Giếng thở than | Chương 26

Montague Rhodes James là tác giả nổi tiếng với những truyện ma kinh điển tiếng Anh, trong đó có tác phẩm Giếng thở than.

 · 25 phút đọc  · lượt xem.

Montague Rhodes James là tác giả nổi tiếng với những truyện ma kinh điển tiếng Anh, trong đó có tác phẩm Giếng thở than.

Montague Rhodes James là tác giả nổi tiếng với những truyện ma kinh điển tiếng Anh, trong đó có tác phẩm Giếng thở than.

Montague Rhodes James (1862 – 1936), hiệu trưởng Đại học Hoàng gia ở Cambridge, là một học giả nổi tiếng về thời Trung cổ, ông cũng là nhà khảo cổ và là một chuyên gia về các tác phẩm ngụy tác Kinh thánh. Montague Rhodes James cũng là tác giả của những tập truyện ma kinh điển nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhất trong văn học viết bằng tiếng Anh. Về những truyện ma, Montague Rhodes James viết chừng bốn mươi truyện (trong đó có nhiều truyện chưa hoàn chỉnh) và in trong các tập như: Những truyện ma của một nhà khảo cổ (1904), Thêm truyện ma nữa (1911), Một con ma gày và những kẻ khác (1919), Cảnh cáo cho kẻ tò mò (1925) và Tuyển tập truyện ma của Montague Rhodes James (1931). Trong số đó có những truyện rất nổi tiếng như Quãng các chữ Runes và Còi ơi, ta sẽ đến với mi, Chú bé của ta. James cũng víết các truyện thần tiên cho trẻ em, như cuốn Năm cái bình (1922).

Trong các cuốn sách cổ, người ta hay mô tả một hình thức rất thông thường là cảnh mùa đông bên lò sưởi khi người bà có tuổi đang kể chuyện cho các cháu vây quanh, chúng cứ ngây ra mà nhìn vào miệng bà, nghe hết chuyện ma đến chuyện tiên trong khi bà chúng thì khiến thính giả say mê với niềm sợ hãi vui vui. Ta nào có được phép biết đó là những chuyện gì đâu. Thật ra chúng ta có được nghe về những con ma trùm kín mít chỉ lộ đôi mắt tròn to tướng, ly kỳ hơn thì có chuyện Con yêu tóc đỏ với những cái xương vấy máu (theo từ điển Oxford thì có từ năm 1550) nhưng ngoài ra thì ta chẳng biết được những hình ảnh hấp dẫn nào khác.

Thành ra đó là một vấn đề vô cùng ám ảnh tôi mà tôi chưa biết giải quyết cách nào. Những người bà có tuổi ấy không còn nữa, những người sưu tầm truyện dân gian ở Anh bắt đầu công việc của họ quá muộn để thu thập được hầu hết các câu chuyện kể của các cụ. Tuy thế những sự việc như vậy làm sao mất đi được, và trí tưởng tượng, dựa trên những gợi ý bóng gió, vẫn vẽ ra cảnh một buổi giải trí lúc chiều hôm, thí dụ như theo quyển Chuyện trò buổi chiều tối của bà Marcet, Đối thoại về hóa học của ông Joyce, hoặc Triết lý trong thể thao tạo nên khoa học nghiêm chỉnh của tác giả nào không rõ, đã nhằm dập tắt những sai lầm và dị đoan dưới ánh sáng của lợi ích và sự thật theo kiểu như thế này:

CHARLES: Cha, gìờ con đã hiểu những tính cách của đòn bẩy mà cha giảng cho con hôm thứ Bảy, nhưng nghĩ đến cái con lắc, con lại không hiểu tại sao khi không cho nó chạy thì đồng hồ cũng thôi chạy luôn.

CHA: (Đồ trẻ con tội lỗi, sao con lại dây dưa vào cái đồng hồ trong sảnh? Lại đây! – Không, đây hẳn chỉ là một lời phê phán tự dưng bò vào bài viết này) Con ạ, tuy cha không tán thành cái cách thí nghiệm không có cha giám sát khiến nó có thể làm hỏng một dụng cụ khoa học đáng giá như thế, nhưng cha sẽ cố gắng hết sức để giải thích cho con những nguyên tắc của con lắc. Con hãy kiếm một sợi dây bện thật chắc, ở trong ngăn kéo phòng giấy của cha ấy, và nói bà bếp làm ơn cho mượn cái cân bà vẫn sử dụng.

