Thích Nhất Hạnh | Đường xưa mây trắng (Chương 67)

Tôi còn nhớ là tôi đã viết Đường Xưa Mây Trắng ở trong cái quán của Xóm Thượng. Hồi đó chưa có lò sưởi trung ương, trong phòng chỉ có một cái lò sưởi đốt củi thôi và trời rất lạnh.

 · 15 phút đọc.

Tôi còn nhớ là tôi đã viết Đường Xưa Mây Trắng ở trong cái quán của Xóm Thượng. Hồi đó chưa có lò sưởi trung ương, trong phòng chỉ có một cái lò sưởi đốt củi thôi và trời rất lạnh.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhà sư, nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhà hoạt động xã hội và hòa bình nổi tiếng trên thế giới. Ông là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân. Ông cũng là người đưa ra khái niệm chánh niệm, một phương pháp tu tập và sống đời giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với bản thân, với mọi người và với thiên nhiên.

Tìm mua Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại đây, hoặc tại Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

tuyen-tap-sach-cua-thien-su-thich-nhat-hanh

tuyen-tap-sach-cua-thien-su-thich-nhat-hanh

Tôi còn nhớ là tôi đã viết Đường Xưa Mây Trắng ở trong cái quán của Xóm Thượng. Hồi đó chưa có lò sưởi trung ương, trong phòng chỉ có một cái lò sưởi đốt củi thôi và trời rất lạnh. Tay phải tôi viết còn tay trái thì đưa ra hơ trên lò sưởi. Tôi đã viết những chương của Đường Xưa Mây Trắng với rất nhiều hạnh phúc. Thỉnh thoảng tôi đứng dậy pha trà để uống. Mỗi ngày viết mấy giờ cũng như được ngồi uống trà với đức Thế Tôn. Và tôi biết trước người đọc sẽ rất có hạnh phúc vì khi viết mình cũng đang có rất nhiều hạnh phúc.

Mùa an cư năm ấy hoàn mãn, nhiều vị đại đức lên từ giã Bụt để đi hoằng hóa ở các địa phương. Đại đức Punna, vốn là một trong những vị giảng sư nổi tiếng của giáo đoàn khất sĩ, trình với Bụt là đại đức có ý về quê để hành đạo. Sinh quán của đại đức là đảo Sunaparanta ở ngoài biển Đông, Bụt hỏi:

– Tôi nghe nói vùng đó là một vùng chưa được khai hóa, những giống dân cư trú tại đó tính tình hung dữ và các vụ bạo động thường xảy ra luôn, không biết là thầy về đó hành đạo có tiện hay không.

Đại đức Punna bạch:

– Lạy Bụt, chính vì họ chưa được khai hóa cho nên chúng ta phải tới để giúp họ. Chính vì họ hung dữ và bạo động nên chúng ta phải đem đạo từ bi và phép hành xử bất bạo động đến. Con nghĩ là con có thể thành công ở đó được.

– Punna, nếu thầy đang thuyết pháp mà họ cứ tới la ó và chửi mắng vào mặt thầy thì thầy tính sao?

– Lạy Bụt, con nghĩ la ó và chửi mắng cũng chưa lấy gì làm dữ lắm. Họ cũng còn chưa liệng đá và đồ dơ vào con.

– Nhưng nếu họ liệng đá và đồ dơ vào thầy?

– Lạy Bụt, liệng đá và đồ dơ cũng chưa lấy gì làm dữ lắm. Họ cũng còn chưa lấy gậy đánh vào con.

– Nhưng nếu họ lấy gậy đánh vào thầy?

Đại đức Punna cười:

– Lạy Bụt, như vậy họ cũng còn hiền lắm. Họ vẫn chưa giết con.

– Nhưng nếu như họ giết thầy?

– Điều này không xảy ra đâu, bạch đức Thế Tôn, mà dù nó có xảy ra đi nữa thì chết vì đạo lý từ bi và bất bạo động vẫn là một cái chết có ý nghĩa, có thể giáo dục người ta được. Lạy Bụt, người ta sống trên đời ai cũng phải có một lần chết, nếu cần chết vì lý tưởng từ bi và bất bạo động, con sẽ không từ nan.

Bụt khen:

– Hay lắm Punna! Thầy có dư sức đi hành hóa tại xứ Sunaparanta. Tôi hỏi để các thầy khác cũng được nghe mà thôi, chứ riêng tôi, tôi không nghi ngờ gì về khả năng và lập trường bất bạo động của thầy hết.

