Thích Nhất Hạnh | Đường xưa mây trắng (Chương 14)

Tôi còn nhớ là tôi đã viết Đường Xưa Mây Trắng ở trong cái quán của Xóm Thượng. Hồi đó chưa có lò sưởi trung ương, trong phòng chỉ có một cái lò sưởi đốt củi thôi và trời rất lạnh.

 · 12 phút đọc.

Tôi còn nhớ là tôi đã viết Đường Xưa Mây Trắng ở trong cái quán của Xóm Thượng. Hồi đó chưa có lò sưởi trung ương, trong phòng chỉ có một cái lò sưởi đốt củi thôi và trời rất lạnh.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhà sư, nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhà hoạt động xã hội và hòa bình nổi tiếng trên thế giới. Ông là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân. Ông cũng là người đưa ra khái niệm chánh niệm, một phương pháp tu tập và sống đời giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với bản thân, với mọi người và với thiên nhiên.

Tìm mua Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại đây, hoặc tại Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

tuyen-tap-sach-cua-thien-su-thich-nhat-hanh

tuyen-tap-sach-cua-thien-su-thich-nhat-hanh

Tôi còn nhớ là tôi đã viết Đường Xưa Mây Trắng ở trong cái quán của Xóm Thượng. Hồi đó chưa có lò sưởi trung ương, trong phòng chỉ có một cái lò sưởi đốt củi thôi và trời rất lạnh. Tay phải tôi viết còn tay trái thì đưa ra hơ trên lò sưởi. Tôi đã viết những chương của Đường Xưa Mây Trắng với rất nhiều hạnh phúc. Thỉnh thoảng tôi đứng dậy pha trà để uống. Mỗi ngày viết mấy giờ cũng như được ngồi uống trà với đức Thế Tôn. Và tôi biết trước người đọc sẽ rất có hạnh phúc vì khi viết mình cũng đang có rất nhiều hạnh phúc.

Siddhatta vượt sông Hằng (Ganga) và đi sâu vào nội địa Magadha. Đây là một vương quốc nổi tiếng có nhiều vị ẩn tu bậc lớn. Siddhatta quyết đi tìm cho được vị chân sư có thể trao truyền cho bí quyết siêu sinh thoát tử.

Phần lớn những nhà tu hành này đều cư trú trong chốn núi rừng. Theo sự chỉ dẫn của các bạn đồng tu, Siddhatta đi tìm họ để tham vấn, học hỏi, thực tập. Hễ nghe nơi nào có vị chân sư là Siddhatta tìm tới, dù phải vượt núi băng ngàn, dù phải dầm sương dãi nắng tháng này qua tháng khác.

Siddhatta đã gặp những người tu thuộc phái lõa thể. Họ không có một mảnh áo quần tối thiểu nào trên người.

Ông cũng đã gặp những nhóm người tu khổ hạnh. Những người này không nhận thức ăn cúng dường của nhân gian.

Họ chỉ ăn rễ cây, đọt cây và trái rừng. Họ để cho nắng gió và mưa bão hành hạ xác thân họ.

Họ tin rằng chịu đựng được những khổ hạnh như thế thì sau khi chết họ sẽ sinh lên cõi trời.

Có một hôm Siddhatta nói với họ:

– Dù các bạn có sinh lên cõi trời đi nữa thì những đau khổ trên trần gian vẫn còn nguyên vẹn. Chúng ta tu đạo tức là đi tìm phương thuốc giải khổ cho cuộc đời chứ không phải tìm cách trốn tránh cuộc đời. Đã đành là nếu ta o bế thân thể ta như những người chủ trương ăn chơi kia, thì ta không giúp được gì cho cuộc đời, nhưng nếu ta hành hạ thân thể ta, ta cũng chẳng giúp được gì hơn cho cuộc đời là mấy.

Nói xong, Siddhatta từ giã họ và tiếp tục con đường tham cứu học hỏi của mình. Ông tìm tới nhiều đạo tràng khác nhau. Có nơi ông lưu trú lại trong ba tháng để thực tập. Có nơi ông lưu trú lại sáu tháng. Niệm lực và định lực của ông nhờ sự thực tập càng ngày càng tăng tiến, nhưng đạo lớn của sự vượt thoát tử sinh ông vẫn chưa tìm được.

