Thích Nhất Hạnh | Thiền hành yếu chỉ (Chương 01)

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân, khai sáng chánh niệm giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với thiên nhiên.

 · 11 phút đọc.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân, khai sáng chánh niệm giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với thiên nhiên.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhà sư, nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhà hoạt động xã hội và hòa bình nổi tiếng trên thế giới. Ông là người sáng lập tông phái Làng Mai, được coi là nguồn cảm hứng chính cho Phật giáo dấn thân. Ông cũng là người đưa ra khái niệm chánh niệm, một phương pháp tu tập và sống đời giúp con người tĩnh tâm, hạnh phúc và hòa hợp với bản thân, với mọi người và với thiên nhiên.

Tìm mua Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại đây, hoặc tại Tuyển tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

tuyen-tap-sach-cua-thien-su-thich-nhat-hanh

tuyen-tap-sach-cua-thien-su-thich-nhat-hanh

Bạn có thể làm được

Thiền hành là thực tập thiền trong khi đi bách bộ. Thiền hành có thể đem lại cho ta sự an lạc ngay trong giờ phút ta thực tập. Người thực tập thiền hành bước những bước khoan thai, chậm rãi ung dung, môi nở một nụ cười hàm tiếu và lòng cảm thấy an lạc. Bạn phải bước những bước chân thật thanh thản, như người vô sự nhất trên đời. Bao nhiêu lo lắng và phiền muộn nên được rũ bỏ trong khi bạn bước những bước chân như thế. Muốn có an lạc, muốn có giải thoát bạn phải bước những bước chân như thế. Ðiều này không khó đâu. Bạn có thể làm được. Ai cũng có thể làm được nếu có một chút tự giác và nếu thật sự muốn được an lạc.

Ði mà không tới

Trong cuộc sống bận rộn hàng ngày, ta thường bị một áp lực thúc đẩy đi về phía trước. Ta thường phải rảo bước. Rảo bước để đi đến đâu, ta ít khi tự hỏi mình. Thiền hành cũng như đi bách bộ, không có mục đích đi tới một địa điểm nào trong thời gian cũng như trong không gian. Mục đích của thiền hành chính là thiền hành. Cái quan trọng là đi chứ không phải là tới. Thiền hành không phải là phương tiện. Thiền hành là cứu cánh. Mỗi bước chân là sự sống. Mỗi bước chân là sự an lạc. Vì vậy mà ta không cần sự rảo bước. Vì vậy mà ta đi chậm lại. Ði mà không đi; đi mà không bị một mục đích nào kéo ta về phía trước. Vì vậy mà khi đi, ta có thể nở một nụ cười.

Bước chân thanh thản

Trong cuộc sống hàng ngày, bước chân ta trĩu nặng lo âu, thấp thỏm và sợ hãi. Có khi cuộc đời chúng ta là một chuỗi năm tháng lo âu. Bước chân ta vì thế không được thanh thản. Trái Đất của chúng ta thật đẹp; trên Trái Đất có biết bao nhiêu nẻo đường tuyệt đẹp. Bạn có biết quanh ta có bao nhiêu ngõ trúc quanh co, bao nhiêu dường lúa thơm tho bao nhiêu bìa rừng xanh mát, bao nhiêu lối đi đẹp mầu lá rụng, nhưng ít khi ta thưởng thức đuợc, cũng bởi vì lòng ta không thanh thản, bước chân ta không thanh thản. Thiền hành là tập đi trỏ lại với những bước chân thanh thản. Hồi ta được một tuổi rưỡi, ta tập đi những bước chập chững. Bây giờ ta thực tập thiền hảnh, ta cũng sẽ lại đi những bước chân chập chững như thế. Sau nhiều tuần lễ tập đi, ta có thể bước những bước vững chãi, an lạc, vô ưu. Những dòng này tôi viết là để giúp bạn một phần nào trong công trình thực tập. Tôi chúc bạn thành công.

Rũ bỏ lo lắng

Giá dụ tôi có thiên nhãn thông, tôi sẽ có thể nhìn vào dấu chân của bạn để thấy rõ dấu vết của những lo lắng phiền muộn mà bạn đã in lên mặt đất khi qua chỗ tôi đứng, như một nhà khoa học lấy kính hiển vi soi tỏ những sinh vật bé nhỏ có mặt trong một ly nước lấy ở ao hồ. Bạn phải bước đi như thế nào để chỉ in trong dấu chân của bạn sự an lạc và giải thoát mà thôi; đó là bí quyết của thiền hành. Mà muốn làm được như thế, bạn phải biết rũ bỏ. Rũ bỏ phiền não, rũ bỏ lo lắng.

