìm kiếm và mạng xã hội.
Chiến dịch marketing dựa trên dữ liệu khách hàng
Để đảm bảo chiến dịch marketing trong khách sạn đem lại hiệu quả, ít tốn thời gian, công sức lẫn nguồn lực thì kết hợp sử dụng cùng Google Analytics 4 (GA4) là một lựa chọn hợp lý. Đây là công cụ miễn phí từ Google, cho phép theo dõi và phân tích lưu lượng truy cập trên website, hành trình của khách hàng trong quá trình ấy. Khách sạn có thể sử dụng dữ liệu thu thập được để hiểu cách người dùng tương tác trên trực tuyến, nội dung nào tạo hứng thú tương tác và nhiều hơn thế nữa.
Với GA4, khách sạn có thể đi sâu vào phân tích để đo lường khả năng giữ chân người đọc trên website, tỷ lệ thu hút người đọc mới, điểm chạm của họ với thông tin họ cần… nhằm định đúng đối tượng khách hàng tiềm năng và tương thích với mục tiêu bán phòng hiện tại.
Chiến lược hành động:
– Thu thập và xác định nguồn khách đặt phòng của khách sạn, nhằm thu thập thông tin nhân khẩu học của du khách.
– Phân bổ nguồn lực, chiến lược marketing dựa trên điểm chạm, đối tượng tương tác tích cực và phù hợp với khách sạn.
– Chia sẻ dữ liệu thu thập cho đội ngũ Sale khách sạn để họ có những chiến lược bán phòng phù hợp, tối ưu doanh thu và tỷ suất hoàn vốn (ROI).
Tập trung vào hành trình khách hàng
Du lịch trải nghiệm mang tính cá nhân hóa là xu hướng du lịch trong năm 2023, và chúng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2024. Vì vậy, các khách sạn cần đặt du khách làm trung tâm trong việc tạo tạo trải nghiệm khách hàng, bởi đến 90% du khách có kỳ vọng vào điều ấy khi đặt phòng.
American Express Global Business Travel và CULTIQUE cũng chung nhận định tương tự, khi khảo sát thực hiện đã phản ánh rằng có 61% du khách muốn cá nhân cá nhân hóa trải nghiệm trong chuyến đi vì công việc, có thể kéo dài thời gian đặt phòng, hoặc được cho thành viên gia đình tham gia cùng.
Chiến lược phù hợp:
– Tạo content mô tả trải nghiệm của khách đặt phòng tiềm năng nhằm khơi gợi sự tương đồng, từ đó thu hút sự chú ý.
– Cho phép du khách xây dựng hành trình trải nghiệm, du lịch theo ý thích của họ.
– Tặng đêm miễn phí cho khách doanh nhân sau khi họ kết thúc kế hoạch công tác để khuyến khích họ trải nghiệm nhiều hơn tại khách sạn, địa phương của bạn.
Phát triển video ngắn
Video ngắn từ 3 đến 60 giây đang trở nên thịnh hành, dần thay thế cho video dài – hình thức vốn phổ biến và mặc định từ trước đến nay. Theo nghiên cứu, video ngắn sẽ có mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay, và 1/3 các Marketer sử dụng hình thức truyền tải nội dung này, bởi ROI cao hơn hẳn. Ngoài ra, xu hướng đầu tư vào hình thức này cũng tặng mạnh, với 21% doanh nghiệp lần đầu tiên sử dụng hình thức marketing này trong năm nay.
Chiến lược phù hợp:
– Sử dụng video ngắn để giới thiệu, chia sẻ về không gian, kiến trúc, tiện nghi, trải nghiệm… của khách sạn.
– Điều hướng truy cập vào website khách sạn, kênh đặt phòng chính thức từ các video ngắn mà khách sạn đã chia sẻ trên các nền tảng.
Nghiên cứu trải nghiệm khi lập kế hoạch cho chuyến đi
Mạng xã hội và tương tác trên mạng xã hội đang phát triển. Nhiều du khách trẻ tuổi, gen Z đang sử dụng các kênh như TikTok hay Instagram để nghiên cứu, tìm hiểu trải nghiệm du lịch khi lập kế hoạch thay cho công cụ tìm kiếm như trước đây. Còn các du khách trên 30 tuổi cũng tương tự, như ở các kênh mạng xã hội truyền thống như Facebook hơn là TikTok. Bởi vậy, các khách sạn cạnh tranh với đối thủ thì phải đẩy mạnh nội dung trên mạng xã hội nhiều hơn bao giờ hết. Các nội dung trải nghiệm, thực tế ảo tăng cường (AR)… là điều cần phải có, để tạo nên trải nghiệm chân thực, mới mẻ về khách sạn của bạn.