Đôi khi ngồi thiền tập trong rừng, hình ảnh của vua cha, của Yasodhara và Rahula cũng như những hình ảnh của quãng đời niên thiếu hiện về. Năm tháng qua thật mau. Mới đó mà hai năm đã trôi qua từ ngày Siddhatta rời bỏ xứ sở. Siddhatta nhiều khi không khỏi sốt ruột. Tuy vậy, đức tự tin vẫn còn rất mạnh trong ông.

Một thuở nọ, Siddhatta ẩn cư trên sườn đồi Pandava cách kinh đô Rajagaha của vương quốc Magadha không xa. Một hôm, ông cầm bát xuống núi, đi vào kinh thành khất thực. Dáng đi của ông nghiêm túc và khoan thai. Phong thái của ông trầm tĩnh. Hai bên đường người ta dừng lại để nhìn vị sa môn khất sĩ. Ông đang đi trên đường phố mà ung dung như một con sư tử đang đi giữa chốn sơn lâm. Tình cờ xa giá của quốc vương Magadha đi ngang qua đó. Vua Bimbisara cho dừng xe lại để quan sát ông. Rồi vua ra lệnh cho một thủ hạ đem thức ăn đến cúng dường vị sa môn khất sĩ này, và tìm cách theo dõi ông ta về nơi ẩn cư của ông cho biết chỗ.

Chiều hôm sau, vua Bimbisara tìm lên nơi ẩn cư của Siddhatta. Để xe tứ mã dưới chân đồi, vua leo lên cùng với một tên thị vệ. Thấy Siddhatta đang ngồi dưới một gốc cây, vua tiến tới chào. Siddhatta đứng dậy. Nhìn cách ăn mặc của vua, ông biết đây là quốc vương Magadha. Ông chỉ một phiến đá gần đó và chắp tay mời vua ngồi, và ông cũng ngồi xuống bên một phiến đá đối diện.

Thấy dáng điệu và tư cách thanh tao đặc biệt của ông thầy tu, vua Bimbisara rất đỗi ngạc nhiên và khâm phục. Vua nói:

– Trẫm là quốc vương xứ Magadha. Trẫm đến để kính mời sa môn về kinh thành với trẫm. Trẫm ước ao có sa môn bên mình để được thấm nhuần đạo đức của ngài. Có được ngài bên trẫm, chắc chắn nước Magadha sẽ có hòa bình và thịnh trị.

Siddhatta mỉm cười:

– Tâu đại vương, bần đạo đã quen sống ở chốn núi rừng.

– Sa môn ở đây thật là cực khổ. Giường chiếu không có, người hầu hạ cũng không. Nếu ngài chấp nhận về với trẫm, trẫm sẽ để dành cho ngài riêng một cung điện. Ngài về để dạy dỗ…

– Đại vương, đời sống cung điện không thích hợp với bần đạo. Bần đạo đang cố công tìm cho ra con đường giải thoát để có thể cứu độ cho mình và cứu độ cho những kẻ khác. Đời sống cung điện không thích hợp với hoài bão của kẻ tu hành này.

– Ngài còn trẻ, mà quả nhân lại cần một tâm hồn bạn hữu. Mới trông thấy ngài lần đầu, trẫm đã đem lòng mến yêu. Ngài hãy về với trẫm. Nếu cần trẫm sẽ chia một nửa giang sơn này cho ngài trị vì, rồi đến khi tuổi cao, ngài sẽ trở về cuộc đời của kẻ xuất gia, như vậy cũng chưa muộn.

– Bần đạo xin cảm tạ tấm lòng chiếu cố của đại vương, nhưng quả thật giờ đây bần đạo chỉ có một ước vọng mà thôi: đó là ước vọng tìm cho ra chánh đạo để cứu giúp muôn loài. Thì giờ đi qua rất mau, tâu bệ hạ. Nếu ta không sử dụng năng lực của tuổi trẻ để thực hiện điều ta mong ước thì không mấy chốc tuổi già sẽ đến và ta sẽ hối tiếc, với lại, cuộc sống rất vô thường. Cái khổ của sinh lão bệnh tử luôn luôn rình rập ta. Những ngọn lửa phiền não nội tâm như tham vọng, giận dữ, oán thù, si mê, ganh ghét, và kiêu mạn đang nung nấu tâm hồn ta. Ta chỉ có thể đạt tới an lạc thật sự nếu ta tìm được con đường. Chỉ khi nào Đạo Lớn được tìm ra, mọi loài mới có một đường thoát. Nếu bệ hạ có lòng yêu mến bần đạo thì xin bệ hạ để cho bần đạo được theo đuổi con đường mà kẻ tu hành này đã hướng đến từ lâu.