Đại đức Punna ngày xưa vốn là thương gia. Hồi ấy Punna thường cùng với người em rể đi buôn, bỏ hàng từ Savatthi đem về Sunaparanta và chở những sản phẩm địa phương tại quê nhà đem bán ở lục địa. Họ dùng ghe thuyền và xe bò để chuyên chở hàng hóa. Một hôm chở hàng tới Savatthi, Punna được trông thấy một đoàn khất sĩ đang trang nghiêm đi khất thực. Do đó Punna đã tìm tới được tu viện Jetavana và đã được nghe Bụt thuyết pháp. Nghe xong bài thuyết pháp, Punna không muốn đi buôn nữa. Ông muốn theo Bụt để làm khất sĩ. Ông giao hết tất cả hàng hóa tiền bạc cho người em rể và tới chùa xin Bụt cho phép xuất gia. Đại đức Punna rất thông minh, đại đức tu học rất tinh tiến và đã trở nên một vị giảng sư xuất sắc. Đại đức đã từng đi hành hóa nhiều nơi trong các vương quốc Kosala và Magadha. Ai cũng nghĩ rằng kinh nghiệm và đạo hạnh của đại đức đủ bảo đảm cho sự thành công của đại đức tại quê nhà.

Mùa Xuân năm sau, trong chuyến đi về miền Đông, Bụt đã ghé thăm Vesali, Campa, và theo dòng sông đi ra tới miền biển để giáo hóa. Bụt và các vị khất sĩ đã có những dịp ra ngồi rất lâu trên bờ biển.

Một lần kia, đại đức Ananda nói với Bụt:

– Bạch Thế Tôn, nghe tiếng sóng vỗ, nhìn các đợt sóng, chấm dứt mọi suy tư, theo dõi hơi thở và an trú trong hiện tại, con thấy thân tâm thật thoải mái, và đại dương như giúp con đổi mới trong từng giây từng phút.

Bụt gật đầu.

Có một hôm nọ đứng nói chuyện với ngư dân ven biển, đại đức Ananda hỏi các ngư dân này nghĩ gì về biển cả. Một người đàn ông cao lớn, nước da sạm nắng, dáng người rất đẹp nói với thầy:

– Biển có những đặc tính rất hay và tôi ưa biển vì những đặc tính ấy. Đặc tính thứ nhất là biển có những bãi cát thoai thoải đưa ta đi từ từ xuống nước, khiến cho việc thả thuyền và kéo lưới trở nên rất dễ dàng. Đặc điểm thứ hai là biển luôn luôn ở tại chỗ, biển không bao giờ dời chỗ. Mình muốn ra biển thì mình biết hướng mà tìm đi. Đặc điểm thứ ba là biển không chấp nhận thây chết. Khi có thây chết, biển luôn luôn đẩy nó lên bãi. Đặc điểm thứ tư là biển chấp nhận nước của tất cả các dòng sông, dù đó là sông Ganga, sông Yamuna, sông Aciravati, sông Sarabhu hay sông Mahi. Sông nào ra tới biển thì cũng bỏ tên riêng của mình để mang tên biển cả. Đặc điểm thứ năm là tuy ngày đêm muôn sông liên tiếp đổ nước về biển, biển cũng không vì vậy mà có khi vơi khi đầy. Đặc điểm thứ sáu là nước biển ở đâu cũng mặn. Đặc điểm thứ bảy là trong lòng biển có biết bao nhiêu thứ san hô, xà cừ và ngọc quý. Đặc điểm thứ tám là biển làm chỗ dung thân cho hàng triệu loài sinh vật, trong đó có những loài rất lớn dài hàng trăm do tuần, và những loài nhỏ bé như cây kim hoặc hạt bụi. Thưa các thầy, tôi chỉ nói có chừng đó, các thầy cũng thấy tôi yêu biển đến chừng nào.

Ananda nhìn kỹ bác ngư dân. Bác này làm nghề chài lưới mà nói năng như là một thi sĩ. Thầy hướng về phía Bụt:

– Thế Tôn, bác ngư dân này ca tụng biển rất hay. Thế Tôn, bác ngư dân yêu biển thế nào thì con cũng yêu đạo pháp giác ngộ như thế, con thấy đạo pháp của Thế Tôn có rất nhiều đặc tính tuyệt vời, đạo pháp này cũng bao la như biển cả, mong Thế Tôn dạy cho chúng con.

Bụt mỉm cười, đưa tay chỉ ghềnh đá:

– Chúng ta hãy tới ngồi trên những tảng đá kia. Tôi sẽ nói cho các vị nghe về những đặc tính của đạo pháp giác ngộ.

Mọi người theo Bụt leo lên ngồi trên ghềnh đá. Các bác ngư dân cũng được mời theo. Khi mọi người đã an tọa quanh Bụt, Bụt cất tiếng:

– Này quý vị, bác ngư dân vừa nói tới tám điều đáng yêu của biển. Tôi cũng sẽ nói tới tám điều đáng yêu của chánh pháp.

Thứ nhất, nếu biển có những bờ cát thoai thoải có thể đưa ta đi từ từ xuống nước, khiến cho việc thả thuyền và kéo lưới trở nên dễ dàng, thì chánh pháp cũng vậy. Trong đạo pháp này, mọi người có thể đi từ dễ tới khó, từ thấp tới cao, từ cạn tới sâu. Chánh pháp mở rộng cho tất cả mọi người thuộc đủ loại căn tính: ai cũng có thể đi vào chánh pháp được cả. Dù là em bé, người già, người trí thức, kẻ thiếu học… tất cả đều tìm thấy pháp môn tu học thích hợp với mình trong đạo pháp này.

