Giếng thở than | Chương 28
Montague Rhodes James là tác giả nổi tiếng với những truyện ma kinh điển tiếng Anh, trong đó có tác phẩm Giếng thở than.
· 15 phút đọc · lượt xem.
Montague Rhodes James là tác giả nổi tiếng với những truyện ma kinh điển tiếng Anh, trong đó có tác phẩm Giếng thở than.
Montague Rhodes James (1862 – 1936), hiệu trưởng Đại học Hoàng gia ở Cambridge, là một học giả nổi tiếng về thời Trung cổ, ông cũng là nhà khảo cổ và là một chuyên gia về các tác phẩm ngụy tác Kinh thánh. Montague Rhodes James cũng là tác giả của những tập truyện ma kinh điển nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhất trong văn học viết bằng tiếng Anh. Về những truyện ma, Montague Rhodes James viết chừng bốn mươi truyện (trong đó có nhiều truyện chưa hoàn chỉnh) và in trong các tập như: Những truyện ma của một nhà khảo cổ (1904), Thêm truyện ma nữa (1911), Một con ma gày và những kẻ khác (1919), Cảnh cáo cho kẻ tò mò (1925) và Tuyển tập truyện ma của Montague Rhodes James (1931). Trong số đó có những truyện rất nổi tiếng như Quãng các chữ Runes và Còi ơi, ta sẽ đến với mi, Chú bé của ta. James cũng víết các truyện thần tiên cho trẻ em, như cuốn Năm cái bình (1922).
Và nếu như bây giờ anh đi qua phòng ngủ, anh sẽ thấy tấm khăn giường rách rưới, mốc meo cứ rập ra rập rình như sóng biển, Rập rình vì cái gì chứ? Vì có chuột ở bên dưới chứ còn sao nữa?
Nhưng có đúng là chuột không? Tôi hỏi vậy bởi vì trong một trường hợp khác thì không phải như thế. Tôi không xác định được thời gian xảy ra chuyện ấy, nhưng lúc nghe kể tôi còn rất nhỏ, người kể lại già rồi. Một câu chuyện thiếu cân xứng, nhưng đó là lời của tôi, không phải của người kể.
Nó xảy ra ở Suffolk, vùng bờ biển, nơi con đường hết nhào xuống lại đột ngột dốc ngược lên dẫn bạn đi về hướng Bắc, tới đỉnh dốc thì bên trái có một ngôi nhà cao bằng gạch đỏ, so với chiều cao thì nó hơi hẹp, có lẽ được xây vào năm 1770. Mặt tiền giữa có cửa sổ tròn đuôi nhọn vυ_t lên trên hình tam giác. Đằng sau nhà là chuồng ngựa và văn phòng, sau nữa là vườn. Gần đó là những cây linh sam Scotland khẳng khiu, tiếp đến một dải đất dài chạy tít tắp phủ toàn kim tước. Từ cửa sổ tầng trên nhìn được ra biển ở xa xa. Trước cửa có bảng hiệu. Đó là một cái quán khá nổi tiếng một thời, nay không còn nữa.
Một người quen của tôi đã tới cái quán đó. Ông Thomson, lúc ấy là một chàng trai trẻ, vào một ngày xuân, ông từ đại học Cambridge đến, mong muốn được yên tĩnh ở một nơi không đến nỗi kém lắm để có thời gian đọc sách. Thế là ông đến quán này, chủ quán và vợ đích thân phục vụ khách khiến ông rất thoải mái, nhất là không còn khách nào khác ở trong quán cả. Ông ở một phòng rộng trên lầu một, nhìn ra con phố, xa xa là biển, chỉ tiếc nó quay ra hướng Đông, đành chịu. Ngôi nhà rằng ấm áp vì khéo xây.