Bước đi trên tịnh độ

Giá dụ tôi có thần túc thông, tôi có thể đưa bạn lên chơi cõi tịnh độ của Phật A Di Ðà, hoặc nếu bạn là người Cơ Ðốc thì tôi sẽ đưa bạn lên nước Chúa. Lên đó chắc chắn là cảnh vật sẽ đẹp đẽ và tịnh lạc rồi. Nhưng một khi lên tới đó rồi, bạn sẽ bước những bước chân như thế nào? Trong những dấu chân mà bạn in lên trên đất Tịnh, bạn có chắc là bạn sẽ không lưu lại vết tích của những lo âu và phiền muộn của đời sống ta bà này không? Nếu bạn đem những lo âu và phiền muộn của bạn mà in lên đất Tịnh, thì bạn làm nhiễm ô cõi tịnh độ mất, và do đó bạn làm cho cõi Tịnh bớt tĩnh đi nhiều. Bạn muốn biết xứng đáng với cõi Tịnh, bạn phải có khả năng bước được những bước chân an lạc và vô tư ngay trên đất ta bà này.

Ta Bà là Tịnh Ðộ

Có một điều nà tôi có thể nói nhỏ với bạn mà không sợ Phật và Chúa giận. Ðó là nếu bạn có thể bước những bước chân thật an lạc và vô ưu tư trên đát ta bà này thì bạn không cần phải lên nước Phật hoặc nước Chúa nữa, bởi vì một lẽ dĩ nhiên: ta bà hay tịnh độ đều do tâm (duy tâm tịnh độ), và khi bạn có an lạc và giải thoát thì ta bà biến thành tịnh độ, ta bà là tịnh độ, bạn không cần đi đâu nữa hết. Thần túc thông của tôi, nếu có, tôi cũng không cần dùng tới nữa.

Cõi Ta Bà có đầy đủ mầu nhiệm như cõi Tịnh Ðộ

Muốn được an lạc và giải thoát, bạn phải biết rũ bỏ phiền muộn và lo âu, những chất liệu làm cõi ta bà. Trước hết bạn phải quan sát để nhận thấy rằng cõi ta bà có đầy đủ mọi màu nhiệm của cõi tịnh độ. Chỉ vì phiền muộn và lo âu mà ta ít thấy được những mầu nhiệm đó mà thôi.

Tôi thường nghĩ tôi ưa cõi ta bà hơn cõi tịnh độ, bời vì ở cõi ta bà có nhưng cái mình rất thích như cây khế, cây chanh, nây chuối, cây cam, câu tùng, cây mai, cây liễu. Nghe nói ở cõi tịnh độ có ao sen báu, có cây thất bảo, có nhũng con đường lát vàng lá bạc, có chim ca lăng tấn già. Tôi không ham những thứ ấy lắm. Tôi không thích bước trên những con đường lát vàng lát bạc. Chính những con đường lót đá cẩm thạch ở trần gian mà tôi còn không thích nữa là. Tôi ưa những con đường đất có hai bờ cỏ xanh; tôi ưa những hạt sỏi, những lá câu rụng trên đường. Tôi ưa những bụi cây, những dòng nước, những lũy tre, những bến đò. Hồi nhỏ có lần tôi thưa với thầy tôi: Bạch thầy nếu tịnh độ không có cây chanh, cây khế thì con không về. Thầy tôi lắc đầu, cười; có lẽ người cho tôi thuộc loại tiểu đồng cứng đầu. Nhưng người không bảo là tôi sai hay tôi đúng. Sau này biết được ta bà và tinh độ đều do tâm, tôi sung sướng lắm. Tôi sung sướng vi tôi biết rằng ở cõi tịnh độ có cả cây khế cây chanh, và những con đường đất đỏ với đôi bờ cỏ xanh. Tôi biết nếu tôi mở mắt cho tỉnh thức và bước những bước chân đi thanh tản là tôi cá thể nhìn thấy tịnh độ của tôi. Vì vậy mà không ngày nào tôi không thực tập thiền hành.

Cái ấn của một vị quốc vương

Bạn chọn một con đường dể đi để mà tập. Bờ sông, công viên, sân thượng, rừng Vincennes hay ngõ trúc. Tôi biết có người thực tập thiền hành trong trại học tập cải tạo, hoặc ngay trong phòng giam chật hẹp nữa. Nếu con đường không khấp khểnh và lên dốc xuống dốc nhiều quá thì tốt. Bạn bước chậm lại, và tập trung sự chí ý vào những bước chân. Bước đi bước nào, bạn phải ý thúc về bước ấy. Bước khoan thai, trang trọng, trầm tĩnh, thẳng thắn. Bước như in mặt chân của bạn trên mặt đất. Bước như một đức Phật. In bàn chân của bạn trên mặt đất, trang trọng như một vị quốc vương đóng cái ấn của mình trên tờ chiếu chỉ.