Ngoài ra, không chỉ thu hút khách du lịch một mình, khách sạn có thể thu hút khách du lịch theo nhóm. 53% khách sạn cho biết, hình ảnh và video từ các influencer tạo ra sức ảnh hưởng nhất định khi du khách tìm kiếm nguồn đặt phòng tại khách sạn.
Chiến lược phù hợp:
– Duy trì thương hiệu trên mạng xã hội ổn định để làm nổi bật các hoạt động, trải nghiệm trong khách sạn.
– Làm nổi bật giá trị của thương hiệu, điểm tham quan hay các trải nghiệm độc đáo trong khách sạn.
– Xây dựng chuyến tham quan ảo trong khách sạn, nhằm khơi gợi và thu hút du khách trải nghiệm trong khách sạn.
Tin nhắn thương hiệu
Tin nhắn thương hiệu, giao tiếp qua mạng xã hội đang trở thành chuẩn mực doanh nghiệp khi giao tiếp với khách hàng, đặc biệt là khi du khách thích dùng mạng xã hội để giao tiếp và giới thiệu (marketing truyền miệng) về trải nghiệm khi du lịch của họ hơn. Dù đây là một cách tiếp cận tương đối mới, nhưng tiềm năng của chúng lại rất lớn, khi khách sạn có thể kết nối với du khách để tư vấn, định hướng chuyến đi của họ một cách tốt nhất.
HubSpot_s 2023 về xu hướng Marketing khách sạn đã đưa ra dự đoán rằng, tin nhắn thương hiệu sẽ đem lại ROI cao thứ 3 trong các công cụ marketing khách sạn trong năm. Khảo sát xu hướng tiêu dùng gần đây cũng chỉ ra rằng, 20% du khách gen Z đã liên hệ với doanh nghiệp thông qua mạng xã hội để nhận tư vấn, hỗ trợ về dịch vụ khách hàng trong 3 tháng gần nhất. Và có đến 30% du khách gen Millennial và gen Z đã đặt phòng thông qua mạng xã hội.
Chiến lược phù hợp:
– Kết hợp các chiến dịch, thông điệp marketing khác nhau với nhắn tin thương hiệu.
– Đảm bảo luôn có người phụ trách kênh mạng xã hội để giải đáp các tư vấn, thắc mắc của người dùng khi họ liên lạc.
Gắn thương hiệu khách sạn với trách nhiệm xã hội (socially responsible)
52% người tiêu dùng tại Mỹ cân nhắc yếu tố giá trị thương hiệu khi quyết định mua hàng. Theo Nghiên cứu Du lịch Bền vững (Expedia Sustainable Travel Study) của Expedia, 90% du khách ưu tiên chọn du lịch bền vững khi đặt phòng khách sạn. Do vậy, các khách sạn cần cải thiện ý thức về bảo vệ môi trường, và đó không còn là điều cân nhắc đơn thuần mà phải thực hiện.
Với du khách gen Z, đây là điều bắt buộc. Với các du khách khác, đó là yếu tố quan trọng và cần thiết. Mong muốn của du khách khi tìm kiếm các khách sạn có ý thức và trách nhiệm với môi trường cũng tăng lên. Điều này thể hiện qua khảo sát từ Cvent cho thấy, 21% du khách đề cao tính bền vững khi cân nhắc tìm kiếm lựa chọn đặt phòng, và 31% cho rằng tính bền vững tác động trực tiếp đến việc lập kế hoạch cho chuyến đi của họ. Để đáp ứng, các khách sạn đang nỗ lực tăng cường các hoạt động bền vững để đáp ứng nhu cầu này, thông qua các hoạt động xanh, thân thiện với môi trường.