Thứ hai, nếu biển luôn luôn ở tại chỗ mà không dời đi nơi khác, không cuốn phăng đi xóm làng và thành thị, thì chánh pháp cũng thế, những nguyên tắc của chánh pháp luôn luôn không thay đổi, và giới luật của người thọ trì chánh pháp đã được quy định rõ ràng. Ở đâu có sự học hỏi và thực hành đúng theo những nguyên tắc ấy và những giới luật ấy là ở đó có chánh pháp, không thể nào sai chạy được.

Thứ ba, nếu biển không bao giờ dung túng một thây chết trong lòng nó thì chánh pháp cũng vậy. Chánh pháp không dung túng được vô minh, biếng lười và hành động phạm giới. Một người không tu trong một đại chúng có tu không thể nào cư trú lâu dài được. Người đó sớm muộn gì cũng phải bị đẩy ra khỏi đoàn thể và giáo pháp.

Thứ tư, nếu biển chấp nhận nước của tất cả các dòng sông không phân biệt kỳ thị thì chánh pháp cũng thế. Từ giai cấp nào trong bốn giai cấp xã hội, người ta cũng được đón tiếp một cách bình đẳng vào trong đạo pháp này. Cũng như khi nước các dòng sông chảy ra biển, chúng bỏ lại sau lưng mình tên của dòng sông và bắt đầu lấy tên biển cả, những người đi vào trong đạo pháp của tôi không còn mang theo giai cấp, dòng dõi và địa vị xã hội của họ: tất cả đều được gọi chung là người khất sĩ.

Thứ năm, nếu biển không vơi đi cũng không đầy thêm dù đêm ngày muôn sông vẫn tiếp tục chảy về, thì chánh pháp cũng vậy. Chánh pháp là chánh pháp, không phải vì có nhiều người đi theo mà mới là chánh pháp, không phải là vì ít người đi theo mà đạo pháp không phải là chánh pháp. Sự thịnh suy không đánh giá được chân lý của đạo pháp này.

Thứ sáu, nếu nước biển ở đâu cũng chỉ có một vị là vị mặn, thì chánh pháp cũng thế. Dù giáo pháp được trình bày ra nhiều cách, dù có hàng ngàn hàng vạn pháp môn, thì chánh pháp cũng chỉ có một vị, đó là vị giải thoát. Không có công năng giải thoát thì đó không phải là chánh pháp.

Thứ bảy, nếu trong lòng biển có vô số các loại san hô, xà cừ và ngọc quý thì chánh pháp cũng thế. Trong đạo pháp ta có nhiều pháp môn vi diệu và quý báu như tứ diệu đế, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lục, thất bồ đề và bát chánh đạo.

Thứ tám, nếu biển là chỗ dung thân thoải mái cho hàng triệu loài sinh vật trong đó có những loài vật nhỏ như hạt cát và dài lớn đến hàng trăm do tuần, thì chánh pháp cũng thế. Trong đạo pháp ta, một em bé hay một người ít học vẫn có cơ hội tu học thoải mái. Trong đạo pháp ta, những bậc đại nhân có kích thước lớn như những vị bồ tát, có thể có cơ hội tu học và hoằng hóa trong một môi trường thênh thang. Trong đạo pháp ta cũng có vô số các vị đã chứng đạt quả vị Nhập lưu, Nhất hoàn, Bất hoàn và A la hán.

Này quý vị, biển cả là một nguồn cảm hứng, là một kho tàng vô tận. Chánh pháp là một nguồn cảm hứng, là một kho tàng vô tận.

Đại đức Ananda chắp tay nhìn Bụt:

– Thế Tôn, người là một vị đạo sư, nhưng người cũng là một thi sĩ nữa.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 01 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 02 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 03 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 04 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 05 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 06 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 07 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 08 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 09 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 10 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 11 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 12 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 13 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 14 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 15 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 16 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 17 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 18 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 19 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 20 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 21 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 22 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 23 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 24 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 25 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 26 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 27 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 28 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 29 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 30 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 31 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 32 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 33 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 34 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 35 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 36 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 37 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 38 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 39 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 40 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 41 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 42 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 43 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 44 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 45 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 46 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 47 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 48 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 49 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 50 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 51 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 52 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 53 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 54 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 55 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 56 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 57 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 58 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 59 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 60 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 61 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 62 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 63 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 64 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 65 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 66 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 67 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 68 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 69 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 70 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 71 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 72 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 73 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 74 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 75 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 76 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 77 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 78 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 79 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 80 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 81 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 82 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 83 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Thích Nhất Hạnh | Bây giờ mới thấy

Thích Nhất Hạnh | Bây giờ mới thấy

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân khai sáng chánh niệm giúp…

Đăng ký nhận bảng tin hàng tuần

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.