Đọc Định mệnh chiến tranh của Graham Allison để hiểu hơn về chiến tranh thương mại

Liệu sẽ tồn tại một cuốn chiến, mà lợi ích sau cùng nhận được đều được chia cho hai bên? Và liệu có tồn tại một cuộn chiến, sinh ra để định hình sự phát triển chung cho toàn cầu.

 · 27 phút đọc.

Liệu sẽ tồn tại một cuốn chiến, mà lợi ích sau cùng nhận được đều được chia cho hai bên? Và liệu có tồn tại một cuộn chiến, sinh ra để định hình sự phát triển chung cho toàn cầu.

Liệu sẽ tồn tại một cuốn chiến, mà lợi ích sau cùng nhận được đều được chia cho hai bên? Và liệu có tồn tại một cuộn chiến, sinh ra để định hình sự phát triển chung cho toàn cầu? Trong bối cảnh mà mọi đánh giá và phân tích về cuộc chiến thương mại của Mỹ và Trung đang đối đầu nhau ít có được sự đúng đắn, thì công trình nghiên cứu của học giả Allison mang tên Định mệnh chiến tranh – Mỹ và Trung Quốc có thể thoát bẫy Thucydides? sẽ phần nào định hình những đánh giá và giải đáp những vấn đề xoay quanh cuộc chiến này.

Bối cảnh tác phẩm – Tóm lược Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung

Tháng 09 năm 2017, cuộc vận động tranh cử Tổng thống thứ 45 đang đến hồi gay cấn. Khi Donald Trump tiếp xúc các cử tri ở Ohio và Pennsylvania, ông đã có một cam kết rằng sẽ chống lại các cuộc cạnh tranh thương mại không công bằng đến từ Trung Quốc mà những bang này đang chịu nhiều tổn thương về mặt kinh tế. Hai tháng sau, Donald Trump chính thức chiến thắng trong cuộc chiến bước vào Nhà Trắng trong sự ngỡ ngàng của người Mỹ.

Kể từ đó, những cam kết của Trump dần được thực hiện, trong đó có việc chống lại cạnh tranh thương mại không công bằng.

Tháng 01 năm 2018, Trump ký sắc lệnh áp thuế 50 tỷ USD lên các mặt hàng đến từ Trung Quốc. Tháng 03 năm ấy, sắc lệnh có hiệu lực với 10% thuế cho nhôm và 25% thuế cho thép.

Tới tháng 04, Trung Quốc có hành động đáp trả đầu tiên. 120 mặt hàng của Mỹ bị áp 15% thuế khi nhập vào Trung Quốc. Đến đầu tháng 06, thêm 629 mặt hàng cũng bị áp mức thuế tương tự.

Một tháng sau, Mỹ tiếp tục áp 25% thuế, và siết chặt các đầu, tư trong lĩnh vực công nghệ đến từ Trung Quốc. Và tới tháng 08 thì tiếp tục 16 tỷ USD tiền thuế các nhiều mặt hàng ở các lĩnh vực.

Đến tháng 09 năm 2018, Trung Quốc khởi động chương trình áp 60 tỷ USD thuế, song song với 10% cho 5.027 mặt hàng đến từ Mỹ.

Giữa cuộc chiến của những con số khô khan này, có một sự kiện là một tác động công nghệ ít nhiều mọi người có thể chứng kiến ngay trước mắt. Là Huawei bị cấm giao thương với các công ty Mỹ, và kết quả là gì? Là các tập đoàn công nghệ Google (Android), Qualcomm, Microsoft… ngưng hợp tác với Huawei. Huawei điêu đứng theo, vội vã phát triển hệ điều hành riêng.

Con buôn với người dùng Huawei cũng điêu đứng theo nốt. Giá máy rớt thê thảm và một viển cảnh đồ Huawei có được quay lại với Android hay không vẫn lơ lửng.

Hệ quả của cuộc chiến tranh thương mại, về mặt kinh tế là dễ nhìn thấy nhất, chính sách thuế ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả cho người dùng cuối. Các công ty tập đoàn thúc đẩy việc giao dịch trước thời điểm chiến tranh thương mại bùng nổ (24/09/2018) làm tăng chi phí vận chuyển, bảo hiểm… Và nền kinh tế toàn cầu trong hai quý cuối năm, cũng như trong tương lai gần sẽ tăng trưởng chậm lại. Nguyên nhân bùng phát và tác động ban đầu của cuộc chiến có nhiều nét tương đồng với mô hình Bẫy Thucydides trong quá khứ, khi mà kết cục đến ¾ trường hợp đều là chiến tranh.