Chiến lược phù hợp:
– Nếu khách sạn chưa có chính sách, chiến lược thân thiện với môi trường, đây là lúc khởi đầu, bằng cách lắp đặt các thiết bị IoT như tự động điều chỉnh nhiệt độ, đèn tự động…
– Giới thiệu các chính sách tái chế, sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện trong khách sạn.
Tập trung vào tính đa dạng, sự công bằng và hòa nhập (DEI)
Các công ty tổ chức sự kiện và khách sạn đang nỗ lực cải thiện tính đa dạng, sự công bằng và hòa nhập (Diversity, Equity, Inclusion – DEI) tại nơi làm việc. Theo số liệu từ The State of Inclusion in Meetings and Events (Nghiên cứu về tính hòa nhập trong các cuộc họp và sự kiện) của Meeting Professionals International, 56% planner sự kiện đang áp dụng chính sách đa dạng và hòa nhập trong các hoạt động của họ, với 42% công bố điều ấy trên website của doanh nghiệp. Họ cũng tìm kiếm các khách sạn, địa điểm lẫn đối tác cảm thấy thoải mái với sự đa dạng văn hóa, đáp ứng một hoặc nhiều hạn chế về chế độ ăn uống và cung cấp nhiều thiết bị sự kiện hoạt động trong nhiều hình thức giao tiếp khác nhau.
Các khách sạn cũng dần nhận ra rằng, tiêu chí DEI rất quan trọng đối với thành công của họ, và đang nỗ lực mở cửa chào đón sự đa dạng văn hóa, chủng tộc, tôn giáo lẫn giới tính đến với khách sạn của họ.
Chiến lược phù hợp:
– Xây dựng và phát triển các sáng kiến DEI.
– Hợp tác với tổ chức bản địa, đa dạng tiêu chí dựa trên DEI để tạo ra một không gian mở, đón chào tất cả mọi người.
– Kết hợp DEI vào các sự kiện, hoạt động trong khách sạn.
Câu hỏi thường gặp về xu hướng Marketing khách sạn trong năm 2024
Để hiểu hơn về xu hướng Marketing khách sạn ảnh hưởng trong năm 2024 sẽ ảnh hưởng đến khách sạn của bạn lẫn xu hướng đặt phòng chung trên toàn cầu, hãy điểm qua những câu hỏi thường gặp về vấn đề này.
Những xu hướng nào đang ảnh hưởng đến các khách sạn boutique trong năm 2023 và 2024?
Khách sạn boutique phù hợp với các xu hướng du lịch thư giãn, khách hàng thân thiết, nội dung video ngắn… Các khách sạn boutique cũng có thể chuẩn bị bằng cách phát triển mạng lưới liên kết với doanh nghiệp địa phương và điểm tham quan trong cộng đồng, địa phương.
Nhu cầu phòng hàng ngày dự kiến sẽ tăng vào năm 2024?
Trong năm 2023, nhu cầu đặt phòng hàng ngày tăng và dự kiến điều này vẫn tiếp diễn trong năm 2024. Costar đưa ra dự đoán rằng nhu cầu đặt phòng trung bình hàng ngày sẽ đạt mức cao nhất trong 2023, và ADR lẫn công suất phòng trong 2024 sẽ tăng mạnh.
Xu hướng khách sạn bền vững thể hiện qua những giải pháp nào trong năm 2023 và 2024?
Nỗ lực tạo ra khách sạn bền vững, thân thiện với môi trường đang là xu hướng toàn cầu. Các xu hướng nổi bật là bộ điều khiển thiết bị (nhiệt độ, điện, đèn…) thông minh, thùng thu gom rác thải nhựa, tái chế trong khách sạn. Một số giải pháp khác như là tự động hóa trong khách sạn, năng lượng tái tạo, máy lọc nước không khí… cũng nở rộ.
Hãy bắt kịp xu hướng Marketing khách sạn để dẫn đầu cuộc đua bán phòng
Với tất cả thông tin nêu trên, các khách sạn đã biết xu hướng nào sẽ tác động đến ngành khách sạn trong năm 2024 và xa hơn nữa. Liệu, khách sạn của bạn đã sẵn sàng? Hãy lập, cập nhật kế hoạch marketing, bao gồm các chiến lược phù hợp với đối tượng, ngân sách của khách sạn để tạo ra sự thay đổi tích cực cho doanh thu khách sạn trong năm mới.