Ông đã trôi qua tại đây những ngày êm đềm, không xảy ra sự kiện nào khác ngoài đọc sách buổi sáng, đi dạo khắp vùng vào buổi chiều, nói vài ba câu chuyện với người dân đến quán vào các buổi tối, cùng uống với họ thứ rượu mạnh thông dụng thời đó hoà với nước, sau đó viết hoặc đọc một lúc trước khi đi ngủ. Ông rất hài lòng và chỉ mong tình trạng này kéo dài hết cả tháng rỗi rãi của ông, bởi công việc của ông tiến triển rất tốt. Tháng Tư năm ấy lại đẹp tuyệt vời – qua đó tôi có lý do tin tưởng mục thời tiết hàng ngày trong biên niên sử Orlando Whistlecraft coi đó là năm duyên dáng.
Trong một buổi dạo chơi dọc theo con đường lên phía Bắc, và băng qua khu đất công gọi là Bãi Hoang – đó là một buổi chiều nắng rực rỡ – mắt ông bắt gặp một vật trăng trắng cách con đường vài trăm mét về phía trái. Ông quyết định phải xem nó là cái gì. Chẳng bao lâu ông tới đứng cạnh nó. Đó là một khối vuông bằng đá trắng giống như một cái chân cột, chính giữa mặt trên là một cái lỗ hình vuông. giống hệt một khối đá khác mà ngày nay bạn có thể thấy ở Bãi Hoang Thefford. Sau khi nhận xét đánh giá nó xong, ông còn đứng ngắm cảnh vật xung quanh ít phút nữa – một hai nhà thờ, mấy ngôi nhà tranh mái đỏ và cửa sổ nhấp nháy dưới ánh mặt trời, biển cả mênh mông lấp lánh đôi khi loé sáng lên – rồi mới tiếp tục đi.
Tối hôm đó, trong câu chuyện đầu Ngô mình Sở ở quán bar, ông hỏi mọi người tại sao ở bãi hoang lại có tảng đá trắng.
Một vật cổ lắm rồi ông ạ chủ quán, ông Betts, đáp Nó được đặt ở đó từ khi có thể còn chưa ra đời kia Một người khác thì bảo Đúng đấy Nó ở chỗ khá cao nhỉ ông Thomson nói theo tôi có lẽ ngày xưa nó làm mốc (le morse) đánh dấu cho người đi biển À vâng, ông Betts nói Tôi cũng nghe nói thuyền bè trên biển đều nhìn thấy nó, nhưng nay nó vỡ tan ra cả rồi còn đâu. Người thứ ba lại nói Những người già bảo rằng đó là dấu hiệu không may cho người đánh cá. Tại sao thế? Thomson hỏi. Người kia trả lời Tôi cũng không biết nữa. Tưởng họ có ý nghĩ rất kỳ quặc, những người già ấy, tôi không hiểu bản thân họ đang nghĩ gì.
Không làm sao sáng tỏ hơn được, mấy người làng vốn đã chẳng liến thoắng gì, nay ngồi im. Sau đó có một người lên tiếng nói chuyện về việc trong làng, ngoài đồng. Người đó là ông Betts.