Bẫy Thucydides là gì?

Trước tiên, Thucydides (460 TCN – 365 TCN) là một sử gia người Hy Lạp. Ông đã từng nhận định rằng, khi một quốc gia lâu năm bị đe dọa sức ảnh hưởng bởi một cường quốc mới nổi lên, thì kết cục ngay sau đó sẽ dễ dẫn đến chiến tranh. Tên của vị sử gia này được nhắc đi nhắc lại trong cuốn sách của Allison bởi những quan sát của ông với trận chiến thành Sparta và Athens tương đồng với bối cảnh hiện tại.

Khởi nguồn của trận chiến này khi đối trọng sức mạnh của Athens bị đe dọa, lúc ấy Sparta nổi lên như một mối đe dọa, buộc Athens phải lên tiếng để khẳng định vị thế. Kết cục là sự trỗi dậy của Sparta sau những thất bại về mặt chiến thuật của Athens. Trận chiến được các sử gia nhắc đến với tên gọi Chiến tranh Peloponnisos này phần nào định hình thế giới Hy Lạp cổ đại, sự thất bại của Athens kéo theo sự sụp đổ của chế độ dân chủ đương thời, và làm Sparta trở thành thành bang hùng mạnh trong thời bấy giờ.

Bẫy Thucydides khái niệm mô tả 16 trường hợp xung đột lợi ích giữa các khu vực, quốc gia trong lịch sử phát triển cận đại. Trong 16 trường hợp được nêu ra, chỉ có 4 trường hợp là thoát một cuộc va chạm bằng vũ lực, những trường hợp còn lại là những cuộc chiến mà kết cục một bên bị lụi tàn, và một bên cũng bị ảnh hưởng không kém. Sự tránh va chạm của số ít các trường hợp xuất phát từ những chiến lược ngoại giao, những nhượng bộ mang tính quyết định giữa các bên, bởi phần ít hay nhiều đôi bên đều hiểu được những thương tổn không tránh khỏi nếu va chạm vũ lực với nhau.

Tiêu biểu như đối trọng của Anh và Mỹ trong giai đoạn đầu thế kỷ XX, lúc ấy sự phát triển mạnh mẽ về mặt quân sự của quân đội Mỹ đã đe dọa trực tiếp đến sức ảnh hưởng ở Tây bán cầu cũng như sự bành trướng chủ nghĩa thực dân của Anh trong giai đoạn này. Tuy nhiên khi nhìn nhận Hải quân Mỹ đang có sự phát triển đáng kinh ngạc, tạo nên một áp lực đáng kể để khiến Hải quân Hoàng gia Anh tự đánh giá rằng khó có thể đạt được ưu thế nếu đối đầu nhau. Kết quả, người Anh nhượng bộ đa số đặc quyền, mà mãi đến sau này mới đạt được những thỏa thuận để kéo lại sức ảnh hưởng ban đầu. Cũng chính sự tránh đối đầu này, mà Anh có được sự hỗ trợ mang tính quyết định trong giai đoạn cuối của Thế chiến I.

Graham Allison tóm lược ghi chép của Thucydides về chiến tranh Peloponnesia để giải thích khái niệm bẫy Thucydides: Tại Hy Lạp cổ đại, thành bang Athen nhờ vào sự phát triểnthương mại và vai trò quan trọng trong việc chống quân xâm lược Ba Tư đã nổi lên thành trung tâm quyền lực mới, qua đó đe dọa địa vị thống trị của thành bang Sparta. Lãnh đạo Athen (chế độ quân chủ đại nghị, nghiêng về phát kiến, dân chủ, và thúc đẩy các thành bang khác học tập mô hình của mình) và Sparta (văn hóa quân sự bảo thủ, thiên về duy trì hiện trạng) đều nhận thấy các khác biệt văn hóa-kinh tế-chính trị khiến tương quan lực lượng giữa hai bên thay đổi. Lãnh đạo hai bên (từng là bạn) đều e ngại chiến tranh sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho cả hai nên đã ký Hòa ước 30 năm. Nhưng các hành động thực tiễn của hai bên cứ dần đẩy Athen và Sparta đến một cuộc đại chiến kéo dài với kết quả Sparta thắng nhưng cả nền văn minh Hy Lạp sụp đổ.