Đến đấy chúng ta ra khỏi cảnh trí đó.

Cảnh sau đây thì hoàn toàn khác hẳn, nó xảy ra trong một căn hộ nơi ánh sáng của khoa học chưa rọi tới. Vị điền chủ, mệt nhoài sau một ngày dài đi săn gà lôi, ăn uống no say, đang ngáy bên lò sưởi. Bà mẹ già của ông ngồi đối diện, đang đan, hai đứa trẻ con Charles và Fanny – mà không phải Harry và Lucy – không chịu nổi cảnh này, xúm lại quanh đầu gối bà chúng.

BÀ NỘI: Nào,các cháu thân yêu, phải ngoan và im lặng kẻo làm cha các cháu thức dậy, ông ấy mà thức dậy thì các cháu hiểu sẽ xảy ra chuyện gì.

CHARLES: Cháu biết chứ, ông ấy sẽ cáu và bắt bọn cháu vào giường.

BÀ NỘI: (không đan nữa, nghiêm nghị nói) Thế là thế nào? Thật xấu hổ cho cháu. Sao lại nói thế! Bà đang định kể chuyện cho các cháu nghe, nhưng cháu nói năng như thế thì bà thôi. (Tiếng kêu cố nén: Ô bà!) nào, khẽ thôi! Làm cha cháu thức dậy rồi kìa!

ĐIỀN CHỦ (lè nhè): Bà mà không giữ cho chúng yên lặng thì…

BÀ NỘI: Được rồi, John! Chúng tệ thật. Mẹ đang bảo nếu còn thế nữa sẽ phải vào giường ngay.

Vị điền chủ lại rơi vào giấc ngủ.

BÀ NỘI: Nào, các cháu, bà đã bảo các cháu thế nào nhi? Phải ngoan và ngồi yên. Bà bảo nhé, ngay mai các cháu sẽ đi hái quả mâm xôi và hãy đem về một rổ đầy cho bà làm mứt.

CHARLES: Ồ, vâng, mai cháu sẽ đi hái trái mâm xôi. Hôm nay cháu đã nhìn thấy một chỗ rất nhiều quả mâm xôi rồi.

BÀ NỘI: Ở đâu vậy?

CHARLES: Ở con đường nhỏ dẫn lên phía trên, qua ngôi nhà tranh của Collins ấy!

BÀ NỘI (đặt đồ đan xuống): Charles! Cháu muốn làm gì thì làm chứ không được hái một quả mâm xôi nào trên con đường ấy! Các cháu không biết à – nhưng mà, tôi nghĩ gì nào thế nhỉ, chúng làm sao biết được? Tuy nhiên, phải nghe lời bà…

CHARLES và FANNY: Nhưng tại sao chúng cháu không được hái mâm xôi ở đấy?

BÀ NỘI: Nào, nào. Để bà sẽ kể các cháu nghe, nhưng phải yên lặng, không được ngắt lời. Để xem nào. Hồi bà còn bé, con đường đó có cái tên rất xấu, nhưng nay có lẽ chẳng ai còn nhớ. Một hôm, đúng vào một buổi tối như thế này – bà kể với mẹ bà khi về ăn cơm tối – đó là tối mùa hè – bà đã dạo chơi ở đâu, sau đó đi xuống con đường ấy như thế nào và hỏi cụ không hiểu sao ở đầu đường có nhiều bụi lý chua và lý gai thế không biết. Vừa nghe xong, cụ bị sốc, phát cho bà một cái nên thân rồi nói Con hư quá, hư quá, mẹ đã bảo con đến hai chục lần không được đi vào con đường ấy cơ mà? Thế mà con lại nhởn nhơ ở đó lúc đêm hôm! Cụ mắng xong bà sợ quá không nói được câu gì, chỉ cố thanh minh để cụ hiểu là lần đầu tiên bà nghe nói vậy, mà quả như vậy thật. Cụ ân hận đã nặng lời với bà, và để bù lại, cụ đã kể cho bà nghe toàn bộ câu chuyện. Sau khi ăn cơm xong. Và từ bấy đến giờ trở đi bà cũng luôn luôn nghe những người già trong làng nói về chuyện ấy, hơn nữa bà còn có những lý do riêng để tin chắc trong đó thể nào cũng có vấn đề.