Thomson không phải ngày nào cũng quan tâm đến sức khoẻ bằng cách đi dạo ở đồng quê. Một buổi chiều kia đang bận viết lách đến tận ba giờ, ông vươn vai đứng dậy ra hành lang. Trước phòng ông là một phòng ngủ, sau đó đến đầu cầu thang, tiếp theo là hai phòng khác, một quay ra sau nhà, một quay về hướng Nam. Cuối hành lang có cửa sổ. Ông tới đó nhìn ra ngoài, tiếc buổi chiều đẹp. Nhưng công việc của ông lúc này đang ngập đầu ngập cổ, cho nên ông sắp phải quay về phòng, chỉ ở hành lang độ năm phút nữa thôi. Bỗng ông nghĩ: _ Sao ta không dùng năm phút này ngó vào mấy phòng kia một cái xem sao. _ Ông Betts chắc không phản đối nào. Còn những người trong quán, hôm nay là ngày phiên chợ họ lên thị trấn cả, chỉ còn một cô tớ gái đứng phục vụ quán rượu. Ngôi nhà hoàn toàn yên tĩnh. Trời nóng ghê lắm, ruồi vo ve sau lớp kính cửa sổ. Thế là ông đi thám hiểm. Phòng trước mặt phòng ông chẳng có gì đặc biệt ngoài một bức tranh in khắc của Bury St Edmunds, hai phòng sát bên phòng ông thì sạch sẽ, nom rất vui mắt, mỗi phòng có một cửa sổ trong khi phòng ông có hai. Còn lại một phòng phía Tây Nam, đối diện với phòng cuối cùng mà ông vừa bước vào. Phòng này khoá, nhưng không hiểu sao Thomson ở trong tâm trạng tò mò không cưỡng lại được, ông cảm thấy không lý gì một nơi dễ dàng bước vào như thế này mà lại mang một bí mật tai hại, thế là ông về phòng mình dùng chìa khoá ấy mở thử. Không được, ông thu thập cả mấy chiếc chìa khóa của ba phòng kia, một chìa vừa vặn, ông mở ra. Phòng này có hai cửa sổ, một trông ra hướng Nam, một trông ra hướng Tây, vô cùng sáng sủa, ấm áp do có ánh nắng chiếu vào. Sàn gỗ, không trải thảm, không treo tranh, không giá kê chậu rửa mặt,chỉ có mỗi một cái giường ở tận góc trong cùng. Giường sắt trên có đệm và một chiếc gối tròn dài ở đầu giường. Một phòng không nét đặc biệt nào như bạn có thể hình dung thấy, ấy thế mà có một thứ làm Thomson vội đóng sập cửa lại sau lưng mình. Sau đó ra cửa sổ ngoài hành lang, tựa vào đó mà run lên bần bật. Là bởi vì dưới tấm khăn phủ giường có ai nằm hay sao ấy, không những nằm, còn cựa quậy là đàng khác, có điều không phải một vật mà một người là chắc chắn, bởi vì hình cái đầu người đặt trên cái gối tròn dài nom rõ rành rành, tất cả phủ kín mít, người sống ai trùm kín đầu bao giờ. Chỉ là người chết thôi, mà lại không phải là người chết, vì cựa quậy kia mà. Giá như ông trông thấy cảnh này lúc hoàng hôn hay dưới ánh nến thì còn có thể nhầm, đàng này giữa ban ngày ban mặt, làm gì bây giờ?
Trước hết khoá cửa lại đã. Ông rón rén lại gần cửa, nín thở, cúi xuống nghe ngóng thì thấy như thể có tiếng thở nặng nhọc, nôm na giải thích như vậy. Còn thì im lặng tuyệt đối. Bàn tay run rẩy của ông vừa quay chìa trong ổ khoá thì lập tức có tiếng chân bước lò dò ra cửa.
Thomson lao vυ_t về phòng mình như một con thỏ chạy về hang và khoá trái cửa lại mặc dù biết là vô ích. Cái mà ông nghĩ thì cửa nào, khoá nào nó chẳng đi qua được? Nhưng ông không còn biết nghĩ gì hơn trong lúc này, thực tế không thấy gì xảy ra tiếp theo, một sự chờ đợi lơ lửng đến kinh người, tiếp theo là ngờ lên ngờ xuống thật khổ sở. Dĩ nhiên ông bị hối thúc thoát khỏi cái nhà có một người cùng ở như vậy ngay tức khắc. Nhưng vừa hôm qua ông còn nói ở thêm một tuần nữa cơ mà! Thay đổi ý định như vậy phải chăng vì ông đã nhìn vào nơi không phải việc mình?