Càng nghe, vua Bimbisara càng lấy làm cảm phục vị sa môn khất sĩ.

Vua nói:

– Quả nhân rất sung sướng được nghe những lời nói đầy cương nghị và đầy đạo hạnh của ngài. Kính bạch đại đức sa môn! Ngài là người xứ nào, dòng họ của ngài là dòng họ nào? Ngài có thể cho quả nhân được biết hay không?

– Tâu đại vương, bần đạo xuất thân từ vương quốc Sakya. Dòng họ của bần đạo là Sakya. Vua Suddhodana là người thân sinh ra bần đạo, hiện trị vì ở Kapilavatthu, và mẹ của bần đạo là phu nhân Mahamaya. Bần đạo vốn là thái tử Đông cung, nhưng vì muốn xuất gia tìm Đạo mà phải rời bỏ cha mẹ, vợ con và cung điện, kể đã được hơn ba năm trời.

Vua Bimbisara rất đỗi ngạc nhiên. Vua thốt lên:

– Thế ra ngài cũng là người thuộc giới cành vàng lá ngọc! Trẫm hân hạnh được gặp ngài. Bạch sa môn! Giữa hoàng gia xứ Sakya và hoàng gia xứ Magadha đã có liên hệ thân hữu lâu đời! Trẫm đã dại dột dám đem danh lợi ra mà thuyết phục một vị đại sa môn! Xin sa môn tha thứ cho trẫm. Trẫm chỉ xin ngài một ân huệ là thỉnh thoảng viếng thăm cung điện để trẫm được cơ duyên cúng dường, rồi khi nào tìm ra được Đạo Lớn, xin ngài từ bi trở về chỉ dạy cho đệ tử. Xin ngài hứa cho.

Siddhatta chắp tay đáp lễ:

– Bần đạo xin hứa là khi nào tìm ra được đạo, bần đạo sẽ trở về chia sẻ với đại vương.

Cuộc tiếp kiến chấm dứt. Vua Bimbisara cúi đầu chào vị samôn rất thấp và cùng tên cận vệ xuống núi.

Sa môn Siddhatta rời bỏ chỗ ẩn cư của ông ngay sau ngày hôm đó. Ông không muốn bị bận rộn vì sự lui tới cúng dường của hoàng gia. Hướng về phía Nam, ông đi tìm một nơi khác thuận lợi cho sự tu tập. Nhờ người mách bảo, ông tìm tới đạo tràng của đạo sĩ Uddaka Ramaputta. Ông nghe nói đạo sĩ có chứng đắc cao siêu lắm.

Đạo tràng của đạo sĩ Ramaputta không xa thủ đô Rajagaha mấy. Đạo sĩ có tới gần bảy trăm vị đệ tử, ba trăm tu học tại chỗ và gần bốn trăm tu học tại những cơ sở địa phương.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 01 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 02 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 03 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 04 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 05 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 06 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 07 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 08 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 09 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 10 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 11 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 12 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 13 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 14 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 15 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 16 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 17 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 18 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 19 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 20 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 21 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 22 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 23 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 24 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 25 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 26 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 27 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 28 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 29 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 30 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 31 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 32 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 33 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 34 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 35 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 36 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 37 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 38 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 39 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 40 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 41 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 42 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 43 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 44 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 45 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 46 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 47 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 48 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 49 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 50 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 51 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 52 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 53 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 54 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 55 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 56 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 57 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 58 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 59 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 60 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 61 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 62 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 63 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 64 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 65 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 66 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 67 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 68 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 69 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 70 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 71 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 72 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 73 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 74 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 75 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 76 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 77 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 78 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 79 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 80 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 81 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 82 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, chương 83 tại đây.

Đọc Đường xưa mây trắng, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »
Xuân Quỳnh | Tiếng gà trưa

Xuân Quỳnh | Tiếng gà trưa

Xuân Quỳnh được coi là nhà thơ nữ hàng đầu của nửa cuối thế kỷ 20. Xuân Quỳnh không làm ra thơ không chế tạo câu chữ mà chị viết…

Đăng ký nhận bảng tin hàng tuần

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.