Thế này nhé, ở tít tận cuối con đường – để bà xem khi đi lên thì ở bên phải hay bên trái – à, là bên trái, các cháu sẽ thấy một đám cây bụi nhỏ mọc trên mặt đất gồ ghề, gần đó có cái hàng rào đổ và một đám cây lý chua và lý gai – có thể trước đây chúng mọc nhiều hơn là bây giờ, vì đã lâu bà không lên đấy. Có nghĩa ngày xưa ở đó là ngôi nhà tranh, một người tên là Davis sống trong đó. Nghe nói ông ta không sinh trưởng ở giáo khu này, hồi đó bà chưa ra đời và quả là sau này khắp vùng cũng không có ai tên như thế nữa. Ông ta sống rất cô độc, rất ít khi ra nơi công cộng, cũng chẳng làm thuê cho trại chủ nào, có vẻ như đủ tiền để sống đều đều, chỉ những ngày phiên chợ thì đi chợ lấy thư ở nhà bưu điện. Một hôm từ chợ về, ông ta mang theo một chàng trẻ tuổi, hai người cùng sống với nhau. Anh ta làm việc cho ông Davis hay Davis là thầy dạy của anh ta, khó ai mà biết được. Bà nghe nói anh ta xấu trai, mặt mũi xanh xao, tính tình ít nói. Hai người đàn ông này làm gì với nhau? Dĩ nhiên bà không thể nói với các cháu những điều điên rồ mà mọi người xung quanh nghĩ về họ, các cháu cũng biết ta không nên nói xấu người khác khi không biết chắc chắn, ngay cả khi họ đã chết đi. Nhưng như bà đã nói, hai người lúc nào cũng đi cùng với nhau, sớm cũng như muộn, lên trên bình nguyên hay xuống nơi rừng rú. Đặc biệt có một con đường mà họ đều đặn đi cùng nhau mỗi tháng một lần, tức là con đường lên sườn đồi nơi có hình người chạm khắc ấy, mùa hè thì họ cắm lều ở luôn trên đó suốt đêm, cũng có khi ở gần quanh đó. Bà còn nhớ có một lần cha của bà – tức là cụ nội các cháu – nói chuyện với Davis về việc này (ông Davis sống trên đất của cụ mà), cụ hỏi ông Davis sao cứ thích đi đến chỗ ấy, ông ta nói Ồ, đấy là một nơi cổ kính tuyệt đẹp, thưa cụ, tôi là người vốn ưa những thứ cổ và nhất là khi anh ta (tức là người trẻ tuổi) và tôi cùng nhau đến đó, tôi cảm thấy như thời xa xưa trở về, cụ ạ. Cụ cố của các cháu bảo Vâng, đối với ông thì là hợp, nhưng tôi thì sao tôi sợ một nơi hẻo lánh như vậy vào ban đêm thể không biết. Ông Davis mỉm cười, còn anh chàng trẻ tuổi ngồi nghe nói chêm vào Ồ, chúng tôi chẳng muốn có ai ở gần trong những thời gian như thế này. Cụ cố cảm thấy ông Davis có ra dấu gì cho anh chàng ta, thế là anh ta vội nói ngay như để lấp liếʍ Nói vậy có nghĩa hai chúng tôi ở gần nhau là đủ, phải không ông chủ? Với lại đêm hè không khí trên đó thật tuyệt, dưới ánh trăng nom rõ quang cảnh khắp vùng mà trông nó khác hẳn ban ngày cơ chứ. Tất cả những gò đống bên dưới kia… đến đây ông Davis cắt ngang, có vẻ cáu với anh kia, nói Vâng, chúng là những nơi rất lâu đời rồi, phải không cụ? Theo cụ thì những gò đống ấy là cái gì vậy? cụ cố bảo (các cháu ạ, nghĩ lại kể cũng buồn cười, không hiểu sao bà lại nhớ thế không biết. Có lẽ nó ăn vào trí tưởng tượng của bà suốt một thời gian dài không thể nào quên được) phải, cụ bảo Ông Davis ạ, tôi nghe nói chúng vốn là những nấm mộ cả đấy, mà có dịp cày đất lên, tôi thấy xương người và những cái bình đất. Mộ của những ai thì tôi không biết, người ta nói xưa vùng này có người Roman cổ sống một thời gian, họ chôn người theo kiểu đó thì tôi chịu không hiểu được. Ông Davis nghĩ ngợi rồi lắc đầu Đúng vậy, tôi trông họ cứ như người Roman cổ đại, họ mặc khác ta lắm – có nghĩa theo ảnh in trong sách họ mặc áo giáp sắt – thế cụ có đào thấy áo giáp sắt không ạ? Cụ cố ngạc nhiên Tôi có nói gì đến áo giáp sắt đâu nhỉ? Không, tôi không đào được áo giáp. Nhưng ông nói ông trông thấy họ à? Cả hai, ông Davis và người trẻ tuổi cười Trông thấy họ ấy ạ? Sau ngần ấy năm thì khó lắm. Nhưng tôi rất muốn biết về những người cổ xưa, không hiểu họ thờ những gì? Cụ cố nói Thờ ấy à? Tôi chắc họ thờ cái hình người chạm khắc trên đồi ấy. À, phải rồi, ông Davis nói tôi cũng vẫn nghĩ vậy. Cụ cố bèn nói thêm cho họ nghe, cụ đã được nghe kể về những gì về người ngoại đạo thời xưa, họ cúng tế như thế nào, một ngày kia rồi bản thân cháu, Charles, khi đi học tiếng La tinh – cháu sẽ hiểu. Cả hai người ra vẻ quan tâm ghê lắm nhưng cụ cố kể lại là những gì cụ nói có vẻ chẳng xa lạ gì với họ. Đó là lần duy nhất cụ chuyện trò với họ khá lâu và cụ nhớ mãi câu người trai trẻ nói chúng tôi không muốn có ai ở gần. Bởi vì những ngày này dân làng bàn tán xôn xao về họ. Cụ không muốn dính vào, dân làng thời kỳ ấy sẵn sàng dìm đầu một mụ già xuống nước, chỉ do nghi mụ ấy là phù thủy.