Hơn nữa, giả sử Betts biết về người đó mà vẫn không rời khỏi đây, hoặc không biết gì cả có nghĩa rằng chẳng có gì đáng sợ, hoặc chỉ biết đến mức cứ khóa cửa cái phòng lại là đủ để khỏi lo ngại về con ma – cũng không cần dẹp tiệm – trường hợp nào cũng tỏ ra không việc gì phải sợ hãi, chắc chắn ông không thể gặp chuyện không hay được. Thế thì tốt nhất là cứ ở lại.
Thế là ông ở thêm một tuần nữa, không đi qua cánh cửa đó lần nào, mỗi lần đi trên hành lang vào một giờ vắng vẻ ông đều lắng tai nghe ngóng nhưng không thấy tiếng động nào phát ra hết. Có lẽ các bạn tưởng Thomson sẽ tìm cách thăm dò ông Betts, hoặc ông mục sư, hoặc người già trong làng câu chuyện liên quan đến cái quán. Nhưng không, một khi rơi vào hoàn cảnh kỳ lạ, những con người tự tin đâm ra trầm mặc, vả lại sắp đến ngày đi khỏi đây rồi, tội gì chịu nghe người ta trả lời qua quýt. Trong những buổi đi dạo một mình, ông đề ra một kế hoạch theo ông là ít phiền toái và ép buộc đối với mọi người nhất. Chờ lúc ban ngày, lại liếc vào gian phòng lần nữa. Ông thực hiện được mà! Ông sẽ đi chuyến tàu buổi chiều, lúc bốn giờ. Đợi đến lúc hành lý đã chất lên xong chiếc xe độc mã chỉ còn chờ ông, ông sẽ viện cớ lên gác lần cuối cùng xem có bỏ quên cái gì không, và với cái chìa khoá ấy (mà ông đã tra dầu cẩn thận làm như nó sẽ khác đi hay sao ấy!) Cánh cửa sẽ lại được mở ra và đóng lại một lần nữa.
Kế hoạch này thành công. Tiền nong trả xong, chuyện trò tầm phào mấy câu trong khi hành lý được chất lên xe Vùng này tuyệt, nơi ở rất ấm cúng, cảm ơn ông Betts, hy vọng sẽ quay lại bên kia thì Rất mừng thấy ông hài lòng, chúng tôi đã cố gắng phục vụ tốt nhất, rất vui nếu ông trở lại, vừa qua thời tiết quá đẹp, v…v… Rồi, Tôi chạy lên gác liếc qua phòng xem có quên quyển sách hay cái gì không, không phiền ai, cứ mặc tôi lên, tôi trở lại sau một phút thôi. Và không tiếng động, ông mò đến cánh cửa mùi mở ra. Ảo tưởng vỡ tan! Ông suýt cười to lên,ngồi cúi mình trên gờ giường là một ông bù nhìn! Ông bù nhìn ngoài vườn được đem vứt vào trong căn phòng bỏ trống …Nhưng, niềm vui của ông ngừng bặt. Bù nhìn đi chân không? Đầu ngả xuống vai? Cổ áo bằng sắt với dây xích quấn quanh cổ? Đứng dậy đi lại được, băng qua sàn nhà, lắc đầu, hai tay áp hai bên sườn? Và biết rùng mình run rẩy?