Theo Allison, nguyên nhân cốt lõi của bẫy Thucydides là: sự lớn mạnh của Athen và nỗi lo sợ nảy sinh trong nội bộ Sparta đã khiến chiến tranh trở thành điều không thể tránh khỏi. Khi động lực của bẫy Thucydides đã có, một tia lửa nhỏ cũng có thể châm ngòi chiến tranh. Allison cho rằng bẫy Thucydides có thể tìm thấy trong mọi mối quan hệ (như xung đột giữa Apple với Microsoft hay Uber với taxi truyền thống), nhưng trong quan hệ quốc tế là nguy hiểm nhất. Allison phân tích 16 lần thay đổi quyền lực trong 500 năm qua và khẳng định chiến tranh là xu hướng tự nhiên giữa hai trung tâm quyền lực mới và cũ. Allison phân tích 12/16 trường hợp dẫn đến chiến tranh; chỉ có 4/16 không dẫn tới xung đột (xem phụ lục).

Bố cục cuốn sách Định mệnh chiến tranh

Đọc sách Định mệnh chiến tranh tại đây.

Nhiều người bằng cách này hay cách khác, vẫn cứ cảm thấy ngạc nhiên bởi quy mô và sức ảnh hưởng của Trung Quốc trong giai đoạn hiện tại. Nếu như thời gian trước, khi nhắc tới Trung Quốc là nhắc tới quốc gia tỷ dân, hàng nhái hàng kém chất lượng, khoảng cách phát triển của các vùng không đồng đều thì qua trang sách đầu tiên của Allison, mọi chuyện đã khác rất nhiều!

Khi vào năm 1980, GDP của Trung Quốc khi so với Mỹ chỉ bằng 7%, nhưng đến 2015 đã vượt lên đến 61%. Sức mua năm 1980 của Trung Quốc chiếm tỉ trọng toàn cầu là 2%, đến 2015 lên đến 15%.

Năm 2014, IMF dự đoán quy mô kinh tế của Mỹ là 17.400 tỷ đô, còn của Trung Quốc là 17.600 tỷ đô. Lúc ấy, các báo của Mỹ đã phải thốt lên, Chúng ta không còn là số một nữa rồi.

Còn trong thời điểm hiện tại, năng suất làm việc của một công nhân Trung Quốc là bằng ¼ khi so với Mỹ, nhưng được sự báo trong tầm 20 năm nữa sẽ rút ngắn xuống còn ½ mà thôi.

Và kể cả khi sự kiện Đại suy thoái xuất hiện, nền kinh tế của Trung Quốc vẫn tạo nên 40% sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Allison đã dành những dòng đầu tiên để chỉ ra sự lớn mạnh và tác động mạnh mẽ của Trung Quốc lên thế giới là như thế nào. Sự áp đảo về quyền lực và sức ảnh hưởng đã tạo nên một cán cân mang tên Công lý Trung Quốc, như việc chống lại phán quyết của Trọng tài quốc tế trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát với Philippines trên Biển Đông, hay ngưng giao dịch cá hồi với Thụy Điển vì giải Nobel Hòa Bình được trao cho Lưu Hiểu Ba vào năm 2011. Sức ảnh hưởng về mặt kinh tế cũng những yêu sách về mặt chính sách ít nhiều đã khiến anh cả Mỹ phải nóng mặt, và người ta bắt đầu xoay trục chú ý từ Washington đang nghĩ gì? sang Bắc Kinh đang nghĩ gì?

Trong những chương tiếp theo, Allison đã liệt kê và tóm lược cuộc xung đột giữa Sparta Athens, cũng như 16 trường hợp xung đột lợi ích lớn của các quốc gia trải dài trong 500 năm cận đại. Những trường hợp ấy có số ít mà thương vong hai bên là không đáng kể, cho thấy rằng xung đột là một kết cục tất yếu của việc trỗi dậy mà ít bên nào khi vướng phải có thể tránh khỏi. Và với Mỹ và Trung trong thời điểm hiện tại cũng như thế, một Make America great again đối đầu với Made in China 2025 để khởi nguồn cho cuộc chiến thương mại trong thời điểm hiện tại.

Nhưng liệu rằng nó sẽ là điểm bùng phát cho một cuộc chiến lớn hơn, hay nó sẽ là cuộc chiến mà hai bên tìm được vị thế thực sự của chính mình?