CHARLES: Dìm mụ già xuống nước chỉ do nghĩ là phù thủy sao hả bà? Ở đây vẫn còn phù thủy ạ?

BÀ NỘI: Không, không, bà đi lạc đề mất rồi! Đó là chuyện khác. Điều bà muốn nói là dân làng ở những vùng quanh đây tin là đêm đêm thường có những buổi hội họp trên đỉnh đồi nơi ông Davis tới và những ai lên đó là những người xấu. nhưng các cháu đừng ngắt lời bà nữa và muộn rồi. Ông Davis và anh chàng kia sống với nhau ba năm, đột nhiên xảy ra một chuyện kinh hoàng, chẳng biết có nên kể cho các cháu nghe không đây. (Có tiếng kêu: Ồ, bà cứ kể tiếp đi bà) Được, nhưng không được sợ và kêu lên giữa đêm khuya đấy nhé. (Vâng, vâng, dĩ nhiên) Một buổi sáng tháng Chín, một bác tiều phu vào rừng sớm tinh mơ, khi lên đến đỉnh đồi chỗ mấy cây sồi cao nằm giữa một khoảng rừng thưa, chợt thấy một bóng trăng trắng như bóng người trong màn sương, bác ta ngần ngừ song cứ tiến đến gần, thì nhận ra đó là một người đàn ông, tức anh chàng trẻ tuổi của ông Davis, mặc chiếc áo choàng dài trắng, treo cổ trên một cành cây sồi, đã chết. Dưới chân có một cái rìu nằm trong vũng máu. Cảnh tượng quá kinh khủng ở một nơi vắng vẻ! Bác tiều phu khốn khổ phát rồ lên, vứt hết mọi đồ nghề trong tay, chạy bán sống bán chết về nhà mục sư đánh thức mọi người dậy. Ông mục sư White bảo bác tìm thêm vài người khoẻ mạnh, bác thợ rèn và mấy người dân phòng. Ông cũng mặc áo đi theo họ, mang cả một con ngựa lên để chở cái xác về. Đến nơi ai nấy hãi hùng nhưng sốc nhất là cách ăn mặc của xác chết, nhất là đối với mục sư. Có khác gì nhạo báng nhà thờ vì đó là kiểu áo tế của nhà thờ tuy không giống hẳn. Đỡ xác chết xuống, họ thấy một dây xích kim loại quấn quanh cổ, trên dây xích trang trí một bánh xe rất cổ. Họ cử ngay một thằng bé chạy về nhà ông Davis xem ông có nhà không vì họ rất nghi ngại. Ông White còn cử người đi tìm cảnh sát ở giáo khu bên cạnh cùng lời nhắn tới một quan toà khác (bản thân ông cũng là quan toà) tóm lại chạy tứ tung các nơi. Cụ cố nhà ta hôm đó đi vắng, nếu không đã được tìm đến trước tiên rồi. Họ đặt cái xác nằm ngang trên lưng ngựa và phải giữ mãi con ngựa mới không chạy trốn ngay khi đến chỗ cái cây vì nó sợ đến hoá điên. Tuy nhiên họ bịt mắt nó lại, dẫn nó xuống con đường làng, nơi đây bên cạnh cây cổ thụ một đám đông phụ nữ xúm đông xúm đỏ, thằng bé con được cử tới nhà ông Davis thì nằm ở giữa, mặt trắng như tờ giấy, cậy môi nó cũng không ra một lời nào. Họ e chuyện tệ hơn nữa đây, vội vàng lao đến con đường lên nhà ông Davis. Tới gần thì con ngựa lại một lần nữa chồm lên vì sợ hãi, nó l*иg lên và hí ầm ĩ, chân trước đá lung tung làm người dắt ngựa suýt chết và xác chết suýt rơi xuống đất. Ông White vội bảo người đưa con ngựa ra chỗ khác ngay, mọi người khiêng cái xác chết vào phòng khách vì cửa mở. Họ nhìn thấy cái đã làm cho thằng bé sợ hết vía và con ngựa hoá rồ lên đến như thế, ta đều biết ngựa rất sợ mùi máu.