Sập mạnh cửa, rượt vội ra đầu cầu thang rồi nhảy cách mà xuống, sau đó ngất đi. Tỉnh dậy Thomson thấy Betts đang cúi xuống, tay cầm chai rượu với vẻ trách móc Sao ông lại làm vậy hả ông? Quả thật ông không nên làm thế! Đối xử với những người đã tận tuỵ với ông như vậy thật không phải chút nào! Thomson nghe thấy những lời ấy nhưng đã trả lời những gì thì ông cũng không biết nữa. Ông Betts, và cả bà Betts, rất khó chấp nhận lời xin lỗi của ông cũng như lời ông hứa không hở câu chuyện này ra làm mất danh tiếng của nhà trọ. Tuy nhiên cuối cùng họ cũng chấp nhận. Vì ra tàu không kịp nữa, Thomson sẽ lên thị trấn và ngủ lại đến ngày mai. Trước khi ông ra đi, vợ chồng ông Betts kể cho ông nghe những gì họ biết, tuy rất ít ỏi. Họ nói chính con ma xưa là chủ quán này và bị bọn cướp đường đánh ở ngoài bãi hoang. Chính ông ta bị buộc dây xích, treo lên cái giá treo cổ ở trên cái khối đá trắng mà ông đã nhìn thấy ấy! Dân chài đã đập được cái giá đó đi rồi, vì họ từ biển nhìn vào thấy nó là cá bơi đi hết. Những người ở căn nhà này trước chúng tôi nói với chúng tôi là _cứ khóa cái phòng ấy lại và để nguyên cái giường, là yên ổn không xảy ra phiền hà gì. Quả nhiên ông ta cứ ở trong ấy, không bao giờ ra khỏi nhà, mặc dù giờ đây ông ta cảm giác làm gì nữa thì chưa ai dám nói. Ông là người đầu tiên nhìn thấy ông ta kể từ khi chúng tôi đến đây.
Tôi không bao giờ để mắt tới ông ta, mà cũng không muốn. Chúng tôi cho đầy tớ ngủ trong phòng xây ngoài chuồng ngựa kia. Hy vọng ông giữ mồm giữ miệng cho. Một cái quán bị tiếng ấy thì gay go.
Lời hứa im tiếng được giữ trong nhiều năm. Cuối cùng tôi có cơ hội nghe chuyện kể này. Đó là hôm ông Thomson đến ở chơi với cha tôi, tôi phải đưa ông đến phòng ông, và lẽ ra để tôi mở cửa cho thì ông lại bước lên trước mở toang cánh cửa ra, tay cầm nến cứ đứng ở ngưỡng cửa mà nhìn săm soi vào trong phòng. Rồi ông như sực nhớ ra và bảo Xin lỗi cháu. Có lý do của nó. Về sau ông nói lý do đó cho tôi nghe, và tôi lại vừa kể lại cho các bạn.
Đọc Giếng thở than, chương 01 tại đây.
Đọc Giếng thở than, chương 02 tại đây.
Đọc Giếng thở than, chương 03 tại đây.
Đọc Giếng thở than, chương 04 tại đây.
Đọc Giếng thở than, chương 05 tại đây.
Đọc Giếng thở than, chương 06 tại đây.
Đọc Giếng thở than, chương 07 tại đây.
Đọc Giếng thở than, chương 08 tại đây.
Đọc Giếng thở than, chương 09 tại đây.
Đọc Giếng thở than, chương 10 tại đây.
Đọc Giếng thở than, chương 11 tại đây.
Đọc Giếng thở than, chương 12 tại đây.
Đọc Giếng thở than, chương 13 tại đây.
Đọc Giếng thở than, chương 14 tại đây.
Đọc Giếng thở than, chương 15 tại đây.
Đọc Giếng thở than, chương 16 tại đây.
Đọc Giếng thở than, chương 17 tại đây.
Đọc Giếng thở than, chương 18 tại đây.
Đọc Giếng thở than, chương 19 tại đây.
Đọc Giếng thở than, chương 20 tại đây.
Đọc Giếng thở than, chương 21 tại đây.
Đọc Giếng thở than, chương 22 tại đây.
Đọc Giếng thở than, chương 23 tại đây.
Đọc Giếng thở than, chương 24 tại đây.
Đọc Giếng thở than, chương 25 tại đây.
Đọc Giếng thở than, chương 26 tại đây.
Đọc Giếng thở than, chương 27 tại đây.
Đọc Giếng thở than, chương 28 tại đây.
Đọc Giếng thở than, chương 29 tại đây.
Đọc Giếng thở than, chương 30 tại đây.
Đọc Giếng thở than, toàn tập tại đây.