Bây giờ mới thấy | Chương 07
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sáng lập Làng Mai, truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân, chánh niệm, giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc, hòa hợp thiên nhiên.
· 4 phút đọc.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhà sư, nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhà hoạt động xã hội và hòa bình nổi tiếng trên thế giới. Ông là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân. Ông cũng là người đưa ra khái niệm chánh niệm, một phương pháp tu tập và sống đời giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với bản thân, với mọi người và với thiên nhiên.
Tìm mua Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại đây, hoặc tại Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Những danh từ mà Nguyễn Du sử dụng về thời gian như bao giờ, bây giờ, bấy giờ, bấy lâu, có lúc, có khi, hôm nay… đã gây cảm hứng cho tôi viết ra tác phẩm Bây giờ mới thấy này.
Em không phải tạo sinh mà chỉ là biểu hiện.
Người yêu ơi, em không là một cái gì đã được tạo tác nên, em không phải đã từ cái không bước sang cái có. Em không phải do tạo sinh mà có, em chỉ là một biểu hiện, một biểu hiện nhiệm mầu, như một áng mây hồng đầu núi, như một đêm trăng rằm huyền hoặc. Em là một dòng chảy, là một sự tiếp nối của bao nhiêu mầu nhiệm. Em không phải là một cái ta riêng biệt. Em là em, mà em cũng là tôi. Em không thể lấy đám mây hồng ra khỏi chén trà thơm của tôi sáng nay. Tôi cũng không thể uống trà nếu không đồng thời uống áng mây hồng. Trong tôi có em và trong em có tôi. Lấy tôi ra khỏi em, thì em không còn biểu hiện như em đang biểu hiện. Và lấy em ra khỏi tôi thì tôi cũng không còn biểu hiện như tôi đang biểu hiện. Chúng ta phải chờ nhau. Khi Thượng đế phán rằng ánh sáng hãy xuất hiện thì ánh sáng thưa rằng: Lạy Chúa, con phải chờ đợi. Thượng đế hỏi: Con chờ đợi gì? Ánh sáng nói: Con phải chờ đợi bóng tối để cùng xuất hiện một lần. Thượng đế nói: Nhưng bóng tối đã có mặt rồi đó. Và ánh sáng trả lời: Như thế thì con cũng đã có mặt rồi. Bởi vì chúng con chỉ có thể có mặt cùng nhau. Bản tính chúng con là tương đãi. Bản tính chúng con là tương tức. Nếu đã có ánh sáng tức là đã có bóng tối. Nếu đã có cái thiện thì đã có cái ác. Nếu cái trong đã có thì cái ngoài cũng đã có. Nếu cái bên trái đã có thì cái bên phải cũng đã có. Nếu cái trên đã có thì cái dưới cũng đã có. Người yêu và người được yêu cũng thế. Chúng ta cùng được biểu hiện một lần. Lấy cái trái ra khỏi cái phải là chuyện không bao giờ làm được. Điều này cũng đúng với cái có và cái không. Không thể có người yêu nếu không có người được yêu. Cả hai đều có tự tính không tịch. Năng lễ sở lễ tính không tịch. Năng ái sở ái tính không tịch. Cho nên người yêu ơi, anh đừng đi tìm đối tượng thương yêu ở ngoài anh. Em là cõi trống cho tình đong vào. Anh là nơi vắng cho tình căng đầy. Nếu không có cái không tịch (sunyāta) ấy thì không có gì hết. Nhờ cái không ấy cho nên tất cả đều có thể biểu hiện. Dĩ thử không nghĩa cố, nhất thiết pháp đắc thành.
Đọc Bây giờ mới thấy, chương 01 tại đây.
Đọc Bây giờ mới thấy, chương 02 tại đây.
Đọc Bây giờ mới thấy, chương 03 tại đây.
Đọc Bây giờ mới thấy, chương 04 tại đây.
Đọc Bây giờ mới thấy, chương 05 tại đây.
Đọc Bây giờ mới thấy, chương 06 tại đây.
Đọc Bây giờ mới thấy, chương 07 tại đây.
Đọc Bây giờ mới thấy, chương 08 tại đây.
Đọc Bây giờ mới thấy, chương 09 tại đây.
Đọc Bây giờ mới thấy, toàn tập tại đây.