Giữa phòng, có một cái bàn dài một người nằm ngửa, ông Davis nằm trên đó, hai mắt buộc một dải vải lanh, hai cánh tay bị trói quặt ra sau, hai bàn chân cũng bị buộc vào nhau bằng một dải băng khác. Cái đáng sợ nhất là bộ ngực để trần bị phanh dọc ra suốt từ trên xuống dưới bởi một cái rìu! Cảnh tượng khủng khϊếp đến nỗi ai trông thấy cũng muốn ngất đi, phải chạy vội ra ngoài trời. Ngay cả ông White là người cứng bóng vía cũng gần như quỵ đi, phải ra vườn cầu kinh.

Họ cố đặt xác chết người trẻ tuổi vào trong nhà rồi lùng sục trong nhà xem có thấy cái gì khả nghi đưa được sự thể kinh người trên đây không. Trong tủ thấy đầy dược thảo và các bình đựng rượu, mọi người xem và thấy loại rượu này uống khiến người ta ngủ say, chắc hẳn anh chàng trẻ tuổi kia đã pha vào nước uống của ông Davis, rồi làm cho ông ta như thế kia. Sau đó ân hận, anh ta tự tử chết nốt.

Bây giờ thì các cháu chưa hiểu hết cảnh sát tư pháp và quan toà phải làm việc như thế nào về mặt luật pháp đâu, chỉ biết là trong suốt mấy ngày sau, người đi người đến rất nhiều, dân trong giáo khu họp lại nhất trí không cho chôn hai kẻ đó trong nghĩa trang nhà thờ, bên cạnh những con chiên ngoan đạo. Bà phải nói để các cháu biết là trong tủ và các ngăn kéo có rất nhiều giấy tờ, các bài viết, mà ông White cùng nhiều tu sĩ đã đọc, các ông ấy đi đến kết luận và viết vào rồi ký tên chứng nhận đây là hai kẻ tội lỗi đã sùng bái tà ma mà họ thần tượng và sợ rằng một số người sống ở những nơi quanh đây đã không thoát khỏi sự đồi trụy xấu xa này nên các vị kêu gọi họ hãy ăn năn sửa chữa kẻo đi đến chỗ sa ngã giống như hai người kia, sau đó đốt hết các giấy tờ đi. Dĩ nhiên ông White có cùng ý nghĩ với những người trong giáo khu. Một chiều tối kia, mười hai người đàn ông khoẻ mạnh được lựa chọn để theo ông tới căn nhà đồϊ ҍạϊ, mang theo hai tay đòn sơ sài phủ vải đen, ở chỗ ngã tư rẽ đi Bascombe và Wilcombe, rất nhiều người đã đốt đuốc đứng đợi sẵn, họ đào một cái hố, mọi người vây chung quanh. Những người đi tới căn nhà thì đầu vẫn đội mũ, họ đưa hai xác chết lên hai tay đòn, phủ vải đen lên trên, khiêng xuống con đường, vứt vào hố, phủ đá lên trên, ông White nói vài lời với đám đông. Cha của bà cũng có mặt ở đó, cụ trở về nhà khi nghe tin, cụ nói chưa bao giờ thấy cảnh nào lạ lùng như thế, đuốc cháy sáng rực trong khi hai vật đen đen nằm chồng chất vào nhau trong hố. Không gian im lặng không một tiếng động, trừ một tiếng phụ nữ rên lên vì sợ. Ông White nói xong, mọi người ra về để hai thây người chết lại đó.