Cái ấn của quốc vương trên tờ chiếu chỉ có thể làm cho ơn mưa móc thấm nhuần trăm họ, hoặc cũng có thể làm cho trăm họ điêu linh. Bước chân của bạn cũng thế. Thế giới có an lạc hay không là do bước chân của bạn có an lạc hay không. Tất cả tùy thuộc nơi một bước chân của bạn. Nếu bạn bước được một bước an lạc thì bạn có khả năng bước hai bước an lạc. Và bạn có thể bước được một trăm lẻ tám bước an lạc.

Bước chân của bạn là quan trọng nhất

Hành động nào quan trọng nhất trong đời bạn? Thi đỗ, mua xe, mua nhà hay thăng quan tiến chức? Biết bao nhiêu người đã thi đỗ, đã mua xe, mua nhà, thăng quan tiến chức, nhưng không có an lạc không có hạnh phúc. Vậy cái điều quan trọng nhất trong đời là có an lạc, và chia xẻ an lạc ấy với người khác, và với các loài khác. Mà muốn có an lạc, bạn phải thành công trong mỗi bước chân. Vậy cái bước chân của bạn là quan trọng nhất, nó quyết định tất cả. Tôi thắp một cây hương, tôi chắp hai bàn tay tôi lại thành một búp sen, tôi cầu mong cho bạn thành công.

Gió mát thổi dậy từ mỗi bước chân

Tại một thiền viện kia, ở đầu đường thiền tập, có một tảng đá lớn trên có khắc năm chữ: bộ bộ thanh phong khởi. Mỗi bước chân đo làm cho gió mát khởi dậy. Hùng tráng và đẹp đẽ biết bao nhiêu. Gió mát đây là niềm an lạc giải thoát, thổi bay khí nóng nực của phiền não sinh tử, đem lai cho thế giới nội tâm một luồng sinh khí mát mẻ của an lạc giải thoát. Này bạn, bạn hãy bước cho được những bước như thế cho thế giới được nhờ.

Tỉnh thức để rũ bỏ

Chúng ta lo lắng phiền muộn suốt đời, chúng ta muốn rũ bỏ. Rũ bỏ như thế nào? Bước đi những bước vừa thanh thản vừa hào hùng. Phải có sự tỉnh thức và phải có ý chí. Tỉnh thức để thấy được rằng ta đang mang nặng hành trang lo lắng và phiền muộn. Ý chí để cương quyết rũ bỏ những lo lắng và phiền muộn đó. Chúng ta tự hỏi: mang nặng những lo lắng và phiền muộn đó để làm chi?

Khởi điểm là thấy được rằng ta đang mang nặng phiền muộn và lo lắng. Thấy được như thế là tỉnh thức. Lập tức ta hãy phát tâm từ bi tự thương xót lấy ta. Ta có biết thương xót được ta, ta mới có khả năng thương xót người khác. Ta thương xót ta bị giam hãm trong vòng phiền muộn lo lắng. Ta biết phiền muộn lo lắng đã không giúp ta giải quyết được gì mà còn làm cho đời ta mất hết an lạc. Từ sự tỉnh thức ấy, ta quyết rũ bỏ phiền muộn và lo âu. Nếu thức tỉnh muốn rũ bỏ, thì ta có thể rũ bỏ ngay được. Như khi ta cởi chiếc áo mưa và rũ một cái khiến cho giọt sương bám trên áo nhất loạt đồng thời bay mất.

Đọc Thiền hành yếu chỉ, chương 01 tại đây.

Đọc Thiền hành yếu chỉ, chương 02 tại đây.

Đọc Thiền hành yếu chỉ, toàn tập tại đây.

nhavantuonglai

Share:
Quay lại.

Có thể bạn chưa đọc

Xem tất cả »

Đăng ký nhận bảng tin hàng tuần

Liên lạc trao đổi

Liên lạc thông qua Instagram

Thông qua Instagram, bạn có thể trao đổi trực tiếp và tức thời, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất từ nhavantuonglai.

Tức thời

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, trực tiếp, giúp những vấn đề cá nhân của bạn được giải quyết tức thời và hiệu quả hơn.

Thân thiện

Vì tính chất là kênh liên lạc nhanh, nên bạn có thể bỏ qua những nghi thức giao tiếp thông thường, chỉ cần lịch sự và tôn trọng thì sẽ nhận được sự phản hồi đầy thân thiện, thoải mái từ tác giả.

Trao đổi trên email

Thông qua email cá nhân, bạn có thể trao đổi thỏa thuận hợp tác, kết nối chuyên sâu và mang tính chuyên nghiệp.

Tin cậy

Trong một số trường hợp, email được dùng như một tài liệu pháp lý, chính vì vậy mà bạn có thể an tâm và tin cậy khi trao đổi với tác giả thông qua email.

Chuyên nghiệp

Cấu trúc của email đặt tính chuyên nghiệp lên hàng đầu, nên những thông tin, nội dung được viết trong email từ tác giả sẽ luôn đảm bảo điều này ở mức cao nhất.