Điều này được giải thích khá rõ ràng trong chương cuối, bằng đầu bằng một dự đoán nếu chiến tranh vũ trang diễn ra thì nó sẽ diễn ra như thế nào, đôi bên sẽ quyết định ra sao. Sự dự đoán này chân thực đến mức nếu bạn không ý thức được những tình hình chính trị đang diễn ra ngoài kia, thì sẽ có một khoảnh khắc thoáng qua bạn tin là nó đang diễn tả những điều thực tế.

Sự mượt mà trong việc dự đoán là kết quả của việc phân tích và đánh giá những nhận định và quan sát từ các chuyên gia trong một thời gian dài. Kết cục cuối cùng là một điều tất yếu trong tương quan kinh tế, chính trị lẫn quân sự hiện tại của hai bên. Nhưng mà khi một chiến quyền có cách điều hành tương đối khó của Trump, và sức phát triển vượt bậc từ phía bên kia, thì không điều gì là quá bất ngờ nếu một diễn biến mới vượt qua hết mọi dự đoán, dù có thể rằng thương tổn mà nó đem lại là điều khó đong đếm tức thì.

Ý nghĩa và sức ảnh hưởng của tác phẩm

Định mệnh chiến tranh trước hết, nó là một công trình nghiên cứu về quan hệ quốc tế về sự xung đột của các cường quốc bị đe dọa bởi sức ảnh hưởng của một cường quốc mới lên. Phạm vi sử dụng của công trình này không chỉ gồm xung đột Trung – Mỹ trong thời điểm hiện tại, mà còn là 16 lần xung đột của các quốc gia khác với nhau trong quá khứ.

Góc nhìn mới mẻ của mô hình Bẫy Thucydides sẽ giúp các độc giả lẫn nghiên cứu viên các vấn đề quốc tế có thêm cơ sở để tìm hiểu nguyên do của các xung đột, hay tạo dựng lên những lý thuyết và dự đoán mới cho các sự kiện tiếp theo trong tương lai.

Tiếp nữa, Định mệnh chiến tranh đi sâu vào việc phân tích sự xung đột của Mỹ – Trung. Đây chính là cốt lõi và nền tảng để trích dẫn những trường hợp rơi vào Bẫy Thucydides trong quá khứ. Chính cách đặt Mỹ – Trung vào trạng thái dễ rơi vào Bẫy Thucydides khiến những phân tích và dự đoán có được sự căng thẳng nhất định nhưng cũng rất thú vị để thảo luận.

Những cơ hội lẫn thách thức được tạo ra từ cuộc chiến thương mại mà cả hai đang dấn mình vào, dù ít hay nhiều cũng sẽ tác động đến sự phát triển và con đường đi của từng quốc gia. Tình hình thực tế cũng cho thấy, trước sức ép và những tác động không mong muốn, mà Trung Quốc đã có những điều chỉnh để ứng phó, mà trường hợp tiêu biểu đó chính là Huawei phải gấp gáp chuyển sang nghiên cứu hệ điều hành riêng nhằm ứng phó với tình huống chặn sử dụng Android.

Bởi thế, ta có thể thấy rằng, chiến tranh thương mại (hay xa hơn là chiến tranh vũ lực – có thể), sẽ tạo nên những tác động và ý thức điều chỉnh bản thân không chỉ cho riêng Trung Quốc, mà cả chính người Mỹ. Bởi rằng, không một quốc gia nào đang tạo nên một tham vọng bá chủ, lại chịu đứng yên chịu trận trước những thách thức và sức ép từ người khác tạo ra cho mình.

Cũng qua cuộc chiến mà cả hai đang tham gia này, những dự tính và phương án ứng phó thách thức của hai bên sẽ được phát huy trong điều kiện thực tế. Nhưng liệu rằng kết cục cuối cùng là điều mà cả hai đang hướng tới, và có thật sẽ có một kết quả Win – Win cho cả hai hay, hay nhìn bao quát hơn là sự phát triển chung của toàn cầu sẽ bị tác động như thế nào vào lúc này? Nếu chỉ nhìn riêng vào thời gian thực, hay những đánh giá từ cuốn sách thì khó mà có thể đoán biết được chính xác, nhưng nếu khi ta kết hợp cùng cả hai thì biết đâu, mọi chuyện sẽ khác?