Nghe người ta kể, hiện giờ đến ngựa cũng không dám đi qua chỗ ấy, một làn sương lơ lửng trên chỗ ấy suốt ngày trong một thời gian rất lâu, bà không hiểu có thật không. Nhưng cụ cố hôm sau có việc phải đi qua đầu con đường thì thấy ba, bốn tốp người tụ tập gần đó, cứ như có chuyện gì, cụ cưỡi ngựa lại gần hỏi thì họ bảo Thưa điền chủ, có máu! Cụ nhìn mà xem! Cụ xuống ngựa, họ chỉ cho cụ xem bốn vũng máu bâu đầy ruồi, chúng đậu tịt vào đấy không chịu bay đi. Máu này từ thây ông Davis nhỏ xuống khi được khiêng đi chôn. Xác định rồi cụ bèn bảo một người đứng ở đó Anh lấy một cái rổ đựng đất sạch lấy ở nghĩa trang nhà thờ – rắc lên, tôi đợi ở đây. Anh này trở lại cùng với người trông coi nhà thờ và nghĩa trang với rổ đất, vừa rắc đất lên ruồi bay lên hết tạo thành một đám mây đen kịt bay là là về phía căn nhà. Người trông coi nhà thờ và nghĩa trang (ông này đồng thời cũng là thư ký của giáo khu) nói mỗi một câu Toàn loại ruồi chúa cả.

CHARLES: Nhưng như thế nghĩa là gì hả bà?

BÀ NỘi: Ngày mai cháu nhớ hỏi ông Lucas khi ông ấy đến dạy học, chứ bây giờ bà không nói nhiều được, vì quá giờ đi ngủ từ lâu rồi. Một việc nữa là cụ cố từ bấy không cho ai ở căn nhà tranh ấy nữa, cũng không cho ai được dùng bất cứ cái gì ở trong căn nhà ấy, mặc dù nơi ấy là chỗ đẹp nhất. Cụ còn bảo ai mà muốn thì có thể đem một bó củi đến đốt căn nhà đi, và thế là căn nhà bị thiêu huỷ. Người ta chất một đống củi to trong phòng khách, mở các then cửa ra để lửa cháy cho mạnh, rồi châm lửa, gạch ngói cháy trụi hết chỉ còn ống khói lò sưởi và cái bếp lò, về sau cũng rục nốt. Lúc bà còn nhỏ vẫn còn thấy cái ống khói.

Bây giờ mới là đoạn cuối của câu chuyện. Người ta nói thỉnh thoảng vẫn thấy ông Davis và anh chàng trẻ tuổi ở trong rừng hoặc có khi cả hai cùng xuất hiện ở nơi từng là căn nhà trước kia. Có khi họ cùng nhau đi xuống con đường dốc, đặc biệt vào mùa xuân và mùa thu, bà không biết nói thế nào, mặc dù chúng ta vẫn tin chắc có những thứ gọi là ma, chỉ biết là những người quanh đó cảm thấy không yên. Nhưng bà có thể nói với các cháu điều này. Một buổi chiều tháng Ba, trước khi bà và ông nội các cháu làm đám cưới, chúng ta cùng nhau đi dạo trong rừng vừa hái hoa vừa nói chuyện giống như các đôi thanh niên thời kỳ yêu nhau, vui quá quên mất cả mình đang đi đâu. Bỗng nhiên bà chợt kêu tướng lên, ông các cháu hỏi tại sao. Vấn đề là bà thấy nhói như có con gì đốt ở mu bàn tay, bà nhìn thấy một vật đen đen, bà lấy bàn tay kia đập chết, rồi đưa cho ông xem, ông thì cái gì cũng biết, ông bảo Anh chưa từng nhìn thấy loại ruồi nào như thế bao giờ và mặc dù mắt thường nhìn bà chẳng thấy nó khác các con ruồi khác bao nhiêu nhưng bà tin là ông nói đúng.