Bẫy Thucydides trong quan hệ Trung-Mỹ hiện nay

Tác giả cho rằng bẫy Thucydides đã hiện hữu rõ ràng trong quan hệ Mỹ – Trung vì một số nguyên nhân sau:

– Trung Quốc, khác với nhiều nhận định, hiện đã là quốc gia SỐ 1 THẾ GIỚI. Về kinh tế, Trung Quốc đã vượt Mỹ trong nhiều mặt như thu nhập bình quân ngang giá sức mua (PPP) (thước đo chính xác nhất về sức mạnh của một nền kinh tế), dự trữ ngoại hối, tỷ trọng xuất khẩu… Mặc dù giảm tốc, Trung Quốc vẫn đang là đầu tàu của kinh tế thế giới và phát triển với tốc độ 6-7%/năm, cao hơn tốc độ 4% khi Mỹ vượt Anh trở thành nền kinh tế lớn nhất đầu thế kỷ 20. Về công nghệ, Trung Quốc đã đi đầu (chứ không chỉnhái) trong nhiều lĩnh vực như có máy chủ nhanh nhất thế giới, có nhiều máy chủ nhanh nhất thế giới, có số lượng các chuyên gia ngành khoa học-công nghệ-chế tạo-toán (STEM) (ngành hiện được cho là xương sống trong thời đại công nghệ) nhiều nhất thế giới. Về quân sự, Trung Quốc đã có các công nghệ mới, ít tốn kém có thể đối đầu với các lực lượng tàu chiến, máy bay, vệ tinh mà Mỹ mất nhiều năm xây dựng; sẽ có lợi thế nếu đụng độ với Mỹ tại Đài Loan hay Biển Đông. Về ngoại giao, Trung Quốc đang tìm kiếm cân bằng quyền lực mới, sử dụng quyền lực mềm và đòn bẩy kinh tế, khiến các nước không còn lựa chọn nào khác ngoài tuân thủ luật chơi của Trung Quốc. So sánh với các trung tâm quyền lực khác trong lịch sử, Graham Allison cho rằng Trung Quốc là nước lớn nhất trong lịch sử thế giới.

– Trung Quốc đang đi đúng con đường mà Mỹ đã đi đầu thế kỷ 20 để trở thành siêu cường. Khi đó, Mỹ đã xung đột với các cường quốc Tây Ban Nha (ở Philippines), Đức (ở Venezuela), và Anh (ở Alaska) để giành quyền lực và sử dụng chính trị cường quyền áp đặt học thuyết Monroe (châu Mỹ của người Mỹ) ở Mỹ Latinh. Việc Trung Quốc cứng rắn với láng giềng cũng như ở Biển Đông và Hoa Đông tương tự như Mỹ đã làm ở Caribbean thời kỳ đó.

– Tập Cận Bình là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, có hướng đi rõ ràng để Trung Quốc hùng mạnh trở lại. Mặc dù Tập Cận Bình là con nguyên lão cách mạng, nhưng đã tự kiên cường vượt qua thách thức trong Cách mạng Văn hóa và sau này, tập trung quyền lực thành lãnh đạo hạt nhân. Tập Cận Bình công khai Giấc mơ Trung Hoa (rửa nỗi nhục trước Phương Tây, khôi phục lại ảnh hưởng lịch sử, sự thuần phục của các nước xung quanh) thông qua hướng đi rõ ràng trong kinh tế, khoa học, bảo vệ môi trường, và mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc, đặc biệt qua Sáng kiến Một Vành đai, Một Con đường. Ông cũng đã rút kinh nghiệm từ sự sụp đổ của Liên Xô để đảm bảo ổn định xã hội thông qua: (i) cải tổ Đảng từ bên trong, thẳng tay với tham nhũng để giành tính chính danh cho Đảng; (ii) kích thích chủ nghĩa dân tộc; (iii) tái cơ cấu quân đội (đảm bảo sự trung thành với Đảng và có năng lực chiến đấu mạnh).

– Xung đột Mỹ – Trung còn là xung đột giữa các nền văn minh. Người Mỹ coi mình là số 1, đề cao tự do, chống can thiệp từ chính quyền (một thực thể xấu xa nhưng cần thiết), ủng hộ mô hình cộng hòa dân chủ, muốn truyền bá các giá trị của mình cho thế giới, mở cửa với người nhập cư, sống vội không cần tương lai. Còn Trung Quốc coi mình là trung tâm vũ trụ, coi trọng thứ bậc, ủng hộ chuyên chế tích cực (chính quyền mạnh nhưng quan tâm đến người dân), muốn các nước tự học theo mô hình Trung Quốc (ai không theo thì bị coi là mọi rợ), nặng tư tưởng dân tộc và bài ngoại, trầm tĩnh trong xử lý các thách thức. Khác biệt lớn nhất là người Mỹ coi trọng trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Tuy nhiên, Trung Quốc cho rằng trật tự này thực ra là do Mỹ thiết lập luật chơi và buộc các nước tuân theo. Trung Quốc đề cao hòa hợp trong trật tự (các nước được Trung Quốc coi như con dân của chính quyền trung ương).

– Trung Quốc có tư duy sử dụng quân sự khác biệt. Trung Quốc có tư duy thực tế, không bị trói buộc theo luật pháp quốc tế hoặc tôn giáo; luôn nhìn đại cục và mối tương quan giữa các vấn đề; thiên về chiến tranh tâm lý và chính trị hơn là chiến dịch quân sự; không có ý định dành chiến thắng trong một trận đánh quyết định mà lấn dần từng bước theo kiểu cờ vây. Binh pháp Tôn Tử nêu rõ chiến thắng vĩ đại nhất là đánh bại kẻ thù mà không cần dùng binh.

Khả năng xung đột Mỹ – Trung

Graham Allison cho rằng, tương tự như một đám cháy rừng, xung đột giữa các trung tâm quyền lực bắt nguồn từ một tia lửa (ngòi nổ) sau đó nhờ tác động của môi trường và chất dẫn cháy mà lan rộng và leo thang thành chiến tranh thế giới. Hiện nay môi trường cho bẫy Thucydides đã rõ, các bậc thang đến chiến tranh hạt nhân đã được đưa ra từ những năm 1960. Tuy nhiên, các ngòi nổ và chất dẫn cháy có một số điểm đáng chú ý.

Graham Allison chỉ ra 5 ngòi nổ cho chiến tranh Mỹ – Trung:

(i) va chạm không chủ ý giữa lực lượng Trung Quốc và một tàu chiến Mỹ đang thực hiện tự do hàng hải ở Biển Đông;

(ii) Lãnh đạo Đài Loan muốn tuyên bố độc lập;

(iii) xung đột quân sự giữa Trung Quốc và một đồng minh của Mỹ;

(iv) chính quyền Bắc Triều Tiên sụp đổ; (v) chiến tranh thương mại lan thành xung đột quân sự.

Tác giả cho rằng Biển Đông là ngòi nổ dễ bùng phát nhất. Trung Quốc luôn cho rằng Mỹ thực hiện chính sách ngăn chặn và kiềm chế Trung Quốc. Gần đây vòng kiềm chế này bị lơi lỏng ở Đông Nam Á nên Trung Quốc đang tìm cách lấn tới và chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc cạnh tranh lâu dài để ép Mỹ ra khỏi khu vực. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể sẽ phát động một cuộc xung đột quân sự hạn chế để dạy cho một nước thù địch một bài học nếu Trung Quốc thấy mất quyền kiểm soát và chiều hướng tương lai bất lợi. Điều này rất dễ xảy ra nếu Trung Quốc cảm thấy bên ngoài đang có tập hợp lực lượng chống lại mình tại thời điểm Trung Quốc có bất ổn nội bộ. Lịch sử chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Xô-Trung, khủng hoảng eo biển Đài Loan 1996, hay đụng độ với tàu Mỹ trên Biển Đông gần đây cho thấy Trung Quốc sẵn sàng đánh phủ đầu trước đối thủ mạnh hơn.

Graham Allison cho rằng các tia lửa tưởng nhỏ bé nêu trên sẽ lây lan rất nhanh dưới tác động của các chất dẫn cháy (gồm việc phá hoại vệ tinh, tấn công mạng, tấn công các mạng bảo mật, hoặc phá hoại ngầm của một nước thứ ba như Nga). Các chất dẫn này nếu xuất hiện đúng thời điểm có thể làm chiến tranh không thể vãn hồi. Ví dụ, khi các lực lượng Mỹ đang đổ xô đến cứu một tàu chiến Mỹ gặp nạn (đang thực hiện tự do hàng hải nhưng bị Trung Quốc va chạm hoặc bắn trúng không chủ ý), một vụ tấn công vệ tinh khiến các lực lượng Mỹ mất liên lạc và không thể phối hợp sẽ dẫn đến đụng độ lớn với Trung Quốc, khơi mào cho chiến tranh.