Và rồi cả hai nhìn quanh, chúng ta nhận ra đang đứng ở chính cái con đường đó, ngay trước cửa căn nhà tranh xưa kia, đúng cái chỗ mà mấy người đàn ông đặt cái tay đòn đám ma trước khi họ khiêng hai xác chết ra khỏi cổng vườn. Khỏi phải nói hai ông bà vội vội vàng vàng đi khỏi chỗ đó cho nhanh, ít nhất bà cũng giục ông đi cho thật nhanh. Bà vô cùng giật mình khi thấy mình đứng ngay chỗ đó nhưng ông vì tò mò nên cứ con cà con kê nấn ná không chịu đi ngay. Có thể có cái gì đó ngoài cái bà nhìn thấy chăng? Dĩ nhiên nọc độc của con ruồi gây hại cho bà, chẳng hiểu sao suốt từ bàn tay lên đến cánh tay đều sưng tấy lên, căng tròn to tướng và đau đớn ghê lắm! Mẹ bà không làm sao cho nó khỏi được. Mãi về sau bà vυ_ già thuyết phục cụ cho tìm ông thầy mo từ Bascombe tới xem cho nếu không thì gay go lắm. Ông ta có vẻ biết hết sự việc và nói rằng không phải bà là người đầu tiên bị như thế này. Ông ta cất tiếng Khi mặt trời đang thu thập sức mạnh, khi mặt trời đã lên trên đỉnh cao, và khi mặt trời bắt đầu xuống dần và yếu ớt đi, thì hỡi những kẻ đang ám con đường này, tốt nhất là hãy mau mau đi khỏi! Tại sao nói câu đó? Ông bỏ vào tay bà những gì? Ông không bao giờ cho biết. Nhưng sau đó tay bà rất mau khỏi. Từ đó trở đi bà nghe nói có nhiều người bị như bà, những năm về sau này thì ít đi dần, có lẽ những việc này cũng mất đi cùng với thời gian.

Nhưng Charles ạ, đó là lý do vì sao bà bảo cháu đừng hái quả mâm xôi cho bà hoặc ăn quả mâm xôi mọc ở con đường ấy. Bây giờ đã rõ chuyện rồi, hẳn cháu cũng chẳng muốn bà lên đó làm gì. Thôi chết, các cháu phải đi ngủ ngay đi! Cái gì Fanny? Có ánh sáng trong buồng cháu à? Tưởng tượng thôi! Thay áo ngủ ngay đi rồi đọc kinh buổi tối, nếu như cha các cháu không cần gì thì bà tí nữa sẽ lên chúc các cháu ngủ ngon. Còn cháu, Charles, nếu bà nghe thấy cháu doạ gì em cho nó sợ trên đường lên gác, bà sẽ mách cha cháu ngay lập tức và cháu sẽ biết cái gì sẽ xảy ra, như lần trước ấy._

Cửa khép lại, và người bà, sau khi dỏng tai nghe ngóng một lát, lại tiếp tục đan. Còn nhà điền chủ, vẫn đang ngủ mê mệt.

Đọc Giếng thở than, chương 01 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 02 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 03 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 04 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 05 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 06 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 07 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 08 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 09 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 10 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 11 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 12 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 13 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 14 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 15 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 16 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 17 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 18 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 19 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 20 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 21 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 22 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 23 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 24 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 25 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 26 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 27 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 28 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 29 tại đây.

Đọc Giếng thở than, chương 30 tại đây.

Đọc Giếng thở than, toàn tập tại đây.

Giếng thở than.

Giếng thở than.

Share:

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Đạo phật ngày nay | Chương 06

Đạo phật ngày nay | Chương 06

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Gián điệp mạng | Chương 21

Gián điệp mạng | Chương 21

Gián điệp mạng kể về nhà khoa học chuyển nghề thành chuyên gia mạng truy tìm hacker tại Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley California Mỹ.

Bây giờ mới thấy | Chương 03

Bây giờ mới thấy | Chương 03

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập Làng Mai truyền cảm hứng Phật giáo dấn thân chánh niệm giúp con người tĩnh tâm hạnh phúc hòa hợp thiên nhiên.

Chia sẻ điều cần nói

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.