Chiến tranh không phải là không thể tránh khỏi

Theo Graham Allison, 4 (trong 16) trường hợp không xảy ra chiến tranh trong 500 năm qua (Tây Ban Nha-Bồ Đào Nha thế kỷ 15, Mỹ-Anh đầu thế kỷ 20, Liên Xô-Mỹ cuối thế kỷ 20, và Đức-Pháp với Anh hiện nay) để lại 12 đầu mối quan trọng để giữ hòa bình:

(1) thực thể có thẩm quyền cao hơn có thể hóa giải xung đột (Giáo hoàng phân xử xung đột Tây Ban Nha-Bồ Đào Nha);

(2) các thể chế kinh tế, chính trị và an ninh (như Liên minh châu Âu và NATO) có thể ràng buộc các bên;

(3) các lãnh đạo khôn ngoan có thể xác định rõ lợi ích sống còn để nhượng bộ phù hợp (như Anh làm với Mỹ); (4) nhận định đúng thời cơ sẽ giúp giải tỏa căng thẳng;

(5) các giá trị văn hóa tương đồng có thể giúp ngăn ngừa xung đột;

(6) sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân buộc các lãnh đạo thay đổi tư duy về chiến tranh;

(7) học thuyết hủy diệt hoàn toàn nhau mutually assured destruction (nếu xảy ra chiến tranh thì cả hai bên sẽ đều bị tiêu diệt) đã hạn chế khả năng xảy ra chiến tranh toàn diện;

(8) Chiến tranh nóng giữa hai siêu cường hạt nhân ít có thể xảy ra;

(9) Lãnh đạo tất cả các siêu cường hạt nhân cần sẵn sàng cho một cuộc chiến mà họ không thể thắng (nếu không đối thủ sẽ lấn tới đến mức buộc họ phải khai chiến không có chuẩn bị);

(10) liên kết kinh tế chặt chẽ sẽ khiến chiến tranh phải trả giá cao hơn (do đó giảm nguy cơ chiến tranh);

(11) các liên minh có sức hấp dẫn chết người: liên minh giúp cân bằng quyền lực nhưng cũng tạo nguy cơ vì các siêu cường bị trói buộc vào các cam kết với đồng minh; và

(12) tình hình nội bộ (kinh tế, năng lực chính quyền, sự đồng thuận của dân chúng) có ý nghĩa quyết định đối với khả năng xảy ra chiến tranh.

Graham Allison không kiến nghị giải pháp tránh chiến tranh vì cho rằng nghiên cứu của ông mới mang tính gợi mở, để xây dựng một giải pháp phù hợp cần nhiều năm và đóng góp của nhiều người. Thay vào đó, ông kiến nghị một số nguyên tắc và lựa chọn chiến lược để tránh chiến tranh:

(i) cần dựa trên các thực tế mang tính cấu trúc: Trung Quốc thực tế đã có sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự vượt trội hơn Mỹ nên trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo khó có thể được duy trì;

(ii) cần áp dụng các bài học lịch sử để tìm hiểu cạnh tranh Mỹ – Trung là như thế nào và Trung Quốc thách thức Mỹ ở những vấn đề nào, các nước khác có cùng nhận thức với Mỹ không; và

(iii) phải thừa nhận rằng chiến lược can dự nhưng kiềm chế của Mỹ đối với Trung Quốc sau Chiến tranh lạnh cơ bản là một sự mâu thuẫn: khuyến khích Trung Quốc lớn mạnh nhưng không ràng buộc Trung Quốc theo khuôn khổ (chính sách xoay trục của Obama thực chất là bình mới, rượu cũ của chiến lược này).

Trên cơ sở các phân tích trên, Graham Allison đề xuất 4 lựa chọn:

Chấp nhận (accomondate)

Mỹ phải thích nghi với một cân bằng quyền lực mới, có thể dưới hình thức đơn phương như Anh chấp nhận Mỹ đầu thế kỷ 20 hoặc đàm phán như thỏa thuận Yalta giữa Anh, Mỹ, Liên Xô năm 1945. Lựa chọn này sẽ buộc Mỹ phải nhượng bộ vấn đề Đài Loan để đổi lấy biển Đông và Hoa Đông, có thể rút quân khỏi Hàn Quốc để đổi đổi lấy bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân hóa, hoặc có thể chấp nhận Trung Quốc lập vùng ảnh hưởng…

Làm suy yếu (undermine)

Mỹ thúc đẩy các biện pháp thay đổi chính phủ hoặc chia rẽ Trung Quốc. Các biện pháp này gồm lên án sự xấu xa của chính quyền cộng sản Trung Quốc, thúc đẩy dân chủ, khuyến khích độc lập của Tây Tạng và Đài Loan, tuyên truyền qua Internet, ủng hộ các nhóm bất đồng chính kiến, hoặc thậm chí có thể bí mật huấn luyện và hỗ trợ các phần tử ly khai… Nếu thực hiện tập trung và tinh tế, Mỹ có thể làm suy yếu chính thể hoặc đẩy lùi thách thức của Trung Quốc đối với sự thống trị của Mỹ.

Đàm phán một thỏa ước hòa bình dài hạn (negotiate a long peace)

Mỹ và Trung Quốc có thể ký một thỏa ước 25 năm hạn chế một số vấn đề để tập trung phát triển một số lợi thế khác. Ví dụ, cam kết đóng băng Biển Đông và Hoa Đông, đảm bảo tự do đi lại trên vùng biển quốc tế, hạn chế tấn công mạng, không can thiệp nội bộ của nhau, hạn chế chỉ trích nhân quyền… giúp cả hai tập trung xử lý các vấn đề nội bộ đang nổi cộm.

Xác định lại mối quan hệ (redefine the relationship)

Làm hai nước hiểu có những thách thức chung lớn đang chờ. 4 thách thức chính là: thách thức về việc phổ biến vũ khí hạt nhân, thách thức về khủng bố, thách thức các công nghệ sinh hóa hiện đại bị sử dụng sai mục đích, và thách thức về biến đổi khí hậu. Những thách thức chung khiến hai bên sẽ hợp tác thay vì đối đầu nhau.

Cuốn Cuộc chiến Định mệnh nêu lên một vấn đề thời cuộc rất lớn hiện nay là liệu sự vươn lên của Trung Quốc có dẫn đến xung đột Mỹ – Trung và rộng hơn nữa là Chiến tranh Thế giới Thứ ba. Tác giả sử dụng phương pháp so sánh lịch sử để tìm mô thức chung của các cuộc chuyển giao quyền lực lớn trên thế giới trong năm 500 qua. Mặc dù không nêu trực tiếp, nhưng tác giả nhấn mạnh sự tương đồng trong quan hệ Mỹ – Trung hiện nay với quan hệ Anh-Đức trước Chiến tranh Thế giới Thứ nhất cả về kinh tế, quân sự, và nhu cầu khẳng định vị thế chính trị của cường quốc mới nổi.

Cuốn sách sẽ có tính thuyết phục cao hơn nếu tác giả sử dụng nhiều nguồn đánh giá về Trung Quốc hơn, thay vì chỉ tập trung từ cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu và cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger. Để làm nổi lập luận của mình, đôi chỗ tác giả đã đề cao các thành công của Trung Quốc, nhưng đề cập hạn chế hoặc giảm nhẹ các vấn đề Trung Quốc đang phải đối mặt trong nước và quốc tế.

Cuốn sách được xây dựng từ những nghiên cứu chuyên sâu trong dự án Bẫy Thucydides mà Graham Allison đã dày công xây dựng nên có sức thuyết phục cao, với các lập luận và dẫn chứng có tính thuyết phục. Cuốn sách có cách diễn giải mạch lạc và lôi cuốn. Việc Graham Allison để mở mà không đưa ra khuyến nghị chính sách như thường thấy trong các nghiên cứu của các học giả Mỹ, gợi mở cho mỗi người đọc những suy nghĩ và ý kiến khác nhau. Cuốn sách chắc chắn sẽ gây tiếng vang lớn trong giới học giả và công chúng. Rất nhiều học giả và chính trị gia trên thế giới đã có những đánh giá tích cực về cuốn sách. Hy vọng rằng, như Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã đánh giá các bài học trong sách có thể cứu hàng triệu mạng người.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Khi cameraman để chiếc máy quay rung

Khi cameraman để chiếc máy quay rung

Có một khoảnh khắc mà hôm nay khi bắt gặp nó khiến mình nhớ đến trận chung kết AFF Cup 2008 ở đó có một khoảnh khắc ghi hình vô…

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.